"Một lần tới Thủ Đô" và "Hà Nội, Chao ôi Hà Nội" - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > Other News|Tin Khác > Stories, Books | Chuyện, Sách


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default "Một lần tới Thủ Đô" và "Hà Nội, Chao ôi Hà Nội"
Sau đây là hai bài viết về Hà Nội trong thời đại hôm nay. Bài thứ nhất của ông Vương Văn Quang (đăng trong website talawas) mang nội dung chỉ trích cách ăn nói và lối ứng xử của người dân Hà Nội hiện nay. Bài thứ hai do Nguyễn Ngọc Bảo viết để giải thích những nguyên nhân khiến người Hà Nội thanh lịch trước năm 1954 biến thành người Hà Nội bây giờ như trong bài của ông Quang. Cả hai bài đă được đăng trong số báo Ngày Nay phát hành ngày 15 tháng 6 năm 2004 tại Houston.

***
"Một lần tới Thủ Đô"
Vương Văn Quang




Bạo lực học đường (H́nh internet)

Chẳng thơm cũng thể hoa nhài...

Đầu tháng năm năm ngoái, tôi có dịp theo đoàn nghệ thuật Q. (nơi tôi đang công tác) ra Hà Nội để tham gia hội diễn toàn quân.

Đoàn tôi xuống sân bay Nội Bài vào buổi cuối chiều. Hà Nội đă vào hạ, nhưng chưa nóng gay gắt như Sài G̣n, thời tiết dịu dàng, vô cùng dễ chịu. Trên con đường cao tốc rất đẹp và hiện đại nối sân bay với nội đô, không nhiều lắm xe cộ nối nhau lao vun vút, thỉnh thoảng có những bác nông dân tỉnh bơ dắt trâu đủng đỉnh băng qua đường. Hai bên đường, những thửa ruộng lúa chín vàng trải dài vút tầm mắt, cách quăng lại có những tấm biển khổng lồ, quảng cáo điện thoại di động hay băng vệ sinh, biểu hiện của một thành phố thời hiện đại.

Về tới nội thành, trời đă tối hẳn, đoàn chúng tôi nghỉ tại một nhà khách quân đội ở đường Tầu Bay. Tối hôm đó tôi cứ trằn trọc, chỉ mong tới sáng để đi thăm thú thủ đô. Tất cả những vẻ nên thơ, những địa danh nổi tiếng, những món ăn bất hủ của Hà Nội, thực ra tôi đều đă biết, nhưng là biết qua tưởng tượng, qua những tập bút kí, những đoạn tản văn hoặc những ca từ của các ca khúc viết về Hà Nội. Ôi những cây bàng lá đỏ, ôi Hồ Gươm, Tháp Rùa, ôi Hồ Tây lộng gió, ôi hoa sữa đường Nguyễn Du bên hồ Thiền Quang thơ mộng... Ôi... Ôi... Ôi... Chưa kể các món ăn. Người Hà Nội sành ẩm thực lắm, nào phở, nào bún ốc, nào chả cá Lă Vọng..., nghĩ tới tôi cứ tứa hết nước dăi.

Sáng hôm sau, hai người bạn và tôi tranh thủ đoàn chưa có kế hoạch tập luyện bèn rủ nhau đi chơi ngay. Ra khỏi nhà khách một quăng, thấy mấy thanh niên ngồi túm tụm, mỗi người trên một chiếc xe máy, đồ chừng họ là xe ôm, nhưng không dám chắc lắm, bởi xe họ mới và là loại khá xịn. Chúng tôi tiến lại gần, c̣n đang phân vân th́ một người trong bọn họ nh́n chúng tôi quát to:

"Thích soi à?"

Chúng tôi chưa kịp hiểu ǵ th́ một người khác lại quát:

"Cụp mẹ mày pha xuống!" rồi một người khác: "Bố mút mẹ mày pha ra bây giờ!"

Chúng tôi hoàn toàn không hiểu ǵ cả, nhưng thấy họ có vẻ hung dữ nên chúng tôi vội lảng ra xa. May quá có một chiếc tắc xi đi ngang, chúng tôi leo lên tắc xi và đi vào khu trung tâm. Ngồi trên xe, tôi đem câu chuyện trên kể với anh lái tắc-xi và được anh cho biết "soi" tức là nh́n, "pha" là mắt. Đại ư là mấy thanh niên vừa rồi bảo chúng tôi không được nh́n và phải cụp mắt xuống.

Hồ Gươm quả thật danh bất hư truyền, đẹp đến nao ḷng. Tháp Rùa nổi lên giữa hồ trên một cù lao cỏ nhỏ xinh xinh. Xung quanh hồ là những cây liễu thướt tha soi bóng, hoàn toàn đúng với những ǵ các nhà văn đă từng viết. Thật là một vẻ đẹp vô cùng lăng mạn. Tháp Bút đúng là hai cây bút, chọc thẳng lên trời, biểu hiện cho tri thức kẻ sĩ Bắc Hà. Tuy xung quanh hồ có một vài toà nhà mang kiến trúc vô cùng dị hợm, nhưng cũng không làm xấu được Hồ Gươm bao nhiêu. Có một điều khá đặc biệt, cách Tháp Bút chừng hai trăm mét, ngay trên lối đi dạo quanh hồ là một công tŕnh mang kiến trúc của một cái lô cốt thời Tây. Rất nhiều người ra vào đó, người nào khi vào mặt cũng khó đăm đăm, nặng tŕnh trịch, khi ra th́ rất tươi, cứ như họ vào đó để chích đo-pinh. Về sau mới biết, đó là cái toa-lét công cộng. Giời ạ! Khác nào một hột mụn cơm, một nốt vá chó giữa má nàng hoa hậu.

Chúng tôi rủ nhau ăn sáng, thực đơn sẽ quyết định là phở. Tôi ra sức ca tụng với hai người bạn (đều là dân Miền Tây) rằng phở là món ăn quốc tuư của Việt Nam, nhưng phở với đầy đủ phẩm chất của nó phải là phở Hà Nội. Chúng tôi vào một quán phở nằm trên một con đường tôi không nhớ tên nhưng cũng thuộc khu trung tâm. Quán vắng tanh, nhưng ngay cạnh đó là một quán phở khác, đông nghẹt. Khách ăn vào chen nhau mua ra, trên tay mỗi người lăm lăm tô phở. Hết bàn ghế, họ ngồi xổm ngay trên vỉa hè húp x́ xoạp, vừa ăn vừa sỉ mũi xoèt xoẹt.

Chúng tôi chọn quán này v́ nó vắng, có bàn ghế mà ngồi. Ông chủ quán bưng ra ba tô tái chín, bốc hơi nghi ngút, ngửi mùi tôi đă rạo rực. Một anh bạn tôi, theo thói quen, nói rất dơng dạc:

"Cho xin chén giá chụng đi".

Ông chủ quán quay lại nh́n chúng tôi như nh́n người ngoài hành tinh, rồi bảo:

"Giá chụng hả? Vào Sà Ghềnh mà ăn", ông ta nói với cách nhái giọng Miền Nam, thái độ chẳng thân thiện ǵ. Tôi hết hồn, cấu mạnh vào đùi anh bạn, rồi nói nhỏ vào tai hắn:

"Ăn đi, đ̣i hỏi vớ vẩn, người Hà Nội họ nền nếp lắm, lần sau nói năng phải thưa gửi đàng hoàng."

Suốt buổi sáng và cho tới chiều hôm đó, chúng tôi bát phố Hà Nội, toàn đi bộ, rạc hết cặp gị. Đường phố Hà Nội cũng như Sài G̣n, nghĩa là rất nhiều xe máy, kẹt xe liên tục. Trước đây, tôi nghĩ Sài G̣n chắc nhiều xe máy và sự chấp hành luật giao thông của người dân chắc kém nhất Việt Nam. Nay tôi thấy tôi nhầm, lượng xe th́ hai thành phố như nhau, nhưng người Hà Nội chạy xe láo kinh khủng, không có luật lệ ǵ hết nếu không có mặt cảnh sát. Về phương diện này dân Hà Nội là bậc thầy. Ngoại trừ khu vực được gọi là phố cổ, người dân xây nhà với những lối kiến trúc kinh dị, không ai giống ai, cái th́ giống điện Kremli, cái th́ như lâu đài Ba Tư, lộn xộn đứng gằm ghè bên nhau. Về mặt này, Hà Nội cũng ăn đứt Sài G̣n. Có lẽ do đặc tính người Hà Nội là nghệ sĩ nên họ luôn thích sáng tạo.

Chúng tôi ghé vào một tiệm băng đĩa, (nghe nói người Hà Nội cũng sành âm nhạc, hơn nữa có rất nhiều những CD "độc", hàng Trung Quốc mà những tiệm Sài G̣n không bao giờ có, bởi không nhập hàng này, người Sài G̣n không thích nhạc cổ điển) quả thật, tôi đă không thất vọng. Chúng tôi chọn được mấy CD của Mozart, Tchaikovsky... do dàn nhạc hoàng gia Anh tŕnh bày đàng hoàng. Chợt nh́n thấy trên kệ có để một CD của một cô bạn ca sĩ, tôi hỏi thử:

"CD ca sĩ TT bán có được không anh?"

Anh chủ tiệm bĩu môi:

"Con dở hơi, có mà bán cho chó."

Ở tiệm đĩa ra, tôi muốn về lắm rồi. Quả thật tôi không c̣n tin vào những áng văn thơ trác tuyệt viết về Hà Nội mà tôi đă đọc. Nào là bàng lá đỏ... Có đâu, đường phố trụi thùi lụi, có mà bàng bê tông th́ có. Nào là quán cóc liêu xiêu... Có đâu, toàn quán nhậu tạp nham. Nào Hồ Tây chiều nay, mặt nước vàng lay bờ xa mời gọi... Có mà mời gọi, cứ thử lên đó ngồi xem, kể cả ngồi xuống đất cũng có mấy thằng cô hồn ra đ̣i tính tiền chỗ. C̣n người Hà Nội thanh lịch th́ bây giờ tôi cảm thấy rờn rợn, tự nhiên tôi nghi ngờ sự hiểu biết của ḿnh về nghĩa từ thanh lịch.

Nhưng chúng tôi vẫn chưa về được, v́ một anh bạn nhất quyết đ̣i đi mua quần áo ǵ đó. Anh bảo vợ dặn phải mua. Chúng tôi ghé vào một tiệm quần áo, sau khi xem, anh hỏi:

"Chị có kiểu quần X, áo Y, váy Z... Mà của Trung Quốc ấy?"

Chị chủ quán liếc xéo anh rồi bảo:

"Anh giai thành phố Hồ Chủ Tịch mà kém tắm thế, muốn đồ Trung Quốc hả? Lên Đồng Xuân, Bắc Qua ấy, đây chỉ có hàng Anh, Mỹ... Anh dùng tạm, không th́ phắn mẹ ló đi cho em nhờ. Cháo ám!"

Tôi biết, thứ hàng Anh, Mỹ của chị ta có bán rất nhiều trong khu bán sỉ trên chợ An Đông.

Chiều hôm đó, chúng tôi ăn cơm trong một quán cơm b́nh dân gần nơi ở của đoàn. Nghe nói bia hơi Hà Nội ngon lắm, thấy quán này cũng có bán, chúng tôi gọi uống thử. Không ngon như đồn đại, tôi thấy nó nhạt và chua. Trong quán, có một anh cũng ngồi ăn và uống bia, anh ta chắc là một tay buôn chuyến đồ nông phẩm, v́ tôi thấy chiếc xe của anh hai bên phía sau có chở hai cái sọt. Ăn xong, anh trả tiền, rồi càu nhàu:

"Bia với bọt nhạt như nước nồn, chua noen noét như cứt mèo, nàm mẹ nó be rượu cho xong."

Chị chủ quán b́nh thản:

"Như lước lồn th́ ló mới ngh́n rưỡi, c̣n muốn không như lước lồn th́ những ba ngh́n rưỡi cơ. Buôn cứt người c̣n chê cứt mèo. Sốt ruột."

Anh chàng định sửng cồ, nhưng thấy chị chủ quán tay lăm lăm con dao thái thịt, chắc không phải tay vừa, nên anh cun cút đi mất.

Quả thật, cách đối thoại của người Hà Nội vô cùng khó hiểu, h́nh như nó mang nhiều tính ẩn dụ. Th́ người Tràng An mà lại, ho ra thơ, thở ra văn. Có điều tôi thấy quá nhiều người phát âm sai chính tả. Ở trong đoàn có mấy cô diễn viên múa là người Hà Nội, họ kể rằng bây giờ người Hà Nội tạp nham, nói ngọng nhiều lắm. Nhưng tôi nghĩ, nói ngọng tức phát âm không chuẩn do khiếm khuyết ở lưỡi hoặc dây thanh quản. Họ không thế, họ không nói ngọng mà phát âm sai chính tả. H́nh như đây là một thứ mốt của người Hà Nội, kiểu như cái mốt nói chen tiếng Tây.

Tối hôm đó, tôi kể chuyện đi chơi và phát biểu cảm tưởng của tôi cho mấy cô diễn viên múa người Hà Nội. Các cô cười ngặt nghẽo và bảo:

"Hà Nội là như thế đấy, các anh không quen nên thấy sốc đó thôi, bọn em thấy b́nh thường".

Đúng thật, những ǵ gây sốc hoặc dị ứng cho ta, đều là do không quen, chứ không hẳn là những thứ đó không tốt. Một cô múa tiết lộ với tôi:

"Ở Hà Nội c̣n nhiều nơi đẹp thơ mộng lắm, không hề như những ấn tượng của anh đâu. Ở những nơi đó anh sẽ thấy Hà Nội hiện ra đúng như những ǵ anh đă nghĩ. Em ví dụ cho anh nhé, như vườn Bách Thảo chẳng hạn, ở gần Lăng Bác ấy, anh đă đi chưa? Không phải là bách thú Thủ Lệ đâu nhé".

Mấy hôm sau, chúng tôi tới chơi nhà của một trong mấy cô múa đó. Nhà cô ở khu phố cổ, rất gần với Hồ Gươm. Chúng tôi chui vào một con hẻm. Lúc này là bốn giờ chiều, trời c̣n đang sáng rỡ, vậy mà vừa bước chân vào hẻm, chúng tôi không c̣n nh́n thấy nhau nữa, nó tối như hũ nút v́ bên trên hẻm cũng là nhà. Đi chừng ba chục mét th́ tới một cái sân, rộng chừng hai chục mét vuông, là của chung cho tám hộ gia đ́nh, trong đó có hộ của cô bạn chúng tôi. Nhà cô, nhân khẩu có năm người, gồm bố mẹ và ba đứa em cô, tất cả sinh hoạt gói trong mười lăm mét vuông. Cô cho biết, đây là cảnh sống của tuyệt đại đa số cư dân phố cổ, nhưng sống tại phố cổ vẫn là ao ước của nhiều người, nhà cửa ở đây đắt hơn kim cương. Tôi ngồi chơi một lát rồi lỉnh đi mất, tôi có ư định t́m tới vườn Bách Thảo, mong lấy lại một chút thi vị của Hà Nội.

Tôi tới vườn Bách Thảo th́ trời đă nhá nhem tối. Trong vườn, không khí nhẹ nhơm mát mẻ, quả thật cô diễn viên múa đó đă không đánh lừa tôi. Đây đúng là một vườn địa đàng. Các loại cây cổ thụ xoè tán uy ngiêm, trên gốc già cỗi là những loài cây kí sinh, chen nhau mọc xanh ŕ, càng làm tăng vẻ huyền bí. Trong vườn cũng có hồ, có những con đường nhỏ rải nhựa chạy uốn lượn ngoằn nghoèo. Giữa vườn có một trái núi đất (sau tôi được biết tên, đó là Núi Nùng) có vẻ như là tự nhiên, chứ không phải như những ḥn giả sơn vẫn có nhan nhản trong các khu du lịch ở Sài G̣n.

Núi Nùng rất đẹp, đủ chủng loại cây mọc trên nó, có đường đi lên và trên đỉnh h́nh như có một ngôi chùa hay một cái miếu ǵ đó. Dọc con đường nhỏ, có đặt những chiếc ghế đá, đây đó có một vài cặp t́nh nhân đang ngồi tâm sự. Cảnh vật, không khí này, với vẻ u tịch mơ màng khiến tôi chợt nhớ tới một bài ca về Hà Nội. Thậm chí tôi c̣n cất tiếng hát khe khẽ. Tôi theo con đường nhỏ leo lên đỉnh Núi Nùng. Chà, núi cao ra phết, tôi đă khá mỏi chân. Chợt tôi thấy đâu đó một mùi um um rất khó chịu, tôi nh́n quanh và phát hiện ra một đám cháy nho nhỏ, xung quanh là mấy thằng nhóc chừng mười ba, mười bốn tuổi đang la hét cười như nắc nẻ. Ṭ ṃ, tôi tiến lại gần, th́ ra cái mùi là lạ kia phát ra từ đám cháy. (Về sau, cô diễn viên múa có giải thích cho tôi rằng cái mùi đó là do bọn trẻ con đốt hạt của một loại trái cây, thứ trái đó người ta gọi là quả thối, một thứ quả đặc sản của Núi Nùng. Bọn trẻ đốt để khủng bố các cặp t́nh nhân.) Thấy lạ quá, tôi tiến vào gần hơn, th́ một thằng nhóc, mặt câng câng hất hàm bảo tôi:

"Nh́n cái đéo ǵ? Thích ǵ?"

Tôi hốt hoảng, bật lui rồi quay trở xuống. Xuống đến chân núi, tôi đă mỏi chân lắm, thấy một chiếc ghế đá c̣n trống, tôi bèn ngồi xuống. Vừa dựa lưng vào lưng ghế, tôi chợt thấy dính nhép đằng sau, đưa tay quờ ra sau, tôi linh cảm ngay thấy điều chẳng lành. Một mùi thối hung hăn khủng khiếp bốc lên. Thôi đúng rồi, có đứa nào chơi ác, nó ỉa lên lưng ghế. Thế là nguyên mảng lưng áo tôi dính nhoe nhoét, toàn cứt. Thực ra cứt nó chỉ là sản phẩm của bộ máy tiêu hoá, với nguyên liệu đầu vào là những thứ thơm tho. Có điều cũng nguyên liệu đó nếu đưa vào những bộ máy tiêu hoá khác, như của con heo chẳng hạn, th́ nó sẽ cho ra sản phẩm kém chất lượng hơn nhiều, mùi cứt heo so với cứt người th́ kém xa về độ tàn bạo. Chỉ có bụng dạ con người mới có khả năng để cho ra những thứ thối tha như thế. Tôi lâm vào t́nh thế khó xử quá, cởi áo vứt đi th́ cởi trần từ đây về nhà sao được, từ đây về tuốt đường Tầu Bay đâu có gần gụi ǵ. Mà nếu để nguyên thế này ra ngoài đường th́ thiên hạ họ chửi bố lên cho, có khi họ c̣n đánh ấy chứ. Dám lắm.

Cuối cùng tôi quyết định cứ để nguyên thế mà về, tôi bảo anh xe ôm rằng tôi sẽ trả tiền gấp đôi, anh ta mới chịu. Trên đường, tôi đi tới đâu, dân t́nh giạt ra tới đó, có mấy thằng du côn khạc nhổ chửi bới ầm ĩ. Mặc kệ, tôi c̣n cảm thấy thích, coi đây là một sự trả thù đời nho nhỏ.

Đoàn tôi đă thi xong. Mọi người đều phấn khởi v́ hôm thi, ai cũng làm tốt phần việc của ḿnh, cả đoàn chắc mẩm đạt được thành tích đề ra, tức là đứng thứ ba toàn đoàn. Thực lực đoàn tôi có thể tranh chấp ngôi nhất nh́, nhưng vuốt mặt nể mũi, phải tôn trọng đoàn chủ nhà chứ. Đấy là luật bất thành văn của bất ḱ cuộc hội diễn nào. Biết như thế nên lănh đạo đoàn chỉ đề ra chỉ tiêu đứng thứ ba. Thế nhưng mọi việc không như dự tính, kết quả đoàn tôi đứng thứ hai từ dưới lên. Hôm đi nghe kết quả về, ông trưởng đoàn mặt cứ như đưa đám, phen này về ăn nói ra sao với cấp trên, chương tŕnh đầu tư mấy trăm triệu chứ bỡn à. Tôi nghe trong đoàn người ta bàn tán rằng, hồi bắt đầu dàn dựng chương tŕnh, ông A. (một cây đa cây đề trong làng ca múa nhạc quân đội, trưởng ban giám khảo) đă vào đoàn và đặt thẳng vấn đề, nếu đoàn đưa cho ông mấy trăm triệu đó, ông sẽ lo dàn dựng toàn bộ chương tŕnh và bảo đảm chỉ tiêu đứng thứ ba (giống như một thứ thầu khoán và bảo hành công tŕnh). Chả hiểu sao ông trưởng đoàn tôi không đồng ư. Trong khi tất cả các đoàn phía nam đều do một tay ông A. lo hết. Thế bảo sao chả về áp chót. Ghê thật. Đúng là thời hiện đại, kinh tế thị trường. Môi trường văn hoá nghệ thuật cũng không thoát khỏi sự chi phối của nó. Các ông văn hoá đầy ḿnh c̣n hành xử như thế, trách quái ǵ ba cái chuyện nói ngọng với ỉa bậy.

Ngày mai đoàn tôi lại về Sài G̣n. Đoàn đứng vị trí thứ mấy với tôi chẳng quan trọng, tôi chỉ là thằng nhạc công và tôi đă làm tốt phần việc của ḿnh. Những chuyện "maphia" đó thuộc phần các vị chức sắc. Tôi chỉ biết, tôi đă được du hí nửa tháng trời ở thủ đô. Thế là măn nguyện.

Vương Văn Quang



***



Trước 1954

Hà Nội, Chao ôi Hà Nội"
Nguyễn Ngọc Bảo


Mở đầu bài “Một Lần Tới Thủ Đô” đăng trên Ngày Nay số này, ông Vương Văn Quang, nhà nghệ sĩ miền Nam ra công tác tại Hà Nội, đă trích câu thơ:

Chẳng thơm cũng thể hoa nhài...

Đây là câu đầu trong hai câu ca dao được truyền tụng qua nhiều thế hệ để ca ngợi bản sắc người Hà Nội. Nguyên văn các câu ca dao này như sau:

Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An

hoặc

Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Chẳng lịch cũng thể con người Thượng Kinh

Tràng An và Thượng Kinh thường được dùng để chỉ Hà Nội từ thời vua Lê chúa Trịnh. Thật ra Tràng An, hay Trường An, là tên kinh đô của hai triều đại thịnh trị Tiền Hán (206 trước Tây lịch đến 8 sau Tây lịch) và Đường (618 đến 907) ở Trung quốc. V́ vậy, các nhà nho thuở xưa thường dùng tên này để chỉ kinh đô nước Việt, tức Thăng Long ngày trước và Hà Nội bây giờ.

Thượng Kinh cũng là danh từ để gọi kinh đô v́ hai chữ này hàm ư đất kinh đô ở trên mọi nơi khác trong nước.

Quả vậy, trải qua ngàn năm, từ khi trở thành kinh đô, Thăng Long là nơi hội tụ của những giới quyền quư như vương giả, quan lại, các bậc sĩ phu, các gia đ́nh trâm anh thế phiệt. Sự hiện diện của các giới này dần dần tạo nên một nếp sống đặc thù cho cả kinh đô với lối ứng xử, kiểu ăn mặc, và cách nói năng được người nơi khác xem là khuôn mẫu của sự thanh lịch. V́ vậy, tục ngữ “ăn Bắc mặc Kinh” cũng đă được dân gian sử dụng để ca ngợi nền văn hóa chốn Thăng Long thành.

Ấy thế mà hôm nay, đúng nửa thế kỷ sau khi Hà Nội được đặt dưới sự cai trị của bác và đảng, ông Vương Văn Quang chỉ dám nhắc đến câu thơ trên mà cố t́nh bỏ quên câu dưới.

Ông không ghi câu thứ hai v́ câu này không c̣n trung thực đối với người Hà Nội hiện nay?

Hay ông cố t́nh bỏ lửng câu ca dao để mỉa mai một chế độ, tác giả của những giá trị văn hóa tiêu cực đă làm con người xuống cấp một cách thảm hại?

Có lẽ cả hai đều đúng!

V́ sao?

Tôi xin mạn phép đưa ra một giả thuyết. Đúng ra, đây là lư lẽ của ông cậu ruột tôi. Ông là em út của mẹ tôi và đă ở lại Hà Nội với bà ngoại tôi, khi mẹ tôi bế tôi theo bố tôi di cư vào Nam năm 1954.

Gia đ́nh tôi tỵ nạn ở Hoa Kỳ và định cư ở Houston từ năm 1975. Đúng hai năm trước, chúng tôi có cơ hội đón tiếp cậu tôi từ Hà Nội sang thăm chúng tôi sau gần 50 năm xa cách. Khi gặp nhau, chúng tôi ngạc nhiên v́ giọng ông khác khá nhiều so với giọng bố mẹ tôi, cũng như so với giọng các cô chú tôi, những người sinh trưởng ở Hà Nội nhưng vào Nam từ năm 1954. So với những người Hà Nội di cư, giọng của ông khá cao và (theo sự nhận xét của mẹ tôi) nghe hơi nhà quê. Ngoài ra, trong khi nói chuyện, ông c̣n dùng nhiều ngôn từ khá lạ tai đối với chúng tôi.

Khi mẹ tôi bầy tỏ sự ngạc nhiên, ông giải thích như sau:

Thứ nhất, sau khi hiệp định Geneve 1954 được kư kết, gần nửa người dân Hà Nội di cư vào Nam để tránh cộng sản. Một phần tư khác, tuy chọn ở lại đất Bắc nhưng phải dời về miền quê sinh sống để tránh sự trừng trị của nhà cầm quyền v́ họ thuộc thành phần tiểu tư sản hoặc từng buôn bán, làm việc với người Pháp. Thế chỗ cho những kẻ ra đi là những người có công với đảng trong cuộc kháng Pháp mà đa số xuất thân từ giới bần nông. Dân tứ xứ đủ mọi thành phần kéo đến sinh sống tại Hà Nội dần dần tạo thành một nếp văn hóa ứng xử mới. Trong những thứ bị đổi thay có cả giọng nói, cách sử dụng ngôn ngữ, cũng như lối nói chuyện, Đặc biệt, có nhiều người trong số dân tứ xứ này được nhà nước bổ nhiệm làm giáo viên tiểu học và trung học. Hậu quả là giọng nói của họ đă ảnh hưởng nhiều đến giọng của các học sinh, ngay cả những học sinh vốn sinh trưởng tại Hà Nội.

Thứ hai, từ ngày chiếm được miền Bắc, nhà nước cộng sản cho gắn một chiếc loa phóng thanh ở mỗi góc phố Hà Nội, ngày đêm ra rả tuyên truyền về chính sách của đảng. Xướng ngôn viên được đài tuyển chọn, đặc biệt đối với phái nữ, là những người có giọng sắc, mạnh, và the thé cao. Theo cậu tôi th́ cộng sản nhắm vào hai mục đích khi sử dụng những xướng ngôn viên này:

1) giọng cao và mạnh dễ động viên tinh thần quần chúng trong thời chiến, và 2) người dân sẽ bị ảnh hưởng bởi giọng nói được cho là “tiêu chuẩn” của các xướng ngôn viên (và cả cách dùng từ của họ).

Điều này giúp hệ thống công an dễ dàng phát hiện người lạ xâm nhập Hà Nội trong thời gian chiến tranh. Ông cậu tôi nhấn mạnh là các điệp viên do miền Nam gửi ra Hà Nội đều bị phát hiện chỉ trong một thời gian ngắn.

Nghe ông giải thích, mẹ tôi bảo:

“Chẳng phải chỉ giọng nói, chị nghe nhiều người về Việt Nam kể là dân Hà Nội bây giờ cư xử với nhau... b́nh dân giáo dục lắm. Trẻ con th́ không biết “thưa gửi”. Chị có người bạn vừa về thăm họ hàng ở Hà Nội kể là mỗi lần bà ấy nói những tiếng như “cám ơn” hoặc “xin lỗi” là mấy đứa cháu của bà lại trố mắt lên ngạc nhiên. Có vẻ như chúng chưa bao giờ nghe được những chữ loại này”.


P.S Cảm ơn các

bạn đă ghé và đọc những tác phẩm văn học


.

florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
florida80's Avatar
Release: 02-07-2020
Reputation: 200918


Profile:
Join Date: Aug 2007
Posts: 112,156
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	photo152109915948715210991594879877711_cigj.jpg
Views:	0
Size:	67.5 KB
ID:	1525576  
florida80_is_offline
Thanks: 7,284
Thanked 45,860 Times in 12,760 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 139 florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
The Following User Says Thank You to florida80 For This Useful Post:
anhhaila (02-07-2020)
Old 02-07-2020   #2
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 112,156
Thanks: 7,284
Thanked 45,860 Times in 12,760 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 139
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
Default

Ông cậu tôi chống chế:

“Chị cũng nên thông cảm. Bao nhiêu năm chiến tranh mà lỵ. Giáo dục cũng bị ảnh hưởng chứ!”.

Mẹ tôi tức ḿnh:

“Nói như cậu th́ có lẽ vào thời Trịnh Nguyễn phân tranh, chắc các cụ ḿnh cư xử và ăn nói hẳn là... thiếu giáo dục. Hơn nữa, chiến tranh chấm dứt cả gần ba chục năm rồi c̣n đổ lỗi. Lỗi là lỗi ở cái bọn cộng sản. Nhiễm vào cái văn hóa con tố cha, vợ tố chồng làm sao ngóc đầu lên được!”.

Thấy t́nh h́nh có vẻ căng thẳng, tôi vội chen vào hỏi cậu tôi những câu hỏi về Hà Nội để lái câu chuyện sang hướng khác. Đại khái tôi hỏi về hồ Hoàn Kiếm, về đền Ngọc Sơn, chùa Quan Thánh, đê Yên Phụ v.v. Dĩ nhiên, tôi chỉ hỏi về đất Hà Nội, cảnh Hà Nội, chứ không dám nhắc đến người Hà Nội.

Cậu tôi ở chơi với gia đ́nh tôi sáu tháng. Tháng đầu, mỗi khi tranh luận với bố mẹ tôi, ông hăng hái bênh vực cộng sản. Sang tháng thứ hai, khi nghe bố mẹ tôi chỉ trích bác và đảng, ông ngồi im lặng. Đến tháng thứ ba, ông gật gù. Qua tháng thứ tư, ông biểu đồng t́nh. Bước sang tháng thứ năm, thỉnh thoảng ông lại... mắng cộng sản. Một hôm ông bảo tôi:

“Bố mẹ cháu giỏi thật, giữ được cho các cháu giọng Hà Nội chính gốc dù rằng các cháu đứa th́ rời Hà Nội lúc một tuổi, đứa th́ sinh ở trong Nam. Thú thật với các cháu, cậu ở Hà Nội mà mấy mươi năm nay, cậu mới được nghe lại giọng Hà Nội tông truyền kể từ ngày sang Mỹ thăm gia đ́nh cháu, chẳng cứ giọng Hà Nội mà cả cốt cách Hà Nội nữa chứ!”.

Nghe ông cậu suưt soát tuổi “thất thập cổ lai hy” khen ngợi, tôi khoái quá. Tuy vậy, thấy ông đă có phần “giác ngộ”, tôi bèn buông một câu:

“Chả phải bố mẹ cháu giỏi đâu. Cậu ở Hà Nội mà không nghe được giọng Hà Nội là tại cái bọn cộng sản nó hại dân Hà Nội đấy”!

Trước 1954

Ngày đưa ông ra phi trường về Việt Nam, tôi bỗng ngạc nhiên khi nhận ra giọng ông không c̣n khác giọng bố mẹ tôi là mấy. Phải chăng tôi đă quen nghe giọng nói của ông? Hay phải chăng ông đă phần nào t́m lại được chính giọng ông thời trai trẻ?
Kể từ ngày ấy, đă hai năm trôi qua, tôi quên bẵng câu chuyện về giọng nói và lối cư xử của người Hà Nội.

Cho đến hôm qua.

Vâng, hôm qua, tôi đọc được bài của ông Vương Văn Quang. Đọc xong, tôi buồn quá thể. Những câu truyện tiêu cực tôi nghe về người Hà Nội không thấm bằng một phần những điều ông Vương mắt thấy tai nghe tại chốn ngàn năm văn vật.

Thưa quư độc giả, tôi là một kẻ nhiều mộng mơ. Kể từ ngày bỏ nước ra đi, đă gần ba mươi năm, ḷng tôi vẫn thấp thoáng h́nh ảnh một “Hà Nội ơi, dáng huyền tha thướt đê mê, tóc thề thả gió lê thê” của nhạc sĩ Hoàng Dương trong “Hướng Về Hà Nội” và “mắt trừng gửi mộng qua biên giới, đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm” của thi sĩ Quang Dũng trong Tây Tiến. Dưng không cô kiều thơm tóc thề ngày ấy bỗng một sớm một chiều trở thành cô chủ quán bia hơi, búi tóc lên mà cong cớn với khách nhậu rằng “(bia hơi) như lước l.. th́ ló mới ngh́n rưỡi, c̣n muốn không như lước l.. th́ những ba ngh́n rưỡi cơ” (xin đọc “Một lần tới thủ đô”). Ôi, mộng với mơ, chẳng buồn sao được?

Trong bao năm qua, tôi rất tâm đắc một bài thơ do họa sĩ Tạ Tỵ sáng tác sau khi ông di cư vào Nam. Bài thơ có những câu:

Hà Nội, chao ơi Hà Nội
Với những con đường đọng tím
Những con đường câm nín
Những con đường chết lịm ở tim tôi
Tuổi hoa niên từng hát khúc yêu đời
Và nhẩy múa khắp nẻo đường Hà Nội

Giá mà nhà họa sĩ trở lại thăm Hà Nội hôm nay, chắc ông phải thêm vào hai câu cho hợp với những điều ông Vương Văn Quang kể lại:

Năm mươi năm sau, sao dời vật đổi
Lũ trẻ chửi thề, nghe hăi lắm em ơi!

***

Hơn 12 thế kỷ trước, ông Hạ Tri Chương đă ngậm ngùi viết nên bốn câu thơ khi trở về quê cũ sau gần cả đời người bôn ba nơi đất khách:

Thiếu tiểu ly gia, lăo đại hồi
Hương âm vô căi. mấn mao thôi
Nhi đồng tương kiến bất tương thức
Tiếu vấn, khách ṭng hà xứ lai

Tuổi trẻ ra đi, khi già mới trở về
Giọng quê vẫn không thay đổi, (nhưng) tóc đă rơi rụng
Trẻ con trông thấy, không nhận ra
Cười hỏi khách từ đâu đến

Nếu “Một lần tới thủ đô” là câu chuyện có thật th́ nỗi ngậm ngùi của ông Hạ Tri Chương sánh sao được với nỗi buồn của những kẻ “dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An” ra đi từ năm 54. Khi về thăm lại chốn xưa, giọng quê của ḿnh không thay đổi nhưng người chốn quê đổi khác mất rồi. Và c̣n cái lũ nhi đồng nơi quê cũ, nghe ḿnh nói giọng Hà Nội thuở trước, có lẽ chúng chẳng cười với ḿnh như đám trẻ của ông Hạ đâu. Nhiều phần trăm là có đứa nghếch mắt nh́n ḿnh (như nh́n người ngoài hành tinh) rồi phát ngôn một câu thật khiếp đảm:

“Mẹ kiếp, lói cái giọng đ.. ǵ mà nạ thế?”

Hà Nội ơi, Hà Nội ơi! Mong rằng những điều ông Vương Văn Quang kể chỉ là cái nh́n phiến diện về một thành phố. Mong rằng trong thời gian ở đấy, ông đă gặp một thiểu số bất hảo mà thành phố nào cũng có. Mong rằng ông có ít xít ra nhiều. C̣n người Hà Nội, dù cho có phần giống như lời kể của cậu tôi, nhưng dù sao đi nữa... lẽ nào...

Mong lắm thay!”

Nguyễn Ngọc Bảo
florida80_is_offline   Reply With Quote
The Following User Says Thank You to florida80 For This Useful Post:
anhhaila (02-07-2020)
Old 02-07-2020   #3
anhhaila
R8 Vơ Lâm Chí Tôn
 
anhhaila's Avatar
 
Join Date: Jan 2011
Posts: 12,654
Thanks: 21,571
Thanked 29,587 Times in 9,081 Posts
Mentioned: 19 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 4012 Post(s)
Rep Power: 58
anhhaila Reputation Uy Tín Level 11anhhaila Reputation Uy Tín Level 11anhhaila Reputation Uy Tín Level 11anhhaila Reputation Uy Tín Level 11anhhaila Reputation Uy Tín Level 11
anhhaila Reputation Uy Tín Level 11anhhaila Reputation Uy Tín Level 11anhhaila Reputation Uy Tín Level 11anhhaila Reputation Uy Tín Level 11anhhaila Reputation Uy Tín Level 11anhhaila Reputation Uy Tín Level 11anhhaila Reputation Uy Tín Level 11anhhaila Reputation Uy Tín Level 11anhhaila Reputation Uy Tín Level 11anhhaila Reputation Uy Tín Level 11anhhaila Reputation Uy Tín Level 11anhhaila Reputation Uy Tín Level 11anhhaila Reputation Uy Tín Level 11anhhaila Reputation Uy Tín Level 11anhhaila Reputation Uy Tín Level 11anhhaila Reputation Uy Tín Level 11anhhaila Reputation Uy Tín Level 11anhhaila Reputation Uy Tín Level 11anhhaila Reputation Uy Tín Level 11anhhaila Reputation Uy Tín Level 11anhhaila Reputation Uy Tín Level 11
Default

Hà Nội ơi ,giờ biết ra sao bay giờ .....
anhhaila is_online_now   Reply With Quote
The Following 2 Users Say Thank You to anhhaila For This Useful Post:
Blue_bonnet (02-07-2020), florida80 (02-07-2020)
Old 02-07-2020   #4
tucodien
R7 Tuyệt Đỉnh Cao Thủ
 
tucodien's Avatar
 
Join Date: Apr 2018
Posts: 7,292
Thanks: 1,873
Thanked 4,301 Times in 2,243 Posts
Mentioned: 14 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 914 Post(s)
Rep Power: 16
tucodien Reputation Uy Tín Level 8tucodien Reputation Uy Tín Level 8tucodien Reputation Uy Tín Level 8
tucodien Reputation Uy Tín Level 8tucodien Reputation Uy Tín Level 8tucodien Reputation Uy Tín Level 8tucodien Reputation Uy Tín Level 8tucodien Reputation Uy Tín Level 8tucodien Reputation Uy Tín Level 8tucodien Reputation Uy Tín Level 8tucodien Reputation Uy Tín Level 8tucodien Reputation Uy Tín Level 8tucodien Reputation Uy Tín Level 8tucodien Reputation Uy Tín Level 8tucodien Reputation Uy Tín Level 8tucodien Reputation Uy Tín Level 8tucodien Reputation Uy Tín Level 8tucodien Reputation Uy Tín Level 8tucodien Reputation Uy Tín Level 8tucodien Reputation Uy Tín Level 8tucodien Reputation Uy Tín Level 8tucodien Reputation Uy Tín Level 8tucodien Reputation Uy Tín Level 8
Default

cả thời chiến lẩn thời b́nh, có bao nhiều người Nam ra Hà Lội lập nghiệp ? ngáo ǵ má ngáo thế. Nh́n văn hóa Khỉ đít đỏ trường sơn nhập vào Nam th́ rơ mồn một. Nh́n xă hội Kỉ đít đỏ trường sơn nhập vào Miền Nam th́ càng rơ thêm. làm giáu bất lương cho vai nặn lăi, xă hội đen đại ca anh chị, đầu trộm đuôi cướp cả trong và ngoài nước, chuyên gia sản xuất từ mới không có trong tự điển
tucodien_is_offline   Reply With Quote
Old 02-07-2020   #5
tucodien
R7 Tuyệt Đỉnh Cao Thủ
 
tucodien's Avatar
 
Join Date: Apr 2018
Posts: 7,292
Thanks: 1,873
Thanked 4,301 Times in 2,243 Posts
Mentioned: 14 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 914 Post(s)
Rep Power: 16
tucodien Reputation Uy Tín Level 8tucodien Reputation Uy Tín Level 8tucodien Reputation Uy Tín Level 8
tucodien Reputation Uy Tín Level 8tucodien Reputation Uy Tín Level 8tucodien Reputation Uy Tín Level 8tucodien Reputation Uy Tín Level 8tucodien Reputation Uy Tín Level 8tucodien Reputation Uy Tín Level 8tucodien Reputation Uy Tín Level 8tucodien Reputation Uy Tín Level 8tucodien Reputation Uy Tín Level 8tucodien Reputation Uy Tín Level 8tucodien Reputation Uy Tín Level 8tucodien Reputation Uy Tín Level 8tucodien Reputation Uy Tín Level 8tucodien Reputation Uy Tín Level 8tucodien Reputation Uy Tín Level 8tucodien Reputation Uy Tín Level 8tucodien Reputation Uy Tín Level 8tucodien Reputation Uy Tín Level 8tucodien Reputation Uy Tín Level 8tucodien Reputation Uy Tín Level 8
Default

cả thời chiến lẩn thời b́nh, có bao nhiều người Nam ra Hà Lội lập nghiệp ? ngáo ǵ má ngáo thế. Nh́n văn hóa Khỉ đít đỏ trường sơn nhập vào Nam th́ rơ mồn một. Nh́n xă hội Kỉ đít đỏ trường sơn nhập vào Miền Nam th́ càng rơ thêm. làm giáu bất lương cho vai nặn lăi, xă hội đen đại ca anh chị, đầu trộm đuôi cướp cả trong và ngoài nước, chuyên gia sản xuất từ mới không có trong tự điển, búa nếu búa náo
tucodien_is_offline   Reply With Quote
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 03:10.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.15161 seconds with 15 queries