HÀNH TRÌNH ẨM THỰC SÀI GÒN - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > Other News|Tin Khác > Member News | Tin thành viên


Reply
 
Thread Tools
Old 10-08-2020   #1
hoathienly19
R4 Cao Thủ Võ Lâm
 
Join Date: Sep 2020
Posts: 842
Thanks: 1,657
Thanked 1,149 Times in 509 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 23 Post(s)
Rep Power: 5
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
Default HÀNH TRÌNH ẨM THỰC SÀI GÒN

NHỮNG CHIẾC XE MÌ CỦA QUÁ KHỨ


Sài gòn từ khi hình thành là nơi đất lành chim đậu, là nơi giao thoa các nền văn hoá khác nhau. Đó không chỉ là nơi hội tụ của người Việt từ ba miền Nam, Trung, Bắc mà còn là nơi đón nhận nhiều phong tục, lối sống của nhiều dân tộc khác nhau trên thế giới nữa.

Đặc biệt là văn hoá ẩm thực. Ở Sài Gòn ta có thể thưởng thức món gan ngỗng béo ngậy của Pháp, món lẩu chua cay của Thái, mắm bò hóc và chè Kampuchia, món sushi của Nhật, món piza của Ý, món cari của Ấn, món nướng của Hàn, món soup rau của Địa Trung Hải, món cháo ếch của Singapore, món Dim sum Hồng Kông…và đặc biệt không thể không nhắc đến những món ăn của người Hoa Chợ Lớn.

Ẩm thực của người Hoa thì vô cùng phong phú, kể ra cũng vài trang giấy. Ở đây, trong phạm vi những dòng ngắn ngủi đầu Xuân, tôi chỉ nói tới món hủ tíu và mì của họ. Những món ăn luôn hấp dẫn tôi từ trước đến nay.

Nhắc tới món ăn này trước hết phải kể đến chiếc xe mì.

Đó là những chiếc xe thường xuất hiện vào lúc xẩm tối, bên vỉa hè, nơi góc chợ, chỗ có đông người qua lại. Đó là những chiếc xe chuyên dụng, chỉ dùng để bán hủ tíu, mì.

Trên chiếc xe này được trang bị đầy đủ như một quán ăn, có bếp đốt bằng than củi, có chỗ xài bình ga, lửa xanh lét phì phì, có nồi nước lèo hai ngăn to bự chảng, một bên để trụng hủ tíu, mì, ngăn còn lại chứa nước lèo sôi sùng sục.





Nước lèo thường được hầm với xương, củ cải trắng, mực, tôm khô, có nơi còn có cả sá sùng.

Bên trên có tủ kiếng chia ngăn để thịt, rau hành. Đặc biệt luôn luôn bên cạnh thùng nước lèo có mặt một cái vịm bằng gốm, trong chứa mỡ nước và những miếng mỡ heo thái hạt lựu đã được thắng vàng.

Tôi có mấy người bạn làm nghề này bảo rằng thứ làm cho tô mì ngon hay dở đều nằm trong cái vịm thắng mỡ này.

Theo họ thì cái này không chỉ chứa mỡ mà còn được gia cố thêm bột nêm, bột ngọt và bí quyết riêng của mỗi xe mì.

Trụng xong mì hay sợi hủ tíu, bỏ vào tô, cho thịt, xá xíu, hành, rau, lúc đó múc một muỗng mỡ vào rồi mới chế nước lèo lên. Không có cái muỗng mỡ này, tô mì ăn lạt nhách.

Hơn nữa, nồi nước lèo nếu nêm nếm gia vị nhiều quá sẽ mau thiu, không thể để lâu được. Còn cái vịm mỡ gia vị đó thì để bao lâu cũng chẳng hư. Âu đó cũng là kinh nghiệm gia truyền.





Ba mặt của xe mì thường có ba tấm thiếc, nhôm hoặc inox hay ván gỗ, mở ra, cài hai cái móc, để thêm mấy cái ghế xếp nữa thành bàn. Trên đó để chai giấm, chai nước tương, hủ ớt dầm giấm và lon guigoz đựng muỗng đũa.

Ông bà nào dân Việt thuần tuý đi ăn mì Tàu mà muốn kiếm nước mắm sẽ không bao giờ tìm thấy ở đây. Nếu quán đông khách, người ta kê thêm mấy cái bàn, vài cái ghế đẩu và quán hoạt động đến khuya.





Nhắc xe mì mà không nói đến những tranh kiếng đủ màu trang trí trên xe là một thiếu sót lớn.

Đó là những tấm tranh vẽ những điển tích của văn hóa dân gian Trung Hoa.

Đó là những cảnh minh họa truyện Tam Quốc như nhân vật Quan Công mặt đỏ râu dài cỡi ngựa đỏ, Trương Phi râu rậm, mắt lồi dữ tợn, Triệu Tử Long múa đao, đó là cảnh Bát tiên phó hội, Bát tiên quá hải, Tôn ngộ không, Thất hiền, rồng phụng tương giao, cảnh sơn thuỷ…..

Tất cả đều tô màu sặc sỡ, với một kỹ thuật đặc biệt và nét vẽ điêu luyện tuy chỉ do những người thợ mỹ nghệ làm ra.

Đến nay, nghề này đã bị thu hẹp lại, các nghệ nhân xưa đã già hay đã qua đời, nghề lại ít người theo nên tranh kiếng ngày nay thiếu mất cái hồn, cái uy nghi, vũ dũng trong nét bút của thời xưa.


Hồi đó, mỗi lần đi ăn mì, tôi say sưa ngồi ngắm những tranh vẽ đó, về nhà học vẽ theo đầy cả vở, bị ba tôi phạt hoài.

Ngày nay, những xe mì với tranh kiếng vắng bóng dần trên các vỉa hè, đôi khi lại tìm thấy trong các nhà hàng, người ta để như là một biểu tượng. Chiếc xe mì tranh kiếng nằm nơi góc chợ, bên lề đường có vẻ hay hơn, đắc địa hơn, có sinh khí hơn nhiều.






Ngoài những xe mì cố định, còn có xe mì lưu động. Đó là những chiếc xe nhỏ hơn, trang bị gọn hơn, ít khi có tranh kiếng, nếu có cũng vẽ đơn giản, sơ sài hơn.

Ông chủ xe thường là tuổi trung niên, mặc cái áo thun ba lỗ, vai vắt khăn. Bên cạnh thường có những đứa bé cầm hai thanh tre đã lên nước nâu bóng gõ theo nhịp điệu muôn đời không đổi.. sực ..tắc, sực…tắc.

Tiếng gõ vang một góc đường, một con hẻm giữa đêm gợi cho ta thèm muốn một bát mì nghi ngút giữa đêm, giúp cho người đi chơi khuya về có bát mì ngon, giúp kẻ lỡ đường với số tiền ít ỏi qua cơn đói.

Bởi những xe mì lưu động này bán giá rất bình dân, tuy vậy cũng có những xe mì lưu động rất ngon không khác gì những xe, những quán cố định.





Nhiều người đi xa có lúc nhớ về quê nhà lại nhớ tiếng sực tắc đêm khuya. Có những người đã già, nhớ lại thời bé dại, cũng có lúc lại nhớ tiếng gõ đều đều của hai thanh tre của chiếc xe mì đi qua ngõ quá khứ.

Tô mì hay hủ tíu thường được ăn cùng với xá xíu, những miếng thịt heo nạc màu đỏ xắt mỏng ăn thơm thơm mùi ngũ vị hương, ngòn ngọt của mật ong phết lên lúc quay lúc nướng. Cũng có mì hủ tíu ăn với cật, gan heo và con tôm hồng hào hấp dẫn.

Còn có mì hoành thánh, sủi cảo chấm tương ớt hoặc nước tương. Bỏ vào miệng cảm được cái mềm mại của bột, cái dai dai béo béo đậm đà của thịt, cái ngọt lừ của nước lèo, tất cả hoà thành một hương vị đặc biệt khó quên .





Người Hoa Chợ Lớn có người Tiều, người Quảng, người Hẹ, Phúc Kiến, người Hải Nam…

Người vùng nào cũng có người làm nghề bán hủ tíu mì. Nhưng riêng tô hủ tíu mì của người Quảng thường có miếng bánh tráng mỏng nho nhỏ chiên vàng ươm, trên có một vài con tôm nhỏ để nguyên chân cẳng, râu càng. Cắn miếng bánh dòn rụm, húp thêm miếng nước lèo, đưa thêm vài sợi mì, ngon !

Sau này còn có Hủ tíu sa tế, gồm bò hoặc nai ăn với một loại sauce cay cay trộn đậu phụng giã nát. Hình như những quán bán loại này đa phần là người Triều Châu, không biết đúng không bởi món này cũng không phổ biến lắm ?




Tô mì ngon ngoài nước lèo ngọt, đậm đà, thịt chế biến giỏi còn có yếu tố quan trọng là sợi mì phải dai, ăn đến muỗng cuối cùng, mì vẫn không nhão nát. Mì được làm từ bột mì, thêm màu vàng óng của nghệ hoặc phầm màu và nghe đâu phải có tro tàu sợi mì mới dai ngon.

Có loại sợi mì nhỏ như sợi bún, cũng có loại to dẹp, ngon dở tuỳ khẩu vị mỗi người mà lựa chọn. Khi trụng mì cũng là một kỹ thuật.

Có nơi trụng bằng nước sôi, xong lại qua một lượt nước lạnh, rồi trụng sơ lại nước nóng lượt nữa mới cho vào tô. Trụng như thế sợi mì sẽ dai lâu mà không nát. Mì được khoanh từng vắt nhỏ dáng tròn tròn như hột vịt.

Có người muốn ăn no, thường kêu ba hoặc bốn vắt một tô. Nhìn tô mì đầy nhóc thấy ớn. Cũng có đôi chỗ bán mì tươi, kéo mì tại chỗ thành những sợi dài, kiểu mì này cũng ít nơi bán vì rất mất thì giờ chở đợi.





Sợi hủ tíu làm bằng bột gạo, sợi hủ tíu ngon là sợi hủ tíu không bị nhão khi ăn, nuốt vào miệng nghe trơn tuột và cũng cần kỹ thuật khi trụng.

Cũng có nhiều xe mì bán thêm món há cảo, bột được bọc với con tôm, đem hấp chín, khi ăn chấm với tương ớt và xì dầu.




Có người thích ăn chung một tô có mì lẫn hủ tíu, cũng là một cái thú vì ăn được hai thứ trong một tô. Thế nhưng có nhiều xe mì không chịu làm thế, hủ tíu là hủ tíu, mì là mì, không thế có thứ hỗn hợp như thế.

Đi năm châu bốn bể, kể cả một thời gian khá dài ở bên Trung quốc, tôi vẫn không thấy đâu ngon bằng tô hủ tíu mì ở Việt Nam, đặc biệt là tô mì ở Chợ Lớn.

Họ cũng gọi là mì nhưng thiếu cái hương vị mình đã dùng qua, cái cảm giác mà mình đã hưởng thụ. Ngay khi ra Hà Nội, hay về Đà Nẵng, vẫn thấy tô mì không giống tô mì Chợ Lớn. Bởi tô mì của quá khứ là tô mì quen thuộc, đã theo ta suốt một quãng đường dài của cuộc đời.


Bây giờ ở Sài Gòn, Chợ Lớn rong chơi, cũng chẳng khó khăn gì để kiếm một bát mì ngon, nhưng ăn trong quán, trong nhà hàng máy lạnh lại không có được cảm giác thú vị của ngọn gió đêm hiu hiu, ngọn đèn đường hắt hiu và phố xá có người qua, ăn trong âm thanh rộn rã của cuộc sống.





Tìm tô mì dễ dàng nhưng không còn thấy những chiếc xe mì lưu động, thay vào đó là những xe mì gõ mới không như cũ, tiếng sực tắc cũng chẳng còn âm thanh cũ, chất lượng, hương vị cũng đổi thay và tiếc nhất là những xe mì vỉa hè có những bức tranh kiếng.

Giờ vẫn còn rải rác đâu đó để kiếm tìm, nhưng chắc chắn mốt mai, nó chỉ còn trong kỷ niệm.

Ai cũng có một món ngon của quá khứ, và chắc hẳn món đó là món ngon nhất trong tâm tưởng của riêng mình.

1.3.2018

Đỗ Duy Ngọc


pg.gif hoanh-thanh-xa-xui.jpg (135.9 KB)
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	hoanh-thanh-xa-xui.jpg
Views:	0
Size:	135.9 KB
ID:	1672021  

Last edited by hoathienly19; 10-17-2020 at 07:08.
hoathienly19_is_offline   Reply With Quote
The Following 6 Users Say Thank You to hoathienly19 For This Useful Post:
Old 10-12-2020   #2
hoathienly19
R4 Cao Thủ Võ Lâm
 
Join Date: Sep 2020
Posts: 842
Thanks: 1,657
Thanked 1,149 Times in 509 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 23 Post(s)
Rep Power: 5
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
Default HÀNH TRÌNH ẨM THỰC SÀI GÒN

CƠM TẤM SÀI GÒN





Nếu có ai hỏi món ăn được ưa thích và phổ biến nhất của người Sài Gòn, chắc chắn món cơm tấm sẽ được nhắc đến nhiều nhất.

Đã từ lâu, lâu lắm, người Sài Gòn gắn bó với cơm tấm như một thói quen được truyền suốt qua nhiều thế hệ, thậm chí ngay cả những người khách phương xa khi vô vùng đất Sài Gòn làm chốn dung thân, mưu sinh, cũng chẳng biết từ lúc nào, bắt đầu làm quen với món cơm tấm, ăn riết rồi “phải lòng” món cơm mang nặng “mùi Sài Gòn” giữa muôn vàn món ăn đặc sắc nơi phố thị phồn hoa này…





Theo nhà văn Sơn Nam, ngày xưa, cơm tấm là món ăn của những người bình dân, lao động miệt Nam Kỳ Lục Tỉnh.

Theo thời gian, cơm tấm theo chân người dân thôn quê lên thành thị, góp mặt trong những bữa ăn của giới bình dân, sinh viên học sinh, viên chức. Từ chỗ là một món điểm tâm, ngày nay cơm tấm trở thành một trong các bữa ăn chính của nhiều người.

Những năm đầu thập niên 70 thế kỷ trước, ở Sài Gòn, tiệm cơm tấm Thuận Kiều quận 11 được dân cư quanh vùng biết tiếng.

Sau năm 1975 với nhu cầu của thực khách ngày càng tăng, cơm tấm Thuận Kiều bắt đầu được bán qua cả bữa trưa và chiều.


Sau Thuận Kiều là cơm tấm Kiều Giang trên xa lộ Hà Nội. Sau đó, rải rác khắp thành phố những tiệm cơm tấm nổi tiếng được nhiều thực khách biết đến và lui tới như ;

- Tiệm cơm tấm 150/1 Nguyễn Trãi, quận 1

- Cơm tấm 500 An Dương Vương, quận 5

- Cơm tấm Nguyễn Kiệm…

Đến những năm đầu thập niên 2000, nhiều thương hiệu cơm tấm mới xuất hiện và cùng góp mặt để món cơm tấm Sài Gòn bắt đầu thật sự trở nên đa dạng, hấp dẫn và phổ biến đến nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội, kể cả đối với những người nước ngoài đang làm việc, sinh sống ở thành phố.

Những thương hiệu cơm tấm mới được thiết kế và trang trí theo phong cách hiện đại, mới lạ, có cung cách phục vụ lịch sự, chổ ngồi sạch đẹp, vệ sinh an toàn thực phẩm được chú trọng …


Đất Sài Gòn mênh mông rộng lớn là vậy, có tới hơn hai ngàn cây số vuông, vậy mà đi đâu người ta cũng thấy cơm tấm được bày bán, giờ giấc nào cũng có thể tìm thấy những quán cơm tấm trên những con đường Sài Gòn.

Có thể nói không ngoa là ở Sài Gòn người ta bán cơm tấm suốt, bất cứ lúc nào đói bụng, bạn cũng có thể ăn, kể cả vào cái giờ khuya lơ khuya lắc.

Có lẽ một phần cũng bởi Sài Gòn vốn không bao giờ ngủ, nhiều bạn trẻ cũng hay đi chơi khuya, vậy nên cơm tấm cũng “thức” theo, “thức” để lo cho dạ dày của vô vàn những bạn trẻ đang say mê ánh đèn đêm náo nhiệt và sinh động của phố xá thị thành, “thức” để lo cho người chạy xe ôm, những anh tài xế taxi chạy khuya, những người bán hàng rong khuya đang phải vất vả vì cuộc sống mưu sinh.

Vì thế mà món cơm tấm ngày càng trở nên gần gũi và quen thuộc với đa số người Sài Gòn, và nếu mà có những cuộc bình chọn những món ăn ngon của đất Sài Gòn thì chắc chắn món cơm tấm sẽ là một trong những món đứng đầu.






GẠO TẤM



Sau khi gặt cây lúa, phần gốc cây lúa còn lại ở ruộng gọi là gốc rạ. Người ta phải đập, tước cho hột lúa rụng khỏi cây lúa. Thân cây lúa còn lại gọi là rơm.

Lúa sẽ được xay xát cho tróc vỏ, phần vỏ này gọi là trấu, chúng ta sẽ có gạo và hột gạo cũng như các loại hột đậu khác như đậu đen, đậu xanh, đậu nành…đều có mang một chồi mầm nhỏ, thường là ở ngay chính giữa cạnh hai tép hột.


Từ mầm sẽ nẩy cây con khi hột được gieo. Riêng gạo, chồi mầm này nằm ở một đầu hột, tròn trĩnh và lớn bằng chừng 1/10 hột gạo. Gạo còn phải giã bằng chày cối nếu làm theo lối cổ truyền hoặc xay xát bằng máy như bây giờ.

Trong quá trình xay giã, hột mầm này tróc ra khỏi hột gạo được gọi là tấm, cùng với một thứ bột mịn gọi là cám. Rồi phải dùng những cỡ sàng khác nhau để tách riêng ba thứ gạo, tấm và cám.

Sau cùng, gạo còn phải được xát, làm bóng đẹp hạt gạo lên. Một hột gạo không bao giờ còn nguyên dạng, trừ khi bị bể làm hai hoặc làm ba, vì ở một đầu hột gạo luôn bị khuyết đi một chút, đó là vị trí của hột tấm.

Như vậy, tấm không phải là một loại gạo mà có thể xem đó là một “phó sản” của gạo. Và trong quá trình giã, xát…ít nhiều gì phải có phần gạo ở dạng hột nguyên bị bể vụn ra thành những hột nhỏ. Phần gạo bể vụn này trộn lẫn với phần tấm “thứ thiệt” thường được gọi chung là tấm.





Mà cũng chính nhờ loại gạo thứ phẩm đặc biệt này mà đem đến cho cơm tấm một hương vị không lẫn vào đâu được, nếm qua là biết ngay cơm nấu từ gạo tấm, vị cơm khá khô mà thơm, thêm chút mỡ hành lên trên cơm thì ngon hết biết.

Và khi cơm tấm được trở thành món ăn yêu thích, giá thành của loại gạo này cũng được nâng cao lên.


Người Sài Gòn có rất nhiều thức ăn kèm với cơm tấm, người sành ăn vào thì chỉ cần kêu một phần cơm sườn, bì, chả, trứng là người bán biết ngay là dân sành điệu.


Và nếu nói đến các thức ăn luôn đi song hành với cơm tấm thì sườn là người bạn trung thành nhất của cơm tấm. Có rất nhiều cách ướp sườn, vô số loại gia vị được dùng để tẩm ướp, nếu ngồi kể ra từng loại cách ướp của từng tiệm/ quán thì có lẽ phải tới mai.

Tuy nhiên, chắc chắn mỗi hàng cơm tấm ở Sài Gòn đều có những cách ướp thịt gia truyền độc đáo, mà chỉ riêng quán cơm của họ mới có.


Mỗi hàng cơm là một hương vị thịt nướng khác khó mà trùng lẫn, mà chỉ cần nếm miếng thịt nướng hoặc nhìn các trình bày miếng thịt, nghe mùi thơm thoang thoảng là biết ngay món cơm sườn này được mua ở trong một tiệm nằm khiêm tốn ở con hẻm nhỏ quận 7 hay một hàng cơm khá đông khách ở đường Âu Dương Lân, quận 8.

Vài nơi không dùng thịt sườn bình thường mà xài loại sườn cọng,loại sườn to có một chút thịt bám dọc theo thanh sườn, ít thịt hơn, nhưng ngon hơn, và thường thì giá thành của cơm tấm sườn cọng khá cao.

Tiếp theo là bì, tức là da theo phiên âm tiếng hán, có hai loại bì, loại phổ biến thường xuất hiện trong cơm sườn là da heo bào sợi, ăn xực xực cắn vào cực đã.

Món ấy chẳng biết da heo được trộn với gì mà khó tả lắm, rất nhạt, không thơm, mà ăn thì không thể ngừng đũa được, ăn miếng cơm mà lấn cấn vài miếng bì trộn đều sao mà thú vị quá.

Cảm giác như mình đang thưởng thức một thú vui nào đó chứ không phải là ăn một dĩa cơm cốt để lấy no như bình thường. Còn một loại bì khác ít khi xuất hiện trong những quán bình dân.

Loại này dùng thịt ba rọi luộc lên, rồi cắt sợi vừa ăn, sao đó lấy bánh tráng nướng, giã nhuyễn mà trộn chung với thịt heo luộc vừa được cắt sợi, tất nhiên ngon cũng không phải bàn cãi. Mà loại này buộc phải ăn liền sau khi trộn mới ngon, chứ để lâu một chút là không còn giữ được hương vị nữa.

Có phải vì thế mà người ta ít khi đưa món bì này vào trong cửa tiệm chăng ?





Món tiếp theo là chả, loại chả này thường được dân miền nam gọi là chả phổi, nguyên liệu chính là trứng hấp với thịt luộc và bún tàu, sau đó cắt ra từng miếng vuông vức, hoặc hình chữ nhật.

Nếu ai mà ngán ăn thịt thì có thể ăn cơm tấm với bì và chả, khá ngon và lạ miệng.

Còn trứng thì không cần nói nhiều là trứng ốp la, thường là trứng gà hoặc trứng cút. Nhìn dĩa cơm mà bày đủ sườn, bì chả, trứng thì thấy no ngay, nạp năng lượng như thế thì không lo mệt mỏi suốt ngày dài.




Mà nghe tới tấm là nghĩ tới cô Tấm trong quả thị, nghĩ tới sự chân chất, bình dị, tần tảo.

Cơm tấm với người Sài Gòn cũng bình dị tần tảo như thế.

Quán cơm tấm thường là quán lề đường bày biện vài ba chiếc bàn ghế nhựa xanh đỏ, kế đó có một lò nướng thịt mà chị hàng khá ác ý khi quạt cái hương thơm thịt nướng tràn ra xâm chiếm phố xá.

Anh nào mà sáng sớm hoặc tan tầm vừa đói vừa mệt , vô tình nghe thấy cái mùi thịt nướng được chị hàng hữu ý phát tán rộng rãi, chỉ hận là không thể vứt lại chiếc xe máy đang kẹt cứng giữa giao lộ để lao vào mà ăn cho thỏa thích mới thôi.





Tuy cơm tấm có thể xuất hiện trong nhà hàng máy lạnh, với một số người, thưởng thức món này phải ở một góc đường, con hẻm nào đó với mùi sườn nướng lan toả trong khói lửa mịt mù. Đặc biệt là những dĩa cơm tấm khuya ấm lòng giữa Sài Gòn vắng lặng nửa đêm về sáng.

Nhiều quán cơm tấm bình dân khuya, bán bên đường, không bảng hiệu nhưng khách rất đông. Chẳng hạn, khu vực bùng binh Cây Gõ có gần chục quán cơm tấm bình dân; có quán cơm bán từ 6 giờ chiều cho đến nửa đêm và có quán bán từ 2 giờ khuya đến 7 giờ sáng.

Nhiều quán cơm tấm ở khu vực này được nhiều người biết đến với lượng khách lúc nào cũng nườm nượp và nổi tiếng với món sườn nướng không chê vào đâu được. Có quán mỗi đêm bán được khoảng 300 dĩa cơm với cả chục ký sườn. Nhiều quán, ban đầu bán lúc 5 giờ sáng, sau có nhiều khách góp ý sao không bán sớm hơn và cứ sớm hơn riết đến hiện nay là 2 giờ sáng.

Mặc dù người bán cơm tấm khuya phải thức khuya, làm việc vất vả cực nhọc khác “múi giờ” với những người khác nhưng không phải vì vậy mà dĩa cơm không được chăm chút chu đáo, cơm tấm đêm lại có giá khá bình dân, phù hợp túi tiền của mọi giới, nên luôn là một địa điểm thu hút nhiều khách ăn khuya.





Cơm tấm khuya tuy không nhiều món ăn kèm nhưng đặc sắc nhất, hấp dẫn nhất vẫn luôn là bì, chả và sườn nướng. Những miếng sườn được ướp gia vị, nướng trên bếp than theo gió toả hương thơm ngào ngạt hấp dẫn khiến người đi qua khó lòng cưỡng lại. Bí quyết của món sườn là nướng không bị cháy đen, miếng sườn vàng rực, gia vị thơm ngon và thịt mềm.

Hãy thử tưởng tượng, trên bếp than hồng, khói lẫn với mùi thơm của sườn nướng toả ra ngào ngạt cả góc trời đêm se lạnh của những đêm mưa Sài Gòn, dĩa cơm tấm nóng hổi hoà quyện cùng mùi gạo thơm vừa chín khiến người ta khó lòng không ghé chân vào lúc nửa đêm.


(Sài Gòn trong tôi/ Nguyễn Nhật Minh Hiếu)

Last edited by hoathienly19; 10-15-2020 at 05:22.
hoathienly19_is_offline   Reply With Quote
The Following 4 Users Say Thank You to hoathienly19 For This Useful Post:
hoanglan22 (10-14-2020), phao cs (12-28-2020), tcdinh (10-16-2020), tonydavidson (10-16-2020)
Old 10-15-2020   #3
hoathienly19
R4 Cao Thủ Võ Lâm
 
Join Date: Sep 2020
Posts: 842
Thanks: 1,657
Thanked 1,149 Times in 509 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 23 Post(s)
Rep Power: 5
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
Default HÀNH TRÌNH ẨM THỰC SÀI GÒN



HÀNH TRÌNH ẨM THỰC SÀI GÒN



Khi so sánh với vùng miền khác, người ta thường nói :

“ Ẩm thực Sài gòn không có bản sắc riêng ”.


Người Sài Gòn bản tính vốn thoải mái, dễ chấp nhận ý kiến khác biệt với mình nên không tranh cãi với nhận xét này. Và cho dù mang phốt“thiếu bản sắc”, ẩm thực Sài gòn vẫn lừng lững phát triển, ngày càng đa dạng và hấp dẫn đến nổi nhiều người mê ẩm thực, từng cất công du lịch qua nhiều nước để thỏa mãn thú vui này phải kết luận :

“ Ở Sài Gòn nếm cho hết các món ngon cũng đủ sướng miệng !”.


Hàng quán Sài Gòn vẫn cứ phát triển với cung cách phục vụ ngày càng chuyên nghiệp. Các tên tuổi ẩm thực ở vùng miền khác đã đến Sài Gòn mở quán kinh doanh như

- Phở Lò Đúc

- Phả cá Lã Vọng

Nem Ninh Hòa

- Gà Tam Kỳ rồi đến quán ăn Hàn, Thái, Ấn, Nhật, Ý… không kể xiết.

Để giữ chất lượng và uy tín cho tên tuổi của mình, nhiều quán đặc sản sẵn sàng tận dụng những tiện ích của ngành hàng không với những đường bay nhằm duy trì nguồn nguyên liệu “chất” nhất và “nguyên gốc” nhất.

Người sành ăn ở miệt quận I, quận 3 hay Phú Nhuận, Bình Thạnh chưa chắc sành sỏi về những món ăn ở Chợ Lớn, mảnh đất phía Tây Nam.

Chợ Lớn với nền ẩm thực Trung Hoa phong phú luôn là một điểm đến hấp dẫn. Món Chợ Lớn chắc hẳn qua thời gian đã được cải biên cho hợp khẩu vị và phong thổ ẩm nóng của Sài Gòn, trở nên đỡ ngấy vì nhiều dầu mỡ nước xốt như món ăn Hoa trên đất Trung Hoa.






Vả lại, bản thân ẩm thực ở Chợ Lớn cũng quá phong phú với các trường phái của người Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến, Hẹ… Có một ca khúc hài (nhái bài hát Bến Thượng Hải) đã phác họa vẻ phong phú này

Người Chợ Lớn, người bên Tàu, người Hồng Kông hễ thấy nhau là mời bánh bao.


Tuy Phúc Kiến, tuy Hải Nàm, dù Triều Châu tới đâu cũng mời ăn mì
Mì xá xíu, mì vịt tiềm, mì bồ câu, cái tô sau là hoành thánh tôm
Kêu thêm dĩa hủ tíu xào, xào mực tôm, cá viên hẩu xực làm sao

……………………
Còn ngon nữa, thì tả pín lù

Người Phúc Kiến nổi danh là vịt nấu chao

Dê bát bửu thêm yến sào

Người già nua tới đâu cũng trẻ lại mau…
(L.T.T)





Đã vậy, thực đơn Tàu luôn được bổ sung các món từ Đài Loan, Singapore hay Hồng Kông, đều là những thiên đường ẩm thực.

Từ những dịp gần Tết Nguyên đán hồi trước 1975, dân Sài Gòn đã thích vào Chợ Lớn mua sản vật lạ như trái hồng khô Hồng Kông, rượu Ngũ Gia Bì, lạp xưởng Đài Loan…nhập về từ các xứ đó.

Món ăn Sài Gòn thiếu bản sắc vì không ngại du nhập món ăn xứ khác để làm thành của mình.


Món hủ tíu người Tiều (Triều Châu) vào Nam bộ cuối thế kỷ 19 và chỉ nấu bằng thịt heo, xương heo và sau này với cá, gà ăn cùng bánh tráng ướt thái sợi.


Hủ tiếu Triều Châu





Có người cho rằng đây là món điểm tâm đặc trưng của người Tiều Nam Bộ, không thấy có ở Hồng Kông, Đài Loan, Singapore, Thượng Hải…

Rồi hủ tíu chia thành nhiều nhánh, đều nổi tiếng như , Hủ Tíu Nam Vang…và không ai nấu với thịt bò. Bây giờ người Việt, người Hoa gốc Quảng Đông, Hải Nàm cũng nấu hủ tíu.

Hủ Tíu Mỹ Tho






Khu Chợ Cũ Hàm Nghi có nhiều Tiệm nước (tên cũ của quán bán nước trà có ăn nhẹ) của người Quảng Đông từ đầu thế kỷ 20.

Tiệm của người Hải Nàm gọi là Trà gia thường có chữ Viên, tỷ như Yến Phương Viên bán Hủ tíu cá.

Người Hải Nàm (gốc đảo Hải Nam) thường đi tàu biển, làm bồi cho Tây nên khi mở tiệm nước thường có bán kèm bánh tây như patéchaud, soux cream…

Ở đường Tôn Thất Đạm, quận 1 giờ vẫn còn quán hủ tíu cá Nam Lợi, một quán của người Hoa tồn tại khoảng 60 năm nay. Quán bán hủ tíu cá, hủ tíu gà và gà cá ăn chung. Sợi hủ tíu có loại nhỏ và loại to bản, lớn hơn bánh phở và có cả mì sợi tươi. Cá lóc tươi bỏ xương, xắt lát mỏng.

Gà thịt dai vừa phải, ngọt thịt. Tô hủ tíu rắc nhiều tiêu, nước lèo có vị ngọt dịu của cá gà, mùi thơm mực khô và xương hầm.

Trên bàn, bày thêm bánh Patéchaud, ai thích thì ăn. Bánh ngon, mềm nhưng không dai, nhân đầy, thịt đậm đà. Việt kiều về đây chen chúc trong không gian chật hẹp cùng dân Sài Gòn, dù, xì xụp ăn giữa tiếng hô ì xèo của chủ tiệm:

- “Cá liệu!”(Thêm đồ ăn)

- “Dùy phảnh!”(Hủ tíu cá!).

Hủ Tíu Nam Vang






Về món ăn ai cũng biết : Phở.

Nhưng con đường nào để phở Bắc vào Nam còn rất lờ mờ.

Nhà nghiên cứu Lý Lược Tam, gốc Triều Châu, từng sống ở Lái Thiêu trước 1945 kể trong một dịp hàn huyên:

Phở thoạt đầu là thức ăn của người bình dân, bán trên xe đẩy đi khắp hang cùng ngõ hẻm.

Trước 1945, người ta nấu phở khi có thịt trâu bò đưa về do chết vì bom đạn. Phở theo chân những người Bắc vào ký công tra làm phu cao su ở Lộc Ninh, nay thuộc Bình Phước.

Đến năm 1945, do loạn lạc, số người này bỏ đồn điền chạy về vùng Lái Thiêu và được những đồng hương ở đó giúp vốn mở quán hay xe đẩy đi bán phở.

Lúc đó người Bắc (lúc đó dễ nhận ra do nhuộm răng đen) bị Tây lùng bắt nên một nhóm trốn về Sài Gòn đông đúc.

Họ vào cái hẻm bên cạnh rạp hát Casino (góc Lê Lợi – Pasteur, nay không còn) bày bàn bán phở. Lúc đầu chỉ có món phở tái nêm nước mắm.





Sau bán thịt tái không hết, họ luộc thịt làm thêm phở chín.

Đầu những năm 1960, người Tàu Chợ Lớn chế ra tương đỏ, tương đen và phở tiếp nhận luôn yếu tố ngoại lai này.

Sau đưa lát chanh tươi vắt vào nước lèo tạo vị ngọt thanh, thêm giá trụng, hành chần, rau ngò gai, quế….và bây giờ có cả rau ngổ, giá sống và hành Tây xắt mỏng.

Phở Sài Gòn đi một hành trình dài để lột xác, ăn kèm nhiều thứ nhưng không đi quá xa kiểu nấu từ miền Bắc…nên giữ hương vị đậm đà, dù ít hay nhiều béo, có hay không rau.

Quán phở xưa





Giới trẻ Sài gòn thích món bò bía. Nó hấp dẫn vì có vị thơm mát của rau, củ sắn (củ đậu) luộc chín và xà lách gói trong bánh tráng mỏng. Chấm với tương ngon có trộn đậu phộng giã nhỏ, nó cung cấp thêm vị mặn ngọt của con ruốc rang, lạp xưởng ướp.





Có người thắc mắc không có thịt bò mà gọi “bò bía”.

Tiếng Triều Châu, Pò nghĩa là bạc, mỏng. Pía là bánh.

Bò Bía hay Pò pía là cái bánh cuốn mỏng trong có thức ăn… Món này của người Triều Châu, có hai loại mặn và ngọt. Bánh ngọt có nhân kẹo bột, rắc mè, dừa…ít phổ biến hơn bánh mặn.


Xe bò bía ở Sài Gòn những năm 1970






Món gỏi đu đủ khô bò vừa cay vừa đậm đà từ miền Bắc đi vào Nam cũng xuất phát từ người Hoa sống ngoài đó.

Danh xưng là gỏi khô bò nhưng miếng thịt lại là phổi, gan, lá lách bò vốn mềm mại, thẩm thấu tốt hương vị đậm đà của hắc xì dầu, gừng.


Gỏi đu đủ khô bò






Khu Chợ Cũ Hàm Nghi hình thành một món ăn kỳ lạ và khoái khẩu với người Sài Gòn bình dân cách nay nửa thế kỷ.

Đó là món xà bần, hay còn gọi là món lâm vố (rabiot). Lai lịch như sau:


Trong tiệm nước, ngoài đồng lương, người phục vụ hưởng được quyền lợi khác tùy theo công việc. Bồi bưng bê thức ăn hưởng tiền bo từ khách. Đầu bếp không tiếp xúc với khách thì hưởng… thức ăn dư của khách. Mỗi ngày, họ đổ thức ăn dư vào xô và bán ra.

Người mua cho tất cả vào nồi, bắc lên lò nấu thành một món xà bần sền sệt. Trong đó, có nhiều cục thịt bò còn nguyên, cá bống chiên, thịt quay…có khi là cục nấm đông cô thơm lừng.

Do nấu đi nấu lại, thêm gia vị và muối, món này càng đậm đà, giữ được lâu. Giới phu phen và cả công chức thời đó thiếu chất thịt trong bữa ăn nên không ngại ăn đồ thừa, buổi trưa ra mua một tô ăn tại chỗ với bánh mì hay cơm với giá 2 cắc, rẻ hơn giá tô hủ tíu, ai cũng ăn được và thường hết sớm.

Sau 1975, món này hoàn toàn biến mất.


Món xà bần






Người sống ở Sài Gòn có thể kể vanh vách những món ăn đặc trưng ở nhiều vùng đất khác nhưng nói về món đặc sản Sài Gòn thì hoang mang.

Nhưng có hề chi, khi ra đường sẽ gặp bao món ăn thơm ngon.

- Nhớ chuyến du lịch Singapore thì ăn cháo ếch đường Lê Anh Xuân

- Thích cơm Hàn thì đến phố Thăng Long

- Cơm Nhật thì ra Lê Thánh Tôn

- Ăn dim sum thì vô Hà Tôn Quyền

- Cơm Thái thì ra Bùi Viện.

- Cơm Huế thì quán Ruốc, Ngự Bình

- Cơm Bắc thì vô khu sân bay

- Mì Quảng thì ra ngã ba Cống Quỳnh

- Muốn Mì vịt tiềm thì ra chợ Lacaze – Nguyễn Tri Phương.

Còn chè ngọt, cà ri, cháo lòng, bột chiên, cơm tấm bán theo quán riêng.

“Ẩm thực Sài Gòn thiếu bản sắc”, nhưng không thể chối cãi rằng món ngon ở khắp nơi thích tụ về Sài Gòn
(cũng như người đẹp, ca sĩ hay nhân tài các ngành nghề thích tụ về) để tồn tại và phát triển trong một hành trình riêng của nó, để làm nên một khuôn mặt đa sắc cho đời sống ẩm thực Sài Gòn.

Sự đa sắc đó có thể gọi là bản sắc ẩm thực kiểu Sài Gòn được chăng ?.


Theo Phạm Công Luận – Sài Gòn chuyện đời của phố



Last edited by hoathienly19; 10-15-2020 at 05:42.
hoathienly19_is_offline   Reply With Quote
The Following 4 Users Say Thank You to hoathienly19 For This Useful Post:
hoanglan22 (10-16-2020), phao cs (12-28-2020), tcdinh (10-16-2020), tonydavidson (10-16-2020)
Old 10-15-2020   #4
trungthuc
R7 Tuyệt Đỉnh Cao Thủ
 
Join Date: Jul 2020
Location: California
Posts: 7,208
Thanks: 309
Thanked 4,008 Times in 2,289 Posts
Mentioned: 13 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 280 Post(s)
Rep Power: 12
trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7
trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7
Default

Những món ăn ưa thích của tui từ hồi nhỏ đến nay vẩn còn thèm!!
trungthuc_is_offline   Reply With Quote
The Following 3 Users Say Thank You to trungthuc For This Useful Post:
hoanglan22 (10-16-2020), phao cs (12-28-2020), trungthu (10-16-2020)
Old 10-16-2020   #5
hoanglan22
R8 Võ Lâm Chí Tôn
 
hoanglan22's Avatar
 
Join Date: Apr 2011
Posts: 16,170
Thanks: 21,577
Thanked 37,367 Times in 12,671 Posts
Mentioned: 632 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 7193 Post(s)
Rep Power: 67
hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11
hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11
Default



Món này tui nhậu thường xuyên
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	dia-goi-du-du-kho-bo-xua-nhat-sai-gon-1509957537.jpg
Views:	0
Size:	71.4 KB
ID:	1671365  
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HÃY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN

HÃy CÓ Ý THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐÃ LÀM GÌ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐÃ LÀM GÌ CHO TÔI
hoanglan22_is_offline   Reply With Quote
The Following 4 Users Say Thank You to hoanglan22 For This Useful Post:
phao cs (12-28-2020), tcdinh (11-12-2020), tonydavidson (10-16-2020), trungthu (10-16-2020)
Old 10-17-2020   #6
hoathienly19
R4 Cao Thủ Võ Lâm
 
Join Date: Sep 2020
Posts: 842
Thanks: 1,657
Thanked 1,149 Times in 509 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 23 Post(s)
Rep Power: 5
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
Default



GIAI THOẠI QUÁN CÀ PHÊ GẦN 100 NĂM TUỔI TẠI SÀI GÒN


Đã từ lâu người ta nhắc đến cà phê không còn như một thói quen của lối sống thị thành mà đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng và phong phú không kém gì văn hóa ẩm thực ở Sài Gòn.


Trong sự nhộn nhịp, đa dạng đó, vẫn còn nhiều người luyến lưu với loại hình cà phê bít tất, một thời từng đập cùng nhịp sống với cả thế hệ thị dân xưa.

Nhắc đến cà phê “kho” trong siêu đất mà nhiều người quen gọi cà phê vớ hay cà phê bít tất thì phải kể ngay đến Cheo Leo quán – một trong những quán lâu đời nhất tại Sài Gòn còn sót lại.




GIAI THOẠI CHEO LEO



Cheo Leo nằm trong con hẻm nhỏ đường Nguyễn Thiện Thuật (quận 3). Không khó để tìm ra quán giữa khu xóm lao động bởi mùi cà phê thơm lừng và những vị khách lớn tuổi ngồi thảnh thơi bên ly nâu – đen phía trước. Nói như bà Tâm nhà ở đầu hẻm :

“ Bây cứ chạy đến chỗ nào có mùi cà phê thơm nức mũi là đến quán. Dễ òm ”.

Lý giải cho cái tên đầy tính tò mò, bà chủ Nguyễn Thị Sương cười sảng khoái :

“Khoảng năm 1938, cha tôi là ông Vĩnh Ngô rời Huế vào Gia Định lập nghiệp đã chọn khoảnh đất này định cư.

Lúc ấy cả khu vực chỉ là đồng không mông quạnh, thưa thớt vài nhà dân. Xây nhà dựng quán xong, thấy chung quanh trơ trọi chỉ có vài gia đình nên ổng thốt lên :

- "Sao mà cheo leo quá rồi lấy luôn tên đó đặt cho quán”.

Bà Sương là con thứ 3 trong gia đình có 9 người con, bà cùng chị lớn là bà Tuyết đứng ra tiếp quản Cheo Leo sau khi cha mẹ lần lượt qua đời vào thập niên 1990.

“Ngày trước, khắp Sài Gòn ở đâu người ta cũng uống cà phê pha bằng vợt chứ không có pha phin như bây giờ.

Cha tôi bản tính phóng khoáng hay đi đây đó chơi, thấy người Hoa pha cà phê bằng vợt điệu nghệ lại thơm ngon, không uống trong ly mà rót vào dĩa húp, cha tôi thấy vừa lạ vừa thích nên học cách pha để về mở quán”, bà Sương nhớ lại.

Bà Tuyết đứng cạnh góp thêm vào câu chuyên :

“ Thời trẻ chúng tôi cũng ra ngoài làm ăn nhưng sau này trở về quản lý quán theo di nguyện của cha ”.





Ngoài giai thoại về tên quán đầy lý thú, Cheo Leo con có món cà phê tuyệt ngon. Theo bà Sương, để có một mẻ cà phê ngon, trước tiên phải trữ nước máy trong lu từ 2-3 ngày cho lắng mùi vì nguồn nước quyết định nhiều đến độ ngon của cà phê.

Đồ nghề pha chế gồm một lò đun bằng than lớn, ở trên có thể để 3-4 siêu đất cùng nồi nước sôi – nơi chính dùng nấu cà phê. Thú vị là, từ lò nung cho đến siêu đất hay khung vợt pha cà phề đều tồn tại từ ngày đầu mở quán cho đến nay.

“Cà phê bột bỏ vào trong vợt, rồi lấy vợt cho vào trong siêu đất, chế nước sôi già vào, lấy muỗng khuấy cà phê từ dưới đáy vợt lên trước khi rót ra cái ca. Cà phê từ ca lại đổ ngược vào vợt (xáo lại), để trên bếp lửa than khoảng 5-10 phút là cà phê ra hết chất đem phục vụ cho khách.

Một lần pha như vậy, lượng cà phê bột cho mỗi vợt từ 250 – 350g”, bà Sương bật mí công thức pha chế.





Những khách ruột lớn tuổi của Cheo Leo thích uống cà phê pha theo cách này bởi nó giữ được hương vị riêng từng có trong quá khứ. Hơn nửa thế kỷ, gian bếp và trần phòng khách của Cheo Leo ám một màu nâu đậm đặc, hoài cổ màu của hơi cà phê.

Ở đó, mùi vị của thứ thức uống khó cưỡng này không hề thay đổi từ đời cha đến đời con.


Tựa lưng vào ghế, ông Tâm 65 tuổi, khách mối của quán nhận xét :

- “ Sáng sớm mà làm ly bạc xỉu hay cà phê sữa của chị Ba Sương thì dzách lầu. Do cà phê để trong siêu nóng nên hòa quyện với sữa thơm lạ lùng không như cà phê phin nhỏ giọt, sữa mùi sữa, cà phê mùi cà phê ”.





HỒN THỊ DÂN


Người đến quán đủ mọi thành phần, người già, giới trẻ, Tây ta và cả Việt kiều. Chủ yếu là khách quen, mà chưa quen rồi cũng trở lại nên lại thành quen. Vì đã ghé quán y như rằng sẽ trót yêu vị cà phê bít tất độc đáo và không khí xưa cũ của Cheo Leo.

Gần 80 năm tồn tại, cà phê không phải là thứ duy nhất níu giữ khách ở đây. Cà phê mà không có nhạc xưa thì đâu còn gì là “mùi thị dân”.

Sinh thời ông Vĩnh Ngô nghe nhạc rất có gu, ông rất thích những bản nhạc tình Pháp và những bài hát nhạc Anh kinh điển, cộng với thị hiếu của khách, quán phục vụ sở thích đương thời còn có nhạc Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, Nguyễn Đình Toàn… nồng nàn, lãng đãng theo từng sợi khói cà phê.

Đến giờ, những bản nhạc vàng, nhạc trữ tình vẫn còn du dương ngày đêm ở Cheo Leo qua tiếng hát của Khánh Ly, Lệ Thu, Hoàng Oanh, Thanh Thuý, Tuấn Ngọc… đã đi vào lòng người.




Bằng – một thanh niên xăm trổ, tóc dài, chạy tay côn, khách quen của quán nói:

“Dân design tụi mình rất mê những quán có nét riêng với cà phê ngon, có nhạc hay và âm thanh chất như Cheo Leo. Sài Gòn không nơi nào hội đủ 4 yếu tố trên”.

Nghe chuyện bà Sương cười mỉm, rồi chỉ tay vào dàn âm ly đèn của quán khoe:

“Một khách quen của quán nghe nhạc trên dàn cũ của nhà chưa đủ phê nên cầm dàn âm ly này qua cho mượn để tăng chất cho Cheo Leo luôn”.

Trước 1975, Cheo Leo nằm trên trục đường thuận đường đi học về nhiều học sinh trường Petrus Ký, trường Chu Văn An, Kiến Thiết, nên những chiều tan học góc quán nhỏ này nhuộm trắng màu đồng phục của giới học sinh.

“Mấy ông khách ngồi đồng ở đây còn là những công chức nhà nước, cảnh sát, sĩ quan ngồi đốt thuốc nghe nhạc nhâm nhi cà phê chật kín hết quán. Rồi cả giới văn nghệ sĩ cũng là khách ruột của quán”, bà Sương vừa pha cà phê vừa kể.





Nhắc về ấn tượng của mình với giới học sinh, trí thức, công chức ngày trước, bà Sương nhớ hoài kỷ niệm với thầy trò thầy Châu Thành Tích dạy Toán trường Petrus Ký mấy chục năm trước.

“Học trò cũ của thầy về nước thấy quán vẫn tồn tại, trở về Mỹ họ bèn hẹn thầy rồi dẫn thầy về thăm tôi, thăm nơi chốn kỷ niệm xưa của họ hồi trẻ. Tôi còn nhớ có ông khách quen khi qua đời, bạn bè ổng ghé quán mua ly cà phê Cheo Leo để cúng vì biết bạn thích”, bà Sương giọng xúc động.

Nhiều lần bà Sương định sửa quán nhưng bị khách phát hiện, “năn nỉ” xin gia đình giữ nguyên như cũ nên mấy mươi năm qua Cheo Leo vẫn nhuốm màu xưa cũ.




Những người trong gia đình bà Sương chưa bao giờ nghĩ cái quán nhỏ xíu nằm trong con hẻm lao động với dăm ba cái bàn cũ sờn màu mà lại có thể bước qua hết năm này đến năm khác.

“Mấy chục năm trước đây pha cà phê là công việc mưu sinh chính của cả gia đình chúng tôi, giờ cũng vì chén cơm manh áo nhưng động lực để duy trì nó cũng bởi vì cái tình. Mấy anh chị em tôi sinh ra, dành hết cả thanh xuân và sẽ sống hết một đời ở đây để duy trì quán”, bà Tuyết khẳng định.

(Sài Gòn trong tôi/ Khải An)

Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	cafe-vot.jpg
Views:	0
Size:	265.8 KB
ID:	1672003  
hoathienly19_is_offline   Reply With Quote
The Following 2 Users Say Thank You to hoathienly19 For This Useful Post:
hoanglan22 (10-19-2020), phao cs (12-28-2020)
Old 10-18-2020   #7
tbbt
R6 Đệ Nhất Cao Thủ
 
tbbt's Avatar
 
Join Date: Dec 2009
Posts: 2,159
Thanks: 2,543
Thanked 5,644 Times in 1,723 Posts
Mentioned: 77 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1119 Post(s)
Rep Power: 22
tbbt Reputation Uy Tín Level 9tbbt Reputation Uy Tín Level 9tbbt Reputation Uy Tín Level 9
tbbt Reputation Uy Tín Level 9tbbt Reputation Uy Tín Level 9tbbt Reputation Uy Tín Level 9tbbt Reputation Uy Tín Level 9tbbt Reputation Uy Tín Level 9tbbt Reputation Uy Tín Level 9tbbt Reputation Uy Tín Level 9tbbt Reputation Uy Tín Level 9tbbt Reputation Uy Tín Level 9tbbt Reputation Uy Tín Level 9tbbt Reputation Uy Tín Level 9tbbt Reputation Uy Tín Level 9tbbt Reputation Uy Tín Level 9tbbt Reputation Uy Tín Level 9tbbt Reputation Uy Tín Level 9tbbt Reputation Uy Tín Level 9tbbt Reputation Uy Tín Level 9tbbt Reputation Uy Tín Level 9tbbt Reputation Uy Tín Level 9tbbt Reputation Uy Tín Level 9tbbt Reputation Uy Tín Level 9
Default

Quote:
Originally Posted by trungthuc View Post
Những món ăn ưa thích của tui từ hồi nhỏ đến nay vẩn còn thèm!!


hì...hì... hồi còn trẻ độc thân ăn cơm "sà bì chưởng" nầy mỗi ngày vì mê con bé waitress quán phở nên chít trong lòng một tí
tbbt_is_offline   Reply With Quote
The Following 2 Users Say Thank You to tbbt For This Useful Post:
phao cs (12-28-2020), tcdinh (11-12-2020)
Old 10-23-2020   #8
hoathienly19
R4 Cao Thủ Võ Lâm
 
Join Date: Sep 2020
Posts: 842
Thanks: 1,657
Thanked 1,149 Times in 509 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 23 Post(s)
Rep Power: 5
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
Default CƠM THỐ LÀ CƠM GÌ ?



CƠM THỐ LÀ CƠM GÌ ?






Cơm là thực phẩm chánh của người Việt mình từ xưa đến nay. Có nhiều loại cơm quen thuộc như cơm trắng, cơm tẻ, cơm nếp, cơm chiên, cơm vắt, cơm nguội, cơm tấm, cơm tay cầm, v.v.. Nhưng cái tên “cơm thố” nghe lạ tai với không ít người Việt mình ở hải ngoại.



Cơm thố là cơm gì ?


Cơm thố là làm chín gạo trong cái thố nhỏ bằng cách chưng cách thủy. Mỗi thố cơm tương đương độ một chén cơm nhỏ.

Đây là cách nấu cơm cầu kỳ theo truyền thống của một số dân tộc người Hoa.

Theo như kể lại, cơm thố có mặt ở Sài Gòn-Chợ Lớn vào thập niên 30-40 của thế kỷ trước .

Đến thập niên 70,
do khăn gói gió đưa từ Gò Công lên Sài Gòn, tôi mới có cơ hội làm quen với vài “món ngon vật lạ” ở đô thành hoa lệ trong đó món cơm thố Chợ Cũ.

Chợ Cũ Sài Gòn nguyên là chợ Bến Thành, đã có trước khi Pháp chiếm Gia Định.


Chợ nằm bên bờ sông Bến Nghé, gần thành Gia Định, bến nầy dân gian gọi là Bến Thành và chợ có tên là chợ Bến Thành. (xem thêm Lịch sử chợ Bến Thành)

Tháng 2 năm 1859,
Pháp chiếm thành Gia Định, quân triều đình Huế dùng chiến thuật hỏa công, thành phố và chợ Bến Thành bị thiêu hủy.

Năm 1860,
sau khi “bình định” xong Gia Định, Pháp đã cho xây cất lại chợ Bến Thành ở địa điểm cũ, cột bằng gạch, sườn gỗ và lợp lá.

Vào năm 1887,
Pháp cho lấp con kinh, sát nhập hai con đường lại làm một, thành đại lộ Charner, nay là đại lộ Nguyễn Huệ. Khu chợ càng trở nên đông đúc mà phần nhiều là của người Tàu, người Ấn và người Pháp.

Năm 1912,
vì chợ cũ kỹ nên Pháp lựa chọn một địa điểm khác để xây cất một khu chợ mới lớn hơn. Địa điểm được lựa chọn nằm gần ga xe lửa Mỹ Tho (sau nầy là bến xe Sài Gòn), tức là địa điểm chợ Bến Thành ngày nay.

Ảnh chụp năm 1910,
những ngày cuối cùng khi dẹp ngôi chợ cũ này, tấm bưu ảnh hiếm hoi này ghi tên “Chợ Sài Gòn” (Le marché de SAIGON)





Khu chợ Bến Thành cũ được gọi là Chợ Cũ tới nay. Nên có câu ca dao :
Chợ Bến Thành dời đổi,

Người sao khỏi hợp tan.

Xa gần giữ nghĩa tào khang,

Chớ ham nơi qườn quới,

(mà) phụ phàng bạn xưa !





Chợ Cũ xưa có nhiều tiệm cơm thố.


Ngon mà giá bình dân là những tiệm cơm thố nằm góc đường Tôn Thất Đạm – Hàm Nghi.

Đa số người đến tiệm là người Việt gồm đủ thành phần xã hội. Người ra vào tiệm tấp nập chủ yếu vì món cơm thố ngon thơm, dẻo và luôn luôn nóng mà giá cả rất “ bèo ” như tiếng Sài Gòn bây giờ.

Phần tôi lần đầu tiên được ông bạn vong niên mời ăn cơm thố Chợ Cũ. Vào tiệm thấy người ta kêu những món mà từ nhỏ tôi chưa được ăn bao giờ như cá hấp, gà nướng, bồ câu quay, canh cải bẹ xanh nấu với cá thác lác v.v..

Thấy có người vào ăn một hơi cả chục thố cơm, mà đồ ăn chỉ với một dĩa cá mặn rất ư là khiêm nhường.





Cơm thố Chợ Cũ từ đó đã gây cho tôi nhiều ấn tượng về thế giới ẩm thực của người Hoa. Sau này trở thành dân Sài Gòn, có nhiều dịp ăn cơm thố, tôi mới khám ra nhiều điều thú vị và bí mật về thế giới cơm thố từ lối nấu, cách ăn của Tàu đã du nhập vào người Việt.

Như ở tiệm cơm thố Bac-Ca-Ra sau rạp chiếu bóng Nam Quang (?) thực khách hầu như chỉ có người Việt.

Tiệm nổi tiếng nhờ chiêu “khách gọi món gì tiệm nấu món nấy,” bất kể món gì, từ món “cá hàm dỉ,” canh cải bẹ xanh nấu gừng, đến món cá chưng, cá hấp v.v.. Thế mà thực khách ai nấy đều vui vẻ chờ đợi!





Nay nói về cái thố hấp cơm.



Thố là dụng cụ để đựng bằng sành sứ, là đồ dùng trong gia đình như chén, dĩa, tô, tộ. Thố có nhiều cỡ kiểu, có loại có quai/ không quai, có loại có nắp/ không nắp.

Ngày xưa, nhà giàu ở miền Tây thường hay chưng một cặp thố kiểu loại lớn, trên bàn thờ trông cho sang.

Thố kiểu nhỏ được dùng đựng nước cúng, đơm cơm, đựng cơm rượu xôi vò v.v.. dọn trên bàn thờ trong ngày giỗ, ngày Tết. Thố bằng sành thì được dùng để hấp cơm, tiềm thuốc bắc. Thố kiểu làm bên Trung Hoa, còn thố sành được làm ở Bình Dương.





Nồi và xửng hấp cơm thố cũng rất đặc biệt.

Nồi to, trong nồi đặt cái xửng lớn có hai, ba từng hấp, xửng đan bằng tre có nhiều lỗ thoát hơi lớn bằng ngón tay cái.

Phần chứa nước sôi của nồi hấp có chỗ tiếp thêm nước nóng mà không cần dời các từng chứa cơm, tránh không làm cho cơm bị “hót hơi.”

Các thố cơm sắp thưa và đều trong mỗi từng hấp để còn chỗ cho hơi nước bốc lên từng trên cùng.





Gạo dùng nấu cơm thố


Là loại gạo ngon đặc biệt như gạo Sóc Nâu, gạo hột dài, gao nàng hương Chợ Đào.

Cho ít gạo, đã được gúc sạch để ráo nước, vào từng cái thố sành. Tùy theo loại gạo mà gia giảm nước. Nước chỉ được châm vào thố một lần mà thôi, không được châm thêm.

Cơm thố là làm chín gạo trong cái thố nhỏ bằng đất nung theo lối chưng cách thủy






Tất cả đều do kinh nghiệm của người bếp làm sao cho cơm vừa ăn, không khô, không nhão.

Người bếp phải biết chắc từng cơm nào đã chín để chuyển qua từng khác, bằng cách chồng nhiều từng cơm đã chín lên nhau để chỉ giữ cơm luôn được nóng. Hấp cơm thố quả là cầu kỳ và công phu !

Cơm thố như vậy là “cơm trắng đặc biệt”, không giống như cơm trắng thường nấu bằng nồi đất mà chúng ta ăn hằng ngáy ở nhà.

Hột gạo trong thố được làm chín bằng cách hấp nên mùi thơm của gạo len ẩn vào trong ruột hột cơm, làm cho cơm thố thơm hơn cơm nấu.

Cơm thố còn có đặc tánh nữa là giữ nóng lâu, để nguội hấp lại mà không bị khô. Đặc tính nầy cơm nấu thường không có.

Vào tiệm cơm thố, “phổ ky” bưng lên, ăn bao nhiêu tính tiền bấy nhiêu. Bạn không cảm thấy ăn cơm thừa của người khác. Thố cơm bé xíu, trông hấp dẫn, và hai đũa là hết. Bạn thấy ngon hơn ăn cơm bới trong nồi.

Được biết tới nay vẫn còn một tiệm cơm thố kỳ cựu ở số 45, đường Tản Đà, quận 5, Chợ Lớn, mang bảng hiệu tiếng Việt là Giang Nam, nổi tiếng nhờ bán độc nhứt món cơm thố, không bán thêm mì hủ tiếu như tiệm khác.

Bảng hiệu cơm thố Giang Nam có mặt vào khoảng 1942, nhờ được đạo diễn phim Người Tình (quay năm 1992) chọn để tái hiện cảnh sanh hoạt hàng ngày của Chợ Lớn thời thập niên 30-40 thế kỷ trước, làm cho cơm thố Giang Nam thêm tiếng tăm.




Cũng nên phân biệt cơm thố với cơm tay cầm






Cơm tay cầm là loại phục vụ cho nhiều người, dọn chung cho cả bàn cùng ăn. Cơm tay cầm là cơm nấu chung với thức ăn, là cơm tổng hợp, người ăn không phải ăn kèm với thức ăn nào khác.

Thức ăn như hải sản, gan heo, gà quay… hấp chung với cơm trắng trong cái nồi nhỏ có một một quai, gọi là tay cầm.

Cơm tay cầm cũng được làm chín bằng cách hấp cách thủy, sau khi chín có tiệm còn bắc xoong cơm tay cầm lên bếp lửa cho cơm khét phần dưới.

Tại Little Saigon đó đây còn có tiệm còn bán món cơm tay cầm.

Riêng món cơm thố Chợ Cũ của tôi chỉ còn là “vang bóng một thời.” Khoa học tiến bộ, nấu cơm bằng nồi điện, làm cho cơm thố Chợ Cũ đã bị lùi vào trong ký ức !





Đúng là đời sống văn minh làm cho “Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều” như lời Chân Quê của Nguyễn Bính! Kể cũng tiếc… (nguồn: GS Trần Văn Chi)

https://vothilinh.blogspot.com
hoathienly19_is_offline   Reply With Quote
The Following User Says Thank You to hoathienly19 For This Useful Post:
phao cs (12-28-2020)
Old 11-11-2020   #9
hoathienly19
R4 Cao Thủ Võ Lâm
 
Join Date: Sep 2020
Posts: 842
Thanks: 1,657
Thanked 1,149 Times in 509 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 23 Post(s)
Rep Power: 5
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
Default HOÀI NIỆM VỚI THỨC ĂN VỈA HÈ CỦA SÀI GÒN TRƯỚC 1975


HOÀI NIỆM VỚI THỨC ĂN VỈA HÈ CỦA SÀI GÒN TRƯỚC 1975





hoathienly19_is_offline   Reply With Quote
The Following User Says Thank You to hoathienly19 For This Useful Post:
phao cs (12-28-2020)
Old 01-02-2021   #10
hoathienly19
R4 Cao Thủ Võ Lâm
 
Join Date: Sep 2020
Posts: 842
Thanks: 1,657
Thanked 1,149 Times in 509 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 23 Post(s)
Rep Power: 5
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
Default NHỚ LẠI MÓN NGON SÀIGÒN NGÀY TRƯỚC[



NHỚ LẠI MÓN NGON SÀIGÒN NGÀY TRƯỚC




Bây giờ ở VN ăn gì cũng chết, và chết từ từ, nhất là trái cây và hải sản. Không còn các món ngon của Saigon xưa. Mời đọc lại lần nữa bài viết của Nguyễn Ngọc Chính

Tôi rất tâm đắc với ý kiến này. Hồi còn trong trại tù cải tạo, cái bụng lép kẹp lúc nào cũng sôi ùng ục, tôi và vài người bạn tù có “tâm hồn ăn uống” vẫn thường kể cho nhau nghe những món khoái khẩu của mình.

Ăn “ hàm thụ” sao mà ngon thế. Phải nói ngon gấp nghìn lần ăn… thực thụ ! Có nhà văn nào đó cho rằng khi viết về ẩm thực bụng phải đói mới “ lột tả ” hết cái ngon của món ăn.

Thời cải tạo qua đi nhưng thời điêu linh lại kéo tới. Vào thời đó, cái để đút vào mồm chỉ toàn khoai mì chạy chỉ với bo bo, còn được mệnh danh là… cao lương.

Ngồi nhấm nháp cao lương mà cứ tức anh ách. Ai đó đã khéo chơi chữ mà đặt tên, mỉa mai không khác gì cái món “mầm đá” của ông vua ngày xưa !

Nhưng rồi cũng qua đi cái thời ăn để mà sống, người ta bỗng nhớ đến thời… sống để mà ăn ở Sài Gòn hoa lệ ngày nào.






Chuyện hàng Phở


Theo tôi, một trong những món ngon đó phải kể đến phở. Mặc dù phở có xuất xứ từ miền Bắc nhưng phở Sài Gòn thường ăn kèm với giá, ngò gai, húng quế vẫn ngon hơn phở Hà Nội thiếu hẳn các loại rau thơm mà lại không có giá.

Vào đến Sài Gòn ngày xưa có con đường tên Turc (Thổ Nhĩ Kỳ), một đầu là đường Tự Do (Catinat), đầu kia là đường Hai Bà Trưng (Paul Blanchy). Tiệm Phở Bắc được bán trong khuôn viên nhà thờ Hồi Giáo này, nên có tên là Phở Turc.






Sài Gòn 1954, lúc người Bắc mới vào Nam, những tiệm Phở Bắc hãy còn đếm được trên đầu ngón tay. Ðó là mấy tiệm :

- Phở Thịnh đường Gia Long

- Phở Turc đường Turc

- Phở Minh đường Pasteur và Phở 79 ở đường Frère Louis (sau này đổi tên thành đường Võ Tánh và đến 1975 lại đổi thành Nguyễn Trãi thuộc quận 1).

Ngay bên hông rạp Casino có một hẻm nhỏ, đi vào hẻm đó là một dẫy nhà, đa số là nhà dân Bắc Kỳ di cư sớm, từ những năm 1920. Tiệm Phở Minh nằm ở dãy nhà đó.

Phở Minh có cả phở bò lẫn phở gà nhưng đặc biệt hơn cả còn có bài thơ do thi sĩ Trần Rắc đề tặng. Bài thơ được cắt chữ, đóng khung kính, treo trên tường. Bài thơ Ðường Luật có 4 câu đầu như sau :

Nổi tiếng gần xa khắp thị thành,

Trần Minh Phở Bắc đã lừng danh

Chủ đề : tái, chín, nạm, gầu, sụn,

Gia vị: hành, tiêu, ớt, mắm, chanh.

Thi sĩ Trần Rắc chính là ông chủ tiệm giày Trần Rắc đường Lê Thánh Tôn, gần Khám Lớn Catinat năm xưa.

Tiệm giầy Trần Rắc, và cả mấy tiệm giầy ở đường này, đều có cửa sau đi vào hẻm “ ẩm thực ” Casino.

Việt Nam ta đúng là… ra ngõ gặp nhà thơ. Ðến như ông chủ tiệm giày cũng có thể làm thơ về phở chứ chưa dám nói đến Tản Ðà là người viết nhiều về nghệ thuật ăn uống !





Trên đường Mạc Ðĩnh Chi (Massiges), gần bên hông Tòa Ðại Sứ Mỹ, còn có phở Cao Vân, dù tiệm phở này không nằm trên đường Trần Cao Vân (Larclause) cách đó không xa.

Theo tôi, phở Cao Vân (25 Mạc Ðĩnh Chi) chỉ thuộc loại “thường thường bậc trung” nhưng được nhắc tới cùng với phở Minh vì Cao Vân cũng có một bài thơ ca tụng phở của thi sĩ Tú Mỡ được viết bằng sơn ngay trên tường.

Trong các món ăn Quân Tử Vị

Phở là quà đáng quý trên đời

Chủ của phở Cao Vân ngày nay là một ông cụ Bắc Kỳ hom hem theo năm tháng. Ông không còn đứng ra nấu phở nhưng chiều chiều thường ngồi nhậu lai rai với các “ chiến hữu ” để hưởng nhàn!

… Trên đường Pasteur có Phở Hòa, khá nổi tiếng. Ban đầu, lúc khai trương năm 1960, tiệm phở này mang tên Hòa Lộc. Có lẽ sau này khách ăn cứ gọi tắt là Hòa nên Hòa Lộc biến thành Hòa theo kiểu gọi tên một chữ cho dễ nhớ thường thấy ở các tiệm phở (?).

Phở Hòa chỉ chuyên loại phở bò, nếu vào đây mà tìm tô phở gà thì không có. Khách phải chịu khó ra đường Hiền Vương (bây giờ đổi tên là Võ Thị Sáu), đến tiệm Hương Bình, “chuyên trị” phở gà.






Nói đến phở Sài Gòn tại khu vực trung tâm, phải nói đến tiệm Phở 79, ngay tại số nhà 79 trên đường Võ Tánh.

Khoảng năm 1952,
tiệm Phở 79 mở cửa, khi đó nền nhà của tiệm còn thấp hơn mặt đường. Chỉ vài năm sau tiệm phát đạt, chủ nhân mua hai nhà bên cạnh, mở lớn thành tiệm Phở 79 khang trang và có thể nói là một trong những tiệm phở sạch nhất Sài Gòn thời đó.

Trường Sinh ngữ Quân đội có chi nhánh ở đường Nguyễn Văn Tráng rất gần với Phở 79 tại khu vực Ngã Sáu Sài Gòn.

Ðám giảng viên chúng tôi thường xuyên ăn sáng, ăn trưa và cả ăn tối mỗi khi “ứng chiến” tại trường.

Phở tại đây được đánh giá là… “ăn được.”

Nếu ai “ăn không được” thì chịu khó đi thêm vài bước ra Ngã Sáu, nơi đây có đủ các món ăn chơi thuộc loại bình dân, từ phở, hủ tíu cho đến mì và có cả xe… bánh mì mua về trường nằm gặm trong những đêm ứng chiến !

Gần ngã tư Phú Nhuận có phở Quyền trên đường Võ Tánh (thuộc quận Phú Nhuận), cách cổng phụ của Tổng Tham Mưu chừng 100 mét. Tôi thường ghé ăn nơi đây mỗi khi về trụ sở chính của trường sinh ngữ trong Tổng Tham Mưu.

Nước phở ở đây rất đậm đà, vị ngọt là của xương ống chứ không phải vì bột ngọt. Phở Quyền còn có cả món “ tái sách tương gừng ” được xếp vào loại… trứ danh.

Con cháu của một số gánh phở nổi tiếng Hà Nội đã vào Nam lập nghiệp năm 1954,
trong cơ hội lịch sử này có phở Tàu Bay.





Vốn là quán phở do ông nội mở vào 1950 ở Hà Nội, khi di cư vào Nam, ông chủ quán được người bạn thân tặng cho chiếc mũ bay .

Ông thường Ông thường xuyên đội nó, khách thấy lạ, gọi ông [color= blue]“Tàu Bay” [/color]rồi chết tên thành tên quán.

Phở Tàu Bay ở đường Lý Thái Tổ ngày nay vẫn bán và khách quen ngày nào vẫn chịu khó mò đến đây để tìm lại hương vị đặc thù. Phải nói Phở Tàu Bay rất… hiếu khách.

Gọi thêm nước béo, nhà phở đem ra cả tô chứ không bằng chén nhỏ như những tiệm khác. Tô đặc biệt của Tàu Bay lại là tô “Xe Lửa,” bánh và thịt trên mức hậu hĩnh .




Còn tiếp ,
hoathienly19_is_offline   Reply With Quote
Old 01-23-2021   #11
hoathienly19
R4 Cao Thủ Võ Lâm
 
Join Date: Sep 2020
Posts: 842
Thanks: 1,657
Thanked 1,149 Times in 509 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 23 Post(s)
Rep Power: 5
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
Default



NHỚ LẠI MÓN NGON SÀIGÒN NGÀY TRƯỚC



https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1394199


… Kể từ khi người Bắc di cư vào Nam, tiệm phở đánh bạt các tiệm hủ tíu, vốn là món “đặc sản” của miền Nam.

Các tiệm hủ tíu nổi tiếng Sài Gòn phải kể đến ;

- Hủ tíu Thanh Xuân đường Tôn Thất Thiệp (gần chùa Chà Và)

- Hủ tíu Phạm Thị Trước ở đường Lê Lợi (khúc gần Pasteur)

- Hủ tíu Gà Cá ở đường Hàm Nghi gần khu Ngân Hàng Quốc Gia và hủ tíu Thanh Thế trên đường Nguyễn Trung Trực…

Có người đến hủ tíu :

- Phạm Thị Trước gọi thêm bánh pâté chaud ăn kèm, cũng giống như hủ tíu Gà Cá.

Tuy nhiên, mỗi tiệm hủ tíu đều có hương vị riêng khiến một khi khách đã “ kết ” thì khó đi ăn nơi khác.

Hủ tíu Sài Gòn sáng nào cũng đông người đến thưởng thức, không cần đợi đến những ngày cuối tuần.





Thường thì hủ tíu có bánh mềm, chỉ riêng hủ tíu Thanh Xuân hay Mỹ Tho thì thêm bánh dai, nấu khô hay nước, tùy theo ý thích của khách.

Chỉ nhìn dĩa rau dọn lên trước thì cũng thấy bắt mắt :

- Giá, hẹ, rau cần tàu, tần ô và vài cọng xà lách.

Thêm vào đó, mùi nước lèo xông lên như đập vào khứu giác thực khách làm cho bụng cứ gào thét…

Người bồi bàn bưng mâm ra để tô hủ tíu trên bàn, mùi nước lèo xông lên mũi, nếm thử “ nghe ” được mùi thơm của nước lèo, thêm chút gia vị vào và cầm đũa ngay.

Hủ tíu Thanh Xuân thì phải có rau tần ô, rau cần tàu, giá sống. Hủ tíu Phạm Thị Trước hay Thanh Thế cũng thế, nhưng không có rau tần ô.

Riêng hủ tíu Gà Cá thì chỉ có giá sống.

Tuy nhiên, các thứ hủ tíu nếu thiếu vài miếng tóp mỡ và cải bắc thảo thì hình như thiếu mất cái gì đó.

Nước lèo vừa ngọt của xương, vừa béo của chất tủy từ ống xương, thoang thoảng chút mùi của con mực, tôm khô, hào khô và củ cải.

Những thứ ấy quyện vào nhau thành một thứ nước lèo hấp dẫn. Hủ tíu bình dân thì có những xe hủ tíu bán dạo.

Từ mờ sáng cho đến khi màn đêm buông xuống, nghe tiếng rao… lòng thấy nao nao !







***

Đối với tôi, một món cũng thuộc loại “khoái khẩu” ở Sài Gòn là… bánh mì thịt nguội, trong đó có cả jambon, xúc xích, patê ăn kèm với sốt mayonaise và đồ chua!

Bánh mì thịt nguội ăn sẽ ngon hơn nếu bạn có thì giờ ngồi nhẩn nha tại tiệm:

Các loại thịt bày trên đĩa trắng tinh kèm thêm một cục xốt bên cạnh dao, nĩa sạch bóng.

Bẻ một miếng bánh mì còn nóng, trét sốt lên trên rồi một lớp patê, sau đó cắt một miếng jambon… đưa vào miệng. Tuyệt cú mèo !





Nếu muốn sang hơn thì lên bánh mì Pâté Tòa Ðô chính trên đường Nguyễn Huệ hoặc tiệm bánh Hương Lan trên đường Tự Do hay ngồi Thanh Bạch đường Lê Lợi (gần bệnh viện Sài Gòn).

Chỉ cần gọi đĩa bánh mì thịt nguội kèm theo một ly cà phê sữa đá là đủ no cho đến trưa.






Thanh Bạch vẫn là nơi lý tưởng để vừa ăn sáng vừa ngắm cảnh người Sài Gòn sửa soạn cho một ngày mới.

… Sài Gòn xưa có hai tiệm Thanh Bạch, một ở đường Lê Lợi, bên rạp xi-nê Vĩnh Lợi.

Tiệm Thanh Bạch thứ hai ở đường Phạm Ngũ Lão, trong dãy phố trệt dưới tòa soạn nhật báo Sài Gòn Mới năm xưa.

Ngoài bánh mì ốp-la, ôm-lết, thịt nguội, Thanh Bạch có bánh mì bò kho, hủ tíu và đặc biệt là món suông.

Bún suông dùng xương heo để nấu nước lèo, và đặc biệt ở đây là dùng tôm tươi lột vỏ, bỏ đầu, bằm nhuyễn sau đó vo lại thành sợi dài (như sợi bún). Nước lèo ở đây rất trong, ăn kèm với rau sống…






Nhà hàng Tài Nam trên đường Ohier (Tôn Thất Thiệp) nổi tiếng với món đuông chà là chiên bơ rất ngon nhưng cũng rất mắc tiền.

Theo nhà văn Sơn Nam, vua chúa cũng còn thèm“con đuông chà là,” tên chữ là “hồ đa tử.”

Hồ đa là cây dừa rừng, tức cây chà là hoang thường mọc miền nước mặn Nam bộ, giống như cây cau kiểng.

Cây dừa rừng có “củ hũ,” tức đọt non, đến mùa sau Tết thường xuất hiện con đuông, giống như con nhộng.

Ðuông ăn đọt dừa non nên to, mập và thường được bắt trước khi nở thành bướm. Sơn Nam viết :

“Ðem đuông nướng trên vỉ sắt, cho héo rồi ăn, chấm với nước mắm nhĩ nguyên chất. Con đuông béo ngậy vì tăng trưởng, ăn ròng củ hũ cây chà là”…







Vùng Thanh Ða (Bình Thạnh) nổi tiếng khắp Sài Gòn với món cháo vịt, gỏi vịt.

Vào buổi tối người Sài Gòn hay ra bán đảo Thanh Ða trước là để đón những luồng gió mát từ sông Sài Gòn thổi vào và khi về, ghé mấy quán cháo vịt, gọi thêm đĩa gỏi vịt ăn kèm.

Nếu là “bợm nhậu” thì gọi thêm chai bia Con cọp BGI để… đưa cay.

Nếu ngại ra Thanh Ða thì trên đường Hồng Thập Tự cũng có khu bán cháo vịt thuộc loại… “ăn được.”

Thịt vịt tại đây khá mềm, nhai kỹ thấy ngọt và đặc biệt không thấy mùi hôi vốn có của thịt vịt. Có thể họ tuyển loại vịt chạy đồng nên không hôi (?).






Ðinh Công Tráng là một con đường nhỏ gần nhà thờ Tân Ðịnh nhưng cũng đi vào lịch sử ăn uống của Sài Gòn với món bánh xèo.

Bí quyết của bánh xèo nằm ở kỹ thuật pha bột, sao cho khi chiên lên, bánh giòn tan khiến người ăn có thể cảm được cái thú nghe miếng bánh đang được nhai dưới hai hàm răng.

Lớp bột gạo pha chút nghệ khi đổ vào chảo dầu tạo nên một tiếng “xèo”
khiến ta hiểu được tại sao lại gọi là… bánh xèo !

Ngày nay, đường Ðinh Công Tráng trở thành “đường bánh xèo” nhưng người sành ăn thì chọn quán bên tay trái, nếu đi từ đường Hai Bà Trưng vào.

Quán không tên nhưng người ăn vẫn nhớ vì nó đã đi vào “bộ nhớ” của người Sài Gòn từ bao năm nay. Những quán đối diện bên kia đường trông có vẻ lịch sự hơn, sạch sẽ hơn nhưng vẫn chịu cảnh vắng khách vì là kẻ… hậu sinh.






Khu Ða Kao có tiệm bánh cuốn Tây Hồ (127 Ðinh Tiên Hoàng), gần chợ Ða Kao, quận1, nổi tiếng.

Tại đây, mỗi bàn có để sẵn một thẩu nước mắm và một chồng chén nhỏ để khách tùy nghi sử dụng, thêm nhiều hay ít ớt bằm theo sở thích riêng của từng người.

Tuy nhiên, có khách lại thích chan luôn nước mắm vào đĩa để bánh cuốn thấm nước mắm, đậm đà hơn.

Chả quế và giò lụa được cắt thành miếng lớn, để riêng trong một đĩa nhỏ. Khách có thể chỉ ăn bánh cuốn nhân thịt mà không đụng tới đĩa giò chả, như vậy người phục vụ nhìn vào đĩa chả còn nguyên mà không tính tiền. Nếu cần, có thể gọi thêm đĩa bánh tôm hoặc bánh cuốn không nhân.

Sài Gòn cũng có bánh cuốn Thanh Trì kiểu Bắc, mỏng như tờ giấy, ăn với “ruốc” (chà bông) và nước mắm phải kèm với vài giọt cà cuống mới là “sành điệu” !

Còn bánh ướt là kiểu bánh cuốn bình dân ở Sài Gòn, cũng ăn kèm với bánh tôm chiên, giò, chả và rau, giá.

Những xe bánh ướt được đẩy đi khắp Sài Gòn, có cả nồi hấp nên lúc nào bánh cũng nóng và người bán bao giờ cũng chan nước mắm vào đĩa thay vì chấm kiểu “thanh cảnh” như bánh cuốn Thanh Trì.






Lại nói thêm, đường Albert (vào thời Ðệ Nhất Cộng Hòa đổi tên thành Ðinh Tiên Hoàng) khá dài nên dọc theo con đường này có nhiều địa chỉ ẩm thực nổi tiếng.

- Tiệm ăn Chez Albert (lấy tên theo con đường)

- Cà phê Hân

- Mì Cây Nhãn (tên đặt theo cây nhãn hồi đó còn trồng trước sân)

- Thạch chè Hiển Khánh (nơi sưu tầm rất nhiều thơ ca tụng thạch chè)…

Tôi chắc chắn còn bỏ quên khá nhiều điểm ăn uống khác nữa trên con đường này.





https://anhxua.net


Ở góc đường Tôn Thất Ðạm và Hàm Nghi, trước kia vào thập niên 30 có một quán cháo cá nổi tiếng một thời.

Buổi chiều cho đến gần khuya, khách đến ăn rất đông, nhất là khi cải lương, hát bội, hát bóng vãn hát.

Theo Vương Hồng Sển trong Sài Gòn Tạp Pín Lù, quán cháo cá này của người Tàu, gốc Quảng Ðông, “cha truyền con nối suốt bốn năm thế hệ, trót trăm năm chớ không phải chơi… ”

Cháo tại đây nấu bằng gạo tấm hầm với cá, xương heo và thịt tôm hùm để thành một thứ hồ sền sệt khiến “người đau mới mạnh dùng không sợ trúng thực, người mệt mỏi ăn vào cảm thấy nhẹ bụng, mau tiêu. Tô cháo cá Chợ Cũ quả là một ‘tô thuốc tráng thần…”


Cháo nóng hổi bốc hơi nghi ngút. Vừa thổi vừa húp xì xụp mới thấy được cái thú vị của món cháo cá Chợ Cũ. Thịt cá giòn, thơm, lẫn lộn hương vị của hành, tiêu, gừng và có thể ăn với “dầu chá quẩy.”

Thú thật, tôi là người thích thịt hơn cá nhưng thỉnh thoảng được thưởng thức món cháo cá vẫn thấy ngon đến toát mồ hôi !


Có một tiệm cháo giò heo khá nổi tiếng trong ngõ đường Phan Ðình Phùng (ngày nay là Nguyễn Ðình Chiểu).

Tiệm không có tên, chuyên bán cháo từ 6 giờ tối tới một, hai giờ sáng.

Khách của tiệm này đa số là khách chơi đêm, khách đi nhảy, khuya về đói bụng đến ăn tô cháo nóng.






Tôi lại nhớ đến món phá lấu ở góc đường Lê Lợi-Pasteur, nơi đây còn có xe bò bía và nước mía Viễn Ðông.

Bán phá lấu là một chú Tàu và “cửa hàng” của chú chỉ vỏn vẹn một cái khay tròn, trên đó bày đầy đủ nội tạng heo:

Lòng, dồi, gan, bao tử, ruột non, ruột già, tim, phèo, phổi…

Trông thật hấp dẫn, ngửi thơm phức và ăn vào thì giòn tan. Phá lấu nói chung có vị hơi ngòn ngọt, gan thì bùi bùi, lòng thì hơi dai dai nhưng khi nhai kỹ mới thấy ngon… thấu trời xanh !

Nghệ thuật làm phá lấu chắc chỉ mấy chú ba mới đáng hàng sư phụ. Phá lấu làm tại nhà cũng ướp húng lìu, ngũ vị hương nhưng không thể nào so sánh với phá lấu góc nước mía Viễn Ðông.

Từng miếng phá lấu được ghim sẵn bằng tăm, chấm với tương đỏ trộn tương đen. Khách ăn xong chú Ba chỉ nhìn tăm mà tính tiền nhưng tuyệt đối không bao giờ sai.


Khay phá lấu







Quá bộ vài bước là xe nước mía tươi mát đang chờ… để kết thúc một chuyến ăn hàng bên lề đường.

Gần nước mía Viễn Ðông có xe thịt bò khô của ông Năm (theo tên gọi của khách quen) và sau 1975 ông dời về đường Tự Ðức (nay đã đổi tên là đường Nguyễn Văn Thủ) thuộc khu Ða Kao.

Dân chơi Sài Gòn thường xếp hạng :


“Ăn quận 5, nằm quận 3, xa hoa quận 1”
nên viết về món ngon Sài Gòn mà bỏ qua khu vực Chợ Lớn là cả một thiếu sót lớn.

Dọc đường Trần Hưng Ðạo nối với đường Marins (Ðồng Khánh) thuộc địa phận quận 5 có những nhà hàng, tửu lầu nổi tiếng một thời như Arc-en-Ciel, Ðồng Khánh, Á Ðông, Bát Ðạt.






Theo tôi, Chợ Lớn nổi tiếng hơn cả là đường Lacaze mà người Việt hay gọi trại là La Cai, tức đường Nguyễn Tri Phương sau này.

Khu La Cai có mì vịt tiềm hầm thuốc bắc, một trong những món “ tủ ” của người Hoa.

Bên cạnh đó còn có những tiệm hủ tíu mang tên Mỹ Tiên, Cả Cần và tiệm bánh bao Bà Năm Sa Ðéc.






Ðêm đến có các quán sò huyết dọc theo lề đường. Khách bình dân ngồi ăn nhậu thoải mái giữa dòng xe cộ ồn ào bên ánh đèn nê-ông từ các nhà hàng, vũ trường sang trọng của Chợ Lớn “by night”!

… Thôi thì đời người có lúc hưng lúc tàn, cũng như vận nước có khi thịnh khi suy. Viết lại món ngon Sài Gòn chỉ để thỏa mãn kiểu “ăn hàm thụ” như đã nói ở trên. Giờ có cho ăn thực thụ chắc cũng chẳng thấy ngon như thời còn trai trẻ.

Tất cả bây giờ chỉ còn là… hoài niệm!

Nguyễn Ngọc Chính

https://cafevannghe.wordpress.com


hoathienly19_is_offline   Reply With Quote
The Following User Says Thank You to hoathienly19 For This Useful Post:
wonderful (02-23-2021)
Old 02-22-2021   #12
hoathienly19
R4 Cao Thủ Võ Lâm
 
Join Date: Sep 2020
Posts: 842
Thanks: 1,657
Thanked 1,149 Times in 509 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 23 Post(s)
Rep Power: 5
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
Default ẨM THỰC VÀ GIẢI KHÁT CỦA SÀI GÒN TRƯỚC NĂM 1975



ẨM THỰC VÀ GIẢI KHÁT CỦA SÀI GÒN TRƯỚC NĂM 1975






hoathienly19_is_offline   Reply With Quote
The Following User Says Thank You to hoathienly19 For This Useful Post:
wonderful (02-23-2021)
Old 03-31-2021   #13
hoathienly19
R4 Cao Thủ Võ Lâm
 
Join Date: Sep 2020
Posts: 842
Thanks: 1,657
Thanked 1,149 Times in 509 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 23 Post(s)
Rep Power: 5
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
Default COFFEE NƠI ĐỘC ĐÁO LƯU GIỬ KỶ VẬT TRƯỚC 1975 . KHÔNG TIẾP KHÁCH TRUNG QUỐC



COFFEE SÀI GÒN NƠI ĐỘC ĐÁO LƯU GIỬ KỶ VẬT TRƯỚC 1975 . KHÔNG TIẾP KHÁCH TRUNG QUỐC






hoathienly19_is_offline   Reply With Quote
Reply

User Tag List

Thread Tools

Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. Vì một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hãy ghé thăm chúng tôi, hãy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 17:03.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.36303 seconds with 13 queries