Ba Mươi Tháng Tư Trong Kư Ức và Thơ - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > Other News|Tin Khác > Stories, Books | Chuyện, Sách


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Ba Mươi Tháng Tư Trong Kư Ức và Thơ
Ba mươi tháng tư của bốn mươi sáu năm trước đối với hàng triệu người Việt không chỉ đơn thuần là thời điểm xảy ra trên diễn tŕnh của thời gian vận hành liên lỉ bất tận. Ba mươi tháng tư đối với hàng triệu người Việt là điểm tụ của kư ức khó phai.

Đừng tưởng kư ức là cái ǵ đă qua th́ dễ phai nhạt và không hiện thực. Khi kư ức với những vết hằn khổ lụy sâu hoắc của một quăng đời nào đó có cơ hội tái hiện th́ nó c̣n thật hơn gấp triệu lần cái hiện tại mà con người đang sống, đang tiếp xúc bằng lục căn với lục trần (từ ngữ nhà Phật chỉ cho 6 giác quan gồm mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ư, và 6 đối tượng ngoại giới gồm màu sắc, âm thanh, hương vị, mùi vị, xúc chạm và ư thức). Lúc đó kư ức như một thứ mănh lực phi thường chiếm lĩnh cả thân tâm để lôi ngược con người trở về quá khứ và bỏ mặc cho hiện tại đứng trơ vơ và trống rỗng một ḿnh. Kư ức ấy một khi cưu mang những sự kiện lịch sử mà một cộng đồng dân tộc đă cùng nhau chứng kiến và ghi nhớ th́ nó trở thành một thứ “kư ức cộng đồng” (collective memory). Một khi nó đă trở thành kư ức cộng đồng th́ sức của một cá nhân không đủ để bôi xóa.

Ba mươi tháng tư năm một chín bảy mươi lăm trong kư ức của một cậu bé vị thành niên như tôi là những mảnh h́nh ảnh hỗn độn, hăi hùng và chết chóc! Nó chứng kiến cái chết thảm thiết của người anh ruột bị giết tập thể cùng hơn một trăm hai mươi quân dân cán chính Việt Nam Cộng Ḥa đă nghe lời đường mật của các cán bộ cộng sản kêu gọi tập trung học tập trong ṿng mươi ngày rồi thả về nhà. Nó chứng kiến đưởng phố ngổn ngang áo quần, giày dép, súng đạn, xe cộ của những đơn vị chính quy Quân Lực VNCH tan hàng bỏ chạy c̣n ném lại bên đường. Nó nh́n thấy những bà mẹ đi t́m con hớt hả; những người vợ đi t́m chồng đỏ mắt; và những đứa con mất cha bơ vơ lạc lơng. Nó nghe tiếng kêu gào của người vợ t́m thấy xác chồng đă mục rữa chỉ c̣n nhận dạng được bộ đồ bọc xương nằm lăn lóc nơi b́a rừng heo hút.

Nhà thơ Mỹ gốc Việt Ocean Vuong – tên thật là Vương Quốc Vinh -- ra đời mười ba năm sau khi Sài G̣n thất thủ, đă làm bài thơ nổi tiếng “Aubade with Burning City” [Bài Hát với Thành Phố Đang Cháy], nằm trong thi phẩm “Night Sky with Exit Wounds,” được xuất bản vào năm 2016, mô tả Sài G̣n ngày 29 tháng 4 năm 1975, nghĩa là một ngày trước khi Sài G̣n bị mất vào tay cộng sản, với bản nhạc “White Christmas” của Irving Berlin phát đi mà tiếng hát nghe khắp thành phố, chỉ huy cảnh sát chết nằm bên đường, đoàn người tập trung để được trực thăng Mỹ bốc đi khỏi thành phố trong khi chiến dịch di tản công dân Mỹ và người Việt tị nạn sắp kết thúc.

“Những cách hoa sữa trên đường
Giống như những mảnh áo dài của người con gái

Chúc bạn những ngày hạnh phúc và tươi sáng…

Chàng rót rượu vào tách trà, đưa tới môi nàng.

Chàng nói hả ra.
Nàng hả ra.

Bên ngoài, một người lính phun
điếu thuốc lá trong khi những bước chân
đứng đầy quảng trường như những viên đá rơi xuống từ trời. Cầu chúc tất cả Lễ Giáng Sinh của bạn đều trắng khi người cảnh sát giao thông đưa tay mở bao đựng súng ra.

Tay của hắn vuốt ve chiếc áo dài trắng của cô nàng

Cặp mắt đen của hắn
Mái tóc xanh của nàng.
Ngọn đèn đơn độc

Những cái bóng của họ: hai cái bấc.

Chiếc xe tải quân đội chạy nhanh qua ngả tư, tiếng của những đứa trẻ la réo bên trong. Một chiếc xe đạp lật nhào qua cửa sổ một cửa hàng. Khi bụi bay lên, con chó mực nằm trên đường, thở hổn hển. Hai chân sau của nó dập nát trong ánh đèn Giáng Sinh trắng xóa.

Trên tủ đầu giường, chồi non của cây mộc lan nở ra như bí mật được nghe lần đầu tiên.

Những ngọn cây lấp lánh và trẻ em lắng nghe, cảnh sát trưởng gục mặt vào đống Coca-Cola. Tấm h́nh của cha ông lớn cỡ bàn tay ướt đẫm nằm một bên tai trái.

Bài hát vang ra khắp thành phố như một góa phụ.

Một màu trắng… một màu trắng…. tôi đang mơ một màn tuyết rơi từ đôi vai của bà…”

Ở cái tuổi chưa trưởng thành, tôi đă có nhận thức về chủ nghĩa cộng sản là tàn ác và dă man. Nhận thức đó của một đứa trẻ không đến từ những lư thuyết trong sách vở mà đến từ chính những ǵ nó chứng kiến tận mắt và nghe tận tai.

Sau đó, tôi đă chứng kiến cảnh tượng của chiến dịch triệt tiêu nền văn hóa Miền Nam mà chế độ cộng sản gọi là nền văn hóa “đồi trụy.” Dùng chữ “đồi trụy” để kết án nền văn hóa Miền Nam là cách dùng sỉ nhục và hoàn toàn khiên cưỡng. Thực chất là chế độ cộng sản không thể và không dám dung nạp nền văn hóa Miền Nam với tự do, khai phóng và sáng tạo. Đối với những người cộng sản, mà cho đến hôm nay vẫn thế, không thể chấp nhận nếp sống văn hóa tự do và khai phóng, v́ đó là kẻ thù quyền lực nhất có khả năng xóa bỏ sự mù quáng, cuồng tín, độc tài, chuyên chế và bạo lực là nền tảng mà chế độ cộng sản xây dựng trên đó.
Bởi thế, Lenin đă từng tuyên bố “trí thức là phân.” Câu này thường được cho là do Mao Trạch Đông nói, nhưng trong bài viết “Lenin lần đầu gọi 'trí thức là phân' trong thư gửi Gorky,” được đăng trên trang mạng Đài BBC Tiếng Việt vào ngày 25 tháng 1 năm 2020, th́ cho rằng câu này do Lenin nói vào năm 1919. Một lănh tụ của đảng cầm quyền xem thành phần “trí thức là phân” th́ đất nước đó đang ch́m trong bóng tối của bạo tàn.

Ba Muoi Thang Tu Trong Ky Uc va Tho 01
Viên chức CIA giúp những người di tản leo lên thang để vào chiếc trực thăng Mỹ tại nóc Ṭa Đại Sứ Hoa Kỳ tại địa chỉ 22 Đường Gia Long ở Sài G̣n hôm 29 tháng 4 năm 1975. (nguồn: www.en.wikipedia.org)


Chính v́ vậy, suốt ba phần tư thế kỷ cai trị Miền Bắc và gần nửa thế kỷ thống trị Miền Nam, chế độ cộng sản Hà Nội đă thực hiện bao nhiêu chiến dịch trù dập giới trí thức văn nghệ sĩ, từ vụ án Nhân Văn Giai Phẩm vào cuối thập niên 1950s đến vụ bỏ tù giới trí thức văn nghệ sĩ Miền Nam sau năm 1975. Dưới chế độ cộng sản nền văn học Việt Nam không ngóc đầu lên nổi bởi v́ bị độc tài đảng trị đè đầu. Cho đến giữa thập niên 1980s có phong trào văn học phản kháng th́ mới thấy xuất hiện một vài tác phẩm văn chương sáng tạo. Nhưng rồi không bao lâu th́ phong trào này cũng bị trù dập. Như thế rơ ràng là phải đi ngược lại đường lối của chính quyền cộng sản th́ mới có tự do và sáng tạo.

Chủ nghĩa cộng sản rất sợ thành phần trí thức, bởi v́ trí thức là cái đầu biết suy nghĩ, biết phân biệt đúng sai, biết lên tiếng phản đối. Thành phần trí thức được chế độ cộng sản xếp vào hàng đầu trong danh sách những kẻ thù cần phải tiêu diệt: trí, phú, địa, hào. Chủ nghĩa cộng sản lấy lực lượng công nông làm chủ lực để tiến hành cách mạng bạo lực cướp và nắm chính quyền. Cho nên, muốn cai trị dân bằng độc tài chuyên chế th́ phải diệt trí thức. Một trong những cách diệt trí thức của cộng sản là phải tẩy năo, phải bắt họ ngồi tù, bỏ đói, bắt làm việc cật lực để không c̣n đủ sức và th́ giờ mà suy tư mơ mộng, phải diệt sạch văn hóa “đồi trụy.” Sau năm 1975, tôi đă thấy nhiều gia đ́nh đốt, thủ tiêu những sách báo, tài liệu, giấy tờ và cả h́nh ảnh liên quan đến chính thể Việt Nam Cộng Ḥa. Những năm sau 1975, tôi cũng đă từng chứng kiến các cán bộ văn hóa của cộng sản lục soát, tịch thu và tiêu hủy tất cả sách báo, tài liệu thuộc chế độ cũ ở những cơ quan, chùa chiền và tư gia.

Mô tả chính sách bỏ đói người tù để khống chế họ trong các trại tù khổ sai mà chế độ cộng sản Việt Nam gọi một cách “văn vẻ” là “trại học tập cải tạo,” nhà thơ Trần Dạ Từ, ngưởi bị tù dưới chế độ cộng sản sau năm 1975, trong bài thơ làm trong tù dài nhất từ trước tới nay với khoảng bảy trăm câu có tựa đề “Ḥn Đá Làm Ra Lửa” được đăng trong tuyển tập thơ của Trần Dạ Từ xuất bản vào năm 2018, viết như sau:

“Nhưng chúng ta biết cái đói khác
Cái đói tùng xẻo rỉ rả đêm ngày
Được xưng tụng là kinh điển, chính sách
Được trang phục lộng lẫy bằng mỹ từ
“Phát minh vĩ đại của thiên tài
Vũ khí chuyên chế vô địch của giai cấp
Chủ nghĩa bách chiến bách thắng của thế kỷ”

Ở đâu ra cái đói quỷ quái ấy?
Từ quả cân đẫm mồ hôi, lăo địa chủ thu tô
Từ đồng xu cắt cổ, bác chà gom nợ lăi
Đâu giản dị có vậy

Cái đói phát minh của thiên tài
Mọc từ luống cầy trên trán hói
“Cầy đi cầy lại cầy tới cầy lui”
Đă để lại bao nếp nhăn tối tăm
Trên vầng trán đẹp đẽ, đáng tiếc
sớm hói v́ hằn học

Cái đói phát minh của thiên tài.
Nó là thứ ǵ vậy?
Tên nó, “Chính sách lương thực của Lenin”
Nó giản dị thôi:
Kinh nghiệm phản xạ có điều kiện
từ con chó của Pavlov
được tính toán, phối hợp lô gích cho con người
Sự co thắt dạ dầy. Nước miếng. Tiếng kẻng
Cái đói thành vũ khí chuyên chế vô địch
Nó được tung, được hứng, được quảng cáo xôm tụ:
“Kiểm kê. Quản lư. Làm chủ”

Và nó vơ. Nó vét. Nó ban phát ơn huệ
Biến chén cơm, miếng bánh thành ma túy
Biến tiếng kẻng cho ăn thành lệnh của ma quỷ
Để khuất phục đồng loại

Tôi biết cái vũ khí đói này
Em ở đâu. Em coi chừng nó
Kẻng ăn gơ
Nước miếng ứa
Rớt nhăi chẩy
Biến hóa thành muôn h́nh ngh́n vẻ…”

Các nhà tù cộng sản là những địa ngục trần gian, là nơi mà nhà thơ Tô Thùy Yên đă miêu tả là đă biến con người thành con “vượn cổ sơ.” Nhưng ngoài nhà tù nhỏ c̣n có nhà tù lớn là cả đất nước. V́ thế, hàng triệu người đă không thể sống được trong cái nhà tù lớn đó nên đành bỏ quê hương mà đi t́m tự do bằng đường bộ và đường biển sau ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Sau hơn mười năm ở tù cộng sản, nhà thơ Tô Thùy Yên (1938-2019) khi ra tù đă sáng tác bài thơ nổi tiếng “Ta Về,” được đăng trong tập Thơ Tuyển xuất bản vào năm 1995. Xin trích một số đoạn trong bài thơ “Ta Về” của nhà thơ Tô Thùy Yên như sau:

“Ta về một bóng trên đường lớn
Thơ chẳng ai đề vạt áo phai
Sao bỗng nghe đau mềm phế phủ
Mười năm đá cũng ngậm ngùi thay

Vĩnh biệt ta mười năm chết dấp
Chốn rừng thiêng ỉm tiếng ngh́n thu
Mười năm mặt sạm soi khe nước
Ta hóa thân thành vượn cổ sơ

Ta về qua những truông cùng phá
Nếp trán nhăn đùa ngọn gió may
Ta ngẩn ngơ trông trời đất cũ
Nghe tàn cát bụi tháng năm bay

Chỉ có thệ Trời câm đất nín
Đời im ĺm đóng váng xanh xao
Mười năm, thế giới già trông thấy
Đất bạc màu đi, đất bạc màu

Ta về như bóng chim qua trễ
Cho vội vàng thêm gió cuối mùa
Ai đứng trông vời mây nước đó
Ngàn năm râu tóc bạc phơ phơ

Một đời được mấy điều mong ước
Núi lở sông bồi đă mấy khi
Lịch sử ngơi đi nhiều tiếng động
Mười năm, cổ lục đă ai ghi

Ta về cúi mái đầu sương điểm
Nghe nặng từ tâm lượng đất trời
Cảm ơn hoa đă v́ ta nở
Thế giới vui từ mỗi lẻ loi

Tưởng tượng nhà nhà đang mở cửa
Làng ta ngựa đá đă qua sông
Người đi như cá theo con nước
Trống ngũ liên nôn nả gióng mừng

Ta về như lá rơi về cội
Bếp lửa nhân quần ấm tối nay
Chút rượu hồng đây xin rưới xuống
Giải oan cho cuộc biển dâu này

Ta khóc tạ ơn đời máu chảy
Ruột mềm như đá dưới chân ta
Mười năm chớp bể mưa nguồn đó
Người thức mong buồn tận cơi xa

Ta về như hạt sương trên cỏ
Kết tụ sầu nhân thế chuyển dời
Bé bỏng cũng th́ sinh, dị, diệt
Tội t́nh chi lắm nữa người ơi

Quán dốc hơi thu lùa nỗi nhớ
Mười năm người tỏ mặt nhau đây
Nước non ngàn dặm bèo mây hỡi
Đành uống lưng thôi bát nước mời

Ta về như sợi tơ trời trắng
Chấp chới trôi buồn với nắng hanh
Ai gọi ai đi ngoài cơi vắng
Dừng chân nghe quặn thắt tâm can

Lời thề buổi ấy c̣n mang nặng
Nên mắc t́nh đời cởi chẳng ra
Ta nhớ người xa ngoài nỗi nhớ
Mười năm ta vẫn cứ là ta

Ta về như tứ thơ xiêu tán
Trong cơi hoang đường trắng lăng quên
Nhà cũ mừng c̣n nguyên mái, vách
Nhện giăng, khói ám, mối xông nền

Mọi thứ không c̣n ngăn nắp cũ
Nhà thương khó quá sống thờ ơ
Giậu nghiêng cổng đổ, thềm um cỏ
Khách cũ không c̣n, khách mới thưa

Ta về khai giải bùa thiêng yểm
Thức dậy đi nào, gỗ đá ơi
Hăy kể lại mười năm chuyện cũ
Một lần kể lại để rồi thôi…”

Chuyện kể th́ cũng phải có kết cuộc, nhưng kư ức th́ sẽ c̣n đó. Chính v́ c̣n đó nên đă làm cho “tứ thơ xiêu tán.” Đọc bài thơ “Ta Về” của nhà thơ Tô Thùy Yên trong ngày ba mươi tháng tư mà cảm nghe một mảng kư ức tuông trào với bao nỗi niềm bi thương, chua xót, “Dừng chân nghe quặn thắt tâm can”.

Ba Muoi Thang Tu Trong Ky Uc va Tho 02
Người Mỹ và người Việt chạy tới chiếc trực thăng của Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ tại Sài G̣n trong cuộc di tản của thành phố vào ngày 29 tháng 4 năm 1975. (nguồn: https://www.cbsnews.com)


Thay lời kết, xin trích một số đoạn trong bài thơ “Nửa Phút Mặc Niệm Cho Ba Mươi Tháng Tư” của nhà thơ KC được đăng trên trang mạng www.vietbao.com hôm 15 tháng 4 năm 2021 để mặc niệm tất cả những người đă chết hay c̣n sống trong biến cố lịch sử đau thương của ngày ba mươi tháng tư năm một chín bảy lăm.

“…
cho triệu người buồn
gầm gừ dọa biển
cho tôi tự do hay cho tôi cái chết
nhưng trước lưỡi dao hải tặc
chỉ có thể im lặng nghiến răng
hay nài van như người đàn bà không c̣n xuân sắc
cho tôi thế cô bé kia
cô chưa tới chín tuổi mà

cho những người chết xa
không phải chỉ trên đường hồ chí minh cay nghiệt
nhưng bất cứ đường nào
đưa ra khỏi nước
những xác khô
những hồn ma luẩn quẩn ngơ ngơ ngác ngác
bên Miên bên Việt
chỗ nào là quê hương?

cho những người
tặng hoà b́nh
khói cay, biểu ngữ, những ư niệm nhân bản, nhân văn nhất
họ vẫn sống hay đă chết
dưới gánh nặng kư ức
và hai trăm ngàn xác "boat people"?

nửa phút mặc niệm cho ba mươi tháng tư
cho lỗi lầm, cho lịch sử vô t́nh
cho chính ḿnh
bạc nghĩa”

florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
florida80's Avatar
Release: 05-09-2021
Reputation: 200894


Profile:
Join Date: Aug 2007
Posts: 112,151
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	ba-muoi-thang-tu-trong-ky-uc-va-tho-01.jpg
Views:	0
Size:	40.4 KB
ID:	1787674  
florida80_is_offline
Thanks: 7,282
Thanked 45,854 Times in 12,759 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 139 florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
The Following User Says Thank You to florida80 For This Useful Post:
Blue_bonnet (05-10-2021)
Reply

User Tag List

Thread Tools

Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 07:32.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.11476 seconds with 15 queries