Bị nhóm giả cảnh sát đe dọa, nam sinh thuê khách sạn, tự quay video bị bắt cóc, tra tấn, chích điện... gửi cho gia đ́nh để tống tiền 500 triệu đồng chuyển cho tội phạm.
Ngày 14/7, Công an TP HCM cho biết đă phối hợp Công an phường Tân B́nh giải cứu nam sinh 21 tuổi bị "bắt cóc online", đồng thời truy bắt những người có liên quan.

H́nh ảnh nam sinh tự tra tấn để bọn tội phạm quay video tống tiền gia đ́nh. Ảnh: Công an cung cấp
Trước đó, cảnh sát nhận được tŕnh báo của gia đ́nh nam sinh Thành về việc con trai bị nhóm tội phạm bắt cóc tống tiền với nhiều t́nh tiết lạ. Một ngày trước, Thành thông báo với cha mẹ vừa nhận được suất du học Canada, cần 750 triệu đồng để chứng minh tài chính; gia đ́nh chỉ cần lo 400 triệu đồng, c̣n lại nhà trường hỗ trợ.
Nam sinh cũng gửi cho gia đ́nh một tờ thông báo về chương tŕnh trao đổi sinh viên của Trường Đại học Sheridan College (Canada) cấp năm 2025. Tin tưởng con trai, cha mẹ đă chuyển 400 triệu đồng vào tài khoản cho cậu.
Đến sáng hôm sau, Thành lại thông báo với gia đ́nh là nhà trường không hỗ trợ, cần chuyển thêm 350 triệu đồng để hoàn tất hồ sơ nếu không sẽ bị mất suất du học. Nghi ngờ con trai bị lừa, người nhà không đồng ư chuyển tiền.
Trưa cùng ngày, Thành gọi video cho người thân, cho thấy cảnh đang ngồi trong ôtô, và thông báo "con bị bắt cóc, cần chuyển 500 triệu đồng để chuộc mạng". Từ thời điểm đó, gia đ́nh không thể liên lạc được với con.
Hàng chục cảnh sát vào cuộc điều tra, đến nửa đêm, phát hiện Thành đang ở một ḿnh trong pḥng khách sạn ở tỉnh Tây Ninh, không có dấu hiệu bị bắt cóc. Đến lúc này nam sinh mới biết đă sập bẫy lừa của tội phạm mạng.
Nạn nhân bị thao túng tâm lư như thế nào
Làm việc với cơ quan điều tra, nam sinh kể, trước đó nhận được cuộc gọi từ một người xưng là cán bộ điều tra, thông báo cậu liên quan đến đường dây mua bán thông tin tài khoản ngân hàng vừa bị triệt phá. Thành nói không liên quan th́ người này yêu cầu tải ứng dụng Zoom, nhập ID pḥng chat để gọi video call làm việc.
Cậu được cho biết muốn "chứng minh vô tội" th́ phải chuyển 750 triệu đồng vào "tài khoản cảnh sát" rồi sẽ được hoàn lại. Nam sinh bị buộc không được hé lộ chuyện này với ai nếu không sẽ bị cơ quan điều tra bắt giam ngay lập tức.
Thành nói không có tiền th́ được nhóm "điều tra viên" hướng dẫn dựng lên câu chuyện được nhà trường chọn tham gia cuộc trao đổi của đại học ở Canada. Sau khi được người nhà chuyển 400 triệu đồng, cậu chuyển hết vào "tài khoản an toàn của cảnh sát".
Tiếp đó, Thành bị nhóm giả cảnh sát thông qua ứng dụng Zoom yêu cầu di chuyển liên tục, ngồi trên ôtô tự quay video "bị bắt cóc" gửi cho gia đ́nh. Chúng đe dọa nếu không chuyển tiền để làm rơ "không liên quan đến băng nhóm tội phạm ngân hàng" th́ sẽ bắt giam cậu ngay lập tức. Cuối cùng, các cảnh sát giả bắt Thành thuê pḥng khách sạn, cởi quần áo, đổ nước lên người, đóng giả cảnh bị tra tấn để chúng quay video. Chúng dùng chính tài khoản của nam sinh gửi video này về cho gia đ́nh cậu, tống tiền.
Thời gian qua, Công an TP HCM và các tỉnh thành liên tiếp giải cứu nhiều nạn nhân bị "bắt cóc online" - chiêu thức lừa đảo mới nhắm vào học sinh, sinh viên và người trẻ ít kinh nghiệm sống. Các băng nhóm tội phạm thường giả danh công an, viện kiểm sát hoặc ṭa án, gọi điện hù dọa nạn nhân rồi yêu cầu chuyển tiền để "phối hợp điều tra". Một số trường hợp c̣n bị yêu cầu cách ly, thuê khách sạn hoặc cài ứng dụng lạ để bị khống chế tinh thần.
Công an khẳng định không có chuyện gọi điện điều tra hay yêu cầu chuyển tiền. Người dân được khuyến cáo không cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, mă OTP cho bất kỳ ai qua điện thoại; không nghe theo yêu cầu cách ly, thuê pḥng, cài app lạ. Khi nghi ngờ, hăy b́nh tĩnh cúp máy, gọi 113 hoặc đến công an gần nhất để tŕnh báo.
VietBF@ sưu tập