Theo các bác sĩ, di chứng huyết khối là di chứng nguy hiểm có thể khiến người bệnh nguy kịch, thậm chí tử vong sau khi đă khỏi Covid-19.
Nguy kịch v́ di chứng
TS BS Trần Chí Cường – Giám đốc chuyên môn BV SIS Cần Thơ cho biết trong các biến chứng hậu Covid-19 th́ biến chứng huyết khối tĩnh mạch được xem là biến chứng nguy hiểm.
BS Cường chia sẻ 1 trường hợp là đồng nghiệp của anh tại TP.HCM, chưa tới 40 tuổi, mắc Covid-19 đă điều trị khỏi hoàn toàn nhưng sau đó bị huyết khối tĩnh mạch dẫn tới tử vong. Đây thực sự là điều đáng tiếc.
Các BS Bệnh viện Nhân dân Gia Định, TP.HCM cũng tiếp nhận trường hợp của ông N.B.T, 60 tuổi, ở G̣ vấp, nhập viện cấp cứu do đau ngực, khó thở và được Khoa Nội Tim Mạch chẩn đoán thuyên tắc phổi gần như toàn bộ hai bên kèm huyết khối trong nhĩ phải với tiền sử mắc Covid một tháng trước. Bệnh nhân tự điều trị tại nhà, không dùng thuốc kháng đông.
SpO2 của bệnh nhân chỉ c̣n 79%. Các bác sĩ nhận định bệnh nhân sẽ rơi vào t́nh trạng suy hô hấp và tuần hoàn cấp.
Các bác sĩ phẫu thuật tim phải khẩn trương gây mê hồi sức để tiến hành phẫu thuật ngay. Trong khi đang tiến hành thực hiện các thủ thuật gây mê hồi sức, t́nh trạng tim mạch của bệnh nhân diễn tiến xấu rất nhanh và ngưng tim, xoa bóp tim ngoài lồng ngực được thực hiện ngay cùng với tiêm adrenaline liên tục vào đường tĩnh mạch trung tâm. Mười phút trôi qua với 32 ống adrenaline nhưng tim của bệnh nhân vẫn không đập lại.

Bệnh nhân bị di chứng tắc mạch phổi do huyết khối sau Covid-19.
Các bác sĩ đă mở ngực khẩn qua đường cưa xương ức và xoa bóp tim trực tiếp, đồng thời đặt các mũi khâu lên động mạch chủ và hai tĩnh mạch chủ để khởi động hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể nhanh nhất có thể với mong muốn cứu văn t́nh thế thiếu máu năo, tim và các tạng trong cơ thể.
Sau khi hạ thân nhiệt, liệt tim, các bác sĩ đă tiến hành thủ thuật lấy huyết khối lấp đầy hai động mạch phổi trái, phải và các nhánh, kiểm tra huyết khối trong các buồng tim.
Chính các huyết khối này đă lấp và ngăn không cho ḍng máu lên phổi để trao đổi oxy gây nên t́nh trạng thiếu oxy máu trầm trọng và suy tim cấp dẫn đến t́nh trạng trụy tim mạch và tử vong nhanh.
Sau 4 giờ phẫu thuật và hỗ trợ tuần hoàn hô hấp bằng máy tuần hoàn ngoài cơ thể, bệnh nhân được theo dơi và tiếp tục điều trị tại pḥng hồi sức tim sau mổ. Sau 24 giờ phẫu thuật, bệnh nhân tỉnh dần và được rút nội khí quản, 72 giờ sau đó bệnh nhân đă ổn định về hô hấp tuần hoàn, nhưng vẫn c̣n ngủ nhiều và giảm trí nhớ, sau 96 giờ bệnh nhân mới phục hồi gần như hoàn toàn.
Dấu hiệu cần chú ư
TS Cường cho biết có nhiều di chứng sau Covid-19 nhưng di chứng huyết khối rất nguy hiểm. Người khỏe mạnh sau nhiễm Covid-19 cũng có thể bị huyết khối. Huyết khối này rất nguy hiểm nếu đi vào phổi sẽ gây tắc mạch phổi, đi vào tim sẽ gây nhồi máu cơ tim, đi lên năo sẽ gây đột quỵ năo.
V́ vậy, sau khi nhiễm Covid-19, nếu bạn cảm thấy có triệu chứng đau đầu thường xuyên, thi thoảng yếu tay chân th́ cần kiểm tra thật kỹ v́ đó là biến chứng huyết khối có thể gây đột quỵ sau nhiễm Covid-19.
Ngoài ra, với những người bệnh có bệnh nền đái tháo đường, tăng huyết áp, cho dù mắc Covid-19 hoặc lo lắng về t́nh h́nh dịch bệnh th́ cũng tuyệt đối không được bỏ thuốc mà cần tiếp tục điều trị đúng đơn thuốc của bệnh nền để tránh nguy cơ h́nh thành cục máu đông gây đột quỵ.
Thực tế, trong đại dịch vừa qua số ca đột quỵ vẫn tăng lên và đa số là khi đến bệnh viện đă qua thời gian vàng để cấp cứu. TS Cường cho rằng đây là điều đáng tiếc. Mọi người thấy hơi yếu liệt thoáng qua, đau đầu, mệt mỏi kéo dài th́ nên tới kiểm tra sức khoẻ để tầm soát sớm nguy cơ.
VietBF @ Sưu tầm