VietBF - View Single Post - Nghiên cứu tóc có thể cho biết bạn đă ăn ǵ cũng như t́nh trạng sức khỏe cá nhân
View Single Post
Old 08-12-2020   #11
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 112,250
Thanks: 7,296
Thanked 45,890 Times in 12,765 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 139
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
Default

T́m hiểu suy tim là ǵ để có cách điều trị hiệu quả

Bước vào cuộc chiến chống lại bệnh tật, chúng ta không thể chỉ ngồi yên cầu may hay phó mặc cho số phận. Cuộc chiến càng cam go và quyết liệt, sự hiểu biết về bệnh lại càng phải mạnh mẽ mới có thể giúp chúng ta dễ dàng xoay chuyển t́nh thế hơn để giành phần thắng. Tương tự, suy tim cũng là cuộc chiến như thế.

Giai đoạn đầu của suy tim âm thầm, khó phát hiện đến khi các triệu chứng suy tim bùng phát th́ cũng là lúc bệnh nặng, cơ hội chữa trị khó khăn hơn. Bởi suy tim không phải là một bệnh mà là tập hợp tất cả các triệu chứng bệnh tim mạch ở giai đoạn cuối.

Thế nhưng, suy tim không có nghĩa là trái tim ngừng đập, chỉ là sức bơm của tim bị yếu đi làm máu lưu thông chậm chạp, các chất lỏng bị ứ lại ở tim, phổi và các cơ quan nội tạng. Điều này khiến người bệnh bị khó thở, mệt mỏi, ho, phù và giảm khả năng lao động, làm việc. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp người bệnh có thêm cơ hội trở về với cuộc sống b́nh thường.



Triệu chứng suy tim

Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng suy tim không rơ ràng nên rất khó nhận ra. Khi người bệnh tiến triển đến những giai đoạn nặng hơn của suy tim th́ các triệu chứng xuất hiện nhiều với mức độ nghiêm trọng hơn, đặc biệt là khi tập thể dục, làm việc tay chân hay thực hiện các công việc yêu cầu thể lực.

triệu chứng của suy tim
Triệu chứng của suy tim

• Khó thở: Đây là biểu hiện thường gặp nhất, lúc đầu chỉ xuất hiện khi gắng sức, về sau khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi. Khi suy tim tiến triển nặng, người bệnh phải kê gối cao khi ngủ hoặc không nằm được v́ khó thở, phải ngồi dậy mới dễ chịu hơn. Cơn khó thở có thể đến đột ngột và đánh thức người bệnh lúc nửa đêm v́ máu ứ tại phổi và làm ṛ rỉ chất lỏng vào phổi.

Ở người bị suy tim trái, mức độ khó thở sẽ tăng nhiều hơn so với những người bi suy tim phải.

• Ho: Ho khan hoặc ho ra chất nhầy, bọt có lẫn máu. Cơn ho thường xảy ra vào ban đêm hay khi người bệnh gắng sức.

• Đau ngực: Cơn đau ngực thường xảy ra ở người bệnh suy tim trái do viêm cơ tim, bệnh mạch vành…

• Nhịp tim nhanh: Nhịp tim nhanh sẽ gây trống ngực, hồi hộp, có thể phát triển những rối loạn nhịp nguy hiểm.

• Mệt mỏi: Nguyên nhân là do các cơ quan không được nhận đủ dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt là năo bộ. Người bệnh suy tim cảm giác ḿnh bị mệt mỏi triền miên với tất cả các thời gian trong ngày, đặc biệt là các hoạt động gắng sức như lên cầu thang hoặc phải cúi xuống, khi làm việc, bê vác vật nặng.

• Phù nề: T́nh trạng này gây sưng ở vùng bụng, bàn chân, mắt cá chân…Dấu hiệu dễ nhận thấy là đi giày dép bị chật hơn vào buổi chiều.

• Tiêu hóa kém: Hệ tiêu hóa kém khiến người bệnh ăn uống khó tiêu, chán ăn, buồn nôn, cơ thể suy dinh dưỡng.

• Tăng cân đột ngột: Sự ứ trệ dịch trong cơ thể khiến người bệnh tăng cân bất thường.

Phân loại theo cấp độ suy tim

Theo Hội Tim mạch New York (NYHA), suy tim được phân thành 4 cấp độ sau đây dựa trên mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng:

• Suy tim độ 1: Người bị suy tim độ 1 thường không gặp bất kỳ triệu chứng nào, các vận động thể lực thông thường không gây khó thở, mệt mỏi hay hồi hộp.

• Suy tim độ 2: Người bệnh suy tim độ 2 cảm thấy khỏe khi nghỉ ngơi, tuy nhiên các triệu chứng mệt mỏi, đánh trống ngực, khó thở có thể xuất hiện khi vận động gắng sức, làm việc nặng.

• Suy tim độ 3: Người bệnh suy tim độ 3 cần hạn chế hoạt động thể lực, có thể cảm thấy khó thở, mệt mỏi khi thực hiện các sinh hoạt thường ngày như đi bộ, leo cầu thang… Tuy nhiên, người bệnh thường khỏe khi nghỉ ngơi.

• Suy tim độ 4: T́nh trạng khó thở xuất hiện ngay cả khi nghỉ ngơi, người bệnh suy tim độ 4 thường sẽ không thể thực hiện bất kỳ hoạt động thể chất nào, chỉ cần vận động nhẹ cũng gây khó thở.

Suy tim độ mấy nặng nhất? Theo các cấp độ trên, suy tim độ 4 hay c̣n gọi là suy tim giai đoạn cuối là nặng nhất. Người mắc chứng suy tim bước vào giai đoạn cuối chỉ có thể hy vọng kéo dài sự sống thêm vài năm, vài tháng hay thậm chí… vài tuần.

Bạn có thể t́m hiểu thêm: Bệnh suy tim: Đợi đến chặng cuối mới lo chữa trị th́ đă muộn

Thực tế, suy tim có nguy hiểm không phụ thuộc vào thời gian phát hiện bệnh và các phương pháp điều trị. Nếu bạn phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu và có cách điều trị hiệu quả th́ hoàn toàn có thể cải thiện được sức khỏe.

Các dạng suy tim thường gặp

các dạng suy tim thường gặp

Những người bị suy tim có thể được chẩn đoán bệnh với các thuật ngữ như: Suy tim trái, suy tim phải, suy tim tâm trương, suy tim tâm thu hay suy tim toàn bộ. Đó là do các bác sĩ căn cứ trên vị trí buồng tim bị suy yếu hoặc dựa vào khả năng tống máu ra khỏi tim (gọi là tâm thu – tức là tim co lại), hay khả năng giăn nở của tim khi đưa máu trở về tim (gọi là tâm trương – tức là khi tim giăn ra).

• Suy tim trái: Xảy ra khi phần cơ tim bên trái của tim bị suy yếu và giảm chức năng bơm máu, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Những nguyên nhân phổ biến nhất gây suy tim trái là tăng gánh thất trái và tổn thương cơ tim như trong các bệnh:

– Bệnh tăng huyết áp

– Bệnh hẹp hở van, bệnh tim bẩm sinh

– Bệnh cơ tim giăn do rối loạn di truyền

– Bệnh động mạch vành làm thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim

– Rối loạn nhịp tim lâu ngày không được điều trị hoặc không đáp ứng điều trị.

• Suy tim phải: Là buồng tim phía phải của tim bị suy yếu, giảm sức bơm máu từ thất phải lên phổi, khiến cho máu ứ lại trong tim, phổi. Nguyên nhân thường gặp nhất gây suy tim phải là do suy tim trái. Khả năng bơm máu kém hiệu quả do suy tim trái khiến cho máu bị ứ đọng tại phổi, làm gia tăng áp lực tại cơ quan này.

• Suy tim toàn bộ: Thường gặp khi suy tim phải ở mức độ nặng, người bệnh khó thở thường xuyên và phù toàn thân, gan to, bụng báng và tràn dịch màng phổi, màng tim. Tiên lượng bệnh xấu.

• Suy tim tâm thu: C̣n gọi là suy tim với phân suất tống máu giảm, chỉ số EF < 40% (kết quả được ghi trên phiếu siêu âm tim). Theo đánh giá của các chuyên gia tim mạch, tiên lượng chữa trị ở những người bị suy tim tâm thu tốt hơn.

Nguyên nhân gây suy tim tâm thu tương tự như các nguyên nhân gây suy tim trái. Ngoài ra, c̣n do một số bệnh khác như cường giáp, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cũng gây suy tim.

• Suy tim tâm trương: C̣n được gọi với tên khác là suy tim với EF bảo tồn (trên 40%). Điều này có nghĩa là chức năng bơm máu của tim chưa đến mức quá suy yếu nhưng khả năng giăn ra của tim kém nên máu trở về tim khó khăn. Với suy tim tâm trương, việc chẩn đoán sớm bệnh vẫn là một thách thức đối với các thầy thuốc, v́ nhiều nguyên nhân khác ngoài tim cũng có thể gây ra các dấu hiệu tương tự.

Một số nguyên nhân gây suy tim tâm thu cũng là nguyên nhân gây suy tim tâm trương. Trong đó, bệnh động mạch vành, tăng huyết áp, hẹp động mạch chủ, cơ tim hạn chế (cơ tim ph́ đại) là những nguyên nhân chính.



“Suy tim không có nghĩa là trái tim ngừng đập mà chỉ là chức năng co bóp của tim bị suy giảm”, Ths-Bs. Nguyễn Đ́nh Hiến (Trưởng khoa nội Tim Mạch bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội)

Cách điều trị suy tim hiệu quả

cách điều trị suy tim hiệu quả

Mặc dù mắc phải căn bệnh nguy hiểm, song nhiều người vẫn có thể duy tŕ sức khỏe nhờ phối hợp cả ba phương pháp sau đây.

1. Lối sống lành mạnh

Đối với người bệnh suy tim, lối sống lành mạnh có ư nghĩa vô cùng quan trọng nhưng cũng rất khó thực hiện v́ đ̣i hỏi rất nhiều ư thức tự giác mỗi ngày.

• Ăn uống: Người bệnh suy tim nên ăn ǵ và kiêng ǵ? Thực phẩm nên ăn là rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các sản phẩm từ sữa ít béo, cá, thịt nạc, thịt gia cầm, trứng, các loại quả hạch, sản phẩm từ đậu nành và dầu thực vật. Đồng thời, bạn nên tránh các loại thức ăn mặn, chất béo từ động vật, thực phẩm tinh chế hay chế biến sẵn.

• Tập luyện: Thói quen tập thể dục sẽ giúp tăng lưu thông máu và ngăn ngừa cục máu đông. Bạn có thể chọn các môn tập vừa sức như đi bộ, ngồi thiền, đạp xe… Đặc biệt, người bệnh suy tim ở giai đoạn cuối lại càng không nên ngồi một chỗ mà có thể vận động nhẹ nhàng và nhờ người thân trợ giúp xoa bóp để lưu thông máu tốt hơn.

• Thư giăn: T́nh trạng lo lắng và stress sẽ kích thích co mạch, tăng huyết áp, tăng nhịp tim và đẩy nhanh hơn tốc độ suy tim. Để kiểm soát stress tốt hơn, bạn cũng nên chia sẻ cảm xúc với bạn bè và người thân để giải tỏa bớt muộn phiền. Thay v́ ám ảnh “bệnh suy tim có chữa được không?”, bạn hăy dành thời gian cho những sở thích cá nhân và suy nghĩ tích cực hơn.

2. Phương pháp Tây y

Khi điều trị suy tim ở bệnh viện, bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng thuốc và can thiệp phẫu thuật theo phương pháp Tây y.

Tùy theo mức độ bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một hay nhiều loại thuốc phối hợp. Sau đây là các loại thuốc thường được dùng trong điều trị suy tim:

• Thuốc làm chậm nhịp tim: giúp cho tim đập chậm lại để bơm máu hiệu quả hơn.

• Thuốc chẹn beta, thuốc ức chế men chuyển (ACE): làm thư giăn mạch máu, giảm huyết áp, giúp tim bơm máu dễ dàng hơn, giảm áp lực cho tim, đồng thời giảm tần suất xuất hiện cơn đau tim.

• Thuốc lợi tiểu: giúp thải bớt dịch dư thừa bị tích tụ trong cơ thể nên làm giảm phù nề, khó thở do suy tim. Thuốc lợi tiểu cũng giúp làm giảm bớt khối lượng máu mà tim phải bơm.

• Thuốc điều trị nguyên nhân gây suy tim: gồm có nhóm hạ mỡ máu trong điều trị bệnh mạch vành, thuốc hạ huyết áp, các thuốc hạ đường huyết trong điều trị bệnh tiểu đường.

Nếu t́nh trạng suy tim trở nặng, thuốc điều trị không c̣n đáp ứng, phẫu thuật là cần thiết để giảm rủi ro và cải thiện t́nh trạng bệnh hiện tại. Chẳng hạn như khi tim co bóp không đồng bộ làm giảm khả năng bơm máu của tim, bạn cần đặt máy tạo nhịp để không bị ngưng tim đột ngột và giảm triệu chứng suy tim.

Một số người bệnh sẽ bị rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh không đều và có nguy cơ gây ngưng tim đột ngột sẽ cần cấy máy khử rung (ICD) để làm giảm nguy cơ tử vong do loạn nhịp. Những bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối có thể cần đến một thiết bị hỗ trợ tim cho đến khi có cơ hội được ghép tim.

3. Thảo dược Đông y

Bên cạnh các phương pháp điều trị của Tây y, nhiều người c̣n t́m đến với các loại thảo dược quư của Đông y hay những bài thuốc nam chữa bệnh suy tim.

Hiện nay có rất nhiều sản phẩm được điều chế từ thảo dược trên thị trường với tác dụng cải thiện sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, không phải sản phẩm hỗ trợ nào cũng có tác dụng tốt với tim mạch. Theo các chuyên gia tim mạch, thước đo chuẩn xác nhất về chất lượng của thực phẩm chức năng dưới dạng thảo dược, đó là các sản phẩm được nghiên cứu đánh giá tại các bệnh viện (kiểm chứng lâm sàng).



Thực phẩm chức năng (TPCN) Ích Tâm Khang chứa Cao Natto, Đan sâm, Hoàng đằng, L-carnitine đă được nghiên cứu về hiệu quả làm giảm triệu chứng suy tim và giảm tần suất nhập viện v́ suy tim tiến triển. Kết quả nghiên cứu công bố trên Tạp chí khoa học đời sống toàn cầu Canada năm 2014.

Theo kết quả nghiên cứu, người bệnh sử dụng kết hợp TPCN Ích Tâm Khang (*) với thuốc điều trị sẽ giúp giảm triệu chứng khó thở, ho, phù, mệt mỏi; giảm cholesterol máu, giảm tần suất nhập viện v́ suy tim tiến triển.

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy tim

kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy tim

Trong quá tŕnh điều trị suy tim, người bệnh rất cần có sự hỗ trợ từ người thân. Cách chăm sóc bệnh nhân suy tim có thể phụ thuộc vào t́nh trạng bệnh và điều kiện sống hiện tại của gia đ́nh.

Khi lên kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy tim, bạn nên lưu ư những điều sau đây.

1. Xây dựng chế độ ăn uống cho người bệnh tim

Người bệnh suy tim nên ăn ǵ là vấn đề quan tâm của hầu hết người bệnh và người nhà của họ. Chế độ ăn của người suy tim cần được điều chỉnh tùy theo từng giai đoạn của bệnh. Sau đây là một số nguyên tắc cơ bản khi bạn lên thực đơn cho người bệnh.

• Tăng cường chất xơ: Bạn nên tăng cường chất xơ cho người bệnh suy tim với các loại rau, đậu, ngũ cốc, trái cây tươi… Chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, góp phần kiểm soát tốt lượng đường và cholesterol trong máu. Thực phẩm giàu chất xơ cũng bao gồm chất chống oxy hóa tự nhiên v́ thế rất có lợi cho sức khỏe tim mạch. Mục tiêu chất xơ trong khẩu phần ăn là 25-35g/ngày.

• Bổ sung lượng kali: Kali là khoáng chất đóng vai tṛ quan trọng trong việc duy tŕ hoạt động của tim. Bệnh nhân suy tim thường phải sử dụng các thuốc lợi tiểu có thể khiến lượng kali giảm đáng kể, v́ thế bạn nên chú ư và bổ sung các thực phẩm giàu kali như bông cải xanh, chuối, bơ…

• Kiểm soát lượng chất đạm (protein): Đối với người bị suy tim, khẩu phần ăn quá nhiều chất đạm có thể làm tăng gánh nặng cho tim và hệ tiêu hóa, khiến người bệnh bị mệt hơn. Đó là do t́nh trạng suy tim làm giảm lưu lượng máu đến ruột non hấp thu dinh dưỡng, khiến người bệnh bị đầy trướng bụng, khó tiêu.

• Giảm thiểu chất béo: Chất béo là thủ phạm chính gây xơ vữa động mạch và gia tăng các biến cố về tim. V́ vậy bạn cần giảm thiểu lượng chất béo trong chế độ ăn hàng ngày của người bệnh suy tim. Cụ thể, bạn nên hạn chế các loại thịt mỡ, thịt đỏ mà nên ăn thịt nạc, cá; ưu tiên các món ăn chế biến bằng cách hấp, luộc, thay v́ chiên, xào, rán…

• Hạn chế tối đa muối (natri): Muối và các thực phẩm giàu natri sẽ khiến cơ thể tăng giữ nước, làm ảnh hưởng xấu đến t́nh trạng suy tim. Chế độ ăn ít muối sẽ giúp người bệnh kiểm soát được huyết áp, tránh phù nề và cải thiện t́nh trạng khó thở. Lượng natri được khuyến cáo là không quá 2g mỗi ngày. Nếu bạn chăm sóc người bị suy tim nặng th́ cần phải cho họ ăn nhạt hoàn toàn.

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn, bạn cũng nên nhắc bệnh nhân suy tim nên uống 1–2 lít nước/ngày. Bệnh nhân suy tim nặng chỉ nên uống tối đa 1 lít nước/ngày.

2. Động viên tinh thần người suy tim

Sức khỏe tinh thần của người bệnh suy tim có ư nghĩa rất quan trọng giúp đẩy nhanh quá tŕnh hồi phục. Nếu người bệnh bị stress hay lo lắng, t́nh trạng bệnh có thể ngày càng trở nên trầm trọng hơn. V́ vậy, bạn cần động viên tinh thần người bệnh để họ cảm thấy lạc quan hơn bằng những cách sau đây:

• Tṛ chuyện với bệnh nhân thường xuyên: Bạn nên dành nhiều thời gian để lắng nghe người bệnh tâm sự và chia sẻ với họ những câu chuyện tích cực.

• Khích lệ bệnh nhân trải nghiệm điều mới mẻ: Hăy thử đưa người bệnh đi du lịch, tham gia một câu lạc bộ, đăng kư học một bộ môn thể dục…

• Tránh để bệnh nhân bị kích động hay căng thẳng: Nếu gia đ́nh có chuyện không vui, bạn nên tránh đề cập đến hoặc khiến người bệnh phải lo lắng quá nhiều.

3. Làm giảm các triệu chứng suy tim tại nhà

Người bệnh suy tim thường xuyên bị khó thở, đau tức ngực… Trong trường hợp này, bạn cần t́m cách giảm các triệu chứng khó chịu theo hướng dẫn:

– Làm thông thoáng đường thở bằng cách mở rộng quần áo, hút đờm hay gỉ mũi nếu có.

– Cho người bệnh suy tim nằm nghỉ ở tư thế nửa ngồi, nửa nằm. Nếu người bệnh có cơn khó thở kịch phát về đêm th́ ngay từ đầu tối, bạn nên khuyên người bệnh nằm ngủ ở tư thế nửa ngồi.

– Sử dụng thuốc lợi tiểu theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Khi chăm sóc bệnh nhân suy tim, bạn nên cho người bệnh uống thuốc vào buổi sáng để tránh mất ngủ do tiểu đêm.

– Cho người bệnh thở oxy khi có khuyến cáo của bác sĩ. Sau đó, bạn theo dơi tần số, tính chất thở, t́nh trạng da niêm mạc, lồng ngực có di động theo nhịp thở không…

Nếu bạn không thể giúp bệnh nhân giảm được các triệu chứng, tốt nhất là bạn nên đưa họ đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra. Khi phác đồ điều trị bệnh suy tim của Tây y không mang lại hiệu quả như mong đợi, bạn có thể cân nhắc kết hợp với thảo dược Đông y.

Có nhiều người cho rằng đôi lúc người bệnh c̣n hiểu rơ t́nh trạng của bản thân ḿnh hơn cả bác sĩ. Khi bạn chịu khó dành thời gian t́m hiểu một cách cặn kẽ suy tim là ǵ, cuộc hành tŕnh điều trị bệnh sẽ ngày càng rơ ràng hơn. Chỉ cần bạn không nản ḷng, con đường đầy thử thách ấy sẽ dẫn dắt bạn khám phá sức mạnh tiềm ẩn của bản thân!
florida80_is_offline   Reply With Quote
The Following User Says Thank You to florida80 For This Useful Post:
phao cs (12-30-2020)
 
Page generated in 0.08161 seconds with 10 queries