VietBF - View Single Post - CHUYỆN LINH TINH BUỒN VUI TRONG ĐỜI
View Single Post
Old 04-08-2019   #88
hoanglan22
R8 Vơ Lâm Chí Tôn
 
hoanglan22's Avatar
 
Join Date: Apr 2011
Posts: 16,188
Thanks: 21,586
Thanked 37,419 Times in 12,686 Posts
Mentioned: 632 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 7196 Post(s)
Rep Power: 68
hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11
hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11
Default Trại 5 - Mùa Cùm!



Chú thích của TV PVT: Trại 5 Lam Sơn ngày nay (sau 2010 ....) cũng c̣n gọi là Trại 5 Thanh Hóa tức trại giam số 5 của Bộ Công an cộng sản tại Thanh Hóa, nơi đây sau 2005 đă giam giữ Phạm Thanh Nghiên, Trần Ngọc Anh, Lê Thị Công Nhân, Lê thị Kim Thu, Tạ Phong Tần, Cù Huy Hà Vũ, Trần Khải Thanh Thủy … và mới đây giam những người bị tước đoạt điền sản tại Dương Nội với người nữ dân oan tiêu biểu là chị Cấn thị Thêu. Nơi đây cũng c̣n đang giam giữ người con gái đất Trà Vinh, Nguyễn Đặng Minh Mẫn... - Nguồn ảnh: VOA tiếng Việt (http://www.voatiengviet.com/)

******

1. 1995
Sau Tết chừng hai tháng th́ 10 người tù A 20 ra Bắc hồi đợt tháng 11.1994 được chuyển sang nhà 4, đoàn tụ với anh em A 20 ra Bắc đợt cận Tết 1995. Anh em mừng tủi ôm nhau nước mắt lưng tṛng. Tội tu sĩ Nguyễn hữu Tín, ông gầy đét, trơ hai hàm răng trắng đứng đợi tôi cạnh cổng ra vào, nắm lấy lấy tay tôi ông hỏi « …sao gầy vậy Thành! »

Nh́n ông, nh́n anh em, vui mà muốn khóc. Tôi nói.
- Bộ thầy mập lắm hay sao mà biểu con sao gầy thế?

Ông cười, mặt gần như chỉ c̣n thấy hàm răng trắng và hai con mắt đă nhiều lớp nhăn, xúng xính trong bộ áo quần màu nâu đă bạc thếch, nổi đậm lên hai chữ cải tạo màu đen đă đổi thành xám xịt, đóng to đùng giữa lưng và hai đùi.

Anh Nguyễn Kim Long đứng trên bực thềm, gầy không thể tả! Hai con mắt đă thành sâu hoắm, đôi tay ḷng kḥng đưa ra ôm lấy tôi. Bên cạnh là giáo sư Nguyễn văn Bảo và vơ sư Lê Ngọc Vàng.

Đỗ bạch Thố vẫn như ngày nào ở A 20, rất nhanh gỡ ba lô và cái ḥm gỗ (chính Thố đóng bằng gỗ mít ở A 20) trên tay tôi xuống rồi đem thẳng vào chỗ nằm đă qui định sẵn.



Những người tù từ A20 Xuân Phước, bị cộng sản đày ra Trại 5 Thanh Hoá 1995 và ngày 29.12.1999 chuyển về trại Nam Hà. Trong h́nh này, hầu hết là án từ 16 năm đến chung thân. Hàng đầu từ trái: Trần Đế (Cần Thơ 18 năm); Chí sĩ Cao Đài Hồ Vũ Khanh; Đỗ Minh Tuấn - tổ chức Hoàng văn Hoan- Hải Pḥng); và Trần Nam Phương (Quảng Nam chung thân). Hàng sau từ trái: Nguyễn duy Cường (Vũng Tàu, áo choàng xanh đen, 14 năm); Dương văn Sĩ (Sóc Trăng chung thân); Lê Thiện Quang (Huế 15 năm); Lương quang Ḥa (Thanh Hóa); Vũ đ́nh Thụy tức Vơ Lâm Tể (Phú Yên chung thân); Phan Văn Bàn (Quảng Nam /Long Thành, tổng án 32 năm) (1); Bùi Thúc Nhu (Phú Yên, chung thân) - ảnh tư liệu của Phạm văn Thành

Gặp lại nhau, dù mới cách xa có 5 tháng, nhưng t́nh cảm thật dạt dào! Thứ t́nh cảm mà suốt 16 năm tiếp theo đằng đẵng trong đời tôi - sau tù - không thể t́m có được, dù đă đi cùng trời cuối đất khắp Âu Á Mỹ Úc xa xôi…

Khu cách ly A4 là một nhà bê tông mái bằng, xây dựng lại trên nền đất của bệnh xá trại tù trung ương số 5 Lam Sơn, một nhà tù hơn 50 năm liền đoạt danh hiệu tiến tiến tiêu biểu của ngành công an quản lư tù!

Dăy nhà ngăn làm đôi. Tôi và toàn nhóm 10 người bị xếp vào phần nhà phiá ngoài gần cổng A4a. Nhà có bốn thường phạm sống chung với chính trị phạm chúng tôi. Vơ sư Lê ngọc Vàng, giáo sư Bảo, bác sĩ Kim Long, thày Tín, Biệt kích Nguyễn văn Trung, B́nh định Trần Minh Tuấn, nhà giáo Hoàng xuân Chinh …. đều bị xé khỏi tôi và Phạm anh Dũng, Nguyễn ngọc Đăng, Lê Thiên Quang và Trần văn Lương.
Lược qua nhân sự phân bổ hai nhà, tôi hiểu là cách phân bổ này được chỉ định từ trung ương, nằm ngoài hoàn toàn quyền hành của giám thị trại 5, v́ phải là đă theo dơi hồ sơ cùng hành vi của từng người nhiều tháng nhiều năm mới có thể phân định được chính xác sự …gai góc của từng người mà xếp chỗ nằm như vậy.

Pḥng tôi có hai sự lạ là sự có mặt của Phượng Hoàng Phan văn Bàn. Như vậy là anh Bàn đă dấu được độ gai góc của ḿnh. Có anh Bàn trong buồng, tôi vững tâm rất nhiều. Chỗ nằm của anh bị xếp vào góc trong cùng sát tường, đối diện chỗ nằm của Thày Mai Đắc Chương. Bên cạnh thày Chương là Trần Nam Phương rồi đến tôi, đến h́nh sự (thường phạm) Sáng và tới Lê thiện Quang, Đỗ Bạch Thố, Phạm anh Dũng, Trần văn Lương, Nguyễn đ́nh văn Long, Nguyễn hữu Thiết (vụ Linh Mục Nguyễn Văn Vàng (2)). Sau anh Thiết là hai người tù thường phạm khác. Dăy bê tông đối diện là h́nh sự Quân, rồi tới chính trị phạm Michel Nguyễn Muôn, Moris Đỗ Hườn, rồi Kiên h́nh sự, rồi chính trị phạm cựu Đại úy Đỗ Hồng Vân (cùng vụ tôi), nhà giáo Phan văn Lợi (anh Bảy Lợi) và một anh quê ở Huế tôi đă quên tên rồi đến anh Phan văn Bàn. Dương văn Sĩ sau khi từ Thanh Cẩm chuyển về (4 tháng sau khi tôi chuyển sang nhà A4) được xếp sát chỗ nằm anh Bàn. Vũ đ́nh Thụy cũng nằm gần anh Bàn.

Sinh hoạt chính của khu cách ly được biểu lộ rơ nét ở buổi trưa. Đây là giờ chuẩn bị ăn trưa và nghỉ trưa. Muốn biết quan điểm và thái độ của từng người tù, cứ điểm danh các nhóm ăn cơm chung là có đáp số rạch ṛi.

Khi tôi sang nhà 4A, các nhóm quan điểm tự nhiên h́nh thành công khai. Góc đầu hồi trên bệ hành lang phiá sau nhà A4a được anh Bàn quét dọn sạch sẽ và trở thành chiếu sinh hoạt của nhóm chúng tôi. Chủ lực từ giấc sáng tan giờ đập đá là anh Kim Long, giáo sư Bảo, Lê Ngọc Vàng, Hoàng xuân Chinh … từ buồng A4b sang. Cơm trưa chủ yếu là anh Bàn và anh Trương văn Sương quán xuyến. Nơi chiếc chiếu này, lư thuyết Nhân Bản Việt được giáo sư Nguyễn văn Bảo đặc biệt chú trọng giải bày. Bác sĩ Nguyễn Kim Long phân tích chi tiết về các vấn đề của Hiệp định Geneve và Hiệp định Paris 1973. Anh Phan văn Bàn nói về các chiến dịch Phượng Hoàng và các kinh nghiệm. Trương văn Sương được hỏi kỹ về giai đoạn hoạt động ở Hoàng Sa và biên giới Thái Việt với tổ chức anh Trần văn Bá. Vụ án và tổ chức của ông Hoàng cơ Minh cũng được đặc biệt mổ xẻ tại không gian này một cách hết sức nghiêm khắc.

Lê thiện Quang (3) chủ yếu nói về yêu cầu hài ḥa tôn giáo và yêu cầu chuyên nghiệp hoá các phản ứng mang tính cách chính trị, đây là người rất cứng rắn yêu cầu anh em lột bỏ những quán tính quá khứ quân đội của những người như anh Trương văn Sương, Vũ đ́nh Thụy:

« …Chúng ta 20 năm trước là những Thiếu úy, Trung úy, Đại úy. Nếu không mất nước mà c̣n sống, giờ này chúng ta đă phải mang trách nhiệm của những Đại tá, Thiếu tướng, Trung tướng … cầm vận mạng của hàng chục ngàn chiến binh và gia đ́nh họ. 20 năm đă trôi qua, đừng ám ảnh cái dĩ văng Thiếu úy Trung úy nữa! Quân đội đă mất, vũ khí đă mất, nước cũng không c̣n … việc hôm nay của chúng ta là việc của những bậc đại sĩ làm chính trị hưng quốc. Tầm vóc ấy hàng ngàn thằng Thiếu úy Trung úy không so sánh được! Phải nhận ra trách nhiệm lớn lao của từng người … »

Quang là người Công Giáo Phú Cam, truyền thống giữ đạo của người vùng đất thánh địa La Vang là một truyền thống hết sức đặc biệt. Vụ án của tôi bị kích lên hàng tối nguy hiểm để xử ṭa đại h́nh đồng lúc sơ chung thẩm cũng là v́ những nghi ngại liên quan đến lực lượng công giáo Phủ Cam, bởi Trần Tư đầu vụ có xuất thân từ Phủ Cam, Văn đ́nh Nhật cũng có những dấu chỉ liên quan mật thiết với Phủ Cam, Phạm đức Hậu từ Mỹ về trước khi bị bắt hầu hết quan hệ đều dính dáng tơí các họ đạo Công giáo và Đỗ hồng Vân lại liên quan chặt chẽ với các nhóm lực vũ trang Cao đài và Phật Giáo Ḥa Hảo! Vụ án tiềm tàng một nỗi ám ảnh mà cơ quan an ninh đầu năo cộng sản luôn luôn sợ hăi, đó là thế lực hành động của các lực lượng tôn giáo.

Trong bối cảnh ấy, Quang là người khả dĩ có thể nói rất cứng với những anh cựu sĩ quan VNCH khác, bởi bản tánh cũng như tầm hiểu biết của Quang là rất vững vàng. Xuất thân sĩ quan Nha Kỹ Thuật cũng tự nhiên làm thành tường lũy để anh có thể phát biểu những ư tưởng vơ tuyên với tất cả những anh em tù A 20 mà ít ai là không phải suy nghĩ sau khi nghe những điều anh nói. Một người hiểu biết nhiều nhưng không phải bạ chỗ nào cũng phát biểu những suy nghĩ của ḿnh.

Chiếu ăn nhóm chúng tôi khoảng 12 người sau khi tôi tách nhóm sinh hoat của Đỗ bạch Thố và anh Phạm anh Dũng. Mục đích là tránh sự chú ư của phiá giám thị vào những nhân lực chủ yếu luôn muốn hành động chống lại chủ nghĩa cộng sản bằng bất kỳ giá nào hoặc kiểu cách nào.

Hoàng xuân Chinh sống một ḿnh vơí sự kham khổ đến mức tối đa. Nguyễn văn Trung cũng vậy, Trần Minh Tuấn cũng vậy. Đây là ba con ngướ đăc biệt vơí những cá tánh cực kỳ đặc biệt, không chịu mang ơn bất kỳ ai, dù đời sống chỉ có cơm trại và rau muối. Trần minh Tuấn suốt ngày giang nắng ngoài trời, những vồng đất cằn phèn thế nào đi nữa, với bàn tay của Tuấn, chỉ hai ba tháng sau là khổ qua, đậu bắp, cà chua, cải, mướp, bạc hà mọc lên la liệt…anh em cũng nhờ vậy mà có thêm thứ để nhét vào bụng và cũng là cơ hội để nhét vào túi cói của Tuấn lúc th́ chai nước tương khi th́ vài lát đậu phụ, coi như có qua có lại v́ ông thần nước mặn này vô cùng khái tính. Tính cách này 20 năm ṛng, Tuấn mang theo nguyên vẹn qua tất cả các nhà tù khắc nghiệt nhất nh́ Nam Bắc. Giờ đây, 16 năm sau khi bị tống xuất khỏi nhà tù và quê hương, nhắc đến anh, ḷng tôi không khỏi mênh mang cảm giác luyến thương và kính phục, một mẫu người trai đất vơ đặc thù của sông núi miền trung (B́nh Định).

Khu cách ly A4 là nằm trên phần đất rộng nhất của các khu trong phân trại A (giờ họ gọi là Phân trại 1, theo như cựu tù chính trị đang c̣n trong nước, cô Phạm Thanh Nghiên (4) xác định). Khu này giếng không có nhiều nước nên anh em quyết định đào sâu thêm. Tôi vô cùng ái ngại khi biết rằng trước đây, thời c̣n các anh tù cải tạo 1978/1988, khu này là bệnh xá và nhà cầu bệnh xá cũ không xa nơi đang đào sâu thêm cái giếng định mệnh là bao! Giếng sau khi cố đào hàng tuần, nước cũng chỉ đủ ½ cho gần trăm con người nên giám thị buộc phải để đội phân bổ người xuống nhà bếp để gánh nước về dùng. Anh em rất nhanh đề cử tôi đi lấy nước cho nhà buồng, v́ trong nhà hầu hết đều đă già yếu hoăc bệnh tật.

Mấy tháng đầu phiá trực trại không đồng ư cho tôi ra khỏi khu cách ly để đi xuống khu nhà bếp kéo nước giếng về nhà buồng … nhưng sau đợt cùm kiên giam 7 tháng, họ nhắm mắt khi thấy tôi cứ xồng xộc gánh đôi thùng đi kéo nước, phần v́ thời gian cũng đă hai năm, t́nh cảm nơi mỗi con người chân chính khó có thể ghét nhau măi được. Trên có hét ḥ th́ hét ḥ, c̣n họ là ngướ dưới, miễn sao giữ không để chúng tôi làm loạn là được … nên mỗi khi tôi xồng xộc đi kéo nước, lại có hai ba cậu h́nh sự xách thùng chạy theo và ông quản giáo đội bếp phải canh chừng, đội trưởng đội bếp cũng lảng vảng suốt "hành tŕnh" từ bếp đi qua nhà căng tin, qua cổng bệnh xá và vào khu cách ly. Tất cả các thường phạm đều được lệnh cấm triệt để không được chào hỏi hay dạ thưa ǵ vơí chúng tôi nếu như «vô phúc » phải đụng đầu. Nhớ có lần tôi bắt chuyện vơí một ngướ mẹ c̣n rất trẻ, chị đang địu đứa con chừng 5 tháng, vừa địu con vừa rửa rau, cả một xe ḅ rau muống …
- Tôi giúp cô được ǵ không?
- Bác cho cháu cái …sịp!

Người mẹ trẻ trả lời rất nhanh, mắt vẫn không rời những thúng rau bự chảng.Tôi sững người mất vài giây mới hiểu ra …

Cả tháng sau đó vô t́nh cũng một lần rửa rau ở bờ giếng. Cô bé than “Các ông ấy vặn hỏi cháu đến chết khiếp. Giờ bác có cho cháu cái ǵ cháu cũng không dám nhận! Hăi lắm”!

Đó là người thiếu phụ sanh con trong nhà tù, bị bắt án 12 năm v́ tội “gánh Thánh Kinh vượt biên giới”! Lần ấy, qua một đứa em h́nh sự tôi nhờ bàn tay nữ giang hồ khét tiếng đất cảng là cô Dung Hà để lo chút đỉnh cho cô gái bé nhỏ ấy. Được biết là Dung Hà có lo lắng cho mẹ con cô này, trước khi được trả tự do và sau đó chết thảm trong một vụ thanh toán giang hồ với tổ chức xă hội đen Năm Cam ở Sài G̣n.

Giàn phong lan được các tù h́nh sự cắt gọt từ vách Núi Mành vốn treo la liệt khi chuẩn bị đón đoàn tù thứ hai ở A 20 ra trại 5 này, các đoàn “tham quan” cũng đă hai ba lần vào ra xem xét. Tôi ngứa mắt bèn đào hố và xuống khu chăn nuôi heo gánh phân chuồng (đă rất hoai / phân hủy). Mấy tay an ninh trại cũng đành chịu vơí quyết định ương bướng của tôi. Tay quản giáo tên Nghị phàn nàn vơí tôi “Anh thật quá quắt! Giàn phong lan như thế anh cho mướp đắng vơí bầu leo lên th́ c̣n ǵ là phong lan?”. Tôi trả lời nhă nhặng nhưng không kém cứng rắn:
- Chúng tôi cần sống! Tất cả những thứ anh em tôi trồng ngoài đội đều bị ăn cắp hết! Giờ tôi làm thế này, lan sống đươc th́ càng đẹp, không sống được th́ để chúng tôi sống!

Quản giáo Nghị ừ hử một vài câu rồi bỏ đi.

Giàn phong lan hai tháng sau thành giàn bầu bí và khổ qua dày đăc, trái ra cơ man nào là trái. Nhóm chúng tôi kéo chiếu xuống giàn mướp đắng. Không gian này vơí tôi thành chồng chất biết bao kỷ niệm.

Một lần Đỗ Bạch Thố tỏ ư muốn làm lễ giỗ cho ông Hoàng cơ Minh và anh em đă chết trong cuộc xâm nhập từ Thái năm 1987 (“Đông Tiến” 2). Đó là tuần lễ cuối cùng của tháng 8 năm 1996. Tôi nh́n Thố, nhẹ giọng.
- Cùm đấy bồ tèo!

Thố cười khoe đôi hàm răng đă bị đánh gẫy hơn nửa.
- Cùm th́ cùm chớ ngại ǵ! Anh em họ cũng cần chút hương khói…

Mâm cơm cúng có một con gà luộc vàng lườm, có xôi trắng của Quang cho gạo, hai đĩa muối. Thố kêu tôi chủ lễ nhưng tôi từ chối.
- Ở đây chỉ ông có đủ tư cách chủ lễ!

Anh em về từ Thái có B́nh là nhóm Đông Tiến 1 nhưng v́ khi ở A 20 B́nh có thời gian làm đội trưởng mội đội làm gạch, lại có một số vấn đề lớn c̣n khúc mắc trong giai đoạn xâm nhập cùng đoàn ông đại tá Dương văn Tư … nên chỉ có Vơ Kỳ Phát và Đỗ bạch Thố là hai người của đoàn xâm nhập 1987 đang có mặt tại khu cách ly chính trị trại 5.

Nhóm Đông Tiến 3 ở khu nhà 1A (nhóm Trần quang Đô tức Đào bá Kế), mấy đứa em làm cách nào đó tôi không biết, chuyển được cho Thố chừng gần một xị rượu đế (cỡ 200ml).

Các đầu vụ đang có mặt tại khu cách ly đều biết giờ làm giỗ, hầu hết đều có mặt, chiếc cốc nhựa đựng cát sạch dùng để cặm chân nhang (do h́nh sự Nguyễn văn Linh t́m nhang bên khu nữ) khi tàn, tôi đếm là 22 gốc nhang.

Anh em từng người bái nhang, lâm râm khấn vái, ḷng biết chắc là hôm sau sẽ to chuyện.

Ngày hôm sau Thiếu tá Lâm an ninh trại ra lệnh tập trung toàn bộ tù ra từ A 20, lên hội trường họp.

Buổi họp được gọi là buổi kiểm xét đột xuất và sự việc cúng giỗ ông Hoàng cơ Minh và đoàn quân xâm nhập từ Thái Lan 1987 đươc ông Lâm lên lớp tuyên giáo. Tôi yên lặng quan sát thái độ từng người v́ biết chắc ông ta sẽ gọi một số người tiêu biểu (đă có ư quy thuận quyền lực nhà tù). Trù liệu của tôi xảy ra đúng y x́. Ông Phạm đức Khâm, ông Michel Nguyễn Muôn bị mời đích danh phát biểu. Khá bất ngờ là cả hai ông đều nói rằng việc đó là việc đạo nghĩa cá nhân của mỗi người, các ông không ư kiến. Tất cả những người cứng rắn đều ở tư thế chuẩn bị phát biểu, không khí bắt đầu căng thẳng...

Có lẽ chỉ muốn cho xong việc v́ đây là thừa lệnh của cấp trên, nên thiếu tá Lâm sớm nói lời kết thúc. Khi nói lời kết thúc, miệng ông có khuynh hướng ḍm vào chiếc túi áo ông ta… và tôi hiểu là ông ta nói cốt cho cái micro đang ẩn trong ấy nghe rơ.

Tôi nh́n anh Bàn. Anh Bàn chớp mắt nhẹ lắc đầu. Nh́n qua Trung, Trung đưa mắt sang anh Bàn. Tôi hiểu là không nên dồn Lâm vào đường bí nên im lặng không phát biểu.

Buổi họp kiểm xét xong, về buồng, hai sĩ quan cai tù vào tận chỗ Thố đề nghị Thố đi làm việc. Buổi chiều, mấy người h́nh sự được lệnh gói hết đồ đạc của Thố niêm phong lại và cho đem vào khu cùm duy nhất một chiếc chiếu đơn đă rách tơi hẳn một góc.

Đợt cùm này khởi đầu cho nguyên một mùa cùm của chúng tôi, Đỗ Bạch Thố, Nguyễn văn Trung lai, Trương văn Sương, Phạm văn Thành, Phạm Anh Dũng, Nguyễn Ngọc Đăng, Vũ Đ́nh Thụy, Hoàng Xuân Chinh và người tù Fulro luôn có ánh nh́n căm thù tất cả mọi dạng người Kinh. Mùa gặt cùm này tôi bị kéo dài 7 tháng cùng với cái chết cô độc của Kstum!

* * *

V́ sự nhạy cảm của đội tù chính trị miền Nam đang có măt tại trại Lam Sơn, nhà tù phải cho các đội h́nh sự đánh xe ḅ để chở đá lớn từ ngoài trại, đem vào tận khu cách ly để tù chính trị lao động đập thành đá rải đường cung cấp cho bên công lộ.

Các anh tù miền Nam ra từ A 20 chuẩn bị chỗ ngồi đập đá của mỗi người thành như những bộ ghế dành cho các sơn vương xa xưa thường ngồi ngự. Thái độ bất cần quyền lực của kẻ cầm quyền thể hiện rất rơ ràng. Phiá giám thị cũng chỉ coi việc đập đá của nhóm tù miền nam là việc h́nh thức để giữ thể diện nên không có chuyện gay gắt bắt phải chỉ tiêu này chỉ tiêu kia...

Thời gian này có một sự lạ, đó là sự xuất hiện của một ông quản giáo đă đứng tuổi thay cho Nghị. Nghi là thiếu tá, tuổi ngang với tuổi tôi (sanh khoảng 1960). Người quản giáo đứng tuổi cư xử rất nhẹ nhàng với nhóm tù miền Nam. Điều lạ là ông ta gọi khoảng một nửa số tù từ miền Nam đang có măt tại trại 5 Lam Sơn. Từng người một để “làm việc”. Ông ta kê hai cái ghế ở góc một khoảng đất mà anh em đang trồng rau. Nội dung các câu hỏi xoáy quanh lư do “phạm tộ” của người được hỏi. Thời gian xảy ra vụ án và số người bị lĩnh án. Các anh đa phần sau khi “làm việc” đều thông báo chi tiết các nội dung cho tôi qua hai cầu nối là anh Bùi thúc Nhu và anh Trần Nam Phương. Nhóm tham mưu gồm Hoàng xuân Chinh, Trần minh Tuấn,Trần nam Phương, Nguyễn văn Trung, Nguyễn văn Bảo, Phan văn Bàn, Dương văn Sĩ, Lê thiện Quang, Lê ngọc Vàng, Phạm anh Dũng và tôi mỗi 4 ngày đều có một buổi trưa bàn thảo từng câu hỏi đă được đặt ra. Sau hai tuần, chúng tôi đều chung một nhận định rằng sự kiện tù A 20 là một sự kiện đă gây sự ngạc nhiên lớn lao cho tầng lớp quân cán chính tại toàn vùng Thanh Hoá. Ông Nguyễn văn Bảo nói.

- Ngựa đă sang sông! Ít nhất chúng ta đă làm được một nhiệm vụ. Đó là đánh tiếng cồng tranh đấu vang vọng vào tâm trí đồng bào của chúng ta ngay nơi vùng đất đă đẻ ra chế độ! Người có ư thức của miền bắc sẽ được hiểu là cuộc tranh đấu chống lại chủ nghĩa cộng sản chưa bao giờ dừng lại tại miền nam, dù đă phải trả những cái giá cực kỳ thảm khốc!

Ông Bảo là người nhỏ con nhất trong đoàn tù từ nam ra bắc năm 1995. Thân ḿnh nhỏ nhưng cái đầu của vị giáo sư trung học VNCH này là cực kỳ cứng rắn và sắc bén.

Người quản giáo đứng tuổi đến với đội tù A 20 được chừng hơn một tháng th́ xảy ra chuyện.

Hôm ấy tôi và Nguyễn văn Trung đi cùng người quản giáo này để mượn hai tấm ky khênh đá (bện bằng tre nứa đă đập dập luồn vào hai đ̣n cáng, dùng để hai người khênh đất hoặc đá cho xây dựng hoăc đào ao). Ky là mượn của đội “quá đà” - tức đội của Đào bá Kế. Không biết Trung đi lấy ky thế nào mà tên quản giáo của đội Đào bá Kế văng tục gián tiếp với Trung. Y đối đáp với viên quản giáo của đội chúng tôi đại khái là “ĐM, giă nhừ chúng nó ra, viêc đ... ǵ phải nhân nhượng”! Trung vác tấm ky lên chỗ tôi và mấy anh em đứng đợi, mặt tái đi. Trung là người mang hai ḍng máu Pháp Việt, cao mét tám da trắng mũi cao đặc thù. Làn da trắng này khi giận là biến thành như xanh tái. Tôi đến gần ư muốn hỏi chuyện ǵ. Anh nói ngay.
- Không xong rồi! Thà là nó nói hẳn sau lưng ḿnh! Chứ nó nói cố ư cho ḿnh nghe … th́ không xong!

Tôi đỡ một đầu tấm ky, nói với Trung.
- Ra đội đă anh Trung! Ǵ cũng phải bàn bạc nhau cái đă …

Từ b́a trại ra đến khu vực đội làm rau tự túc của nhóm tù từ nam ra trại 5 chỉ chừng 15 phút. Đội nằm bên một cái ao rộng, có ba bốn cây mít cổ thụ gốc hàng hai người ôm. Bờ giếng sạch và nước rất trong mát. Một hàng dừa khoảng 30 cây chạy chung quanh bờ ao sát vời cánh đồng cấy lúa quanh năm, được dẫn nước từ con đập mà tù đă đắp suốt nhiều năm để ngăn chuyển ḍng nước sông Cầu Chày.

Bên những gốc dừa vừa được kê đá thành các chỗ ngồi để đập đá lớn thành đá dăm nhỏ. Quyết định đ̣i phải có sự đối mặt vơí quản giáo đội “quá đà” để hỏi rơ nội dung câu nói “gĩa nhừ” là nhắm vào ai? Nếu là nhắm vào đội tù từ A 20 th́ nguyên cớ từ đâu?
- Nó là đ̣n nắn gân! Ta không phản ứng th́ trưóc sau chúng cũng sẽ xếp ta ngang hàng với bên đội “quá đà”, tức là chúng mặc nhiên coi chúng ta là “phỉ”. Hoạt động phỉ!

Chinh nói dơng dạc và Tuấn đóng đinh đề tài bàn luận.
- Ngay sau đây, anh Vàng đại diện đội nói rơ ràng ư kiến của anh em với quản giáo, rằng chúng ta không chấp nhận câu nói ấy của một quản giáo nhà trại. Chúng ta cần sự minh bạch của câu nói đó! Để tỏ thái độ, bắt đầu từ chiều nay chúng ta sẽ phản đối việc lao động cưỡng bức. Đồng loạt không đi làm!

Vàng nh́n một lượt, thấy sắc mặt mọi người đều đanh lại hoăc cười nửa miệng, anh biết là không thể bàn lùi được. Vàng xoay người, đập đập chiếc mũ vải trên tay bước đi về phiá nhà lô (tức là nhà trực của quản giáo và bảo vệ vũ trang của mỗi đội tù).

Chừng 10 phút sau, người quản giáo đứng tuổi xuống tận gốc dừa nơi anh em đang ngồi uông trà. Ông muốn câu chuyện được chấm hết ở đây và ông nhấn mạnh rằng câu nói đó chỉ là một sự ngộ nhận. Nửa giờ đồng hồ nói chuyện qua lại, hai bên không có được điểm đồng thuận. Đội giữ nguyên quyết định chiều sẽ không xuất trại lao động.

Buổi trưa, một cuộc bàn thảo diễn ra dưới giàn khổ qua, quyết định sẽ xếp hàng trong sân khu cách ly. Đúng khi quản giáo và trực trại mở cổng để xuất khu, một ngướ sẽ đứng ra xác định thái độ bất tuân quyền lực nhà trại về việc lao động để bày tỏ sự phản đối thái độ của quản giáo đội “quá đà”. Yêu cầu tiến hành cuộc đối mặt công khai giữa đội tù từ A 20 và quản giáo đội quá đà! Người đứng ra xác định quan điểm ấy là tôi.

13 giờ, dưới cái nắng gay gắt. Khi quản giáo và quản chế vũ trang mở cổng, không khí khác thường thấy rơ. Bên cạnh viên quản giáo là hai người thượng tá phó giám thị. Quản chế súng dài bốn hay năm người đứng chắn ngang ngoài cổng khu. Đội đứng im sau khi anh Vàng báo danh số người hiện diện. Tôi tách hàng hai mét. Nói đủ lớn để tất cả mọi người đủ nghe từng câu từng chữ. Nội dung xác định việc bất đồng quan điểm đối vơí thái độ phát ngôn của viên đại úy quản giáo đội quá đà, đồng thời yêu cầu phải trực tiếp đối mặt với viên đại úy đó để làm rơ ràng về nội dung lời đă phát biểu!

Dứt lời, tôi bước ngang hẳn bốn mét rời khỏi hàng chính thức của đội và yêu cầu những anh em nào đồng ư vơí sự phát biểu phản đối lao động mà tôi vừa đại diện tŕnh bày, th́ bước hẳn sang hàng phiá trái (tức hàng tôi đang đứng), anh em nào không đồng ư vơí sự phát biểu của tôi th́ đứng nguyên hàng và xuất trại đi lao động b́nh thường.

Không khí đấu tranh quyết liệt hiện lên rất rơ ràng. Ba phần tư tách hàng đứng về phía bên trái. Viên phó giám thị mặt lạnh như tiền, bảo những anh em đồng ư xuất trại lao động xuất cổng. Cổng đóng lại sau khi các anh em đồng ư xuất trại bước hết ra sân ngoài.

Những người giám thị và quản giáo, trực trại, an ninh, giáo dục … không ai nói ǵ, quay đấu hướng về lầu giám thị. Anh em vừa tách hàng đứng ra bên trái tách nhanh, ai về tụm ấy. Ai cũng hiểu cái giá sẽ giáng xuống anh em sẽ xảy ra trong vài giờ tới.

15 h Hoàng xuân Chinh bị mời ra lầu giám thị làm việc.
16 h Vũ đ́nh Thụy được mời đi.
17h30 Nhóm tù h́nh sự được lệnh gói tư trang của anh Thụy và anh Chinh niêm phong.
18h30 BÁO ĐIỂM DANH NHẬP BUỒNG. THỤY VÀ CHINH KHÔNG THẤY ÁP GIẢI VÀO KHU CÙM. Nghĩa là đi đâu không biết!

Không khí có vẻ khó thở, v́ bản thân chúng tôi không có ai biết rành rẽ từng phân trại ở đây, chỉ mơ hồ nghe về Khu C, được gọi là K Chết, tức là khu trại gốc của thời Lư Bá Sơ, nằm hẳn sát vào b́a núi phía sau hẳn hai cánh đồng mà đội chúng tôi hằng ngày đập đá bên cạnh.

Buổi tổi tôi trao đồi với anh Dũng.
- Trận này sẽ rất căng. Ta cần người không bị dính ǵ đến qui chế kỷ luật để thông tin ra bên ngoài nên anh cần phải đối lập vơí em …

Dũng gật đầu, bảo anh biết rồi!
Quay sang Thố, tôi định nhờ Thố chuẩn bị một túi cói cho tôi, trong đó có những thứ thiết thân là bàn chải đánh răng và thuốc phong thấp. Tôi chưa nói th́ Thố đă bảo “xong hết rồi”. Thố vừa ra buồng cùm sau 2 lệnh, người như một con cá cơm khô đét!

2. Tháng 11 trời đất Bắc đă rét ngọt, tôi bước ra sân điểm danh với hai bộ quần áo trại mặc chồng lên nhau, dự pḥng khi họ đưa vào buồng cùm th́ với hai lớp quần áo, dù là áo trại mỏng lét, vẫn c̣n hơn là một bộ sơ sài.

Giờ điểm danh 6h sáng không khí trĩu nặng. Màn sương mù làm mọi thứ như càng trĩu nặng hơn. Việc hôm qua họ đưa Chinh và Thụy đi biệt tích là một sự việc nằm ngoài trù liệu của tất cả chúng tôi. Với suy nghĩ rằng họ rất ngại phân tán chúng tôi ra các trại hoặc phân trại khác, v́ sợ dân chúng chung quanh sẽ ngày càng biết về sự hiện diện của đoàn tù miền Nam chúng tôi, vốn dĩ chính là h́nh ảnh phản kháng quyết liệt của miền nam đối vơí điều mà họ thường rêu rao là thống nhất bắc nam trong hạnh phúc và mơ ước của dân chúng miền nam. Điều này, trong tất cả những cuộc thăm gặp thân nhân, những buổi áp giải ra đội lao động và qua sự nghiêm ngặt cấm triệt để mọi h́nh thức tiếp xúc của các tù nhân h́nh sự khác… cho chúng tôi hiểu rơ sự sợ hăi này của họ.

Việc « ông » quản giáo đứng tuổi được đưa vào quản đội, mà qua chỉ một vài câu hỏi với quản giáo Nghị cùng sĩ quan an ninh, giáo dục … chúng tôi hiểu ngay được là một sự việc bất thường. Thứ nhất là vị ấy đă cao tuổi. Thứ hai là thái độ nhă nhặn đăc biệt và thứ ba la thái độ khoảng cách đăc biệt của những sĩ quan cấp tá vừa lên bậc (tuổi ngang ngửa với tôi đang nắm an ninh, giáo dục, trực trại, quản giáo … của trại này). Khoảng cách ấy cho chúng tôi hiểu là người quản giáo già KHÔNG PHẢI NGƯỜI CỦA TRẠI NÀY.

Thái độ hỏi han, t́nh tiết hỏi han của ông ta lại càng chứng tỏ không phải là của công an quản giáo chuyên nghiệp. Quản giáo chuyên nghiệp họ biết rơ họ được hỏi người tù chính trị về những điều ǵ và những phạm trù nào họ không được đụng đến hoặc tránh hẳn không muốn đụng đến.

Bằng cách dọ hỏi gián tiếp thêm qua 8 đưá h́nh sự ở chung (đều là nhân lực được gởi gấm của đội ngũ giám thị) chúng tôi lại được biết vị quản giáo này MÀY TAO với giám thị trưởng Phạm Ninh. Với tôi thế là đáp án đă được mở, khi liên hệ lại hành trạng khác thường của giám thị Ninh lúc tôi mới đến trại.

Lần gặp gỡ bất thường ấy chỉ có tôi và ông ta trong khu cách ly (điều này hoàn toàn không b́nh thường và trái nguyên tắc, v́ theo thông lệ, luôn luôn có hai sĩ quan bảo vệ đi kèm giám thị trưởng khi giám thị trưởng bước vào không gian sinh hoạt của phạm nhân, nhất là là những phạm nhân được đánh giá là đăc biệt nguy hiểm).

Lần ấy sau khi ông nhắc đến việc ông từng có mặt tại chiến trường Khe Sanh và An Lộc thời 1967 / 75 ông trầm giọng nói vơí tôi câu nói đặc biệt « Tôi xuất thân là một người lính và đến chết vẫn là một người lính. Hăy nh́n tôi là một người lính ». Lần ấy ông kín đáo ghi âm trọn vẹn buổi nói chuyện đă diễn ra. Tại sao ông đă phải gặp tôi như vậy thay v́ gặp ngoài nhà làm việc (mà các pḥng đều có hệ thống ghi âm)?

Những câu trao đổi qua lại cũng nằm ngoài phạm vi trách nhiệm của một giám thị trưởng. Những câu hỏi đều dẫn đến mục đích để biết tận tường rằng tôi có thật sự là Phạm văn Thành hay không, với những t́nh tiết nhân thân đăc biệt mà nếu không đúng là tôi (với giai đoạn tuổi thơ đăc biệt), sẽ không ai trả lời được.

Qua những câu hỏi đó, tôi hiểu được là phiá giám thị Ninh đă có những thông tin riêng về hoàn cảnh gia đ́nh của tôi mà chắc chắn đă phải có người tiếp xúc đến tận làng quê của tôi, với những thân nhân c̣n sót lại và với cả những đứa bạn thân tôi thủa niên thiếu. Những đứa bạn tôi đă bằng mọi cách dấu biệt các sự liên hệ khi quyết định lao vào cuộc chơi sinh tử với nhà cầm quyền cộng sản. Những sự điều tra về nhân thân, chắc chắn phiá an ninh chính trị điều tra bên A15, A16 và A24 đă làm chi tiết, nhưng phiá V26 th́ chắc chắn không thể có được những t́nh tiết ấy nếu không có một « đường chuyển » đặc biệt.

Những điều vị quản giáo già quan tâm ḍ hỏi các anh của những vụ trọng án đang sống trong khu cách ly đều xoáy vào một chủ đích: T́m ra nguyên nhân, thời gian và nhân lực đă tiến hành các vụ bạo kháng. Điều này nằm ngoài hẳn chức năng và quyền hạn của một quản giáo trại tù. Tất cả các câu hỏi đều được hỏi giữa … vườn rau, nơi không thể có một thiết bị nghe nh́n nào có thể cài cắm!

Điểm danh được chừng 30 phút, Trần minh Tuấn marathon đụng đầu tôi ṿng thứ nhất, nói vừa đủ tôi nghe: « Đợt này anh đi một ḿnh, tôi ở ngoài … ». Lời nói ngắn cụt ngủn nhưng đủ để tôi hiểu rằng Tuấn e ngại việc thông tin không ra khỏi trại được nên quyết định ở ṿng ngoài cốt để t́m cách chẻ thông tin về cho gia đ́nh, thân nhân. Một cảm giác ngậm ngùi lan tỏa trong tôi, v́ tôi biết, sở trường này không phải của các anh, nơi xứ sở hoàn toàn lạ lẫm và cô độc này. Chọn lựa của Tuấn chắc chắn phải là một chọn lựa không hề dễ dàng, khi hầu hết những người đứng tách hàng hôm qua đều là những người đă từng sát cánh với anh trong tất cả những cuộc « hành tŕnh cùm kẹp », từ ngày có vụ làm tờ báo Hợp Đoàn của A20 do ông Vũ Ánh khởi xướng thời thập niên 1980. Sáng hôm qua, khi anh đứng nguyên bên “hàng thuần phục” chờ xuất trại, tinh mắt sẽ nhận thấy hai đầu gối của anh có những lúc như run rẩy. Trạng thái này không qua mắt được Hoàng xuân Chinh, vốn xuất thân từ một gia đ́nh chuyên bắt mạch, bốc và sắc thuốc Nam.

Tôi bước Marathon ṿng thứ ba th́ ông Sơn chặn tôi lại. Ông Lê văn Sơn đă gần 70, là một nhân sĩ Phật Giáo Ḥa Hảo. Ông hỏi ngay.
- Liệu chịu được không Thành? Chắc chắn sẽ rất lâu đấy!

Tôi đáp là tôi nghĩ đủ sức chịu đựng. Ông cầm lấy bàn tay tôi bảo x̣e ra rồi đặt vào vỉ thuốc Bi Profenid. Vỉ thuốc tôi mới chia ra đưa cho ông hai tuần trước, khi thấy đầu gối của ông sưng to không đi được. Vỉ thuốc c̣n 8 viên, nghĩa là ông uống thấy bớt đau nên giữ lại để dành. Tôi cau mày nói với ông là uống thuốc như vậy không hạ đau được bao lâu. Thuốc tôi đưa là để ông uống 7 ngày liên tiếp. Đây là thuốc tôi phải nhịn nhục nài nỉ họ (giám thị trại tù) mới chịu đưa. Họ cũng biết là tôi lấy để chia cho anh em chứ chẳng phải giữ cho riêng ḿnh làm ǵ. Tôi nói ông Sơn nhận lại mà ông nhất định không nhận. Tôi đổ quạu sau khi nói rằng tôi vẫn c̣n đủ cho tôi. Tôi nói.
- Họ không thể để em chết! Anh phải biết là như vậy! Các anh có thể chết nhưng em họ không thể để cho em chết!

Thấy tôi quạu, ông Sơn băn lẽn cầm vỉ thuốc nhét vào túi chiếc áo nâu đà đă bạc phếch. Đôi mắt già nua chớp chớp nh́n lên trời …
7h đội xếp hàng chờ xuất cổng. Vẫn hai hàng cách biệt. 2 phía 2 thái độ chống đối và an phận đă hiển lộ tỏ tường.

Cổng khu cách ly mở. Tiếng sợi dây xích vừa được bổ xung thêm đêm qua được cố ư kéo qua các thanh sắt nghe rất khó chịu. Khoảng 6 người bước ra cổng, trong đó có Lê ngọc Vàng là đội trưởng và sát ngay Vàng là Trần minh Tuấn. Mặt Tuấn lạnh lùng không cảm xúc.
Cổng đóng lại với những ṿng xích sáng loáng.

Khoảng 9h Trương văn Sương được gọi đi làm việc. Anh đi ra khỏi cổng, giọng cười ặc ặc cố hữu khi bước ngang cửa buồng tôi. Anh đi chân đất, tướng pháp lềnh khênh với mái tóc muối tiêu hớt carré cứng cỏi.

Khoảng 10 h, tư trang của anh Sương được niêm phong. An ninh và hai người thi đua (5) áp giải anh vào khu cùm cuối trại, sát phần chuồng heo và nhà bếp, ngăn cách với nhà 4 nữ, kế cận « giếng tiên » (6) .

Khoảng hơn 10 h, Nguyễn văn Trung (Trung lai) được mời đi ra lầu giám thị. Trung đi rồi tôi nói với cư sĩ Trần nam Phương: "Ta tiến hành chuyện bộ ḷng thôi!". Phương thảng thốt nh́n tôi, ư như không muốn nghe rơ. Tôi lập lại lần thứ hai: "Ta chuẩn bị thôi anh!". Phương ngần ngừ, hai tay xoắn xoắn vào nhau. Tôi cứng giọng, từng tiếng một "Em có làm sao sẽ đều là do khâu sát trùng…". Phương ù ừ rồi đi nhanh ra phiá sau, nơi gốc mướp có anh Phan văn Bàn đang quạt bếp than nấu trà.

Việc này chúng tôi đă bàn rất kỹ. Anh Kim Long đă chỉ dẫn tôi rất chi tiết thủ thuật rạch bụng moi ruột ra mà không chết. Con dao làm từ chiếc liềm cụt nhặt ngoài đội đă đưọc anh Bàn đàn qua lửa than đá thành một ngọn dao lá cực sắc và cất dấu ở đâu đó. Nơi tôi mổ bụng sẽ là chỗ nằm của tôi, sát bên chỗ nằm của tu sĩ Mai đắc Chương và Trần nam Phương. Điều kiện thiết yếu là nền đá phải cực sạch. Đ́ều này Phương phải chịu trách nhiệm. Lần thử sau cùng bằng mực hạt mồng tơi, tôi đă làm rất nhanh và chính xác. Lần ấy anh Long nói.

- Đây là việc đối đế mà chỉ có Thành làm được. Anh em nội địa mà làm th́ chúng sẽ để cho chết luôn. Chúng sẽ không tận lực đưa đi bệnh viện khẩn cấp. Từ đây ra bệnh xá Sao Vàng chừng nửa tiếng. Đến đó được là sống. Từ đó chúng sẽ đưa ra bệnh viện huyện Thiệu Yên rồi sau đó ra Thanh Hoá. Điều cần yếu là phải giữ thật sạch bộ ḷng của Thành!

Lần thực tập « giả đ̣» đó, anh Bảo là người phản đối. Anh vốn người hiền lành nhân đức, từ bé đến già chưa từng chặt chân hay cắt tiết một con gà. Anh nói.
- Mấy cha bạo lực quá! Anh không đồng ư đâu!..

Anh Long nói rất cứng: « Tôi bảo đảm hắn không chết! Một là hắn rất tỉnh táo, không run tay. Hai là …tử vi hắn c̣n sống lâu »!
- Chuyện tử vi th́ anh không bàn. Nhưng chuyện máu me th́ anh không muốn! Rồi c̣n thày Chương nữa. Máu me lênh láng ra chỗ ổng nằm, ám ảnh người ta suốt đời…
- Tôi là tôi không chịu! Nhất lại là máu anh em ḿnh!

Anh Bảo kết câu chuyện bằng thái độ vùng vằng rồi bỏ đi, ra tận góc thật khuất của mấy luống khoai môn Tuấn trồng, ngồi một ḿnh.

Anh em ba người tiếp tục bàn thực hiện ư định c̣n Trần nam Phương, anh Long và tôi. Phương nhặt được một chiếc liềm cụt -dấu trong háng- mang được vào buồng đưa anh Bàn, bảo anh Bàn lấy nó làm con dao thật bén v́ Thành nó cần. Việc này anh Bàn chỉ biết đến vậy. Con dao cũng được dấu riêng biệt và hàng tuần được Phương nhắc để anh Bàn kín đáo đem ra nướng than lại. Một cái chậu nhôm cũ đă được Phương mua lại của ai đó rồi đánh cát đánh tro cực kỳ cẩn thận treo trên giàn mướp. Có mấy lần anh Sương lấy chậu ấy đựng rau, bị anh Phương la như tát nước! Chả ai hiểu cái chậu ấy có điều ǵ quái gở mà Phương không cho bất kỳ ai đụng đến, thậm chí cả anh Bàn. Chỗ nằm của tôi bên thày Chương và anh Phương được Phương nhúng nước sạch lau bóng mỗi buổi trưa. Thày Chương thấy lạ mấy ngày đầu nhưng rồi cũng quen đi …

Giờ là lúc thực hiện. Phương bần thần xách nước vào chỗ nằm của tôi, lau rửa cực kỳ cẩn thận. Cái chậu nhôm được mang vào. Thày Chương ngồi trên vơng, tay cầm cỗ tràng hạt …

Có tiếng gơ cổng sắt khá lớn, tôi nh́n ra không thấy cán bộ nào cả. Chỉ thấy ông Quư với Kiên h́nh sự đang đứng sát cổng. Ông Qúy ngoài 70, người Cao Đài, nguyên vơ sư, hay cầm đá đứng gần cổng sắt, gặp cán bộ đi ngang ông ném thẳng cánh. Đá chưa bao giờ trúng đích v́ các chấn song của sắt thường làm lệch mục tiêu.

Chừng 10 phút sau cổng khu cách ly mở. Kiên thoát ra ngoài. Cũng chừng 10 phút sau Huy giáo dục đi vào buồng tôi hai ba ṿng rồi đi ra. Huy ra rồi trực trại vào hỏi tôi ở đâu. Tôi đang ngồi chiếu sau hè với anh Long.

Huy yêu cầu tôi ra ngoài nhà cơ quan làm việc. Lúc này đă gần trưa. Việc này bất thường. Khi tôi ra khỏi cổng khu cũng là lúc Trung được dẫn vào sân trại, men theo tường bên khu nữ để vào nhà cùm. H́nh như họ cố ư cho tôi nh́n thấy Trung bước hẳn vào nhà cùm.

Tôi được dẫn lên lầu trực trại thay v́ ra ngoài khu nhà cơ quan. Thiếu tá Hùng ngồi chờ tôi sẵn. Đây là trưởng giáo dục toàn phân trại, đồng cấp với một người cũng tên Hùng nhưng mang họ Lê Khả. Lê Khả Hùng cao ráo trắng trẻo mặt sáng, khác với ông Hùng này, xạm đen và lời nói thoát ra từ hai hàm răng lúc nào cũng như muốn khít chặt.

Hùng kêu tôi ngồi ghế đối diện. Mặt Hùng như phảng phất một làn sát khí. Tôi ngồi xuống ghế, ḷng nghĩ thầm "rơ thật là dở hơi ".

Hùng chằc hơn tôi một hai tuổi, thái độ của người lúc nào cũng thấy ḿnh là quan trọng. Kiểu cách nói luôn như muốn lên gân để chứng tỏ quan điểm và vị trí. Ông hỏi ngay khi tôi đă ngồi hẳn xuống ghế.
- Nghe chừng như là anh lại muốn làm loạn?

Tôi khá ngạc nhiên, không nghĩ là ḿnh sẽ phải nghe câu hỏi này với thái độ này. Với tôi, Hùng không là ǵ cả. Ở trại này tôi chỉ nể giám thị trưởng Phạm Ninh. Nể không phải v́ tài cán hay quyền lực mà nể v́ cái tính lính tráng của ông ta. Từ ngày vào trại, tôi biết rất rơ ngay đến giám thị cũng không có quyền hạch sách điều tra tôi, v́ tất cả các cuộc "làm việc" từ ngày tôi ra đây, toàn do từ “trung uơng” về làm, và người khét lẹt nhất là đại tá mật vụ La văn Tiếp, khi làm việc cùng tôi cũng không dấu được nét e ngại. Vậy hà cớ ǵ ông thiếu tá này xử dụng thái độ quyền lực với tôi, một thái độ mà cánh trung ương đă có kinh nghiệm và hiểu rất rơ sẽ là vô giá trị đối với tôi, từ ngày c̣n ở A20 Xuân Phước!

Tôi b́nh tĩnh nh́n thẳng vào mắt Hùng. Ông ta cường liệt đối mắt lại. Trong vài giây như vậy, tôi hiểu được là ông ta thực sự đang nghĩ ḿnh là người mang chính nghĩa. Đây là đởm lược chỉ những người đang nghĩ ḿnh đích thực là chính nghĩa mới mang được tia mắt ấy. Tôi nhẹ giọng.
- Ông nghĩ thế nào là làm loạn?

- Chúng tôi nuôi các anh không thiếu thứ ǵ. Ở đây các anh có tất cả. Các anh c̣n đ̣i ǵ nữa?

- Danh dự! Các ông có thể tước đoạt quyền tự do của chúng tôi nhưng các ông không tước đoạt danh dự chúng tôi được nếu chúng tôi cương quyết ǵn giữ! Chúng tôi cũng không cần các ông nuôi. Các ông không hiểu ǵ về công pháp quốc tế về quyền dân chủ chính trị nên các ông bắt bừa chúng tôi vào tù …

- Anh biết thế nào là dân chủ? - Hùng ngắt lời tôi, sẵng giọng, lưng hơi dựng thẳng lên thoát khỏi lưng ghế.

Tôi cố giữ giọng nhẹ nhàng.
- Dân chủ là người dân có quyền nói lên tiếng nói của họ. Người làm chính quyền nếu không được ḷng dân, phải bị băi nhiệm …
- Các anh nói các anh có thể băi nhiệm được chúng tôi à? Anh điên khùng hay ảo tưởng? Dân ở Việt Nam đều là của chúng tôi. Tất cả đều cần chúng tôi... Các anh là một lũ ất ơ, tháo chạy ra khỏi nước rồi giờ về đ̣i chúng tôi chia quyền. Đừng mơ! Hiaz! Đừng mơ mộng hăo huyền …

Tôi thấy không thể nói chuyện tiếp tục với tay Thiếu tá này. Cái đầu này đă đóng đinh vào những giáo điều và càng nói, sẽ chỉ càng gây tức giận thêm cho cả hai người. Tôi quyết định chọn thái độ im lặng.

Ông Hùng nói khá nhiều về dân chủ và hai ba lần hỏi hằn học lại tôi rằng "…các anh nghĩ chúng tôi sẽ cho các anh chia quyền à …". Thấy tôi không phản ứng ǵ, cũng không lên tiếng phản bác, ông chuyển sang một câu hỏi khá « ngoài luồng ».
- Anh nghĩ thế nào về bác Hồ?

Tôi khá bất ngờ v́ câu chuyện bị quẹo cua quá gấp.

Dựa hẳn lưng vào ghế, tôi từ tốn đáp.
- Ông chắc có đọc Ngục Trung Nhật Kư?
- Đọc chứ sao lại không?
- Ông chắc hẳn có đọc Vừa Đi Đường Vừa Kể Chuyện?
- Đọc! – Hùng có vẻ khó chịu khi tôi hỏi thay v́ trả lời. Ông dằn cốc nước trà trên mặt bàn gỗ lim bóng loáng. Tôi nh́n theo cái đà dằn của đáy cốc để t́m xem nội lực hàm chứa của Hùng đến đâu. Thấy cũng tầm thường nên tôi hỏi tiếp.

- Chắc cán bộ biết nhà văn Trần Dân Tiên?
- Biết!
- Chắc cụ Trần Dân Tiên có nhiều tác phẩm giá trị?
- Ừ, tôi nghĩ vậy!
- Cán bộ có biết bác Hồ có người con gái ở Pháp không?
- … Anh định láo toét với tôi đấy à?

Tôi vẫn b́nh tĩnh hỏi tiếp, chậm răi.
- Cán bộ có biết ông Hồ Học Lăm không?
- Không! Chỉ nghe qua thôi!
- Bác Hồ là một nhân vật lịch sử c̣n bị bao trùm bởi nhiều điều huyển bí …
- Các anh chỉ là những người ăn càn nói bậy! Các anh xúm nhau đi bôi bác bác Hồ, lại c̣n nhận ḿnh là người yêu nước. Nói tóm lại cho các anh hiểu nhá. Chỉ có bác Hồ là người yêu nước! Chỉ có bác Hồ mới có thẩm quyền nói đến bốn chữ “danh dự dân tộc”! C̣n th́ các anh nhá... Quên đi!

Tôi lại ngồi thinh lặng, mắt thỉnh thoảng nh́n thẳng vào mắt Hùng. Hùng không bao giờ né tránh ánh mắt tôi nên có thể nói hai người những năm sáu lần “đấu vơ mắt” với nhau. Lần nào tôi cũng là người làm hoà trước, nghĩa là hướng tia nh́n ra khỏi tầm sát phạt trực tiếp. Tôi không sợ, nhưng biết là thắng thua không ích ǵ, chỉ thử lửa với nhau để hiểu nhiệt tâm của của nhau đến đâu mà thôi.

Có tiếng mở cửa. Tôi không quay lại. Hùng đứng lên, khom người chào người mới vào. Tên ông là Vân. Hùng gọi là Ban Vân. Ông Vân mang hàm Thượng tá, người cao ngang ngửa tôi, tướng pháp sang cả, trắng hồng, không có bụng như đa phần đám thượng tá đại tá từ trung ương vào. Ông chào tôi rồi kéo ghế ngồi.

Ông Hùng hỏi lại câu nói ban năy.
- Anh định làm loạn nữa phải không?

Tôi đă thấy cần phải cứng rắn, nên nh́n trực diện vào con ngươi Hùng.
- Loạn hay không, tùy các ông thôi!

- Anh nghĩ là ở đây, trại 5 này … mà anh có thể đứng giữa sân quát tháo đ̣i tự do đ̣i nhân quyền cho các anh như ở Xuân Phước được à! Gô cổ anh lại ngay chứ lỵ …!

Tôi không nói ǵ, vẫn điềm nhiên bám sát con ngươi của Hùng, Hùng đứng lên, vung tay áo như làm cho dăn xương cốt. Ông Vân vẫn không nói ǵ.

Khoảng ba bốn phút sau lại có tiếng gơ cửa rồi tiếng Lâm an ninh bảo “đă xong rồi “!. Ông Vân đứng lên bước ra ngoài pḥng.

Lâm cầm tờ giấy có dấu đỏ nói với tôi.
- Anh Thành. Ban giám thị quyết định kỷ luật anh v́ lư do anh có ư đồ tổ chức gây rối loạn sinh hoạt trại. Giờ mời anh theo chúng tôi!

Tôi b́nh thản đứng lên, đẩy ghế lại dưới bàn và nh́n Hùng.
- Chào cán bộ!

Hùng chắc có phần ngạc nhiên v́ thái độ nhẹ nhàng của tôi, lại thấy tôi không hề có phản ứng ǵ khi biết ḿnh bị kỷ luật (nghĩa là bị cùm chân như giam một con mănh thú). Ông bật ra một câu gần như vô nghĩa “… con gái tôi nó học tiếng Pháp, năm nay là đầu trường đấy …”. Tôi bất chợt nghe chùng ḷng xuống. À th́ ra, đám đàn ông chúng ta đều có chung một cảm xúc, đó là đều rất thương yêu con gái ḿnh, thường là thương hơn những thằng con trai, lo lắng hơn, hănh diện cũng hơn … Ở Thiệu Yên Thanh hoá mà học tiếng Pháp, gần như là một điều ǵ đó có thể được hiểu là văn hoá văn minh, hơi khác với chỉ học Anh ngữ hoăc Hoa ngữ. Tôi nhẹ giọng.
- Vâng, con cái, nhất là con gái … chúng là cả cuộc đời của chúng ta!

Giọng tôi có lẽ có một thang âm bất thường nào đó nên trên khuôn mạnh luôn cố làm ra lạnh lùng quyền lực của người sĩ quan giáo dục bỗng thoáng hiện một nụ cười chất phác. Trong câu nói như khoe ban năy, có lẽ ông cũng hiểu là gần như sẽ không có cơ hội gặp và trao đổi đối thoại với tôi lần nữa, mà tôi lại là người ở xứ Pháp xa xôi lần về. Ông khoe con gái học tiếng Pháp, gần như là một sự vô t́nh, đối với một người từng ở Pháp nhiều năm... phản ứng như vậy là phản ứng của một con người rất người, c̣n cái gốc nhân bản từ trong vô thức …
Tại sao chúng ta lại là kẻ thù của nhau nhỉ?!

Tôi đi theo Lâm, ḷng miên man nghĩ về người nào đó là con gái của Hùng. Chắc phải là một thiếu nữ sang và đẹp. Bởi không, chắc sẽ không chọn ngôn ngữ Pháp làm hành tŕnh sự nghiệp ở cái xứ sở cực nhọc vốn đang bật dậy t́m cách thoát nghèo này …

Hai người tù thi đua và sĩ quan trực trại đi bên tôi qua hết chiều dài sân trung tâm (cỡ bằng một sân bóng) rồi vào khu cùm. Từ cổng của nhà cách ly, anh em lố nhố đứng đầy chiếc cổng hẹp, đưa tay vẫy vẫy. Tôi nhướng mắt nh́n vào trong nhà, các ô cửa sổ gần phía sân trung tâm dầy đặc những cái đầu của anh em ra từ A20 Xuân Phước. Tôi nắm hai tay kiểu chào của Việt Vơ Đạo lạy chào lại anh em. Cảm giác của tôi là sẽ phải xa các anh măi.

Khu cùm xây cao hẳn lên trên một bệ bê tông cao gần đầu người. Khoảng 10 buồng đều quay hướng bắc, nghĩa là nh́n cḥng chọc vào khu nhà 4 B Nữ. Bờ giếng rất rộng của khu nữ nằm chỉ cách “lầu cùm” khoảng 8 thước. Đám tù lưu cữu gọi cái giếng này là giếng tiên. V́ trại này, 1995 đổ về về trước, nam nữ hầu như tắm đều cởi truồng, v́ đa phần đều nghèo khó.

Bước vào hẳn khu cùm, Thiếu tá Lâm yêu cầu tôi đứng nghiêm để nghe đọc lệnh kỷ luật. Người kư lệnh kỷ luật là Thượng tá Vân (họ ǵ tôi đă quên rồi).

Lệnh đọc xong Lâm lùi ra ngoài khu cùm. Sĩ quan trực trại cùng hai tù thi đua kè tôi lên những bậc thang. Khi đă đứng hẳn trên thềm hành lang tôi đưa mắt nh́n toàn cảnh để nhận rơ vị trí của ḿnh. Mắt tôi đụng phải khoảng 10 tấm lưng trần đang ngồi xúm vào nhau quay lưng về phía tôi và người cán bộ. Họ đều không mặc quần áo và đang xối nước tắm, có những tấm lưng trắng hồng.

Trực trại dẫn tôi vào buồng số 5. Cánh cửa gỗ lim dày làm tôi có cảm giác dễ chịu khi liên tưởng lại tất cả các buồng cùm ở B34 và A20, vốn đều làm bằng sắt và gờ tường cũng là sắt thép. Âm thanh của sắt thép va đập mạnh gây rất khó chịu cho người cùm ở bên trong, vốn chỉ có một lỗ thông hơi chừng 15, 20 phân vuông.

Vào hẳn buồng, tù thi đua yêu cầu tôi lột hết quần áo. Hai ngướ nặn kỹ cả chim c̣ và nắn cả vào hạ môn. Tôi nói nhỏ "không có ǵ đâu mấy anh, bất ngờ thế sao mà chuẩn bị ǵ được…". Hai người, người nhỏ con tính t́nh láu cá rất liếng thoắng nhưng người to lớn th́ cư xử rất chừng mực với tôi.

Cuối cùng tôi được mang một bộ quần áo trại. Sàn bê tông không có chiếu. Một người tù thi đua chạy ṿng ra phiá sau tường hậu của khu cùm để đút đầu cây suốt dài khoảng 3 mét rưỡi chọc ngang qua bệ cùm bên trái để xuyên qua bệ cùm bên phải là chỗ tôi nằm. Người tù thi đua lớn con nâng tầm móng cùm cho chính xác với đầu cây suốt thép tṛn to khoảng gần nửa cổ tay rồi hô lớn “đóng vào “. Đầu cây suốt phi qua lỗ sắt của bệ cùm, xuyên qua được một cái cùm bên chân trái của tôi. Đầu suốt được rút lại một chút rồi bất ngờ thục mạnh lần thứ hai, lần này đầu suốt đâm qua khoen cùm chân thứ hai, chui tọt qua lỗ thép xuyên tường để tḥi đầu khoá ra bên ngoài hành lang. Tiêng suốt cùm xuyên qua các lỗ thép nghe gai người, tiện thể lấy mất của tôi một mảng da trắng ởn ở cổ chân phải. Tiếng người tù bự con la rất lớn “ĐM mày làm ăn kiểu ǵ thế …”. Phiá sau tường hậu không thấy đáp lại … tôi bảo không việc ǵ, dù rằng cú trượt cùm ấy làm tôi đau đớn muốn tái dại người đi.

Cùm được chốt lại. Khoá cùm được đóng bập từ bên ngoài. Cánh cửa gỗ lim ầm một tiếng mạnh sau khi người sĩ quan đại úy trực trại bước chân hẳn vào buồng cầm chiếc dùi cui điện gơ gơ vào cây suốt cùm vừa được thọc chui qua hai bức tường.

Bóng tối trần ngập, một mùi khai ùa vào khứu giác và tiếng muỗi bay hỗn độn. Phiá ngoài cửa, nối tiếp với âm thanh những đế giày và ch́a khoá của ba người đàn ông đi khuất là những tiếng í éo của bầy phụ nữ, những tiếng càu nhàu bảo kỳ cọ chỗ này găi chà chỗ kia, cả tiếng những bàn tay vỗ bèn bẹt trên da thịt và những tiếng cười ngặt nghẽo. Tôi ngồi cúi áp sát mặt vào thanh cùm, ánh sáng luồn từ đáy khe cửa hắt le lói vào nền buồng, mang theo cả những âm thanh của tiếng vỗ nước đặc thù chỉ phát ra từ một số điểm đặc thù của cơ thể người nữ. Những âm thanh mà chỉ có những người quen tắm sông tắm suối mới nghe nhận ra được! Tôi lẩm bẩm “ Bỏ mẹ con rồi “!

Khoảng 4 chiều tiếng cổng sắt khu cùm loảng xoảng mở rồi tiếng người trực trại tra ch́a khoá vào từng buồng cùm. Trong mấy giờ vừa qua tôi đă biết được Trung nhốt ở buồng số 1 đầu tiên, rồi đến một ngướ tù về từ Thái Lan trong nhóm ông Hoàng cơ Minh đợt xâm nhập thứ ba -Đông Tiến 3 - đợt xâm nhập mà tôi đặt vô vàn nghi vấn từ khi biết sự có mặt của họ tại trại này và trại Thanh Liệt Hà Nội. Buồng thứ ba là Trương văn Sương, buồng bốn trống và đến buống tôi, buồng 6 trống, buồng 7 có một h́nh sự nữ không cùm. Các buồng nói với nhau vô cùng khó nghe v́ trần cao kín mít chỉ có một lỗ gió rộng chừng 10 cm dài chừng 30 cm lấy gió vào từ phiá … chuồng heo sát khu bếp.

Các cửa buồng mở, mỗi buồng được tù thi đua đặt vào sàn cùm một nắm cơm và một chén nước (bằng nhựa). Khoảng 10 phút là xong công việc phát cơm như vậy cho tất cả các buồng. Tôi yên lặng không nói ǵ.

Đêm chập xuống, muỗi vô vàn là muỗi. Muỗi ở đây không hề hiền, chúng như những mũi tên, bay veo véo từ trên cao phóng phập xuống da thịt và cắm ngay đầu kim hút máu liền. Rất côn đồ thảo khấu. Tôi luôn tay đập muỗi mà chúng th́ như bọn thiêu thân, không buồn né khi bị đập. Đâu ra thứ muỗi lạ lùng! Chừng 1 giờ đồng hồ như vậy th́ chúng biến đi đâu mất hầu hết, chỉ c̣n lại mấy con vo ve như loại muỗi thường thấy. Nghĩ đến chiều chập tối ngày mai tôi rùng ḿnh ớn lạnh. Đèn vàng vọt đă sáng lên trong buồng mờ nhạt, bàn tay tôi hiện rơ đỏ loe màu máu!

5h30 sáng kẻng báo thức, cổng khu cùm mở, tất cả các cửa buồng lần lượt được mở ra, trực trại tḥ đầu vào sau khi tù nhân lên tiếng báo cáo hiện diện. Tôi im lặng ngồi (đương nhiên là duỗi thẳng chân) không lên tiếng. Trực trại hỏi tôi.
- Khoẻ chứ anh Thành?

Tôi đáp “cám ơn các ông “, không thêm tiếng nào nữa. Có lẽ người tù thi đua hiểu thâm ư của tôi nên nói giả lả ngay “Sao lại là các ông, anh Thành?“.

Thâm ư của tôi quả đúng là đă bị ngướ tù thi đua nhận sớm ra. Nguyên v́ các trại phiá bắc, tù nhân bất kỳ già trẻ lớn bé đều phải gọi cán bộ bằng ÔNG và xưng CON hoặc Cháu. Riêng với giám thị th́ phải gọi bằng BAN xưng con hoạc cháu. Tù ở Nam ra tuyệt đối không ai xưng hô kiểu này và việc tôi đáp bốn chữ “ cám ơn các ông “ là hành vi cố ư coi người sĩ quan trực trại cũng ngang hàng bằng vai với hai người tù thi đua đang đi mở các cửa buồng điểm danh.

Khoảng 10 sáng cổng khu cùm lại mở. Lách cách tiếng những bát cơm bằng nhựa va vào nhau. Các cửa buồng được mở, tù thi đua đưa chén nước và nắm cơm vào rồi khoá cửa lại, từng buồng luôn có sự giám sát của sĩ quan trực trại. Bàn tay người tù thi đua to con ngần ngừ khi đặt nắm cơm lên bệ xi măng sát ụ cùm của tôi. Nắm cơm mới đặt cạnh nắm cơm cũ. Bát nước th́ đă hết nước nên người tù thi đua đưa chén nước mới vào. Viên sĩ quan trực theo sát mọi hành vi của người tù tự giác mắt như tránh nh́n vào chố tôi đang ngồi duỗi thẳng đôi chân gắn với hai cổ cùm. Cửa đóng lại.

Buổi chiếu khoảng 4 giờ thủ tục đưa cơm lấy bát lại bắt đầu được lập lại. Bên gờ bệ cùm của tôi ba nắm cơm đă xếp bằng nhau. Chiều hôm nay tôi được đi đổ bô. Bô chẳng có phân nhưng tôi vẫn cầm đi ra. Chân đă có phần tê dại nên bước đi đă có vẻ chập choạng. Một tay lần theo tường để đi về phiá sau buồng cùm số 8 để đổ. Tôi đi chậm, tay cầm bô giơ ra bên phần đùi phải, cố ư cho mấy ô cửa sổ bên khu nữ nh́n rơ cảnh trạng “không mấy ǵ là đẹp đẽ“ này.

Đến sáng ngày cùm thứ ba th́ sĩ quan y sĩ vào buồng tôi, sau khi nắm cơm thứ 4 đă xếp ngay ngắn trước bệ cùm. Chiều qua tôi nghe loáng thoáng tiếng ngướ tù thi đua nói với ai đó, giọng rất khúm núm “ dạ … anh ấy không hề sờ vào. Cháu để sao th́ lần sau vẫn y như vậy …”.

Viên y sĩ đứng ngay đầu bệ cùm, hỏi tôi sao không ăn cơm. Tôi nói đă quen ăn cơm có mâm có bàn tử tế. Việc cho tù ăn như thế này là xúc phạm người tù. Dù là tù tội, chúng tôi vẫn là những con người VÀ LÀ NHỮNG CON NGƯỜI CHƯA MẤT NHÂN TÍNH. Tôi nói vừa đủ nghe, nhưng nói chậm từng câu từng chữ …

Cửa đóng lại. Chừng 15 phút sau có tiếng bàn gỗ được đem vào khu cùm. Tiếng ghế gỗ va chạm với thành tường xi măng. Tôi được sĩ quan trực mở cửa và người tù thi đua mở cùm, nhă nhặn nói với tôi rằng, bàn ăn của tôi đă có ở đầu tường khu cùm. Tôi chậm răi bước ra. Ngồi vào bàn. Trên bàn là một chén cơm (bằng nhựa dĩ nhiên) và một chén rau muống. Tôi ngồi ngay ngắn, đưa tay làm tín dấu công giáo rồi cầm đũa ăn ngon lành. Tôi đă rất đói. Viên sĩ quan trực trại gọi đội trưởng đội bếp đem ra hai cái ghế dựa, một cho ông ta ngồi ngoài sân chung hướng mặt vào cổng khu cùm, một cho người tù thi đua ngồi cạnh tôi chừng 4 mét, trong khu cùm cổng khoá.

Chừng 15 phút, không ai giục giă, nhưng tôi biết giấc này là giấc rất bộn bề của sĩ quan trực trại. Tôi đứng lên chậm răi đi về buồng cùm. Khi người sĩ quan vào kiểm tra chế độ cùm, tôi nói với ông ta rằng “ở đây tất cả chúng tôi đều là con người như mọi con người khác. Ngày mai tôi sẽ tiếp tục không ăn nếu anh em của tôi vẫn bị đối xử như những con mănh thú …”.

Bắt đầu từ ngày cùm thứ tư, họ dọn cho anh Trung ăn trước, đến anh Sương rồi đến tôi, mỗi người từ 15 đến 20 phút. Người anh em bên nhóm Đông Tiến 3 đă ra cùm, ngướ tù nữ cũng hưởng qui chế kiên giam.

T́nh trạng sinh hoạt khu cùm trại A của tôi kéo sang lệnh thứ hai. Ngày thứ 7 của lệnh 1 giám thị mời tôi ra ngoài nhà cơ quan. Người làm việc từ Hà nội vào, không xưng tên, tuổi hơn tôi cỡ ba bốn tuổi. Nội dung tổng quát họ muốn biết tôi muốn điều ǵ.

Tôi xác định 3 điêù.
- Thứ nhất là chúng tôi không chấp nhận hành vi “địt mẹ địt cha” chúng tôi một cách bừa băi.
- Thứ hai, chúng tôi sẵn sàng đương đầu với bất kỳ ai công khai phát biểu muốn “gĩa nhừ“ đoàn tù A20 chúng tôi.
- Thứ ba, bản thân tôi không chấp nhận việc đưa anh Hoàng xuân Chinh và anh Vũ đ́nh Thụy đi mất tích.

Họ ghi nhận và nói chuyện đưa anh Hoàng xuân Chinh đi đâu anh Vũ đ́nh Thụy đi đâu … là thuộc thẩm quyền nhà trại. Tôi đặt vấn đề như vậy là vượt giới hạn. Tôi xác định là tôi sẽ chống đối đến cùng nếu như tôi không biết anh Hoàng xuân Chinh và anh Vũ đ́nh Thụy ở đâu!
Buổi làm việc coi như không giải quyết được ǵ cụ thể.

Tôi về buồng cùm, nhận lệnh cùm thứ 2 th́ anh Trung đă rời nhà cùm, không biết đi đâu. Anh Trương văn Sương cũng đă bị đưa đi ra khỏi buồng cùm. Rất hoang mang, tôi quyết định không ăn, tuy nhiên, rút kinh nghiệm vụ tuyệt thực ở A20, tôi không tuyên bố ǵ hết, cứ lẳng lặng thực hiện việc không ăn.

Ngày thứ ba của lệnh 2, ông Phạm Ninh vào tận buồng, khuyên tôi nên ăn cơm, chuyện đâu c̣n có đó. Tôi nói lời cám ơn, không hứa ǵ cả. Sang ngày thứ 5 th́ vấn đề xảy ra.

Qua ngày thứ 5 của lệnh cùm 2, đêm lạnh đă bắt đầu thấm vào hai đầu vai và vùng xương chậu. Những cơn đau thấp khớp tôi cố vượt qua v́ biết chắc họ không chuyển thuốc để tôi xử dụng. Những giờ tập khí công đă bị nhập nhoạng nửa mê nửa tỉnh v́ không có tư thế ngồi hoàn chỉnh, nằm th́ khí lạnh của đá ngấm buốt vào nội phủ. Tôi không ăn 3 ngày của lệnh 1 và 5 ngày của lệnh 2. V́ không tuyên bố tuyên bọ ǵ sất nên họ vẫn cấp nước ngày một bát nên chuyện hụt nước không đến nỗi trầm trọng lắm tuy vẫn bị thiếu nước uống. Vấn đề trầm trọng ở đây là muỗi ban đêm, và ban ngày th́ những tiếng éo nhéo của đàn phụ nữ hơi quá đa t́nh. Họ không hề biết là tôi không ăn, đang phải tranh đấu cật lực vơí cái sự đói … nên có ư trêu rất dai. Những sự trêu đùa ấy vô t́nh phá nát vấn đề gắng tĩnh thần tịnh khí của tôi. Đêm thứ 4 của lệnh 2, khoảng giấc gần sáng tôi ch́m vào mê man không cưỡng lại được …

3. Đến khi TÔI THẤY TÔI ĐƯỢC D̀U TỪ TRONG BUỒNG CÙM ĐI RA, đầu gục xuống ngực, hai bên là hai ngướ tù thi đua, phía trước phiá sau năm bảy người sĩ quan lúp xúp trong áo mưa. Trời chưa sáng. TÔI THẤY HỌ ĐƯA TÔI VÀO KHU BỆNH XÁ. Ở đó ông Ninh đứng chờ sẵn, nghe được ông ta hỏi “kim tiêm của nó đâu“. Viên sĩ quan y sĩ ú ớ nói là hết rồi. Tiếng ông Ninh quát “ … khi nó ra trại này hang 4, 5 trăm mũi kim riêng “. “ Dạ! đă hết rồi, anh ấy cho hết rồi … “. Có tiếng đàn bà, là bà bác sĩ của trại, nghe đồn là bồ nhí của cục trưởng V.26 -đại tá Đỗ Năm. Tiếng bà giục đem nhanh kim tiêm ra. Viên Trung úy y sĩ nói chỉ c̣n kim trại. “ Mài kim!! Nấu nước! “ tiếng giám thị Phạm Ninh như gào lên. Căn pḥng cấp cứu trạm xá người chạy ra kẻ chạy vào lốn nhốn, đồ tù lẫn đồ công an trộn lẫn vào nhau. Tiếng ông Ninh “ĐM, nó mà làm sao, tao rút chúng mày hai bậc…"

Tôi mơ màng nhận diện được sự vật, chẳng biết đă bao nhiêu giờ trôi qua, chỉ biết là đèn điện sáng chung quanh. Linh Nghệ An đỡ tôi ngồi lên nhưng tôi không cách chi ngồi được, tất cả đều nghiêng hẳn về một phiá như chuẩn bị đổ ập. Nhà nghiêng, giường nghiêng làm tay tôi bấu chặt với bất kỳ thứ ǵ có thể bấu được!

Họ đưa tôi sang trạm xá, nằm chung với khoảng bốn năm chục người bệnh lao đợi chết. Chỗ nằm của tôi là trong góc trong cùng, có Linh đặc cách từ khu cách ly sang nằm cạnh, hai người nằm trên ba chiếc chiếu. Linh nấu cháo đậu xanh đút cho tôi từng th́a.

Mấy người tù h́nh sự bệnh nặng có người nói “ … ông này tù ǵ mà lạ thế này …”.

Tiếng Linh đối đáp “ĐM! Làm ơn yên ắng, ngậm cái mồm bớt lại! Ban Ninh c̣n phải sợ ông này …”.

Thằng bé không hiểu sự t́nh nên phun bừa ra câu ông Ninh cũng phải sợ tôi! Biết là nó nói trật lất nhưng lưỡi tôi đơ đơ, không lên tiếng được …

Linh người Công Giáo Nghệ An. Tôi không như những anh em A20 khác, thường hay coi Linh như kẻ nguy hiểm. Chỉ bảo được Linh điều ǵ là tôi chỉ bảo tận t́nh. Trong hoàn cảnh nhiễu nhương tù tội, từ vô thức, nó coi tôi như một người anh lớn lúc nào không hay. Cách mớm cháo của nó, tôi hiểu nó thương tôi thật ḷng. Chứ tù với tù, lại là những thứ đàn ông ngang bướng vốn đời nhiều lần vào sinh ra tử…không dễ ǵ mà ân cần cho nhau từng th́a cháo như thế. Nó biết tôi hận nhiều thứ nhưng cố ḱm nén nên đă nói với tôi những câu mà người ta thường nói khi nghĩ rằng người thân yêu của ḿnh đang có thể sắp sửa chết “ Anh cố nuốt!..C̣n mẹ anh! C̣n con anh nữa …”.

Nó vụng về, nói lắp ba lắp bắp, nhưng tôi biết là nó nói với tâm thành, dù là tôi không ngồi dậy được, dù là mọi thứ nghiêng và xoay liên hồi … tôi vẫn loé lên được ư chí là ḿnh phải sống, từ những lời sách tấn tinh thần vụng về nhưng chân thành của một đứa tù h́nh sự bị bắt buộc phải theo dơi tôi từng li từng tí!

… Ngày thứ tư từ ngày sang bệnh xá, tôi lẫm chẫm đi được. Luống hoa thược dược nở đầy những bông tím xanh trắng vàng, tôi cố định thần nh́n theo những cành hoa ấy mà đi. Ngă xuống lại lồm cồm ḅ lên. Linh lúc nào cũng bên tôi, d́u từng bước, đỡ từng cái té sấp vô vô phương hướng của tôi…

Ngày thứ sáu, tôi đă đi được một ḿnh. Lâm vào gọi tôi ra khu cấp cứu. Đọc lệnh kiên giam. Tôi không nói ǵ. Nh́n Linh lần cuối rồi đi theo Lâm. Lâm thấy tôi muốn ngă nên đứng lại, bước đến sát bên tôi, cầm tay phải của tôi khoác lên vai Lâm. Rất chậm, hai chúng tôi đi như thế ra lầu trung tâm. Dù đoạn đường đi chỉ có chừng 250 mét, nhưng đă vô t́nh hằn sâu vào tâm hồn tôi một ư thức khó tả. Tôi là đứa ương bướng, chưa từng bao giờ nghĩ ḿnh phải bấu bám vai một người công an mật vụ hay quản tù … để bước đi những bước chân chập chững.

Lâm có thể không biết, nhưng trong khoảng khắc ấy, tôi đă là một con người với rất nhiều thay đổi.

Sau này, tôi biết là từ những giờ phút ấy, tôi đă trở thành NGƯỜ ĐẤU TRANH KHÔNG THÙ HẬN.

Chiếc xe U Oát đậu sát thềm lầu hội trường. Tư trang của tôi đă xếp gọn gàng trong xe. Người tài xế nổ máy chờ sẵn. Lâm d́u tôi ngồi xuống ghế bên cạnh tài xế. mở hộp c̣ng số 8 loại mi ni bập vào hai ngón tay cái của tôi. Bộ c̣ng lớn bập vào gọng sắt ghế ngồi và cổ tay trái. Tôi chầm chậm đưa mắt nh́n một lượt bốn chung quanh, nghĩ rằng ḿnh sẽ không c̣n có dịp quay về nơi đây. Cổng khu tù chính trị khuất hẳn tầm nh́n của tôi. Tôi b́nh thản thả trôi mạng sống cho số phận. Giờ này chẳng c̣n phản ứng ǵ được nữa, đứng c̣n không vững lấy ǵ lư luận với phản kháng.

Xe qua cổng chính. Bốn người trên xe gồm tài xế, Lâm an ninh và một bảo vệ súng dài. Tôi cảm giác rằng sẽ đi không xa nơi đây, v́ chỉ có một bảo vệ và Lâm không mặc đồ lễ mũ vành.

Xe chạy qua đội tù chính trị miền Nam, dáng Nguyễn đ́nh Oai gánh đôi thùng tưới đi thoăn thoắt trên những luốn rau cải xanh ngắt. Dáng TRung cao ḷng kḥng và Trần Minh Tuấn giữa vườn rau. Bóng anh Vàng tất tưởi chạy ra ven lộ đưa tay vẫy vẫy rồi bóng cả đội đập đá đứng nhốn nháo hết cả lên khi xe bất ngờ chạy ngang, rơ nhất là Đỗ bạch Thố đứng bên ông Bùi Gia Liêm với mái tóc bạc trắng và hàm râu nghệ sĩ. Tôi muốn đưa tay vẫy chào anh em thân yêu mà không được, v́ tay tôi dính với thành ghế rồi!

Mới gặp lại nhau chưa đầy 10 tháng, giờ lại chia tay. Lần này đường đi chỉ ḿnh tôi! Nỗi luyến lưu bất chợt dâng lên đong đầy hai con mắt. Tôi để mặc những giọt nước mắt ưá ra lăn qua má rớt tuỉ nhục lên đôi c̣ng thép bạc.

4. Biệt giam K.C!
Xe chạy ngang qua cánh đồng trại 5. Phân trại A nh́n từ con đường xuyên ngang cánh đồng trông thật thâm u v́ không thấy được các mái nhà tầng ở bên trong. Tường đá ong xây cao như một cổ thành thời Trung Cổ. Ba cḥi canh nghễu nghện với những hàng dây điện trông như một gă phù thủy đứng bất động tụng kinh. Các thửa ruộng hai bên lổ chỗ thửa đang gặt thửa vừa mới cấy. Rải rác khắp cánh đồng là những bóng người cúi lưng vục mặt xuống các mặt ruộng. Chân núi uốn lượn ṿng vèo.

Xe qua một cổng trại, tôi biết đó là phân trại B. Tường phân trại B không nghễu nghện đá ong như phân trại A, không có nhà cao tầng, trông rơ là kém bề thế rất nhiều so vơí phân trại A.

Qua cổng phân trại B, xe ôm cua tay mặt, đường đi bây giờ là sạn đạo, một bên là vách núi một bên là cánh đồng nước bạc nhấp nhô xen lẫn những thảm lúa xanh. Giữa khoảng nước bạc nhấp nhô là một sân đất nện nổi lên trông thật lạ lùng.

Tôi hỏi ông Lâm:
- Sân ǵ vậy cán bộ?
- Sân phơi thóc, cộ thóc? Lâm đáp, có vẻ tự hào.
- Sao mà lớn vậy!
- Sông c̣n chặn được th́ cái sân có nghĩa lư ǵ …

Bất giác tôi rùng ḿnh, liên tưởng lại những điều mô tả trong cuốn tự truyện Trại Đầm Đùn (7). Đầu tôi lùng nhùng âm thanh bốn chữ “nước sông công tù”! Bao nhiêu người đă nằm xuống cho cái sân phơi hoành tráng giữa đồng kia? Bao nhiêu mồ hôi, bao nhiêu đ̣n roi, bao nhiêu nước mắt của thân nhân họ khi biền biệt năm tháng không thấy người thân trở về …

Tôi bỗng bật ra câu hỏi với Lâm, gần như từ vô thức:
- Cán bộ có bao giờ nghe bài hát Ông Lái Đ̣ (8) không?

Lâm đáp nhanh, gật gù, tự nhiên, thanh thản
- ”Có chứ! Bài ấy hay …”

Tôi kín đáo nghiêng người nh́n về tay mặt bên sườn núi, nhưng là để thẩm định lại cho rơ thái độ của Lâm. Lâm vô tư nh́n theo hướng nh́n của tôi. Tôi biết là Lâm không biết lịch sử của ca khúc đau đớn ấy nên mới trả lời tôi như vậy. Đó là ca khúc đă ra đời từ những gịng sông dẫn vào trại ngày nay, xưa gọi là các trại Lư Bá Sơ. Thời 1950 đă bao người Việt Nam Quốc Dân Đảng và Đại Việt đă bị bắt đưa vào các trại Lư Bá Sơ, người đưa đ̣ chuyển họ qua sông với dây thừng cột dính thành từng chùm nhóm. Những chuyến đ̣ không bao giờ được trả tiền công và cũng không bao giờ thấy ”khách” quay về, đến cả khi người chèo đ̣ già yếu và chết đi, vẫn không thấy ai quay về …Giờ đây, tôi đang cận mặt với những ǵ họ đă trút máu xương xây thành. Đầm Đùn, Lư Bá Sơ năm xưa, giờ là trại 5 công nghiệp tù!

Xe gật gù men theo đường sạn đạo, mắt tôi đụng phải một mái ngói xám chênh vênh giữa chân núi, đầu đao cong lên như thế nhảy của một con nghê bị trói bụng. Một cảm giác ớn lạnh chạy dọc sống lưng! Xe chạy gần hơn cho tôi nhận ra đó là một ngôi miếu loại hoành tráng, nửa miếu nửa đền! Tôi bật miệng hỏi:
- Miếu ai đây?
- Đền chứ miếu ǵ? Đền Lê Lai đấy! Ông ấy chết ngay tại đây! Trên kia là hang Lê Lợi …

Viên sĩ quan tài xế vừa nói vừa chỉ tay lên phiá núi. Tai tôi cơ hồ như ù đi. Lê Lai! Người anh hùng lịch sử mà tôi kính trọng nhất, hơn tất cả những vua chúa của các dân tộc Kinh Mường Nùng Chàm Thái, Hoa, Miên. Ở ông, từ thủa thiếu thời, tôi đă ám ảnh cách chọn cái chết vô cầu phi thường của ông, ḷng đă từng nghĩ có ngày phải t́m đến đền ông mà bái lạy. Giờ là đền ông ngay bên cạnh tôi, và tôi chân tay cùm xích…

Xe chạy qua đền, chắc chắn cả Lâm lẫn người tài xế và tay súng bảo vệ đều chẳng biết ḷng tôi vừa đụng phải một tia chớp giật cực mạnh.

Xe vào hẳn trong cổng. Cánh cổng sắt đồ sộ. Đây chính là phân trại C. Hướng núi và ṿng xe di chuyển cho tôi biết chắc đây là phân trại C. Trại gốc của một vùng huyền ảo Lư Bá Sơ năm nào. Sân trại phẳng tắp không cây cối, nền sân đất đá nện rất chắc chắn. Xe de đít vào ngay góc cổng trại. Một khu vực tường xây cao 2 mét biết lập hẳn vơí khu tù chung. Như vậy, khu kỷ luật của phân trại C là ngay đầu trại. “Ngay đầu trại th́ sinh khí hơn”! Tôi lẩm bẩm và bước xuống xe theo đà của cánh cửa, sau khi c̣ng được mở.

Đồ đạc tư trang của tôi được mang ngay vào buồng đầu tiên của khu cùm. Khu cùm từ tường vây đến tường nhà tường sân …đều xây bằng đá nâu. Tất cả đều cao nghễu nghện! Dao cạo râu, thuốc uống (tất cả các loại thuốc –dược phẩm) đều bị lưu kư. Quyển tự điển Hán Việt và quyển Pháp Việt, Anh Việt được lật kiểm từng trang. Bất kỳ bút ch́ bút bi hay thỏi ch́ … đều bị thu giữ. Thư gia đ́nh th́ tù được quyền giữ, nhưng giấy trắng th́ bị thu sạch.

Về đồ ăn, tôi là đứa vô sản nên không có ǵ, viên trực trại khu C hỏi tôi có đồ ăn khô ǵ không? Tôi bảo không. Ông ta chỉ vào một gói giấy hỏi cái ǵ đây rồi mở ra. Đó là bọc gói bên trong có xếp 10 gói ḿ Miliket loại có bao b́ bằng giấy cũ vàng y như là giấy bao xi măng, tức là loại ḿ ăn liền rẻ tiền nhất ở Việt Nam thời bấy giờ. Tôi cố dấu sự mừng rỡ, v́ biết đây là thủ thuật do Thố đă lo lắng cho tôi.

Thố bị cùm đă nhiều trận, kiên giam cũng đă nhiều lần kinh qua nên biết cái ǵ cần thiết cho người cùm kiên giam. 10 gói ḿ này tôi có thể ăn được 30 ngày. Tôi tính toán và h́nh dung ngay tức khắc sẽ bẻ làm ba mỗi gói và sẽ là ba ngày cho một gói ḿ. Một hạnh phúc tầm thường đối với những người thường bên ngoài xă hội, nhưng với người kiên giam là cả một sự rất qúi báu. Thố đă khôn ngoan gói lại và đặt trong thùng gỗ đựng sách vở và thuốc của tôi cốt để phiá cán bộ sẽ phải mở ra khi đă lỡ làng đặt trước mặt tôi khi khám tư trang tù như thủ tục. Với tôi, việc lấy lại 10 gói ḿ sẽ là việc gây khó khăn cho hầu hết cán bộ của các phân trại này. V́ thùng thuốc tây của tôi, tôi không từ chối chia sớt với ai bao giờ. Các thuốc tây ấy là do các anh chị của nhóm ông bà Nguyễn quốc Nam từ Pháp gởi cho gia đ́nh tôi (sau khi ra tù hàng chục năm sau tôi mới biết chi tiết này!) và gia đ́nh hàng tháng gởi vào cho tôi. Khi nh́n thấy số thuốc và kim tiêm cá nhân của tôi khi tôi bị chuyển từ A20 ra Trại 5, chính bà Đại úy bác sĩ trại tù này c̣n phải thốt lên ”cơ số thuốc của anh c̣n hơn cơ số thuốc của bệnh xá trại 5 …”

Giúp ai được điều ǵ th́ tôi chân thành giúp, anh em tù cũng vậy, phiá cán bộ cũng vậy. Với tôi, con bệnh không phân biệt quan điểm chính trị!

Giờ đây số thuốc của tôi chỉ c̣n lèo tèo mấy chục vỉ của tất cả các loại. “Trung ương” yêu cầu thu giữ lưu kư hết, kể cả thuốc thiết thân là thuốc thấp khớp của tôi.
- ”Khi lên cơn đau, bác sĩ trại sẽ khám và cấp thuốc”! Viên trực trại nói với tôi rằng quyết định “ở trên” là như vậy.

Tôi có đươc chiếc chăn trại. Một tấm chiếu. Tất cả những thứ được đem vào buồng cùm kiên giam được xếp gọn vào chiếc thùng gỗ mà Thố đă đóng cho tôi từ lúc c̣n ở A20 Xuân Phước Phú Yên. Dao cạo râu, kem đánh răng, bàn chải …không được mang vào.

Tôi vơ ngay lấy chiếc bàn chải và hộp kem, nặn ngay kem ra và tức khắc đánh răng, vừa đánh răng vừa chầm chậm vào buồng. Thật là sảng khoái khi người tù thi đua trại C đưa cho tôi ca nước bằng nhựa để hoàn tất công việc đánh răng. Từ ngày bị đưa vào buồng cùm và ra trạm cấp cứu đến nay đă ba tuần, tôi chưa hề đươc đánh răng! Râu ria tua tủa thật khó chịu (tôi có hàm râu chả đẹp đẽ ǵ, mọc bừa bộn thô lậu).

Lâm chào tôi. Lần đầu tiên Lâm đưa tay ra bắt tay tôi. Lâm là sĩ quan an ninh của trại 5 nhưng tướng pháp khác hẳn Lâm an ninh A20. Tướng Lâm A20 nhong nhỏng cao, mặt trắng nhợt nhạt, môi luôn như mím lại, trái với Lâm an ninh trại 5. Tướng đi ngang tang dềnh dàng, ngướ tầm thước đậm đà, miệng lúc nào cũng như muốn cười, mặt vuông vức … nh́n tướng đi của Lâm, tôi cảm giác là Lâm đă chọn lầm nghề. Tướng pháp như Lâm không thể nào hiểm độc hay thích tàn ác vơí tha nhân, điều trái ngược hẳn vơí nghề nghiệp công an - an ninh trại tù.

Ở Lâm tôi mờ mờ nhận ra đâu đó bóng dáng của một thằng bạn rất thân của tôi thủa thiếu thời 1978/80 là Đào Hậu. Hậu là đứa hết long v́ bạn, ruột để ngoài da, luôn thương người thấp kém hơn ḿnh, rất anh hùng mă thượng trong mọi hoàn cảnh. Hai tướng đi và hai ánh mắt của hai người này rất giống nhau.

An ninh, giáo dục, trực trại của phân trại C đừng chộn rộn trong ô sân cùm. Tất cả đều như mang một chút ngạc nhiên khi thấy Lâm đưa tay bắt tay tôi, thái độ thân ái như hai người bạn khi xa nhau. Lâm quay ḿnh bước ra cổng sân buồng cùm, không quay lại. Sân buồng c̣n lại hai người đại úy bảo tôi vào ô cùm.

Ô cùm kiên giam ngang chừng 2m50 rộng cũng chừng ấy. Cửa ra vào khoảng cao 1m60. Cửa sắt và gờ cừa cũng là sắt dầy. Cửa sắt kín từ dưới lên khoảng 1m20. 40 centimet trên cùng là sắt tṛn hàn thành các ô vuông 10 centimet để lấy ánh sang và không khí vào cho gian cùm. Bệ cùm chân cùm đă được phá đi, xây chồng lên là một lớp đá dầy. Tường vôi mới quét bốn chung quanh. Một ô vuông tường khuất hằn có lối đi vào là bể nước và WC bàn cầu ngồi. Cấu trúc này với tôi thật là lạ lùng. Cửa sắt đóng lại. Hai người đại úy lúi húi cùng cầm cùng xoay xoay nắn ổ khoá … Ra là họ không cùm tôi!

Sảng khoái, tôi chầm chậm ngồi xuống bệ nằm bằng đá. Tiếng bước chân hai người sĩ quan đi ra cửa sân rồi tiếng lách cách khoá cổng sân, cuối cùng là tiếng cánh cổng sắt khu kiên giam uỳnh uỳnh đóng lại. Tôi từ từ ngả lưng nằm dài xuống nền đá … nhưng vội gượng ngồi ngay dậy khi cảm thấy cả khu cùm bắt đầu quay ṃng ṃng! Tôi đă rất sợ cảm giác mọi thứ cứ quay lộn tùng phèo hết cả lên, không biết nắm vào đâu để giữ thăng bằng …
- Út ơi!

Tôi chới với đứng ngay dậy. Lờ quờ bước ba bốn bước ghé mặt sát các song cửa! Tiếng ai như tiếng anh Sương vừa gọi tôi!

Không nghe ǵ nữa cả! Tôi bẹo mạnh vào bắp tay để chắc chắn biết là ḿnh hoàn toàn tỉnh táo! Một cảm giác thảng thốt len nhanh qua tâm trí «… không lẽ Sương … không c̣n! » Tôi quyết định lên tiếng và nghĩ nếu là Sương đă chết th́ chắc chắn Sương đă về với tôi. Tôi nói lớn, nghiêm giọng:
- Phải anh Sương không?
- Sương đây Út ơi!

Tiếng anh Sương lập tức đáp lại, như từ một vách núi nào xa lắm! Tôi bán tín bán nghi bèn vào trong ô buồng WC, tường WC là giáp tường bên buồng số 2. Nếu Sương bên buồng 2 th́ Sương phải nghe tiếng tôi dộng tay vào tường. Tôi dộng mạnh năm sáu phát liền. Có năm sáu phát dộng lại, cũng như xa lắm! Vậy là Sương ở bên kia! Tôi mừng muốn khụyu chân xuống.

Tôi ra cửa, nói lớn, chậm răi v́ biết âm thanh bên anh Sương khó thoát ra
- « Em đây anh Sương? Anh sao rồi ».
- Khỏe Thành ơi! - Vẫn tiếng rất xa.
- Sao anh nói khó nghe quá!
-Anh ở xa cửa!

Tôi bần thần. Như vậy là Sương bị cùm!

-Anh bị cùm à?
- Ừa! Mà bộ tụi nó không cùm em à?
- Bên này không có bệ cùm!
- Có mà!
- Quái lạ! Là thực hay là mơ đây? Tôi định thần lại một lần nữa. Nh́n chung quanh buồng. Quả là vết bê tông ụ nằm lát đá c̣n rất mới!
- Mà thôi đừng nói nữa! Để mấy bữa nữa đi! Chớ nói nữa họ chuyển xa nhau là chết ngắc!...

Tôi không đáp, ḷng bấn loạn nghĩ đến Chinh và Thụy nên hỏi lớn.
- Anh biết Chinh Thụy đi đâu không?
- Bên số 5!

Tôi bàng hoàng, hỏi lớn.
- 5 nào?
- Anh số 2. Út số 1. Chinh số 5. Dũng số 6. Thụy 11, Đăng 12 đàng sau …

Tôi rú lên, đập cửa th́nh th́nh. Tiếng sắt thép va vào nhau rổn rảng, là tiếng đập cùm của anh Sương vọng sang!

*******

Tôi đứng khum khum nh́n ra khoảnh sân trước buồng cùm. Sân lát gạch nung vuông 30cm, bề ngang sân 5 mét, bề dài khoảng 7 mét là đến cửa cổng. Vách tường đá nâu cao ngất ngưởng khoảng 4 mét, trên 4 mét ấy mơí xây thêm 1 mét gạch thường. Như vậy, ô sân trở thành một cái giếng. Âm thanh từ buồng cùm vọng ra đă khó, trèo qua được bước tường cao này th́ biến dạng là phải.

Mắt tôi quan sát bên trên các bức tường đá. Rêu đă có khá nhiều, chứng tỏ căn buồng cùm này không mấy khi có người ở. Sát mép buồng cùm, lênh khênh trên một gờ đá ong có một thân cây giống cây me mọc bám chắc đă lâu ngày, cây cao chừng 30 cm bám chênh vênh giữa khoảng tường đá, thân cây cằn cỗi khẳng khiu cỡ bằng nửa chiếc đũa. ”Chắc con chim nào đă ị hạt giống vào đây”. Tôi ngẫm nghĩ nh́n gốc cây lạ lùng vô danh tí hon rồi đưa mắt soi cẩn thận xuống nền gạch của sân. Giữa sân, sát tường bên tay trái có một bệ đá xây như bàn ngồi ăn cơm và ghế đá. Tất cả đều là mới làm xong cỡ năm ba ngày. Chính giữa sân, thẳng tắp từ cửa buồng cùm đi thẳng ra cửa sân, hàng gạch nung bị vạt sâu hơm xuống thành một đường rănh hơm rất đều nhau. Tại sao có đường rănh này? Câu hỏi rất nhanh xẹt qua đầu và tức khắc đưa ra câu trả lời khốc liệt: Những người bị xiềng chân lưu cữu!

Bất giác tôi thấy ḿnh như lớn hẳn lên v́ thảng thốt nhận ra một dấu tích, tuy nhỏ nhặt bé mọn nhưng là một sự nối kết vô h́nh của một giai đoạn lịch sử tàn khốc, của nửa thế kỷ kéo dài dính chặt đến hôm nay, những con người mang một ư thức công bằng dân sinh, độc lập dân tộc, tự do tư tưởng … vẫn c̣n phải trả giá bằng những sự thù hận man dă từ chính những người đồng chủng chung một tổ tiên chung một nền văn hoá.

Những bước tường như thời Trung cổ Âu châu đang vây chung quanh tôi đây, đă ít nhất hơn 50 năm chứng kiến bao cảnh một đàn gà chung một Mẹ già tận lực xé xác lẫn nhau! Tôi cả nửa đời lang bạt kỳ hồ, ḷng chưa bao giờ h́nh dung đến sẽ phải (hay được) đứng trong một dăy hầm cùm đă được xây dựng từ 50 năm trước, khi đất nước vừa được người Nhật trao trả quyền độc lập sau các biến động Thế Chiến và bị thế lực cộng sản quốc tế thừa cơ chiếm đoạt, gây nên bao cảnh hăi hùng khởi từ những tấm ḷng cuồng nhiệt cực độ mà ngu ngơ cũng cực độ … dẫn đất nước vào hai cuộc chiến tranh triền miên máu, nước mắt và đói khát hèn hạ.

50 năm trước, khi dân c̣n cơ cầu đói khát lơ láo với món quà độc lập từ trên trời rơi xuống… th́ những trại tù hùng vĩ thế này được cất lên! Ai đă xây những bức tường này? Ai đă đập đá giă vôi? Ai đă ngào hồ trộn vữa… để cơ ngơi trùng trùng những nhà tù hôm nay trở thành như một nền công nghiệp trên giải đất Lam Sơn lịch sử 10 năm nằm gai nềm mật kháng chiến chống quân Hán Minh 500 năm về trước! Căn cứ nghĩa quân! Sân tập trận! Băi thao trường …là nơi giờ đây tôi đang đứng chân lên trên, trong một căn hầm dành cho loài mănh thú, với án danh là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng cho an ninh quốc gia!!!

Nh́n các vách tường đá lưu cữu, nh́n bầu trời trong xanh đă bị bó hẹp lại trên đỉnh những gờ đá, nh́n xa xa là vách núi dựng đứng, nơi có dấu chấm được gọi là miệng hang Lê Lợi lúc ẩn lúc hiện giữa những làn mây treo lơ lửng… khiến cảm xúc trong tôi tôi như sóng vỗ xô bờ

Có bóng người thấp thoáng đi qua đi lại trước khu cửa sân buồng số 1, là người tù thi đua ban năy đă phụ đem chiếc ḥm gỗ của tôi vào buồng. Như vậy là họ đă để túc trực một người tù thi đua ngay trong khu kỷ luật cách ly này. Chả trách anh Chinh và anh Dũng không lên tiếng với tôi, v́ chắc chắn sẽ phải gào rất lớn tôi mới nghe được, trong khi khu nhà trực trại là sát ngay tường phiá bên ngoài khu biệt giam, chỉ cách con đường chính dẫn vào cổng trại.

Người tù thi đua này có vẻ chân phương, không « gai góc sắc sảo » như hai người tù thi đua ngoài trại A. Anh ta có vẻ muốn gần gũi tôi, nhưng xa quá, chỉ nh́n thoáng thấy tia mắt của nhau từ cửa sắt buồng cùm vơí của sắt để dẫn ra cổng khu cách ly.

Khoảng 4 giờ chiều có tiếng lỉnh kỉnh mở cổng khu kỷ luật, rồi ngay sau đó là mở cửa sân buồng tôi. Hai người đại úy đi vào cửa buồng, cùng lúi húi tra ch́a khoá vào ổ để mở khoá. Khoá mở xong th́ một người cầm ổ khoá trên tay gọi tôi bước ra sân. Trong sân có ba người là hai đại úy và người tù thi đua. Viên đại úy cao ngang ngửa vơí tôi lên tiếng.
- Tôi là trực trại, ông … (tôi quên tên) đây là trách nhiệm giáo dục. Qui chế sinh hoạt của anh cho tuần này là không cùm. Anh có hai lần mỗi ngày, chúng tôi mở cửa buồng để anh ra bàn ăn cơm. 11 giờ sáng và 4 giờ chiều. Mỗi lần ra sân anh có 30 phút.

Nh́n chung quanh một lượt ông nói tiếp, giọng người Mường Thanh hoá đặc thù.
- Đây là phân trại C. Anh chắc đă nhận thấy sự khác biệt của buồng anh vơí các buồng khác. Chúng tôi mong anh an tâm sinh hoạt, không để xảy ra những chuyện đáng tiếc … v́ chắc chắn là anh chỉ sẽ thiệt hại mà thôi…

Tôi không nói ǵ, đứng yên lắng nghe. Thái độ của cả hai là thái độ nhă nhặn, tuyệt không thấy sự thù hằn nào hiện lên trên hai khuôn mặt này.

Ông ta chỉ người tù thi đua.

-Đây là anh … (tôi quên tên rồi) là người bên cạnh các anh. Có điều ǵ cần gặp chúng tôi, anh cứ nói vơí anh ta. Nước nôi sinh hoạt của buồng anh … sẽ hàng ngày châm cho đầy cái bể trong nhà met (WC). Cơm anh ta cũng là người nấu trực tiếp cho các anh, không chung nồi với trại chung …

Nói xong ông ta ra hiệu cho người tù thi đua mang cơm vào. Người tù thi đua bê một chồng 4 cái mâm vào đặt trên bàn đá rồi thứ tự lấy mâm trên cao nhất đặt xuống mặt bàn, lấy mâm cao thứ ba đặt lên cái mâm thứ nhất dưới mặt bàn và chuyền chiếc mâm áp chót của hàng mâm lúc đem vào, đặt lên thành tầng thứ ba của ba mâm. Như vậy. Mâm cuối cùng là mâm của tôi. Thủ tục này suốt hai tháng trời là như thế.

Ba mâm của các anh Dũng, Sương, Chinh bằng nhau, bát cơm đầy hơn một chút so với bát cơm mâm của tôi, bát canh rau muống giống nhau và đăc biệt mỗi bát cơm của các anh có một nủa con cá khô, bằng chừng gần ngón tay út.
-“Miếng ăn trong tù to lớn vô cùng”! Vào trong hoàn cảnh này tôi mới thật sự hiểu được giá trị của câu nói ấy.

Thủ tục này tôi hiểu là hoàn toàn không phát sinh từ giám thị trại này. V́ “tiêu chuẩn” ăn của tôi, ngay đến giám thị Lường (phân trại C) cũng có lần bày tỏ sự bất b́nh trước mặt tôi.”Sao lại đối xử với các anh như thế này nhỉ …” câu nói ấy theo tôi măi đến ngày hôm nay, từ một người thượng tá gốc Mường đơn sơ đôn hậu.

Tôi ăn cơm xong (chỉ 5 phút) bèn tận dụng giờ được tản bộ trong sân tôi mon men ra cánh cửa sắt, hy vọng t́m thấy h́nh bóng hay âm thanh nào đó của Chinh và Dũng … nhưng không tḥ đầu ra song cửa sắt được. Gờ tường quá dầy nên tầm mắt nh́n nghiêng qua buồng 1 và 2, chỉ thấy ba, bốn mét lối đi. Có lẽ các anh sợ bị chuyển xa nhau nên không lên tiếng lớn, chỉ húng hắng ho để tôi nhận biết là các anh đă biết tôi ở buồng này. Tôi to mồm gọi chào anh Dũng anh Chinh. Đăng và Thụy ở bên kia, phẩn tường đàng sau th́ không cách chi bắn tiếng cho nhau được. Tuy nhiên, biết các anh cả ở đây là yên tâm rồi. Có điều anh Dũng và Đăng tại sao bị bắt vào cùm th́ tôi chưa biết lư do. Vơí anh Dũng, tôi đă dặn kỹ trước khi xảy ra chuyện đối đầu là anh cần đứng ngoài, không dính chùm vào với tôi… vậy hà cớ ǵ anh lại bị cùm vào đây! Đăng tôi cũng không hiểu v́ sao!

Người tù thi đua luôn ẩn hiện. Một lần tôi ”chộp” được anh ta.
- Này anh bạn!
- Dạ …

Anh ta có vẻ lúng túng.
- Quê anh ở đâu?
- Ở tỉnh này anh ạ!

Nghe giọng nói và cung cách, tôi không dấu đươc ngạc nhiên.
- Sao ông lại … vào đây nhỉ? - Tôi vừa hỏi vừa lắc lắc cái đầu, không ngờ cảm giác lộn tùng phèo ập ngay đến. Tôi vội ngồi thụp xuống tựa lưng vào thành cửa sắt, dán chạt lựng vào tấm cửa, hai chân dạng rộng ra để khỏi mất thăng bằng mà đâm đầu xuống nền đá. Tiếng người tù thi đua í ới chạy ra cổng khu gọi ”ông ơi ông ơi” bài hăi!

Phải nói là tôi đă rất sợ cảm giác lộn tùng phèo tất tần tật tất cả mọi thứ lên. Nhớ mấy hôm c̣n bên bệnh xá trại A, những lúc ngă đâm đầu xuống cạnh luống hoa thược dược mà không có Linh, mặt mũi tôi bê bết đất cát khi đứng lên được! Tôi sợ trời đất quay ṃng ṃng. Sợ cảm giác sụp đổ. Sợ thân ḿnh bị chổng ngược lơ lửng giữa đất trời và những mái tầng nhà tù.

May mà t́nh trạng đảo lộn chỉ thoáng qua chừng 3, 4 phút. Tôi bắt đầu co chân lại để vịn tường đứng lên th́ cửa mở. Viên đại úy trực trại ào vào vực nách tôi d́u vào buồng. Cả hai đều cao lớn nên cùng phải khom khom mới lọt qua được cánh cửa sắt. mà vơí tôi, việc cúi đầu xuống là việc đă trở thành tối kỵ… nên trôi phải khụy gối xuống, nửa bước nửa qùy để vào bệ cùm, ngồi tựa lưng ngay ngắn vào vách tường.

Viên sĩ quan trực trại có vẻ rất ái ngại khi phải khoá cửa buồng để tôi lại một ḿnh. Ông lần khân lần khan vẻ như không biét xử trí ra sao.

Tôi nói
- Tôi quen rồi. Không sao đâu cán bộ..

Ông ta tần ngần cùng người tù thi đua đi ra khỏi buồng, lách cách đóng khoá. Lần này th́ tôi biết chắc rằng cái ổ khoá là loại khoá hai ch́a!
- Tôi lẩm bẩm “… mấy ông bị lừa rồi! Tôi có là con khỉ khô ǵ đâu mà mấy ông phải nh́n tôi là quan trọng một cách quái gở thế này …”.

Khoảng 2 tiếng sau, bóng đêm ập xuống, ánh đèn vàng vọt từ một cái lỗ như lỗ thông hơi trên cửa ra vào sát với trần buồng hắt le lói vào đúng vị trí bệ cùm tôi nằm. Những tiếng tạch xè tạch xè quen thuộc của một thủa ấu thơ dội về, tôi rảo mắt chầm chậm nh́n lên hướng đền vàng vọt và thấy những cánh bay của những chú cào cào bay qua bay lại trước cửa buồng. Ḷng tôi mừng húm! V́ những con cào cào sẽ là những dấu chỉ của cuộc sống đang sinh động diễn ra, thứ nữa là tôi có thể … ăn được những chú mà tôi có thể vồ được. Tôi sẽ ăn các chú cào cào, v́ nếu không ăn, tôi e rằng ḿnh khó có thể sống mà không bị suy kiệt dinh dưỡng, đầu óc v́ thế sẽ trở thành mông muội, sẽ thành đất cát mất … vả lại, tôi không ăn các chú th́ các chú cũng chết, v́ các chú sẽ chẳng biết lối đâu mà bay ra. Phần tôi, chắc chắn sẽ không đuổi theo các chú được, với cái đầu giờ cứ phải như người máy thế này. Đầu quay đi đâu là cả thân người phải quay theo thế ấy, không dám nh́n xuống, không dám nh́n lên. Tôi cần phải sống các bạn ạ.

Tôi ngồi như vậy với những đường bay của các chú cào cào, cả mấy mẹ thiêu thân cũng cắm đầu ra cắm đầu vào cái bóng đèn, có hai ba chú lọt vào buồng và quả nhiên là bay đâm loạn xà ngầu vào các ngách tường. Tôi chả dại ǵ mà đừng lên, nhất nữa là đuổi theo các chú. Đúng lúc tôi quan sát một chú cào cào đang ḅ trên tường th́ phát hiện suy đoàn kiến lửa đang xa luân chiến cái mớ quà qúi báu mà Thố đă khôn khéo gói cho tôi: Túi ḿ gói Mikilét (h́nh như tên nguyên dạng là Ḿ Liên Kết).

Này th́ không xong rồi. Ở cái đất này, h́nh như các loại sinh vật đều rất dễ nảy sinh hành vi thảo khấu. Đến mấy con muỗi cũng cư xử như thảo khấu và giờ là binh đoàn kiến vàng. Liên tưởng đến những gói ḿ bao bằng giấy bị hàng vạn những cái gọng hàm nghênh ngang kia liên thủ đục khoét th́ … chẳng mấy chốc mà nát bét. Tôi bám tường cố đứng lên, chậm răi bước đến cái nóc ḥm gỗ. Giời ạ! Đúng là hàng sư đoàn! Mới chỉ có hai ba gói bị vỡ hàng rào pḥng ngự. Tôi cầm chiếc túi có 10 gói ḿ, ph́ ph́ thổi thổi cho lũ kiến đang điên cuồng bới gặm phải rơi xuống nền buồng, nhưng rồi không biết phải để bọc ḿ khô ở đâu! Binh đoàn kiến th́ đâu chúng cũng có thể ṃ tới mà tường th́ không có mấu hay đinh, que, dây … ǵ để có thể treo. Cuối cùng th́ miếng áo nhựa dùng để đi mưa đă được tôi nhớ ra, quấn 10 gói ḿ vào rồi tôi thả nổi nổi trên mặt cái bể nước trong nhà wc. 10 gói ḿ này sẽ là … sinh lực cho tôi hàng tháng hoặc có thể hơn cả tháng trời. Nó sẽ giúp tôi phấn đấu … Tôi đă ”ra chỉ tiêu” cứng rắn là mỗi ngày, 10 giờ tối tôi sẽ được tự ”thưởng” cho ḿnh 1 phần 3 của lát ḿ gói Miliket kia.

Tôi về chỗ nằm, ngồi tựa vào tường. Bên anh Sương yên ắng như một khu nhà mồ …

Bỗng có tiếng dế gáy rơ to vang lên. Bỏ mẹ tôi rồi! Dế cơm Lam Sơn! Những con dế cơm không hề cơm tí nào! Chúng gáy hung dũng và to gấp năm sáu lần những con dế chiến của tôi thủa ấu thời. Làm sao mà bịt mồm con dế này được? Tôi tự hỏi trong đầu và từng bước đứng lên đi t́m cái ca đựng nước xối WC. Tôi múc một ca đầy, ḷ ḍ ngồi kiểu nước lụt rồi nhếch từng chút một t́m chỗ con dế ác liệt. Không thể nhân nhượng hay thơ ca lẩn thẩn ǵ được với trự dế cơm này. Tiếng gáy của y như muốn nong cả óc của tôi ra rồi.

Đây rồi, hai sợi râu của hắn tḥ hẳn ra một ngách đá ong sát chân tường, cao hơn măt nền buồng chừng 5cm! Này th́ sao mà đổ nước vào cái ngách ấy! Chỉ c̣n nước là lấy cái ca đập vào miệng ngách hang bé tí cho hắn sợ mà”câm miệng” lại! Tôi đổ nước ra mép cửa, gơ gơ chiếc ca nhựa vào miệng hang! Thật đúng là thứ du côn! Hắn im được chưa tới 5 phút đă lại gáy tướng lên. Tôi lại ṃ đến miệng ngách hang, lại gơ gơ. Lần này hắn không thèm im luôn! Tôi gơ cứ gơ! Hắn gáy cứ gáy! Thậm chí c̣n có phần gay cấn hơn!

Tôi trở lại chỗ nằm. Kiểu này anh chàng dế chắc đă thành tinh, hắn chắc thèm một đối tác cộng sinh để giải tỏa nhu cầu ca hát. Vậy th́ ta chỉ c̣n cách là lơ luôn hắn đi. Tôi định thần ngồi yên, bắt đầu khép chân bán già để tập tịnh tâm. Chàng dế không buông tha tôi. Hắn gáy một ḿnh có vẻ không đă tai nên tỏ rơ thái độ nửa cám dỗ nửa khiêu khích. Hắn lẫm chẫm ḅ ra hẳn ngách, đứng oai phong sát tường và nền nhà, nhổng cái đít lên, khuỳnh hai cái càng đen đủi gớm ghiếc ra mà gáy, đầu hướng về phiá tôi ngồi. Giời ạ, dế ǵ đâu mà du côn quá trời! Hắn đen trùi nhũi, to bằng cả ngón tay cái của tôi! Khi tôi mới ra trại 5, ở khu cách ly bên khu nữ đă thấy một con ẩn trong ngách đá gần bờ giếng. Lúc ấy tôi đă rất ngạc nhiên v́ cái sự ”cơm” của loài dế này. Nhưng con ấy so với con này coi bộ chỉ là hàng em út! Con này chắc đă thành tinh rồi!

“Đất không chịu giời th́ giời phải chịu đất thôi”! Tôi ngẫm nghĩ và t́m cách nương theo âm thanh của cu dế này mà gieo các nhịp thở. Khốn nỗi cu chàng gáy chả theo một thứ tự hay âm giai hợp lư nào cả. Lúc th́ hùng dũng sang trọng kiểu giao hưởng Beethoven, lúc lại như kiểu rèng rẹc ghẹ mái. Thật là quá quắt! Chừng hơn 1 giờ như thế, hắn bỗng im bặt, lần ṃ thu xếp kèn loa rồi chui vào cái khe ngách ấm yên của hắn. Trả lại cho căn buồng sự tĩnh mịch thật là héo hắt.

Tôi cố giữ nhịp nhàng cho các hơi thở, lược dần những sự suy nghĩ ra khỏi đầu, dù rất nhiều thứ đang thúc dục tôi phải nhớ lại từng sự việc để suy ra bản chất những điều đă đến với anh em chúng tôi trong ba tuần vừa qua. Điều lo lắng lớn nhất của tôi là Chinh và Thụy th́ đă được giải tỏa. Các ảnh ở đây, cùng vơí tôi trong khu cùm kỷ luật này. Mà chuyện cùm kẹp đối mấy ổng th́ chẳng có ǵ phải lo lắng. Họ đều là những cội đại thụ của A20 trong chuyện cùm kẹp!

Đúng lúc tôi bắt đầu có sự yên ắng nhẹ nhàng của các nhịp thở th́ những âm thanh đập cùm ầm ầm vọng sang từ buồng sát vách buồng tôi, phiá dăy sau. Tiếng va đập cùm phải là của một người nào đó rất khỏe và rất lỳ đ̣n. Tiếng va cùm kiểu ấy, ngay như tôi cũng không dám làm, v́ chắc chắn sẽ bật máu cổ chân!

Tiếng đập cùm cứ năm ba phút lại vang lên, dộng như nện vào đầu tôi sự công phá nặng tŕnh trịch. Cán bộ không ai vào dù những tiếng chửi thề độc địa đă bật ra không c̣n đâu là giới hạn. Từ quản giáo đến giám thị, đều bị anh chàng lôi ra chửi không tiếc hơi sức. Gần 1 giờ liên tục như vậy. Nghỉ chừng 15 phút lại ”tăng ca”! Thật là thảm hại cho tôi nếu cứ phải chịu cảnh này. Hết thằng dế cơm ngổ ngáo lại đến anh chàng tù kỷ luật lên cơn điên. Kiểu này là không xong rồi! Sẽ không tập trung zô ga zô ghiếc ǵ được trong bối cảnh quái gở này. Tôi quyết định ”làm chủ t́nh thế”. Tôi gồng người nói lớn, chậm để âm thanh có thể dẫn truyền trọn vẹn sang cho ngướ đồng cảnh bất đắc dĩ.
- Này …anh…bạn…ǵ…ấy…ơi…!

Im ắng lạ lùng.Tôi gọi lại lần thứ hai y như vậy, th́ có tiếng trả lời.
- Anh …ǵ …là …Việt…kiều… phải không?
- Ừ, Việt kiều Pháp đây!

Tôi đáp to từng tiếng và dặn anh ta cũng phải nói như vậy, nếu không th́ lơm bơm rất khó nghe.

Tôi hỏi anh ta muốn ǵ? Anh ta bảo là chỉ muốn ra trại chung thôi, chứ ở đây chịu không nổi nữa rồi. Tôi hỏi chịu không nổi là sao? Anh ta bảo.
- Thèm tiếng người! Giờ chúng nó chửi em, em cũng thích nghe!

Một cảm giác thương tâm bật lên trong ḷng tôi. Chỉ một câu ngắn ngủi với âm giọng lơm bơm nhưng là thể hiện một nhu cầu thật là hết sức con người.

Tôi nhớ lại thời kỳ bị biệt giam ở B34, những tháng chờ ra ṭa thật là đằng đẵng. Khi ấy tôi cũng có cảm giác thật thèm được nghe tiếng người. Cảm giác ấy, mấy mươi năm đầu của cuộc đời, tôi không bao giờ nghĩ là nó có trên cơi đời này! Đêm nay, một người tù xa lạ, cách tôi một bức tường đá dày hàng nửa thước, chân bị kẹp trong suốt cùm, dùng chính cái móng cùm đang thắt chặt ở cổ chân mà đập lấy đập để vào trụ cùm, mong đ̣i được nghe tiếng con người! Được sống b́nh thường như một con người tù b́nh thường ở trại chung...

Một ư nghĩ thoáng qua đầu và tôi lớn giọng gào tiếp tục.
- Này … Anh…Bạn…Bên…Kia… ơi!

Tiếng đáp ”em đây” rơ mồn một!
- Anh có muốn ra ngoài trại chung không?

Tiếng đáp ”C…ó …” rất to.
- Anh có sợ không?
- Em chả sợ ǵ sất!

Vậy tôi hét câu nào, anh lập lại câu ấy nhá! Lập lại giống y như tôi nhá …
Tiếng anh ta ”vâng ạ” lớn. Tôi lập lại.
- Hét giống y như tôi nhá!
- Vâng!
- Thề đi!
-Thề! Em Xin Thề!

Tôi đứng hẳn lên. Khom người chu mỏ ra ô cửa sắt, gào cật lực từng câu từng chữ.
- Đ. M. Hồ …chí… Minh…!
….!
Không tiếng đáp lại! Tôi gào lại lần nữa!
- Đ.M. Hồ… chí… Minh..!
- …
Tôi hoàn toàn không nghe bất cứ âm thanh ǵ thêm nữa. Hỏi với sang: ”Anh Ǵ Đâu Rồi …” chỉ là tiếng mấy con cào cào tạch xè bay qua bay lại trên đầu tôi, phiá cái bóng đèn mờ mờ nhợt nhạt.

Chừng 15 phút sau tiếng cổng cánh cửa sắt khu kỷ luật bật mở. Tôi cười thầm, ”giải thoát được cho ông rồi nhá”!

Tiếng cửa buồng phiá sau bật mở rất nhanh, tiếng lách cách tháo khoá và tiếng suốt cùm roèn roẹt kéo qua trụ sắt.

Từ đó, tôi không bao giờ gập lại người tù kỷ luật ấy nữa, một người đă thoát được khu cùm kỷ luật kinh hoàng mà đám h́nh sự gọi là khu cùm K Chết!

Tôi thiếp đi trong những âm thanh hỗn độn của tiếng người tru tréo, tiếng than thở, tiếng van cầu … và những người đàn ông đàn bà không quần áo đứng ngoài cửa buồng nh́n vào!
Đêm hầm cùm đầu tiên của khu kỷ luật Lam Sơn C trôi qua với nhiều những âm vang vọng lại đến cả suốt 20 năm sau của đời tôi.


Phạm Văn Thành
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	mail.jpg
Views:	0
Size:	54.3 KB
ID:	1362239   Click image for larger version

Name:	mail (1).jpg
Views:	0
Size:	160.9 KB
ID:	1362241  
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HĂY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN

HĂy CÓ Ư THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐĂ LÀM G̀ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐĂ LÀM G̀ CHO TÔI
hoanglan22 is_online_now   Reply With Quote
 
Page generated in 0.34701 seconds with 11 queries