VietBF - View Single Post - ĐẶNG TIỂU B̀NH TRONG CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI VIỆT - TRUNG 1979
View Single Post
Old 03-06-2021   #12
hoathienly19
R4 Cao Thủ Vơ Lâm
 
Join Date: Sep 2020
Posts: 842
Thanks: 1,657
Thanked 1,149 Times in 509 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 23 Post(s)
Rep Power: 5
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
Default CHƯƠNG 3 : NGƯỜI NGƯỜI LỚP LỚP


CHƯƠNG 3 :
NGƯỜI NGƯỜI LỚP LỚP






Sáng 17 tháng 2 năm 1979,
khi sương vừa tan, trung sĩ Hồ Tuấn trên chốt cao gần cửa khẩu Tà Lùng nghe tiếng hô vang động sau loạt pháo kích.

Qua kính ngắm của khẩu 14,5 mm, Hồ Tuấn lạnh gáy
khi thấy từng đợt sóng người tràn qua biên giới. Pháo dọn đường cho xe tăng tiến trước, tiếp đến bộ binh. Có cả kèn trống trợ oai. Đoàn quân lố nhố kéo dài hàng cây số, tắc lại phía sau cửa khẩu.


“Giặc đông như quân Nguyên, không
cần ngắm bắn, cứ giă xuống đầu kiểu ǵ cũng trúng” . !

Hồ Tuấn giữ chắc khẩu KPV 14,5 mm, khai hỏa. Biển người vẫn dâng lên. Tay pháo thủ mỏi nhừ.

Trong cuộc chiến tranh Triều Tiên cuối năm 1950,
bên bờ sông Áp Lục, biên giới tự nhiên giữa bán đảo Triều Tiên và Trung Quốc,[color=red quân Mỹ đă sửng sốt khi nh́n thấy lớp lớp sóng bộ binh[/color] “Chí nguyện quân” ào ạt tấn công.

Lớp này ngă xuống, lớp khác lại tiến lên. Liên quân Mỹ – Hàn với vũ khí lợi hại, vẫn bị biển người đẩy ngược về phía sau vĩ tuyến 38. Chiến thuật “biển người” chống lại quân đội Quốc dân Đảng một lần nữa được quân Chí nguyện áp dụng thành công.







Mao Trạch Đông trong cuốn Chiến tranh trường kỳ đă khẳng định :


“Trong chiến tranh, vũ khí rất quan trọng, nhưng không phải là yếu tố quyết định. Con người mới chính là yếu tố quyết định”.

Năm 1946, trả lời nhà báo Mỹ Anna Louise Strong, Mao nói:


- “Bom nguyên tử chỉ là con hổ giấy mà Mỹ đem dọa người”.

Tư tưởng quân sự của Mao từ chỗ đề cao yếu tố con người đă lấn thêm một nấc :


- Coi thường sức mạnh của vũ khí.


Ngay cả khi Mao qua đời,
người kế nhiệm Hoa Quốc Phong vẫn ủng hộ tư tưởng này.

Trong khi Đặng Tiểu B́nh,
người theo tư tưởng đổi mới, nhấn mạnh cải tổ Quốc pḥng trong chương tŕnh Bốn hiện đại hóa của Trung Quốc.

Hội nghị Công tác chính trị toàn quân tháng 4 – 6/1978 trở thành một cuộc tranh luận giữa hai luồng tư tưởng và kết thúc không đạt được sự đồng thuận nào.

Giữa lúc ấy,
“cuộc chiến tranh trừng phạt Việt Nam” diễn ra. Tư tưởng quân sự của Mao vẫn áp đảo.







Trấn giữ thị xă Cao Bằng trước tháng Hai, chỉ có Trung đoàn 567 bộ đội địa phương, chủ yếu là làm kinh tế.

Năm 1978,
xung đột biên giới leo thang. Trung đoàn nhận lệnh vào trấn giữ Quảng Ḥa. Chiến sĩ đi đào hào, đắp công sự, cắm chông thay cho làm đường, trồng rừng.


Ông Hồ Tuấn nhớ lại kư ức 40 năm trước.






Tết Kỷ Mùi ấy ,
đơn vị Hồ Tuấn ăn Tết sớm một tháng. Đầu tháng Hai, đơn vị cấm trại, báo động cấp một, sẵn sàng chiến đấu.

Hồ Tuấn đi ngủ sớm theo quân lệnh, sáng ngày mai có bài tập thể dục lúc 5h. Nhưng 4h30, kẻng báo động trong đơn vị vang dồn dập. Quân Trung Quốc tràn sang. Nhiều người vẫn đang mặc áo lót, chỉ kịp vơ lấy khẩu súng.

Tà Lùng thất thủ.


Đêm 17 tháng 2,
đơn vị Hồ Tuấn nhận lệnh rút về đèo Khau Chỉa. Các đại đội rải dọc đèo Khau Chỉa, từ đồi Nghĩa Trang đến đồi Không Tên, bắt đầu một cuộc chiến không cân sức.

Khau Chỉa cách cửa khẩu Tà Lùng 12 cây số,
gồm một dải đồi liên tiếp nhau. Con đèo án ngữ Quốc lộ 3 – huyết mạch dẫn về thị xă Cao Bằng.

Vượt qua được vị trí này, xe tăng Trung Quốc tiến về thị xă chỉ mất một tiếng. Khau Chỉa trở thành yết hầu. Bằng mọi giá phải giữ.

Trong sơ đồ dưới đây, có thể nh́n thấy kế hoạch “hội quân” giữa 2 mũi tấn công của kẻ thù, thành hay bại, nằm ở việc chúng có vượt qua đèo Khau Chỉa hay không.


Sơ đồ 2 mũi tấn công của Trung Quốc vào Cao Bằng, bị chặn lại ở đèo Khau Chỉa.






Cả trung đoàn khi ấy, có ba khẩu 14,5 mm trực tiếp chiến đấu.

Loại vũ khí pḥng không chủ yếu của đơn vị ṇng cốt trực thuộc Bộ chỉ huy quân sự cấp huyện đến tỉnh.

Phiên bản ZPU-1 được Liên Xô sản xuất hàng loạt năm 1967, từ lời đề nghị của Việt Nam, nhằm đối phó với không quân Mỹ khi đánh du kích trong địa h́nh rừng rậm hoặc đồi núi.

Loại vũ khí tưởng đă hoàn thành nhiệm vụ khi chiến tranh chống Mỹ kết thúc, nay một lần nữa tái xuất trong cuộc chiến bảo vệ biên cương phía Bắc.

“Chúng đánh có quy luật, thường bắn rạng sáng và nghỉ về đêm”,
ông Hồ Tuấn tổng kết.

Muốn tiến công chốt nào, chúng câu pháo vào trước và tập trung bắn. Pháo chuyển làn là bộ binh xung phong. Bộ đội Việt Nam chỉ chờ thế, mang pháo ra mà giă.

Mỗi lần bộ binh Trung Quốc ào lên, pháo đại đội bắn không ngừng nghỉ, ṇng đỏ như thép nung, vét cát tút không kịp.

Bộ đội để dành nước uống dội vào ṇng pháo cho nguội bớt.

Bắn đến nỗi loa che lửa đầu ṇng bay đi đâu, mất pittong đẩy về, khẩu pháo trong tay trung sĩ Tuấn chỉ c̣n bắn được phát một.

Sau trung đoàn phải vác ṇng mới lên thay th́ mới bắn tiếp được.







Mười hai ngày trên đèo Khau Chỉa, Hồ Tuấn cầm cự chiến đấu bằng những vắt cơm dân quân Quảng Ḥa chuyển lên. Vắt cơm trắng, thi thoảng độn chút muối vừng hoặc con cá mắm. Nhiều người gánh cơm đến lưng đèo th́ trúng pháo.

Đêm tranh thủ bên kia ngưng bắn, bộ đội lăn xuống lưng dốc t́m, nhặt những nắm cơm đă nhớt, dính đầy đất. Ông nghĩ

“Không có dân quân tiếp tế, chắc bộ đội chết cả”.


Hôm nào nồi cơm khê là Quyên lại khóc. Chẳng hiểu sao :

“Cơm khê là bộ đội chết nhiều”.


Sau đêm pháo nổ, Quyên cùng mấy chị em trong làng đi thẳng lên chốt, xin bộ đội cho tải đạn, tải thương.

“Nó đốt nhà ḿnh, giết dân ḿnh rồi nên phải đi thôi”,
bà Quyên vẫn nhắc lại quyết định của ḿnh năm ấy trong nước mắt.






Những cô bé người Tày sống gần cửa khẩu, thường vỗ tay hoan hô mỗi lần thấy đoàn xe tải bít bạt kín thùng từ phía bên kia sang. Những chiếc xe chở gạo, đạn dược Trung Quốc viện trợ cho chiến trường Việt Nam đánh Mỹ.

Những năm “c̣n tốt với nhau”. Những đồng bào người Tày, người Nùng chỉ quen làm nương rẫy, ngày xuân đi hội, uống rượu, giờ cầm súng đi thẳng lên chốt. Ai không cầm được súng th́ nắm cơm tiếp tế cho bộ đội, hoặc tải thương, chôn cất tử sĩ.

Sau phút chốc bất ngờ, sự kháng cự của dân quân biên giới Việt Nam, có lẽ là điều mà Đặng Tiểu B́nh hay Hứa Thế Hữu không dự tính được.

12 ngày không vượt được Khau Chỉa,
Trung Quốc cay cú dồn quân ở thị xă Cao Bằng, theo hướng đèo Mă Phục đánh ngược lên biên giới.

Ư định cùng cánh quân bên kia đèo Khau Chỉa tạo thành gọng ḱm bóp chết Trung đoàn 567. Thị xă bị chiếm, liên lạc bị cắt. Từ đây, đơn vị Hồ Tuấn gần như bị cô lập và hoàn toàn chiến đấu độc lập.

Chúng đông, bắn không xuể, ngày nào cũng đông như cũ. Hồ Tuấn chỉ nghĩ :

“Giá mà bộ đội chủ lực về kịp th́ biết tay. Nhưng xác định ḿnh cũng là chủ lực rồi, nên cứ dần cho chúng tơi tả trước”.
Khi ông bắn đến thùng đạn cuối cùng, các quân đoàn chủ lực của Việt Nam đang từ mặt trận Campuchia quay về.







Ngày 28 tháng 2,
trung đoàn nhận lệnh rút khỏi Khau Chỉa, chờ phản công. Đại đội hy sinh chín người. Hồ Tuấn bị pháo văng vào đầu.

Lúc nhận được lệnh rút, cũng là lúc bộ binh Trung Quốc xông lên đến gần chiến hào. Ông chỉ kịp tháo cơ bẩm, phá pháo, không để vũ khí rơi vào tay giặc, ném lại hai quả lựu đạn rồi lăn xuống lưng đèo.

Hành quân về đến Quảng Uyên, đơn vị đụng một tiểu đoàn Trung Quốc, lại bắn nhau một trận long trời lở đất nữa rồi mới về hậu cứ.

Một trung đoàn bộ đội địa phương Việt Nam ḱm chân một sư đoàn chủ lực Trung Quốc trong 12 ngày. Họ không tiến thêm được bước nào, ngoài quăng đường 12 cây số từ cửa khẩu Tà Lùng về đến đèo Khau Chỉa. Hơn 6.000 lính Trung Quốc đă bị tiêu diệt trong 12 ngày đêm ở hướng này. B́nh quân mỗi ngày 500 lính, tương đương gần một tiểu đoàn.






Trận đánh giam chân ở đèo Khau Chỉa buộc Trung Quốc phải thay đổi chiến thuật ở Cao Bằng.

Chúng chia quân thành những đơn vị cỡ tiểu đoàn cơ động để t́m kiếm, khóa đường, lùng sục. Nhưng vẫn không vượt qua được con đèo.

Thất bại trong việc làm chủ Cao Bằng, Lạng Sơn “trong vài ba ngày”, thực quyền chỉ huy cuộc chiến từ Hứa Thế Hữu rơi vào tay Dương Đắc Chí.


C̣n tiếp

hoathienly19_is_offline   Reply With Quote
The Following User Says Thank You to hoathienly19 For This Useful Post:
Lan-Anh (03-06-2021)
 
Page generated in 0.08923 seconds with 10 queries