VietBF - View Single Post - CHUYỆN LINH TINH BUỒN VUI TRONG ĐỜI
View Single Post
Old 12-12-2019   #130
hoanglan22
R8 Vơ Lâm Chí Tôn
 
hoanglan22's Avatar
 
Join Date: Apr 2011
Posts: 16,190
Thanks: 21,587
Thanked 37,438 Times in 12,690 Posts
Mentioned: 632 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 7196 Post(s)
Rep Power: 68
hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11
hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11
Default Thiệp Chúc Mừng của Đề Đốc Trần Văn Chơn - Cựu Tư Lệnh Hải Quân VNCH



Thiệp Chúc Mừng của Đề Đốc Trần Văn Chơn
Cựu Tư lệnh Hải Quân VNCH
(Kinh dâng lên hương hồn Đề Đốc Trần Văn Chơn với vô vàn thương tiếc.)

Mỗi người trong chúng ta, ai cũng có nhiều kỷ niệm để nhớ, để nâng niu và giữ ǵn. Riêng tôi, những tấm thiệp chúc mừng Giáng sinh và Năm Mới mỗi năm mà người thân, bạn bè gửi đến th́ tôi rất trân quư. Nhất là thời buổi “hiện đại” này, có lẽ người ta bận trăm công ngàn việc, không có nhiều thời gian, nên hầu như ít có ai chịu ngồi vào bàn viết thiệp chúc mừng, rồ́ sau đó bỏ thời gian đem ra bưu điện dán tem gửi. V́ thế để chúc mừng cho nhau, họ thuờng dùng điện thoại, Email, Viber, Messenge, Facebook... cho nhanh. Tôi đă nhận những tấm thiệp đều đặn mỗi năm từ khi đặt chân đến Hoa Kỳ cuối năm 1992 cho đến năm Mậu Tuất 2018. Các tấm thiệp được viết với những nét chữ đẹp, mạnh mẽ và rơ ràng của một người mà tôi xem như là thân phụ của tôi. Đó là những tấm thiệp của Đề Đốc Trần Văn Chơn, cựu Tư Lệnh Hải Quân VNCH đă viết cho tôi.
Ông vừa tạ thế vào ngày Thứ Năm 02 tháng 05, năm 2019. hưởng đại thượng thọ 100 tuổi. Sự ra đi của ông là nỗi đau buồn cho con cháu, thân nhân, cũng như sự tiếc thương của nhiều người hằng quư mến ông về đạo đức và nhân cách. Tôi may mắn được gặp ông lần cuối vào buổi trưa trước khi ông qua đời tại bệnh viện San José Regional Medical Center.

Gia đ́nh tôi đến San José cuối tháng 10, 1992. Giáng Sinh và Năm Mới đầu tiên ở Mỹ, tôi gửi thiệp chúc mừng đến Đề Đốc Trần Văn Chơn và gia đ́nh ông, và sau đó tôi cũng được ông gửi thiệp chúc mừng lại gia đ́nh tôi. Đều đếu hàng năm tôi gửi đến ông và ông cũng hồi âm cho tôi. Mặc dù, ông và tôi đều mang cùng họ Trần. Nhưng giữa ông và tôi hoàn toàn không dính dáng ǵ đến bà con hay thân tộc. Ông vẫn thường nói với tôi “Có lẽ nhờ cơ duyên đưa đến mà bác cháu ḿnh mới có cơ hội gặp nhau, sau một cuộc đổi đời. Bác có hai người bạn trong quân chủng KQ thuờng hay thăm hỏi Bác: một bạn già là Đại Tá NXV, cựu Tư Lệnh KQ/VNCH và một bạn trẻ là tôi, dù bây giờ tuổi tôi đă quá thất thập cổ lai hy."

Lúc c̣n ở Việt Nam, sau khi ông được trở về đời sống b́nh thường bên gia đ́nh, tôi đă có nhiều dịp đến thăm ông ở Cư Xá Bắc Hải, Quận 10 để nghe ông kể lại những bước thăng trầm trong quân ngũ và những tháng ngày nghiệt ngă mà ông đă phải chịu đựng khi ông quyết định ở lại Việt Nam.

Ông sinh năm 1920 tại Vũng Tàu, Bến Đ́nh trong một gia đ́nh trung lưu, đông con. Ông là con thứ tư. Chị Hai ông là người lớn nhất trong gia đ́nh thay mặt cha mẹ để dạy dỗ các em. Con của các em bà đều gọi bà là Má Hai. Gia đ́nh ông theo đạo Cao Đài, lấy chữ Tâm, chữ Hiếu làm câu giữ ḿnh. Ông thi đậu Baccalauréat I (Tú Tài I Pháp) năm 1939. Năm 1940 theo học ngành Hàng Hải Thương Thuyền và làm việc trong ngành này được 10 năm. Ông t́nh nguyện theo học khoá I đào tạo Sĩ Quan Hải Quân vào năm 1951 và là SVSQ/ HQ lớn tuổi nhất so với các SVSQ/HQ cùng khoá. Ông tốt nghiệp thủ khoa khi ra trường.

Tháng 11/1974, đúng 55 tuổi và phục vụ trong quân ngũ trên 20 năm, ông được giải ngũ theo quy chế của cấp tướng. Khi trở về đời sống dân sự. Ông sống thanh thản, b́nh dị, thường xuyên đến với Đạo Cao Đài và được mời làm cố vấn danh dự cho Hội Thánh. Ông thường nói với tôi “Chính nhờ đạo Cao Đài đă giúp Bác giữ vững tinh thấn để vượt qua những cam go, thử thách. Tôn giáo này đă mang lại cho Bác sức chịu đựng bền bỉ, sự kiên nhẫn vô biên để chấp nhận nghịch cảnh trong giai đoạn khó khăn, bi thảm nhất mà nhiều người khác trong hoàn cảnh như Bác đă bị ngă gục.”

Thời gian phục vụ trong quân ngũ. Ông đă được tưởng thưởng nhiều huy chương cao quư của chính phủ VNCH và đồng minh, trong đó có Đệ Tam Đẳng Bảo Quốc Huân Chương. Hai lần làm Tư Lệnh Hải Quân (1957-1959 và 1966 -1974). Ông có kể cho tôi nghe vài lần bị thương. Đặc biệt, một tai nạn phi cơ thảm khốc chỉ tích tắc có thể xảy ra mà ông không bao giờ quên.

Trong một chuyến công tác từ vùng 1chiến thuật trở về bằng phương tiện của KQ/VNCH trên chiếc Caribou (C7-A). Khi phi cơ bay đến không phận Biên Hoà th́ nghe có tiếng nổ lớn bên máy phải.Toàn thân phi cơ bị rung lắc mạnh.Trưởng phi cơ đă gọi May Day,May Day, May Day nhiều lần trên tần số báo nguy 243.0, yêu cầu đài Không Lưu phi trường Biên Hoà cho được đáp khẩn cấp. Đồng thời nhờ thông báo cung cấp xe chửa lửa và xe cứu thương túc trực sẵn sàng. Sau đó trưởng phi cơ b́nh tĩnh cho phi cơ đáp. Khi bánh phi cơ vừa chạm mặt phi đạo th́ các động cơ hoàn toàn bị tê liệt, phi cơ nằm chựng lại trên phi đạo không thể di chuyển được. Lúc này, các xe cứu hoả và xe cứu thương bao quanh phi cơ để tiếp cứu. May mắn, phi hành đoàn và tất cả hành khách trên phi cơ hoàn toàn b́nh an vô sự. Ông tin là Trời Phật, Thượng Đế, Đấng Toàn Năng, phép màu huyền bí đă cứu độ cho mọi người tai qua, nạn khỏi trong đường tơ, kẽ tóc.

Ông bà có tất cả mười người con gồm: sáu trai tên Chánh, Trực,Trung, Tâm, Thành và Đạo và bốn gái tên Cúc, Đào,Trang và Nga. Bà là một phụ nữ b́nh thường như bao phụ nữ Việt Nam khác, chỉ biết công việc tề gia nội trợ, nuôi dạy các con nên người. Anh em trong nhà biết kính trên, nhường dưới và vâng lời cha mẹ. Mặc dù, đấng phu quân là một tướng lănh cao cấp trong quân đội VNCH, nhưng bà không bao giờ can dự, hay để ư vào bất cứ việc làm của chồng. Không như một số các bà khác đă lợi dụng quyền chức của đấng phu quân làm những chuyện không đúng gây hệ lụy và ảnh hưởng đến đường quan lộ của chồng. Bà đă ra đi trước ông cách đây gần ba năm (ngày 09 tháng 07, năm 2016.)

Ông bà với cô con gái út rời Việt Nam đi định cư Hoa Kỳ vào Thứ Hai 09 tháng 12, năm 1991 lúc 11 giờ 30 đêm.Tiễn đưa ông bà chỉ có vài thân nhân và bạn hữu. Phu nhân của cựu Thiếu Tướng ĐVQ và tôi trong số vài người thân tiễn chân ông bà ở phi trường Tân Sơn Nhất. Kể từ khi rời Việt Nam, ông bà chưa một lấn nào trở về thăm. Ước mong của ông bà là được thấy b́nh minh trên quê hương Việt Nam. Lúc đó sẽ trở về thăm bà con, mồ mả tổ tiên, nơi chôn nhau cắt rún. Nhưng tất cả chỉ là giấc mơ không bao giờ thành hiện thực.

Sau này, ở San José, Bắc Cali, tôi có may mắn gặp ông nhiều lần và được chụp h́nh với ông trong các sinh hoạt hội đoàn, cộng đồng và kỷ niệm những ngày lễ quan trọng tổ chức ở địa phương như : Kỷ Niệm Trận Hải Chiến Hoàng Sa 19/01, Tưởng Niệm Quốc Hận 30/04, Kỷ Niệm Ngày Quân Lực VNCH 19/06, dựng tượng Đức Trần Hưng Đạo là Thánh Tổ quân chủng Hải Quân ở mặt trước Grand Century, trong khu Vietnam Town trên đường Story... và nhiều lần thăm viếng ông tại tư gia. Các con ông cho biết mỗi lần tôi đến thăm th́ ông rất vui. Hai bác cháu đàm đạo về nhiều đề tài xă hội, sinh hoạt cộng đồng ở địa phương .

Tôi lắng nghe ông kể chuyện ngày xưa với những nghịch lư trong cuộc đời b́nh nghiệp và những năm tháng oan thiên, nhọc nhằn mà ông phải gánh chịu, khi ông chọn ở lại Việt Nam, trong khi đó ông và gia đ́nh có thừa thời gian, phương tiện để di tản. Ngay cả phía Hoa Kỳ cũng cho người đến nhà liên lạc để đưa ông và tất cả gia đ́nh, người thân rời VN bằng phương tiện hang không. Tư dinh ông trên đường Bạch Đằng là nơi hàng trăm bà con tạm tá túc trước khi xuống tàu ra khơi di tản. Thỉnh thoảng ông ra đứng trước cửa nhà đưa tay vẫy, chúc họ được thượng lộ b́nh an và tim được cuộc sống tốt đẹp nơi vùng đất mới.

Trưởng Nam của ông, Sinh Viên Sĩ Quan khoá 24 Vơ Bị Đà Lạt, cựu Đại Uư Hải Quân VNCH, Hạm Trưởng HQ 601 là Trần Minh Chánh đă đưa Tư Lệnh Hải Quân Chung Tấn Cang, cùng nhiều Sĩ Quan cao cấp HQ ra Đệ Thất Hạm Đội, sau đó đem tàu quay lại Sàig̣n để cùng chịu chung số phận như thân phụ. Điều này, mỗi khi nhắc lại ông rất tự hào về con trai ông.

Bây giờ, ông đă về miến miên viễn đề gặp lại hiền thê. Mộ phần ông bà được an táng sát bên nhau tại Nghĩa Trang Oak Hill Memory Park. San José. Ông bà đă có một cuộc sống đầm ấm và hạnh phúc với nhau hơn 70 năm cùng con đàn, cháu đống và lúc nào cũng kề cận bên nhau. Nay ông bà đă gặp lại ở cơi vĩnh hằng.

Sự ra đi của ông ở tuổi Đại Thượng Thọ quả là hiếm có ở trên cơi đời này.Tang lễ của ông được tổ chức theo nghi thức đạo Cao Đài rất trọng thể. Những thuộc cấp cũ, các hội đoàn quân đội, các tổ chức, đoàn thể đều đến tiễn đưa ông lần cuối với vô vàn thương tiếc. V́ lúc c̣n ở trên trần gian, ông là người sống đạo đức, đàng hoàng, tử tế, tư cách và không bị mang tai tiếng. Luôn luôn giữ hoà khí, đứng ngoài các cuộc tranh chấp quyền bính và thương yêu thuộc cấp.

Có lần ông nói với tôi“Người ta đă từng đến nhà đề nghị Bác đứng ra làm chuyện “Thay Đổi”, nhưng Bác đă khéo léo từ chối. Đối với bác quyền lợi Tổ Quốc và Quân Đội luôn luôn đặt trên hàng đầu. Bác dứt khoát không dính dáng đến chuyện chính trị và cũng không bị ảnh hưởng hay lệ thuộc bất cứ phe phái nào.V́ thế, sau những cuộc đảo chánh, chỉnh lư do quân đội cầm đấu, Bác không bị hề hấn ǵ.”

Trong một cuốn sách xuất bản ở VN sau 1975 có tựa đề là “CDTN”, tác giả đă đề cập đến tên tuổi nhiều tướng lănh VNCH trong lúc tại chức.Tuy nhiên, tác giả đă không hề nhắc tên ông trong danh sách này.

Việc ông và gia đ́nh chấp nhận ở lại Việt Nam có nhiều dư luận đồn đoán.Tuy nhiên, ông hoàn toàn không quan tâm đến. Trong một cuộc phỏng vấn, ông đă trả lời “Đối với người Việt Nam chữ Hiếu là trên hết! Ông không muốn nh́n cảnh cha mẹ ḿnh, tuổi già, sức yếu phải rời bỏ quê hương, nơi chôn nhau cắt rún mà suốt cuộc đời họ đă gắn bó.V́ thế, ông đă dứt khoát ở lại để phụng dưỡng song thân.” Ông không hối hận về quyết định quan trọng này. Các con ông cũng v́ chữ Hiếu đă vâng lời ông cùng ở lại, dù họ có đủ điều kiện và phương tiện ra đi dễ dàng. Cuối cùng, cả cha và các con đều cùng chung số phận như bao nhiêu sĩ quan, công nhân viên chức VNCH theo nhau vào Đại Học Máu (tựa đề tùy bút của nhà văn Hải quân Hà Thúc Sinh.”

Hôm nay, khi viết những ḍng chữ này th́ ông đă vĩnh viễn đi thật xa rồi! Tôi không bao giờ c̣n gặp lại ông để được hầu chuyện nữa! Bây giờ nh́n lại từng nét chữ của ông. Trong ḷng tôi cảm thấy buồn vô hạn. Tôi như vừa mất một người thân nhất trong đời. Với tôi, những tấm thiệp ông viết gửi cho tôi vào mùa Giáng Sinh và Năm Mới là món quà vô giá mà tôi may mắn được ông ban tặng.Tôi nghĩ ít có ai được diễm phúc này như tôi.

Xin Đấng Chí Tôn phù hộ cho hương linh Đề Đốc Trần Văn Chơn, cựu Tư Lệnh Quân Chủng HQ/VNCH sớm vễ cơi Diêu Tŕ. Tôi tin rắng các con cháu ông rất hănh diện đă có người cha, người ông gương mẫu, đức độ được nhiều người kính phục và tiếc thương. Riêng tôi, không bao giờ quên những lần được gặp gỡ ông để nghe ông tâm sự về thế thái nhân t́nh. Ông đă cho tôi những bài học quư giá trong cuộc sống.

Xin Kính chào vĩnh biệt Đề Đốc Trần Văn Chơn, một người mà lúc nào tôi cũng xem như cha tôi.

Trần Đ́nh Phước
(San José, California - 2019)
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	image.png
Views:	0
Size:	645.7 KB
ID:	1498324  
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HĂY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN

HĂy CÓ Ư THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐĂ LÀM G̀ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐĂ LÀM G̀ CHO TÔI
hoanglan22_is_offline   Reply With Quote
The Following 3 Users Say Thank You to hoanglan22 For This Useful Post:
lavu (08-21-2020), luyenchuong3000 (08-18-2020), trungthu (08-28-2020)
 
Page generated in 0.09406 seconds with 11 queries