VietBF - View Single Post - 20 Tháng Bảy 1954: 65 Năm Sau, Từ Khi Đất Nước Chia Đôi - Giao Chỉ San Jose
View Single Post
Old 07-18-2019   #3
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 112,230
Thanks: 7,294
Thanked 45,890 Times in 12,765 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 139
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
Default

Năm 1954, có cô bé 15 tuổi lên máy bay một ḿnh đi theo gia đ́nh người bạn để vào Nam t́m tự do. Mồ côi mẹ, cha ở lại đi t́m con trai rồi kẹt luôn. Cô bé tên là Nguyễn Thị Chinh và sau này chuyến đi đă đem đến cho miền Nam một đệ nhất minh tinh gọi là Kiều Chinh. Chuyến đi của Kiều Chinh 1954 từ biệt Hà Nội đầy nước mắt chia ly trong t́nh phụ tử. Năm 1975, Kiều Chinh lại một lần nữa từ biệt Sài G̣n trong một chuyến bay trắc trở ṿng thế giới giữa lúc thủ đô miền Nam hấp hối.





Và cũng vào năm 1954, một cô bé 9 tuổi Nguyễn Thị Lệ Mai xuống tàu di cư vào Nam. Sau này cô trở thành ca sĩ tiêu biểu của cuộc chiến lầm than, một đời lưu vong trong một kiếp trầm luân. Tên của người ca sĩ 50 năm hát rong trên khắp địa cầu là Khánh Ly. Năm vừa qua cô về hát lần đầu trên sân khấu Hà Nội. Trải qua 50 năm là biểu tượng chống Cộng bằng ca từ hải ngoại, ngày nay cô đứng hát t́nh ca cho những khán giả chưa từng quen biết nhưng hết mực yêu thương.




Và cùng với Vũ Đức Nghiêm, Lê Kim Ngô, Phạm Huấn, Kiều Chinh, Lệ Mai c̣n có Bùi Đức Lạc cũng là thành phần Bắc Kỳ di cư đến tạm trú ở khu Phú Thọ Lều để đến 75 th́ trở thành người di tản mang màu áo pháo binh Dù.

Năm 1972 trong nước mắt Hạ Lào, Bùi Đức Lạc nghe Khánh Ly nức nở, đă nói rằng trận liệt mất đường về không phải v́ Mỹ bỏ mà tại v́ nhạc Trịnh Công Sơn.




Một người khác gốc Phát Diệm đă sớm trở thành dân di cư Hố Nai rồi chuyển qua vượt biên với một vợ 9 con tiếp tục b́nh tĩnh làm báo hàng ngày tại San Jose. Đó là Kư C̣m – Vũ B́nh Nghi. Tại sao miền Bắc lại di cư tỵ nạn? Tại sao miền Nam lại di tản vượt biên? Truyền thống của dân Việt là muôn đời sống với lũy tre xanh, với mồ mả tổ tiên, với làng xóm. Vạn bất đắc dĩ phải ra đi mang tiếng tha hương cầu thực nhưng rồi vài năm lại trở về. Quốc văn giáo khoa thư thủa nhỏ đă ghi rằng chỉ có chốn quê hương là đẹp hơn cả.




Trung úy Phan Lạc Tuyên khi tham dự hành quân tiếp thu tại B́nh Định đă viết nên bài nhạc bất hủ. Anh về qua xóm nhỏ, em chờ dưới bóng dừa. Nắng chiều lên mái tóc, t́nh quê hương đơn sơ. Nhưng chính tại miền quê đơn sơ ở Bồng Sơn này suốt 20 năm chưa bao giờ yên tiếng súng.




Khi người cộng sản nổi dậy với một cuộc chiến toàn diện khốc liệt và quá độ đă triệt tiêu hoàn toàn mọi sự ḥa giải trong t́nh tự dân tộc. Đầu tiên là các dân thành thị, trí thức, tiểu tư sản và tôn giáo phải bỏ Kháng Chiến về thành. Tiếp theo là bỏ miền Bắc di cư vào miền Nam.




Năm 1954, người Bắc vào Nam đă đánh thức con rồng Sài G̣n tỉnh giấc. Qua những khác biệt ban đầu rồi chuyển đến thời gian ḥa hợp. Miền Nam bắt đầu khởi sắc từ ẩm thực đến văn chương báo chí. Từ văn nghệ đến kinh doanh. Và sự ḥa hợp không hề có biên giới.

Đại úy Lê Công Danh, gốc công tử Cần Thơ đứng đón di cư ở bến nhà Rồng đă bế luôn cô Bắc Kỳ nho nhỏ tóc demi garson về làm áp trại phu nhân.

Trung úy công binh Nghiêm Kế, dân chơi Hà Nội phải lên tận Biên Ḥa xứ Bưởi cưới cô Bé về làm chính thất, sống 20 năm ở các trại gia binh với 8 đứa con lần lượt ra đời.




Trung úy Giao Chỉ đi chiến dịch Đinh Tiên Hoàng phải xuống tận Rạch Giá để rước về người đẹp xứ Kiên Giang. Sau hơn 60 năm t́nh cũ, chàng mới nhận ra rằng không phải chỉ Đà Lạt mới có hồ than thở, mà ở miền Hậu Giang cũng có khá nhiều.

Những ông sĩ quan trẻ Bắc Kỳ xấp ngửa vào Sài G̣n đều đem về mỗi ông một cái hồ than thở. Qua đến Hoa Kỳ nàng vẫn c̣n than thở qua Cell Phone…
florida80_is_offline   Reply With Quote
 
Page generated in 0.05458 seconds with 10 queries