VietBF - View Single Post - Trang của lính
View Single Post
Old 03-04-2020   #538
hoanglan22
R8 Vơ Lâm Chí Tôn
 
hoanglan22's Avatar
 
Join Date: Apr 2011
Posts: 16,190
Thanks: 21,587
Thanked 37,438 Times in 12,690 Posts
Mentioned: 632 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 7196 Post(s)
Rep Power: 68
hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11
hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11
Default Từ SÔNG BÉ 1965 đến PHƯỚC LONG 1975

(Phước Long đă được ghi trong lịch sử VN như khởi đầu cho sự sụp đổ của VNCH, rất nhiều
bài báo, sách vở đă được viết về Trận Phước Long 1975 từ những bài của các tác giả VNCH
đến các bài ‘quân sử’ của CSBV.. Bài này chỉ xin ghi nhận một số chi tiết tại Phước Long trước
tháng 12/1975)
● Vài chi tiết về Phước Long :
Tỉnh Phước Long phía Bắc giáp Kampuchea, phía Đông giáp hai Tỉnh Quảng Đức và Lâm
Đồng, phía Nam giáp Tỉnh Phước Thành, phía Tây giáp Tỉnh B́nh Long
Phước Long chiếm diện tích 7.490 cây số vuông.
Tỉnh lỵ đặt tại Phước B́nh c̣n gọi là Sông Bé
Các thay đổi hành chánh :
- 1958 : Khu vực Bù Gia Mập thành quận Phước Ḥa , nhưng sau đó bị hủy bỏ. Khu vực
Bù Đăng thành Phước Tân và sau đó đổi thành Đức Phong
- 1961 : khu vực Đồng Xoài thành quận Đôn Luân
Tóm lại cho đến 4/75 Phước Long có 4 quận : Bố Đức, Phước B́nh, Đức Phong và Đôn Luân
(theo Đông Tiến trong Nước Tôi, Dân Tôi trang 507)
● Sông Bé :
Địa danh Sông Bé trong chiến sử Việt-Mỹ thường được hiểu (theo LLĐB) th́ là :
Doanh trại LLĐB của Special Force (5 th SF) thành lập vào tháng 4 năm 1965. Trại (hay
chính xác là Cơ sở hành chánh được bảo vệ riêng trong ṿng rào pḥng thủ, nằm cách
Tỉnh lỵ Phước B́nh khoảng 2 km về phía Tây-Nam.
Tên ‘Song Be Base camp’ c̣n được gọi là SongBe Airfield, Farley Field hay LZ
Buttons (FSB Buttons)
Phi trường Sông Bé có phi đạo dài 1036 m, lót vỉ sắt, các C-130 có thể đáp được.
Trại này sau đó phát triển rộng trở thành Căn cứ đóng quân tạm của nhiều đơn vị Hoa
Kỳ và khi HK rút quân , căn cứ được giao lại cho QLVNCH
- Tháng 4-1966 : Lữ đoàn 173 Dù HK trú đóng tại đây trong cuộc hành quân Denver
- Tháng 12-1966 đến 2-1967 : Lữ đoàn BB 199th (Light Infantry)
- Tháng 5-6/ 1969 : nơi đóng quân của Lđ 1/ SĐ 1 BB Hoa Kỳ
- Tháng 4-1970 Lđ 2/SĐ 1 Không kỵ trú đóng đến 3/1971
Trận Sông Bé (Tháng 5-1965)
Cuộc đảo chính 1 tháng 11 năm 1963 và sau đó là các cuộc chỉnh lư tranh dành quyền lực
của các phe phái trong quân đội VNCH và các đảng phái chính trị đă làm suy yếu khả năng
chiến đấu của Quân lực VNCH. CSBV nhân cơ hội đă tập trung quân địa phương và đưa quân
từ miền Bắc xâm nhập trang bị các vơ khí mới của khối Cộng, sửa soạn cho một Chiến dịch
tấn công vào Phước Long.

Ngày 16 tháng 4-1965, toán B-34 của LLĐB Hoa Kỳ được gửi đến Phước Long, để giúp lực
lượng VNCH, tại đây đang có một toán cố vấn quân sự của MAC-V ngụ tại Ṭa hành chánh
Tỉnh. Toán B-34 bắt đầu xây dựng một doanh trại hay căn cứ tiền đồn tại một ngọn đồi gần đó
..Căn cứ này có thêm 120 địa phương quân VN và vài xe bọc thép cũ (thiết giáp Mă lai) bảo vệ.
(Gọi là ‘doanh trại' v́ đây không phải là một Căn cứ biên pḥng tiêu chuẩn, nơi đóng quân của
các Dân sự Chiến đấu, quân số 3-400 người , do một toán A LLĐB Mỹ, cùng một toán LLĐB
Việt giữ nhiệm vụ Chỉ huy Căn cứ)
Lúc 1 giờ 45 sáng 10 tháng 5, 2 Trung đoàn 761 và 763 CSBV, gồm trên 2500 quân đă mở
cuộc tấn công vào Thị xă từ nhiều hướng, bắt đầu bằng tiền pháo (súng cối) và sau đó .. hậu
xung..
Quân sử của 5th SF ghi lại về trận này như sau :
‘..trong khi Toán B-34 được xếp để ở chung ṭa nhà đủ tiện nghi với Toán 94 Cố vấn MAC-V,
địa điểm này chỉ được pḥng ngự sơ sài..Các quân nhân LLĐB thuộc Toán B-34 di chuyển ra
đóng ngoài tiền đồn, Th tá Mitchell Sakey theo linh tính đă đặt thêm nhiều vị trí súng máy và
súng cối quanh tiền đồn.. Công cuộc chuẩn bị đang tiến hành th́ CQ đă tấn công và họ cũng
không ngờ SF lại bố trí họa lực thật mạnh tại đây ! CQ pháo kích cả vào khu vực hành chánh
của Tỉnh lẫn doanh trại của B-34. TĐ 36 BĐQ đang trú đóng tại Tỉnh, bị CQ đẩy dạt sang một
phía và chúng tiến thẳng vào nơi cư trú của các quân nhân Mỹ : tại đây có 22 quân SF và 14
người Mỹ khác chia nhau trú tại 2 ṭa nhà.. Pháo CQ phá hủy các ṭa nhà ngay trong đợt pháo
kích đầu..Chỉ huy toán B-34, Tr tá Alton Parks bị thương..Th tá Sakey thay quyền chỉ huy chống
trả.. Các quân nhân SF kháng cự trong bóng đêm..CQ bị chặn tại ṿng ngoài hàng rào gốc phía
Tây-Nam, chúng dùng bộc phá, phá một khu vực rào giữa Trại và đặc công tiến vào dùng lựu
đạn tấn công các giao thông hào...Các quân nhân HK chống trả quyết liệt kể cả cận chiến bằng
dao, lưỡi lê. Các quân nhân của MAC-V và của ĐĐ 120th không vận Army cũng giúp chống đỡ.
Các trực thăng vơ trang đă đến yểm trợ chỉ 2 giờ sau khi CQ tấn công, nhưng trần mây thấp và
khói súng che khuất tầm quan sát của trực thăng..Các trực thăng phóng rocket và bắn phá khu
vực phía Tây Tỉnh lỵ giúp khóa các ổ súng cối của CQ. Th tá Sakey điều khiển các đợt không
kích và loại dần các ổ súng máy của CQ.. Trực thăng tải thương đă đáp được xuống lúc 8 giờ
sáng và 16 thương binh được di tản.
Cuộc chống trả quyết liệt của các quân nhân SF đă ngăn CQ tràn ngập khu hành chánh Tỉnh
CQ chỉ ở trong khu vực đến trưa..Ngay từ sáng TĐ 36 BĐQ đă phản công giải tỏa khu vực Chợ
và Nhà thờ Tỉnh lỵ, nhưng Đ úy Nghĩa (?) TĐ trưởng đă hy sinh..Các cuộc không kích tiếp tục
và TĐ 34 BĐQ tăng viện đă đến và tái chiếm toàn Tỉnh lỵ..’
Tổn thất : Tử thương : 5 quân nhân Mỹ ; 49 binh sĩ VNCH.
CQ bỏ lại 85 xác.
● Các đụng độ tại Sông Bé sau 1965 :
- 29 tháng 9 - 1967 : QĐ Mỹ mở cuộc hành quân Shenandoah II sử dụng 2 Lữ
đoàn BB khai thông QL13, cuộc hành quân sau đó mở rộng sang địa phận B́nh
Long và Phước Long khi t́m được các bằng chứng SĐ 9 CQ đang sửa soạn tấn
công Thị xă Sông Bé
- 27 tháng 10 -1967 Trung ương Cục Miền Nam (COSVN) đă mở các đợt tấn công
nhằm vào khu vực B́nh Long-Phước Long. Tấn công vào một căn cứ do một TĐ
BB/SĐ5BBVN trấn đóng tại Đông-Nam Sông Bé. Khoảng 200 quân VNCH trấn giữ tại đây CQ bị đẩy lui nhờ sự yểm trợ oanh kích của KQHK. CQ bỏ lại 134 xác
và 2 cán binh bị thương, bị bắt. Quân VNCH tịch thu được 73 súng cá nhân, 10
súng cộng đồng và 3 súng phun lửa. VNCH có 12 tử trận. Những ngày sau
VNCH đưa 1 TĐ BĐQ và HK đưa TĐ1/ 18/ SĐ 1 HK vào tảo thanh khu vực
nhưng CQ đă chuyển về hướng Bố Đức nhưng cũng bị đánh tan..Các đơn vị nhỏ
của CQ tiếp tục các hoạt động quấy rối.. và tấn công vào Lộc Ninh..(LỊch sử
Kháng chiến chống Mỹ- 1954-75 Tập V - Th tá Nguyễn văn Minh)
- Ngày 6 tháng 11 - 1967 : các đơn vị của Tr/Đ 275 CSBV đă phục kích 1 ĐĐ BB
thuộc SĐ 5 BB VNCH đang hoạt động tại Nam Sông Bé, Quân tiếp viện VNCH
được gửi đến và CQ áp sát quân VNCH, nên KQ và Pháo binh không thể oanh
kích yểm trợ . Kết quả CQ bỏ lại 265 xác ; bên VNCH có 54 tử trận, 55 bị thương
và 15 mất tích (Periodic Intel Report No 45/II FPV). Tướng Weygand nghi ngờ
CQ có thể mở các cuộc tấn công quy mô hơn nên đưa 2 TĐ BB của SĐ 25 BB
Mỹ vào tảo thanh các khu vực quanh Thị xă Sông Bé..Sau hai tuần hoạt động
các TĐ này về lại đơn vị , nhưng ngay sau đó , thám kích đă t́m ra dấu vết của
TRĐ 271 CSBV vừa di chuyển vào khu vực ! và CQ tập trung quang Bù Gia Mập
một ấp bỏ hoang cách Sông Bé 28 km về phía Đông-Bắc.. có thể sửa soạn cho
một trận đánh mới vào Sông Bé ? Ngày 25 tháng 11 , Tr Đ 275 CSBV tấn công
thăm ḍ một trại quân của VNCH phía Nam Sông Bé..Trận đánh kéo dài 4 tiếng
và CQ rút lui bỏ lại gần 100 xác ! Sau đó cho thấy đây chỉ là trận cầm chân quân
VNCH khi CQ tấn công vào Bố Đức (29 tháng 11) !(Periodic Intel Report No 47
II/FFV) (Xin đọc bài Bù Đốp của Trần Lư)
- Trong năm 1967, SF mở thêm nhiều trại hành quân giữa những khu vực mật khu
của CQ và ven biên, dùng các lực lượng biệt kích lưu động (Mike force) và toán
thám sát hoạt động ngăn chặn các đường xâm nhập và chuyển vận quân và tiếp
liệu dùng Chiến khu D để di chuyển vào vùng ven đô Saigon. Các Trại có mục
đích lâu dài và gặp nguy hiểm nhất là Prek Klok và Tống Lê Chơn tại Chiến khu
C, trại Bunard (xem bài về Bunard của Trần Lư) tại Chiến khu D và các trại của
Sông Bé gây trở ngại cho các cuộc xâm nhập của CQ từ Kampuchea…
- Năm 1968 , CQ tránh các cuộc tấn công trực tiếp vào Tỉnh lỵ nhưng vẫn liên tục
quấy phá các Trại LLĐB thuộc Tỉnh .. Các lực lượng hậu cần của CQ như Đoàn
86,t́m cách tránh các đơn vị VNCH, dùng các đường ṿng..
-Ngày 26 tháng 2 : một toán Dân Sự Chiến Đấu (CIDG) từ Bù Đốp (A-341) đă
phục kích tại một địa điểm cách Tỉnh lỵ 32 km về phía Đông. Toán đă chặn đánh
một chiếc xe vận tải quân sự BV (Molotova 2.5 tấn). Xe chở đầy quân BV chạy
xuống phía Nam về vùng Kampuchea. Xe lọt ổ phục kích của CIDG và bị tiêu
diệt hoàn toàn : 17 CQ bị hạ, 2 bị thương ; tịch thu 16 vơ khí cá nhân và 2 súng
cộng đồng. Phía CIDG có 1 bị thương cùng 1 SF Mỹ.
-Ngày 28-2 Trại Bunard (A-344) bị pháo kích 20 quả 82 ly.. 15 CIDG bị thương.
- (Trong những tháng đầu năm 1965 , CQ đă xây dựng một con đường chiến lược
tại vùng phía Đông Sông Bé, có thể sử dụng cho xe vận tải, đường chạy từ biên
giới Miên đến gần QL 14.. KQ Việt Mỹ và các toán CIDG đă liên tục oanh kích và
ngăn chặn các cuộc chuyển vận của CQ..)

Ngày 16 tháng 3 : DSCĐ Bù Đốp tiếp tục phục kích CQ xâm nhập : tại 33 km
Đông-Bắc Tỉnh lỵ Sông Bé : 2 xe vận tải 3/4 tấn bị tấn công; CQ bỏ chạy vào
rừng, 2 xe bị hủy , bỏ lải 2 xác..
- Hành quân trực thăng vận ‘Tamatta Shanee' từ 23 đến 28 tháng 3, tảo thanh khu
vực Tây Nam Phước Long. Lực lượng hành quân tiến theo hai hướng..Cộng
quân tránh đụng độ. Phá hủy được nhiều kho tiếp liệu : 16000 lbs gạo trong bao
, 1 quả bom 500 lbs, 12 xe đạp thồ,.6 CQ bị hạ, 1 bị bắt cùng 30-40 hầm hố, lô
cốt bị san bằng..
- Nhiều đơn vị Hoa Kỳ đă từng trú đóng tại Sông Bé (Xem phần trên)
● Sông Bé : 1969
Năm 1969 có một vài trận đánh giữa CQ và lực lượng Hoa Kỳ trú đóng tại Phước
Long trong đó đáng kể nhất là trận đụng độ tại Căn cứ Hỏa lực Buttons .
Căn cứ hỏa lực Buttons (Fire Support Base=FSB) nằm về phía Bắc và hơi chếch về
phía Tây của núi Bà Rá (Phước Long), cách Phước B́nh 1.5 km về hướng Tây. Tỉnh lộ
310 nồi liền Sông Bé và Phước B́nh. Hai tỉnh lộ 310 (chạy Đông -Tây) và 311
(Bắc-Nam) gặp nhau tại Liên tỉnh lộ 1 A. Tỉnh lộ 310 nối FSB Buttons với phi trường
Sông Bé và FSB nằm ven lộ 310..Núi Bà Rá cách FSB Buttons chừng 1 km về phía
Nam. FSB Buttons là nơi đặt Bộ chỉ huy của TĐ 5/ 7 Không kỵ , tại đây có một pháo đội
6 khẩu 105 và nơi trú đóng của một lực lượng thám kích Delta. Pháo đội 105 yểm trợ
cho các cuộc hành quân của TĐ 5/7 Không kỵ và các toán thám kích Delta..TĐ 5/7 do Tr
tá Thomas Healy chỉ huy (ông này sau lên tướng HK) và sau đó FSB Buttons do Đ tá
Meyer chỉ huy (Tướng Meyer , năm 1980 là Tham Mưu Trưởng Lục quân HK)
CQ đă tấn công vào FSB Buttons ngày 4 tháng 11 năm 1969. CQ sử dụng 2 TĐ Đặc
công với trên 500 quân với ư định đột kích căn cứ cố gây tổn hại cho quân Mỹ và rút thật
nhanh. Ngay 1 giờ sáng sớm CQ pháo kích vào Căn cứ với đủ loại pháo 107, 120 và cối
82..và đặc công cắt rào xâm nhập.. Cuộc tấn công hoàn toàn thất bại trước hỏa lực rất
mạnh của các thiết quân vận ACAV và chiến xa Sheridan của TĐ 5/7 Không kỵ (mỗi
ACAV được gắn 1 đại liên 0.50 cal, với 1500 viên đạn, 2 đại liên M-60 với 12 ngàn viên
chưa kể M-79 , súng cá nhân.. ) CQ rút chạy lúc 5 giờ sáng sau khi gần như toàn bộ đặc
công CS xâm nhập bị bắn hạ, ngoài ra HK c̣n có thêm các trực thăng vơ trang và
AC-47 yểm trợ . CQ bỏ lại 172 xác, đổi lại phía Mỹ có 2 chết và 26 bị thương..
Các tài liệu tịch thu được ghi lại : CQ đă dùng Đoàn đạc công tinh nhuệ nhất của
COSVN- J-16 và 1 TĐ thuộc Tr Đ 141/SĐ 7 CSBV trong trận đánh
(Xin đọc thêm ‘Incursion" của J.D Coleman trang 165-166)
Ngày 14 tháng 11, 1969 , các đơn vị thuộc SĐ 7 CSBV đă tấn công vào Căn cứ hỏa
lực Jerri ( Đây là một Cứ điểm bảo vệ một băi đáp trực thăng và pháo binh, cách Trại SF
Bù Đốp khoảng 4 km, do vài đơn vị HK thuộc SĐ 1 Không kỵ trấn giữ). CQ pháo kích dữ
dội vào căn cứ bằng súng cối và hỏa tiễn trong suốt 30 phút. CQ rút chạy ngay khi quân
HK phản pháo .. Bên Mỹ có 5 quân nhân tử thương…
Các Căn cứ hỏa lực Buttons và Jerry sau này được quân đội HK trong cuộc tấn công
vượt biên giới qua đất Miên ngày 1 tháng 5 năm 1970

● Sông Bé : Hè 1972

Trong mùa Hè 1972 : Cộng quân tập trung lực lượng tấn công vào An Lộc (B́nh Long).
Khu vực lănh thổ trách nhiệm của SĐ 5 BB VNCH (Tư lệnh là Ch tướng Lê văn Hưng)
gồm các Tỉnh B́nh Dương, B́nh Long và Phước Long (Tỉnh trưởng là Đ/tá Lưu Yểm) :
Tại Phước Long có TĐ 1/9 đóng quân tại Bố Đức, chịu trách nhiệm bảo vệ Thị xă phối
hợp với ĐPQ và Nghĩa quân cơ hữu của T́nh..
CQ chỉ tấn công quấy rối Sông Bé, dùng các lực lượng địa phương phục kích các
đường lộ và pháo kích vào các cứ điểm pḥng thủ để cầm chân các lực lượng trú
pḥng.
● Sông Bé : Sau Hiệp định Paris
Hiệp định Paris được kư ngày 27 tháng Giêng 1973, các vùng đất CQ chiếm đươc
trong Trận Tổng tấn công Mùa Hè 1972 được xem là Vùng ‘giải phóng' Quân VNCH
không thể tấn công tái chiếm.
CQ kiểm soát hầu như toàn bộ Tỉnh B́nh Long, ngoại trừ Thị xă An Lộc và Cứ điểm
Chơn Thành. QLVNCH cố gắng khai thông QL13 phía Bắc Lai Khê nhưng việc tiếp tế
cho An lộc và Chơn Thành rất khó khăn và phải dùng không vận. CQ cũng kiểm soát
các vùng đất quanh Phước B́nh (Sông Bé), Thị xă của Phước Long !
Cho đến cuối năm 1972, CQ thay đổi các bố trí lực lượng : Sau An Lộc, CQ chỉ để lại
Tr/Đ 95 C trong khu vực; SĐ 18 BB VNCH giao việc pḥng thủ An Lộc lại cho BĐQ QK 3
(có 8 TĐ trong đó TĐ 92 lo pḥng thủ Căn cứ Tống Lê Chơn). CQ đưa Tr Đ 272 về vùng
quanh Bố Đức và vùng Tây Bắc Phước Long để phá rối, đồng thời dưỡng quân; Tr Đ
271 chuyển về Đông-Bắc Chơn Thành , chặn QL 13 giữa An Lộc và Chơn Thành, đồng
thời dự trú tấn công các Căn cứ Chí Linh (thuộc B́nh Long) và Đồng Xoài (thuộc
Phước Long). Các căn cứ này do ĐPQ trấn giữ và được tiếp tế bằng không vận. Đồng
Xoài được nối với Phú Giáo bằng QL 1A (Phú Giáo là căn cứ của Tr Đ 7 SĐ 5 VNCH).
Đầu tháng Giêng 1973, Tr Đ 7/5 hành quân khai thông QL và một đoàn xe tiếp tế đă đến
được Đồng Xoài, nhưng QL 14 phía Bắc Đồng Xoài vẫn bị chặn nên Thị xă Sông Bé và
các căn cứ quân sự tại Sông Bé phải tiếp vận bằng phi cơ và nếu dùng đường bộ phải
đi ṿng ngơ Quảng Đức..
Đề pḥng thủ Phước Long, Tr/Đ 9 /SĐ 5 BB VNCH đă đến trú đóng tại Sông Bé
Năm 1973 : là năm ‘Dành dân - Giữ đất’ (LandGrab) trước khi các bên kư Hiệp định
Đ́nh chiến : CQ lo củng cố các vùng họ đă chiếm đóng sau cuộc tiến công Hè 72. Bên
VNCH t́m cách lấy lại các xă ấp bị mất
QLVNCH vẫn cố giữ Sông Bé : một căn cứ pḥng thủ mới, được xây dựng thêm
cạnh phi trường. Việc chống giữ Sông Bé chỉ có giá trị ‘chính trị' v́ Sông Bé không phải
là một ‘tiền đồn' nhằm ngặn chống lại CQ trong các cuộc tiến công về Saigon.
Từ đầu năm 1974, TỈnh lỵ Sông Bé (Phước B́nh) chỉ nối kết với bên ngoài bằng đường
bộ qua ngă Kiến Đức (Tỉnh Quảng Đức) : đường rất xa và khúc khuỷu v́ qua nhiều vùng
đồi núi : từ Nha Trang đi Ban Mê Thuột, qua Gia Nghĩa đến Kiến Đức và rẽ về phía Tây
để đến Sông Bé : đoạn QL 14 lưu thông được nhờ quân trú pḥng tại Đức Phong canh
giữ (giữa Kiến Đức và Sông Bé). Có thể đi từ Đức Phong qua lối Bù Na để đến Sông
Bé nhưng không an toàn. Từ giữa tháng 3-74 đường 14 lưu thông từ Bắc Đồng Xoài
cũng bị cắt đứt.. Việc tiếp tế cho Sông Bé tùy thuộc vào khả năng của KQVNCH sử
dụng các C-130 A, Chinook và trực thăng UH-1.

- KQVNCH bị mất 2 chiếc C-130 A tại Phi trường Sông Bé :
- 18 tháng 12 năm 1974 : Chiếc S/N 55-000521 trúng đạn pháo kích khi đang
lên-xuống hàng . Phi cơ hư hại hoàn toàn . Phi hành đoàn : Th/tá Nguyễn Chánh
Mỹ và Tr/u Châu Vĩnh Khải vô sự và được trực thăng bốc về Biên Ḥa
- 25 tháng 12 năm 1974 : Chiếc S/N 55-0016 bị bắn hạ khi đang đáp
Trong thời gian đ́nh chiến, CQ đă lo xây dựng các kho tiếp liệu quân sự, các kho thực
phẩm, làm đường xá, thiết lập các ổ pḥng không. CQ đưa thêm các xe tăng..lập các
trung tâm huấn luyện tại khu vực Ḷ G̣ (Tây Ninh) và Bù Đốp (Phước Long)
CQ cô lập hóa Thị xă Sông Bé, dùng pháo các loại oanh kích và dùng bộ binh tấn
công các tiền đồn của VNCH dọc suốt 75 km đường lộ, kéo dài từ Phú Giáo đến Sông
Bé. CQ pháo kích phi trường Sông Bé và tấn công Đồng Xoài, cắt đường bằng phá cây
cầu bắc ngang sông Sông Bé
KQVNCH , trong các ngày 14 đến 22 tháng 11, 1974, đă tập trung 122 phi cơ khu
trục để oanh kích các vị trí pḥng không , pháo binh và kho hàng của CQ tại Phước
Long để ngăn chặn các cuộc tập trung quân của CQ trong vùng. Tại Bù Đốp ngàỵ 5
tháng 12 , KQ dùng 23 chiếc A-1 , 17 chiếc F-5 và 18 chiếc A-37 oanh kích phá hủy 45
ṭa nhà, 2 vị trí pḥng không, một kho đạn, kho xăng dầu gây nhiều đám cháy và nhiều
vụ nổ phụ
● Những diễn biến trước cuộc tấn công lấn chiếm Phước Long :
(Theo The Last Christmas : Phuoc Long của William E Le Gro trong ‘VietNam from
Cease-Fire to Capitulation , trang 132-133)
Tỉnh Phước Long, do vị trí khá xa Saigon nên không nằm trong các kế hoạch pḥng
thủ Saigon từ xa của Bộ TTM QLVNCH. Sau Hiệp định Paris (1973), Phước Long có là
‘biểu tượng chính trị' để cho thấy Phe Cộng không chiếm đươc ‘trọn’ một Tỉnh nào của
VNCH hơn nữa sự hiện diện của các ‘tiền đồn' VNCH trong các khu bị CQ chiếm vẫn là
những cái ‘gai' gây khó khăn cho CQ về cả chính trị lẫn quân sự Nhiều đơn vị hậu cần
và chiến thuật của Trung Ương Cục Miền Nam CSBV (COSVN) đă di chuyển vào các
khu vực an toàn tạm chiếm tại vùng đồn điền cao su Bố Đức- Bù Đốp. Bộ Chỉ huy Thiết
giáp M-26 của CQ, có 3 Tiểu đoàn xe tăng đóng tại Phi trường Bù Đốp , chỉ cách Căn
cứ quân VNCH tại Sông Bé có 25 km. Bộ Chỉ huy Công binh của COSVN cũng đặt tại
Bố Đức với 3 TĐ, mở rộng các đường lưu thông giữa Lộc Ninh và Bù Gia mập. Các TĐ
Pḥng không, Vận tải, Tiếp liệu.. di chuyển vào Khu tạm chiếm, nằm trong tầm bắn của
Pháo binh VNCH đóng tại Phước B́nh (Sông Bé). Ngoài ra 4 con đường tiếp liệu-xâm
nhập chiến lược của CQ, đi qua Phước Long, từ Bắc xuống Nam, ṿng qua các Cứ
điểm nơi quân VNCH trấn đóng và vượt các đoạn đường mà quân VNCH tuần tiễu !
Mùa Hè 1974 , Phước Long yên ổn. Tháng 8/1974 một hồi chánh viên, ra hàng tại
Tiểu khu Phước Long cung khai cho biết CQ đă gửi 2 toán trinh sát thăm ḍ các Căn
cứ của VNCH : một toán trinh sát Sông Bé và một toán thăm ḍ Đức Phong . V́ sau đó
không thấy CQ tấn công nên Đ tá Nguyễn Thống Thành, Tỉnh trưởng cho rằng các hoạt
động trinh sát này của CQ chỉ nhẳm mục đích t́m đường vận chuyển tiếp liệu quân sự
và lương thực.. hơn nữa theo tin tức t́nh báo th́ CQ chưa tập trung đủ quân trong vùng
để đe dọa trực tiếp Phước Long (?), tuy vẫn có thể gây trở ngại cho các cuộc di chuyển
của quân VNCH trên các đường lộ dẫn đến Tỉnh lỵ Sông Bé : như QL 14 đi Quảng Đức

và các tịnh lộ nối Sông Bé với Bù Na. SĐ 7 CSBV cắt đường giữa Buna đi Đồng Xoài
nên phải dùng lối Quảng Đức rất xa và nhiều trở ngại. Đồng Xoài chỉ nhận tiếp vận bằng
trực thăng ..
CQ đóng chốt liên tục trên QL 14, phía Đông Phước B́nh-Sông Bé nên quân VNCH
phải mở các cuộc hành quân khai thông mỗi khi muốn chuyển vận tiếp liệu và thực
phẩm vào Thị xă Sông Bé : Nhu cầu gạo của Tỉnh mỗi tháng khoảng 500 tấn, địa
phương chỉ tự canh tác được chừng 200 tấn, phần c̣n lại phải vận chuyển vào Tỉnh
bằng xe vận tải. Lực lượng trú pḥng giữ mức tồn trữ đạn đủ dùng trong 1 tuần trong
trường hợp đánh lớn và đạn dự trữ phải được cung cấp liên tục..VNCH phải dùng các
C-130 để phụ thêm cho nhu cầu..(xem tổn thất C-130 phần trên)
Để dự trù chuyến tiếp liệu vào tháng 11-1974, Đ tá Thành cho khai thông Quốc lộ.
Để bảo vệ các Cứ điểm trong lúc các đơn vị ĐPQ trú pḥng tham dự cuộc hành quân
mở đường, QĐ III, không c̣n quân BB trừ bị, đành gửi cho Phước Long 3 ĐĐ Trinh sát
, lấy từ quân số của 3 SĐ ( 5, 18 và 25 ) thống thuộc QĐ,
Các lực lượng ĐPQ của Đức Phong gồm TĐ 362 ĐPQ, 4 Trung đội Nghĩa quân, một
trung đội Pháo 105 phối hợp cùng 2 ĐĐ của TĐ 340 ĐPQ (Sông Bé) được rải dọc QL
14. Trong một cuộc đụng độ gần biên giới Quảng Đức, lực lượng này hạ được 4 CQ
thuộc Tr Đ 201 BV , tân lập (thuộc SĐ 3 CSBV cũng tân lập riêng cho Phước Long)..
Tuy cuộc hành quân mở đường thành công nhưng dấu hiệu có mặt của một Tr Đ CQ
trong vùng Đức Phong đă đặt một câu hỏi nghiêm trọng !
Ngoài hai TĐ 340 và 362 ĐPQ trên, Đ tá Thành c̣n có TĐ 341 ĐPQ tại Đồng Xoài và
TĐ 363 ĐPQ tại Bù Na, thêm vào đó là 34 Trung đội Nghĩa quân pḥng vệ cho các ấp
quanh Sông Bé , trong đó 14 Tr đội lo pḥng thủ 8 ấp thuộc Chi khu Đức Phong , 9 Tr
đội pḥng vệ các xă ấp quanh Đồng Xoài...Toàn Tỉnh được yểm trợ bởi 4 khẩu 155 và
16 khẩu 105..mỗi chi khu c̣n có 2 khẩu 105..
CQ chính thức tấn công Phước Long ngày 13 tháng 12, 1974 ..và Phước Long thất
thủ ngày 6 tháng Giêng 1975.

Trần Lư
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HĂY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN

HĂy CÓ Ư THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐĂ LÀM G̀ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐĂ LÀM G̀ CHO TÔI
hoanglan22_is_offline   Reply With Quote
The Following 5 Users Say Thank You to hoanglan22 For This Useful Post:
lavu (08-20-2020), luyenchuong3000 (08-16-2020), phokhuya (03-08-2020), SlyGuy (08-18-2020), trungthu (08-21-2020)
 
Page generated in 0.11700 seconds with 10 queries