VietBF - View Single Post - Topic April 30-1975 Stories
View Single Post
Old 04-16-2019   #26
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 112,156
Thanks: 7,282
Thanked 45,859 Times in 12,760 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 139
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
Default ĐỜI NGƯỜI

ĐỜI NGƯỜI

Tôi sắp bước sang tuổi bảy mươi mốt nên thường nghĩ suy về đời người, thân phận con người mà chủ yếu là bản thân minh và bạn hữu. Khi có người gọi ḿnh bằng bố hay ông là ḿnh biết ḿnh đă già. Biểu hiện dễ thấy nhất của tuổi già là sức khỏe giảm sút. Tất cả hệ thống tuần hoàn, tiêu hóa, bài tiết … đều “có vấn đề”. Ngoài chuyện tóc bạc răng long lại c̣n đau xương nhức khớp, ôi thôi lắm cái khổ. Đa phần đến tuổi nầy không ai c̣n ham muốn ǵ ngoại trừ sức khỏe tốt, không bệnh tật và rà soát lại quảng đời đă trải qua.

Tôi có mấy người bạn vong niên v́ ở gần nhau nên thỉnh thoảng gặp nhau để vui vài cốc bia rượu. Đề tài rất phong phú từ sức khỏe đến thể thao hay những câu nói độc đáo của những chính khách… Nói chung là tốt v́ xả được stress (mua vui cũng được một vài trống canh mà) và yên tâm là bạn ḿnh vẫn c̣n OK, c̣n uống bia được và… c̣n nói tếu táo với nhau. Bài học của bọn già cả quê mùa chúng tôi là lạc quan và b́nh tĩnh mà sống. Ông bạn tôi hơn tôi mười tuổi bị tai biến hai lần rồi mà vẫn c̣n uống bia. Ông bảo: “Ḿnh đă đầu tư vào bia rượu sáu bảy chục năm rồi giờ bỏ cũng uổng”. Về đề tài xem xét lại cuộc đời của mỗi con người bọn tôi có đúc kết là cuộc đời mỗi người có tám giai đoạn nhưng để cho có vẻ tiếu ngạo giang hồ bọn tôi gọi là tám hồi. Mà nói cho cùng th́ mỗi người cũng giống như những kiếm sĩ, những danh thủ; sau khi luyện công xong th́ xuống núi vào đời hành hiệp. Mỗi người một tuyệt kỹ, một trường phái không ai giống ai và có một điểm giống nhau là ai cũng cho rằng ḿnh là số một.

1. HỒI 1 – HỒI NHỎ:

Hồi nhỏ là thời gian từ khi mới sinh ra đến khi tốt nghiệp. Hồi nầy chúng ta chịu sự quản lư và sanh sát của gia đ́nh, cha mẹ và thầy cô giáo. Nh́n chung th́ hồi nầy tương đối êm đềm và ít biến động v́ không có trách nhiệm với ai cả; mỗi mỗi chỉ là cho bản thân ḿnh. Nói chung là học sao cho tương đối khá là được chỉ hơi vất vả là vào những năm cuối trung học và đại học th́ nếu thi rớt th́ phải nhập ngũ. Hồi một chấm dứt với một mảnh bằng đại học, một nghề nghiệp hoặc một binh nghiệp.


2. HỒI 2 – HỒI HỘP:

Hồi hai nầy kéo dài khoảng hơn ba mươi năm bát đầu vào những năm cuối của hồi một; sở dĩ gọi là hồi hộp v́ toàn là những biến cố, biến động làm cho chúng ta xao xuyến, lo âu, lo sợ… và phải luôn suy nghĩ, khổ sở t́m các giải pháp… Nói chung là luôn hồi hộp.

Cái hồi hộp đầu tiên là giây phút “hồn lỡ sa vào đôi mắt em, chiều nao xỏa tóc ngồi bên rèm” để rồi tiếp theo là “chiều một ḿnh qua phố, âm thầm nhớ nhớ tên em…”. Rồi những trang thư trên giấy học tṛ được viết nhưng không gửi, những buổi tan học lẻo đẽo theo sau, rồi những chiều những đêm tan trường về chung lối mà lại chọn lộ tŕnh xa nhất để kéo dài giây phút bên nhau. Ôi cái thuở ban đầu lưu luyến ấy nó rất dễ thương nhưng đầy hồi hộp.

Nhưng rồi một nỗi lo lớn hơn xuất hiện: hai kỳ thi tú tài một và hai. Thời của chúng tôi hết năm lớp 11 (đệ nhị) là phải thi bằng tú tài một; đậu được tú tài một mới lên lớp 12 (đệ nhât), cuối năm nầy phải thi bằng tú tài hai; nếu đậu tú tài hai coi như hoàn tất trung học và lên đại học. Nếu rớt tú tài một hoặc tú tài hai th́ phải “xếp bút nghiên theo nghiệp đao cung”. Bởi vậy nên “rớt tú tài anh đợi ngày đi, đau ḷng anh muốn khóc”; đi đây là nhập ngũ là vào binh nghiệp. Đến đây th́ bạn hữu bắt đầu ly tán… Hai năm cuối của bậc trung học là đầy áp lực, tất cả phải gác lại và tập trung vào việc học – kể cả việc yêu đương. Nhưng đó chỉ là lư thuyết thôi v́ làm sao mà ngừng yêu được, rất khó. Tôi nhớ có người bạn trước ngày thi mấy tháng anh ta phải xuống tóc (cạo đầu) và từ biệt người yêu để chuyên tâm vào việc đèn sách. Cuối cùng anh cũng đậu tú tài nhưng người anh yêu th́ đă yêu người khác.

Sau khi vượt qua ải trung học th́ phải thi tiếp vào những đại học chuyên nghiệp. Mỗi lần thi là một lần hồi hộp. Nếu thi đậu th́ bạn sẽ được định hướng nghề nghiệp tương lai; bạn sẽ là bác sĩ, dược sĩ, kỹ sư. Nhưng nếu rớt th́ bạn có thể ghi danh học các đại học không cần thi tuyển như khoa học, luật… Điều đáng lo đối với một thanh thiếu niên từ tỉnh nhỏ lên Sài g̣n học đại học là làm sao có đủ tiền chi phí cho bốn năm đại học. Nhưng nhờ trời sinh voi th́ phải sinh cỏ nên dù vất vả anh em cũng tốt nghiệp và sắm bộ vest để lănh văn bằng chấm dứt bốn năm sống như trong địa ngục.

Mọi hân hoan của ngày tốt nghiệp rồi cũng qua mau mà cái kế tiếp là phải giải quyết việc làm. Tốt nghiệp vào cuối tháng bảy mà hạn hoăn dịch là tháng mười một, nghĩa là đến tháng mười một th́ chuẩn bị nhập ngũ mà nếu không có chỗ nhận đi làm th́ ḿnh thành như con thuyền không bến. Lại thêm một lần khốn khó, được một cái là anh em chúng tôi rất thương nhau nên họp lại và người nào có khả năng hoăn dịch tiếp th́ đợi chỗ mới hoặc đi làm sau nhường chỗ cho anh em khác cần đi làm trước.

Sau khi đă tu luyện xong môn vơ công của ḿnh mọi người bắt đầu công cuộc hành tẩu giang hồ và vẫn c̣n ở trong ṿng hồi hộp.

Trong hồi nầy chúng ta bị kéo vào một ṿng xoáy tràn ngập nhiều biến cố như tán gái, cưới vợ, sinh con, làm việc cật lực để xây dựng tổ ấm, lấy ḷng mấy sếp lớn nhỏ mặc dù … rất chán nản. Bây giờ không biết tại sao ḿnh có thể tồn tại được trong những ngày tháng dài đến ba bốn mươi năm với nhiều biến cố như vậy. Bây giờ th́ hành giả hay kiếm sĩ hay anh hùng (bạn có thể gọi bằng bất cứ từ nào bạn thích) đă thấm mệt và chuẩn bị gác kiếm.


3. HỒI XUÂN:

Đây là một hồi đặc biệt, ngắn ngủi mà ông bạn vong niên yêu cầu đưa vào cho đầy đủ. Nó xày ra trong một thời gian ngắn một vài năm khi mà ta bị mệt mỏi, chán nản th́ tự dưng cảm thấy như có một luồng sinh lực mới tuôn tràn vào cơ thể làm cho hưng phấn và ta lại lao vào mọi việc một cách hăng say nhiệt t́nh. Nhưng rồi những ngày vui nào cũng qua mau và ta phải đối diện với sự thật là lực bất ṭng tâm.

4. HỒI HƯU:

Thế rồi bỗng nhiên ta được cho phép dừng bước giang hồ trở về với mái nhà nhỏ của riêng ḿnh. Con cái giờ đă lớn, đă lập gia đ́nh đă đi xa; nhà chỉ c̣n hai người già nhưng vẫn c̣n son hoặc tệ hơn như tôi chỉ một ḿnh. Việc ǵ làm được th́ đă làm rồi, việc chưa làm được th́ không c̣n sức để làm. Việc đúng việc sai th́ cũng xong rồi đâu sửa được. Thôi th́ an phận mà vui thú chim cá cảnh vậy. Cũng có người không chịu nổi cảnh trống trải cô độc nên lại vác kiếm quay lại giang hồ, để thấy ḿnh “hiện hữu”.

Hồi nầy kéo dài bao lâu là do phúc phận của mỗi người, ai mà biết được ngày sau. Nh́n chung th́ hồi nầy tương đối yên b́nh v́ không phải chiến đấu, không tranh hơn thua với ai nữa. Thế nhưng đời đâu phải bằng phẳng như nước hồ thu đâu. Không chiến đấu với ngoại cảnh th́ lại phải chiến đấu với bản thân ḿnh.

Phần cơ thể vật chất đă bị lăo hóa nên xuống cấp và nhiều bệnh xuất hiện: đau nhức xương khớp, huyết áp, tiểu đường, tiêu hóa, bài tiết, gan mật… Chúng ta lại có những người bạn mới như y tá, bác sĩ…

Phần tâm thức cũng không b́nh yên. Những lo lắng về bệnh tật, muộn phiền, tiếc nuối… Tất cả như một cơn lũ tràn về.


5. HỒI TƯỞNG:

Trong hồi nầy v́ vô sự nên người ta nghĩ về những ngày qua, quá khứ. Khi họp mặt hay gặp lại bạn cũ ta ưa nhắc lại những chuyện cũ. Những mùa phượng, những rung động với cô em học chung trường, những giận hờn, những xót xa… Và từ đây đưa đến một hồi phụ là … hồi kư.

Từ hồi tưởng hồi ức ta có dịp nh́n lại toàn bộ cuộc đời chiến đấu của ḿnh, những thành công, những thất bại, những sai lầm… Rồi chúng ta tự hỏi minh: ta đă được sinh ra, đă sống đă hoạt động qua nhiều hồi và bây giờ ngồi đây chờ đợi hồi kết; vậy th́ mục đích tối hậu và ư nghĩa của đời sống mỗi người là ǵ? Chẳng lẽ chỉ là học tập, lập gia đ́nh, làm việc rồi… “nghỉ ngơi”.


6. HỒI HƯỚNG:

Hồi hướng ở đây có nghĩa là quay đầu nh́n lại ḿnh. Từ nhỏ chúng ta chỉ nh́n ra ngoài, nh́n ngoại cảnh, nh́n người khác… từ đó có đánh giá đúng sai, đẹp xấu, thiện ác… Tất cả cái đó, điều đó quyết định hành động chúng ta. Chúng ta bị ràng buộc vào mệnh đề của Descartes: “Tôi suy tư vậy tôi hiện hữu” và suy tư trên nền của lư luận nhị nguyên (tốt – xấu, thiện – ác…).

Những câu hỏi trên buộc ta phải nh́n lại ḿnh và t́m hiểu bản chất của ḿnh, của đời người, của thân phận con người. Trước chúng ta đă có nhiều vị làm điều đó như: Đức Phật, Chúa Jesus, Lăo Tử, Trang Tử, nhiều thiền sư, triết gia… Lịch sử cho thấy không nhiều người đặt những câu hỏi kiểu nầy và chịu khó t́m hiểu bản chất của đời người. Việc nầy tùy thuộc vào duyên nghiệp của mỗi người và không có chuyện đúng sai ở đây. “Gió theo lối gió, mây đường mây”.


7. HỒI SỨC:

Trở lại chuyện kiếm hiệp, đến hồi nầy th́ rất gay go cho hành giả trong sự nghiệp chiến đấu với bệnh tật. Và tôi cũng không dám bàn thêm v́ nó cũng sắp đến hồi kết mà ông bạn già của tôi gọi là hồi kèn. Gọi là bạn cũng không đúng v́ ông anh nầy lớn hơn tôi mười tuổi và đă hai lần tai biến, hai lần hồi sức nhưng anh vẫn lạc quan vẫn vui với bè bạn. Mỗi khi gặp nhau thấy anh vẫn khỏe vẫn vui, ai có hỏi sức khỏe thế nào anh bảo: “kệ mẹ nó, thằng nào rồi cũng chết cả, cứ sống vui đi, quan tâm làm ǵ, chuyên ǵ đến sẽ đến lo sao được”.


8. HỒI KẾT:

Hồi nầy được tô điểm bằng nhạc và hoa. Bạn sẽ được thưởng thức Ḷng mẹ, Như cánh vạc bay, Cát bụi, Đường đời, Diễm Xưa, Hạ trắng…

(Share from FB MPL)
florida80_is_offline  
 
Page generated in 0.08453 seconds with 10 queries