VietBF - View Single Post - Cái chết của sử gia Phạm Văn Sơn
View Single Post
  #1  
Old  Default Cái chết của sử gia Phạm Văn Sơn
Kể từ đó, có thêm hàng trăm tù nhân đi trên những chuyến tàu định mệnh này đă ngă xuống ở các trại tù miền Bắc, vĩnh viễn không c̣n thấy được những chuyến tàu xuôi Nam…Trong số những người này có Sử gia Đại Tá Phạm Văn Sơn.


DCVOnline giới thiệu đến bạn đọc bài “Cái Chết của sử gia Phạm Văn Sơn” của Văn Nguyên Dưỡng.

Tác giả tên thật là Nguyễn Văn Dưỡng, tự Vĩnh Định cựu SVSQ TĐ8/ĐĐ2/BB/ Khoá V-Vì Dân/Thủ Đức cũng là người từng cộng tác với Sử gia Phạm văn Sơn, bị giam 13 năm trong các trại tù CSVN từ Nam ra Bắc, đă ghi nhận về những ngày cuối cùng của ông Phạm Văn Sơn tại Trại K2/Tân Lập.

Bạn đọc có thể xem “The Death Of Historian Pham Van Son”, cùng tác giả tại đây.

Sau khi ra khỏi các trại tù CSVN năm 1988, Văn nguyên Dưỡng sang định cưở Hoa Kỳ năm 1991. Ông cũng là tác giả của quyển sách viết bằng Anh ngữvề mươi năm Chiến Tranh Việt Nam “The Tragedy of the Vietnam War: A South Vietnamese Officer’s Analysis” do McFarland & Company xuất bản năm 2008.





Một số tác phẩm của nhà sử học Phạm Văn Sơn.
Nguồn: OntheNet


Trước năm 1975, ở miền Nam, ông Phạm Văn Sơn là một trong rất ít những vị viết sử. Bộ sử được nhiều người biết đến nhất của ông là bộ Việt Sử Tân Biên.

Tôi hân hạnh được làm việc dưới quyền chỉ huy của ông từ năm 1958 đến 1960. Thời gian này ông mang cấp bậc Thiếu tá, giữ chức vụ Chỉ huy trưởng Trường Quân Báo & Chiến Tranh Tâm Lư Cây Mai; tôi mang cấp bực Trung úy, là huấn luyện viên và sĩ quan an ninh của Trường. Chính trong thời gian này, ông đă tu chỉnh bộ sử nói trên và cho tái bản.

Những th́ giờ nhàn rỗi, tôi đă t́nh nguyện giúp ông. Tôi được ông giới thiệu đến gặp ông Lê Ngọc Trụ, công chức làm việc ở Thư Viện Quốc Gia –lúc đó c̣n nằm trên đường Gia Long– để nhờ hướng dẫn sưu tầm tài liệu. Ông Lê Ngọc Trụ c̣n là một học giả, giảng sư Ngữ học của Đại học Văn khoa Saigon, đă chỉ dẫn cho tôi t́m được khá nhiều tài liệu và sách viết bằng tiếng Pháp về thời Trịnh Nguyễn phân tranh.

Các tài liệu này cũng như những tài liệu quí giá khác, giúp cho ông Phạm Văn Sơn tu chỉnh Việt Sử Tân Biên. Thời gian làm việc với ông, tôi đă học được ở ông nhiều điều về viết lách.

Năm 1961, trường Cây Mai đổi tên, chỉ c̣n là trường Quân Báo. Ngành Chiến Tranh Tâm Lư tách ra riêng, đuợc dạy riêng ở một trường của ngành này, mới thành lập, ở một địa điểm khác; do đó, Thiếu tá Phạm Văn Sơn cũng được thuyên chuyển về ngành Chiến Tranh Chính Tri… Sau đó không lâu, ông được bổ nhậm vào chức vụ Trưởng Ban Quân Sử của Quân Lực VNCH, thuộc Bộ Tổng Tham Mưu. Ông lần lượt được thăng đến cấp Đại tá và giữ nhiệm vụ này cho đến trước ngày miền Nam sụp đổ.

Tôi nghĩ rằng, với khả năng của ông và và dưới sự chỉ đạo của người viết sử sở trường và kinh nghiệm như ông, hẳn là Ban Quân Sử Quân Lực VNCH đă viết được những bộ sử chiến tranh VN cận đại quí giá, nhất là binh sử thời kỳ sau năm 1954 trở đi.

Tôi nghĩ như vậy v́ tôi biết ông Phạm văn Sơn rất thận trọng, không thể khinh xuất trong nhiệm vụ của ḿnh và càng không thể để cho thuộc cấp khinh xuất. Ngày trước ông thường bảo tôi: “Phải cố gắng làm sao cho mức độ trung thực và chính xác cao chừng nào tốt chừng đó, như vậy những điều ḿnh viết về sử mới mong có thêm một chút giá trị. Việc sưu tập những sự kiện, chứng tích, tài liệu có độ xác tín cao nhiều chừng nào th́ việc so sánh, nghiên cứu, lượng giá, đối chiếu… dễ chừng nấy”.

Đó là lề lối làm việc nghiêm cẩn, thận trọng của ông. V́ vậy sau này, năm 1972, tôi đă không ngạc nhiên khi chiến trường An Lộc c̣n đang sôi động với những trận đánh đối tuyến chỉ cách nhau có một con đường, giành nhau từng góc phố –giữa các đơn vị VNCH và quân CS Bắc Việt– khi những cơn pháo kích dữ dội của địch quân chưa giảm, khi không một chiếc trực thăng nào đáp xuống An Lộc mà không sợ tan xác, tôi đă thấy ông hiện diện ở chiến trường này để t́m hiểu sự thật viết về trận chiến khốc liệt đó.

Quân Chiến Trường An Lộc– của tướng Lê Văn Hưng, đă cung cấp cho Đại tá Phạm văn Sơn những tài liệu, sự kiện “sống” nóng bỏng, chính xác và đầy đủ. Tuy nhiên, muốn viết cho trung thực hơn, ông đă ở lại trong hầm chống pháo với tôi một đêm thức trắng để nghe tiếng đạn pháo của địch quân rơi trên đầu ḿnh và xung quanh đâu đó, vừa hỏi tôi thật chi tiết về những sự kiện ghi trong nhật kư hành quân (mỗi pḥng của Bộ Tư Lệnh Hành Quân đều có) kể cả tài liệu, cung từ tù binh của địch bắt được trong các trận đánh trước ở đó.

Sau khi ông rời An Lộc, không bao lâu mặt trận được giải tỏa, tôi đến BộTổng Tham Mưu để gặp ông th́ được biết ông đă ra Quảng Trị (*) làm nhiệm vụ như đă làm ở An Lộc.

Như vậy ông và những sĩ quan thuộc cấp trong Ban Quân Sử đă hiện diện ở khắp chiến trường lớn để t́m sự thật viết binh sử… Tôi nêu lên những chi tiết trên đây mong các bạn h́nh dung được tư cách khả trọng của một người viết sử chân chính, ông Phạm văn Sơn, một người đă thành danh trong giới trí thức VN, để rồi tôi xin kể lại những ngày cuối cùng bi đát trước cái chết thảm thương của ông trong lao tù, dưới chế độ bất nhân, tàn độc của CSVN.

Ngày 30/4/75, như mọi người đều biết, Dương Văn Minh, một tổng thống phi hiến (**), tuyên bố đầu hàng CS Bắc Việt vô điều kiện, Quân Lực VNCH bị bức tử, buông súng, tan ră. Một số tướng lănh, sĩ quan cấp tá, cấp úy tuẫn tiết. Tất cả những sĩ quan c̣n lại ở miền Nam vào lúc đó, bị dồn vào các trại tập trung tạm trong lănh thổ miền Nam, cùng với các cấp chỉ huy cảnh sát, công chức cao cấp, các nhà hoạt động chánh trị trong các đảng phái miền Nam và các vị tuyên uư Công giáo, Tin Lành và Phật giáo trong QLVNCH.

Một năm sau, CSBV đưa tất cả những người mà họ gọi là có “nợ máu nhiều nhất với nhân dân” ra miền Bắc, giam giữ và bắt lao động khổ sai ở những trại giam trong rừng sâu nước độc Thượng du và Trung du Việt Bắc. Một số sĩ quan và công chức khác c̣n bị giam giữ ở các trại cải tạo miền Nam.

Tháng 6, năm 1976, đợt tù nhân đầu tiên bị đưa ra Bắc, trong đó có tôi, bị dồn cứng dưới khoang của những chiếc tàu thủy cận duyên cỡ nhỏ, loại chuyên chở của quân đội CSBV. Sau 4 ngày 4 đêm, tàu cập ở Bến Thủy thuộc Vinh. Từ đó vào nửa khuya, chúng tôi bị chuyển vào bờ, lần này th́ bị dồn vào các toa tàu hỏa dùng để chở súc vật, lên phía Bắc.

Ngày 15/6/76 — ngày duy nhất mà tôi nhớ suốt 13 năm tù– đúng một năm sau ngày tôi đưa đầu vào cùm ở trường Don Bosco ở G̣ Vấp, trên chuyến tàu hỏa nói trên, qua một kẽ hở thật nhỏ của toa tàu, tôi đă nh́n thấy nhà thương Bạch Mai và ga Hàng Cỏ, những địa danh của Hà Nội mà tôi đă được đọc qua trong các tác phẩm của Tự Lực Văn Đoàn thuở tuổi học tṛ. Hai sĩ quan tù nhân cấp Tá đă ngộp thở chết trong toa chở súc vật, quăng giữa đường Việt Tŕ – Yên Bái. Kể từ đó, có thêm hàng trăm tù nhân đi trên những chuyến tàu định mệnh này đă ngă xuống ở các trại tù miền Bắc, vĩnh viễn không c̣n thấy được những chuyến tàu xuôi Nam…Trong số
những người này có Sử gia Đại Tá Phạm Văn Sơn.

florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
florida80's Avatar
Release: 02-05-2020
Reputation: 200888


Profile:
Join Date: Aug 2007
Posts: 112,130
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	pvs.jpg
Views:	0
Size:	8.3 KB
ID:	1524871  
florida80_is_offline
Thanks: 7,282
Thanked 45,851 Times in 12,757 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 139 florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
The Following 2 Users Say Thank You to florida80 For This Useful Post:
ogvn (02-05-2020), trungthu (02-06-2020)
 
Page generated in 0.08693 seconds with 11 queries