VietBF - View Single Post - CHUYỆN LINH TINH BUỒN VUI TRONG ĐỜI
View Single Post
Old 12-11-2020   #319
hoathienly19
R4 Cao Thủ Vơ Lâm
 
Join Date: Sep 2020
Posts: 842
Thanks: 1,657
Thanked 1,149 Times in 509 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 23 Post(s)
Rep Power: 5
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
Default



CHƯƠNG 10



Mặc dù t́nh h́nh chiến sự trên bốn vùng chiến thuật sôi động, nhiều trận đánh ác liệt kinh hồn, nhưng hầu hết các trục lộ do quân ta kiểm soát an ninh, các đồn pḥng ngự vẫn tung bay ngọn cờ vàng ba sọc đỏ, các thị trấn vẫn sinh hoạt b́nh thường.

Và tại thủ đô miền Nam, Ḥn Ngọc Viễn Đông, vẫn như thuở thanh b́nh thịnh trị.

- Nếu không có người lính Dù ôm M-16, mặc áo giáp đứng trên lô-cốt cạnh cầu Phan Thanh Giản .

- Nếu không có đồn bót quanh ṿng đai an ninh Saigon chất đầy bao cát và những ṿng giây kẽm gai hiểm hóc .

- Nếu không có những quân nhân mặc đồ trận mang nón sắt mang vũ khí di chuyền trong đám thường dân .

- Nếu không có những quân xa sơn màu lá rừng, những xe thiết giáp trang bị súng lớnchạy ầm ầm đây đó

- Nếu không có những chiếc máy bay 130, A-37, trực thăng bay lượn trên ṿm trời xanh mây trắng... th́ ít ai có thể ngờ rằng đất nước tôi ṛng ră buồn vui suốt mấy chục năm vẫn c̣n khói lửa tơi bời.

Khói lửa ở xóm thôn, ở ven đô, có khi trong đô thị. Khói lửa ở các địa danh cao nguyên, đồng bằng, sông rạch, đường xá, vị trí đóng quân, phục kích, hành quân... Nơi mỗi người dân là một mối u sầu lởn vởn.






T́nh h́nh quân sự coi ra phía địch được tiếp tế viện trợ tối đa,
c̣n phe ta bị hạn chế, cắt ngân khoản, cắt đủ mọi thứ. Người bạn đồng minh đă trở cờ, chuẩn bị rút lui. Chỉ c̣n lại một quân đội can trường kiêu dũng, đánh giặc với các điều kiện hoàn toàn bất lợi. !






T́nh h́nh chính trị càng ngày càng thê thảm hơn.
Nhóm ngụy ḥa, thân Cộng ồn ào chống đối chính quyền. Người quốc gia ngao ngán trước t́nh cảnh nguy vong đổ vỡ.

Trong bối cảnh thất điên bát đảo ấy, tôi vẫn vác sách đi học đêm, nghe các giáo sư diễn giảng về chính trị, ngoại giao. Các thày đều là hành chánh gia, lư thuyết gia, chính trị gia, luật gia, nói như nước chảy hoa trôi thao thao bất tuyệt khiến sinh viên cứ ngồi vểnh tai lên mà nghe rất sướng.

Sướng nhất là nghe thày bàn về t́nh h́nh chiến sự và chính trị. Với những luận cứ chắc hơn bắp, thày bảo rằng t́nh thế tuy nó là thế nhưng chưa hẳn đă là thế đâu. Nghĩa là dẫu ta có mất vài tỉnh, rút quân từng phần nhưng đôi bên sẽ phải ngưng ở một nơi có chuyến đ̣ vĩ tuyến.

Vĩ tuyến ấy ở chỗ nào th́ thày đưa ra vài cái rồi quả quyết rằng ta cứ yên chí, chớ có ồn ào, rối trí, mất b́nh tĩnh mà hỏng việc.

Có thày lại viết báo Chính Luận bày tỏ lập trường, dự đoán t́nh h́nh đất nước và lạc quan nhận định dẫu có bề ǵ, ḿnh vẫn c̣n giữ được một phần lớn miền Nam.

Giới trí thức, chính trị mà đă quan sát, phê b́nh như thế, tất nhiên đám sinh viên chúng tôi phải coi là khuôn vàng thước ngọc rồi nên rất an tâm. Có một điều lạ là ngoài phố thiên hạ bàn ra tán vào rất khác lập trường của các thày đại học.

Giới chị em ta có liên lạc mật thiết thân t́nh với quân nhân Mỹ coi ṃi hoạt động mănh liệt hơn cả. Mặc dù t́nh thế rối tơ ṿ, chả ai hiểu đường đi nước bước ra sao, nhưng các chị em ta có lập trường rơ rệt. Ấy là đưa người vào phi cảng, vào DAO để đi Mỹ.

Tôi cũng có giao dịch với chị em ta, tuy không mặn mà như G.I. Mỹ nhưng cũng thu thập khá đủ t́nh h́nh tin tức t́nh báo chiến thuật để quyết định một phùa chót chuyến này.

Nhận thấy rằng nghe theo các thày có vẻ hay đấy nhưng không có lợi. Đàng này, phía chị em ta được đồng minh rỉ tai nên có chương tŕnh ra đi chớp nhoáng mà lại mần x́n khá gọn.

Tôi gia nhập vào băng của họ, chuyên mối lái các gia đ́nh giàu có muốn đi. Thế là tôi thu xếp cho người ta vào DAO, mỗi người chỉ phải nạp ít vàng hoặc đô-la xanh là OK xong việc.

Những chuyến đi như thế, tôi có thể kiếm dăm bẩy ngàn đô-la như bỡn, hoặc dăm mười lượng vàng nhanh như cắt.

Gần cuối tháng 4 năm 1975,
t́nh h́nh coi ṃi bết bát, lần lượt các tỉnh lỵ bị Cộng Sản tràn ngập. Chiến sự đă gần kề đô thành. Chính phủ thay đổi. Tôi cũng t́m đường dọt cho mau vào phút chót.

Ngày 28 tháng 4,
gia đ́nh tôi đă nằm trong DAO Tân Sơn Nhất, đêm đó Cộng sản pháo kích phi trường, đạn réo như xé lụa, rít lên thật là rùng rợn và kinh hoàng.chót.

Trưa ngày 29 tháng 4,
mấy ngàn người cả Việt lẫn Mỹ kẹt trong DAO th́ tôi thấy có xe Mỹ đi nhổ cột điện, chướng ngại vật khu sân rộng. Lính Mỹ nói rằng sẽ có máy bay đến đón chúng tôi và đưa ra biển. Khu DAO ồn ào hẳn lên, nhốn nháo bàn tán, chờ đợi.

Lối 3 giờ chiều,
ba chiếc trực thăng từ ngoài Vũng Tàu bay tới, hạ cánh khoảng 100 lính Thủy Quân Lục Chiến, súng ống đầy ḿnh để giữ an ninh cho khu DAO.

Trên trời, mấy chiếc phản lực thay nhau vần vũ. Đám người Việt, người Mỹ được chia từng khu, từng toán trật tự, có lệnh mới a-la-xô lên máy bay. Cứ ba trực thăng đi th́ chút xíu lại có ba cái khác đáp xuống.


Chuyến bay tôi rời DAO lúc 5 giờ chiều.
Chiếc trực thăng bán phản lực, chở 60 người cất cánh, bụi tung mù mịt, động cơ ầm ầm, hở phía đuôi, có thể nh́n xuống dễ dàng.

Không ai bảo ai, những người lớn đều ôm mặt. Có người nghẹn ngào nức nở, có người khóc thành tiếng bi thương. Tôi không khóc, không ôm mặt mà lại mở thật to đôi mắt để nh́n quê hương lần cuối.

Dưới đó, là Tân Sơn Nhất, là Gia Định, G̣ Vấp, Thủ Đức, Long Thành, Vũng Tàu... Dưới đó là những mái nhà tôn nhà lá nhà gạch, những con đường nhựa đường làng, những thửa vườn, luống rau, những đồn bót đơn vị, những kỷ niệm chồng chất, dập vùi...

Khi sống trên quê hương, tôi chả bao giờ thiết tha đến những thứ đó, trái lại nhiều lúc c̣n dửng dưng coi rất tầm thường. Mà sao khi mất mát nó rồi mới thấy nhớ nhung, quư báu, xót xa.






Giá trước khi chạy ra máy bay, tôi vốc được một nắm đất bỏ vào túi làm kỷ vật có phải là đẹp biết mấy không cơ chứ. Chiếc trực thăng bay gần 50 phút, chúng tôi ra tới hải phận quốc tế, đáp trên chiến hạm.

Chưa đầy một tiếng đồng hồ, tôi đă là người tỵ nạn lênh đênh như con thuyền không bến. Đoàn người được tiếp tế ăn uống và chờ đợi di chuyển qua tàu khác. Tôi vẫn ôm khư khư cái túi đựng đô-la và vàng Kim Thành, không lúc nào chểnh mảng.

Với số tiền dăm chục ngàn đô-la và vàng lá, qua Mỹ tôi sẽ tự tậu một cái nhà, sắm một cái xe hơi Huê-Kỳ mới toanh và mua một cơ sở tự lập khỏi phải nhờ vả ai phiền phức.

Đến đêm, mấy tàu Mỹ bật đèn như sao sa, sáng choang một vùng biển, nom tựa một thành phố nổi vậy. Nhờ trời mây quang tạnh, các xà-lan chở người qua tàu khác không mấy khó khăn. Chỉ có một chút khó khăn là sóng biển chập chùng, lắc lư cái xà-lan và khi từ xà-lan lên tàu lớn th́ phải trèo thang giây, có người đỡ.

Tôi đă cẩn thận luồn cái túi tiền qua cổ qua vai, thế là yên chí lớn. Đến lượt tôi bắt đầu trèo thang giây, bỗng dưng trời nổi gió. Sóng nước lao đao, c̣n con người cũng lảo đảo. Những người già trẻ lớn bé, đang trèo thang giây, sợ hăi, ḥ hét om ṣm. Tôi lúc đó cũng hoảng hồn chỉ sợ té. Trong khoảnh khắc, tôi cảm thấy người nhẹ hẳn đi, th́ ôi thôi, chiếc túi tiền với vàng đă rơi ṭm xuống biển.

Tôi chết điếng cả người, không dám hé răng v́ c̣n phải cố gắng ṃ thang giây leo lên tàu buôn lớn. Cái tàu buôn này chuyên môn chở hàng, thủy thủ đoàn lối hơn chục người nhưng khi được Hoa Kỳ thuê chở dân tỵ nạn nó đă chứa tới năm ngàn mạng.

Đó là con tàu “Pioneer Commander” . Khi cả nhà lên tàu, kiểm điểm thấy vợ chồng con cái đầy đủ, kiếm được một góc tạm cư, lúc bấy giờ tôi mới nhớ lại cái túi tiền và vàng rớt xuống biển mà ḷng đau như cắt. Mụ vợ tôi thấy tôi thở dài sườn sượt cứ ngỡ rằng tôi buồn nhớ cố hương, mặc dù mụ ấy cũng đang khốn khổ khốn nạn, an ủi rằng:

- Thôi th́ vận nước như thế, ḿnh phải chịu ! C̣n biết bao nhiêu người kẹt lại không đi được th́ sao? Ḿnh phải chấp nhận hoàn cảnh. Trời sinh voi trời sinh cỏ, có người có ta...

Nghe mụ vợ nói lải nhải, tôi đâm cáu:

- Có cái con khỉ ! Mất bố nó cái túi tiền rồi !

Mụ vợ tôi nghe chưa dứt câu đă khóc rống lên như bị ai chọc tiết, làm bàn dân thiên hạ chung quanh quay lại, tưởng bọn tôi nhớ nước thương ṇi nên vỗ về an ủi. Tôi ngồi thừ người ra, c̣n mụ vợ tôi không khóc thống thiết bi ai nữa mà khóc như cha chết !

Thế là của thiên trả địa, vơ vét một vố tưởng ngon ơ, ai ngờ tay trắng lại hoàn tay trắng, nay ngồi trơ mắt ếch !


Con tàu trực chỉ hướng Guam, sau mấy ngày ăn cầm hơi, uống cầm chừng, đoàn người tỵ nạn nối nhau thành hàng dài đặt chân trên đảo.

Nơi đây đă chuẩn bị sẵn sàng các lều nhà binh rộng lớn, các tiện nghi tối thiểu vệ sinh để tiếp đón mọi người. Chúng tôi tạm trú ở Guam ba tuần rồi lại lên máy bay 707 ghé Hạ-Uy-Di, Washington State, xuyên ngang nước Mỹ, hạ cánh tại Florida, về nhà người bảo trợ.

Người này không xa lạ ǵ với tôi v́ ổng chính là cố vấn của Ngân Hàng Phát Triển Nông Nghiệp mấy năm trước, tên là Schroepfer. Cái tên Đức hơi khó đọc, khó nhớ nên tôi tạm phiên âm là “ Xốp-Phơ ” cho tiện.

Ổng về hưu, ở Spring Hill, cách Tampa vài chục dặm. Khu này đa phần là người già, xa đô thị nên quanh quẩn chỉ có vài trăm gia đ́nh. Chúng tôi tới nhà ông bảo trợ, ăn rầm ở rề ba tuần, ngày ngày theo chân ông Xốp-Phơ đi xin việc.

Ông dẫn tôi lên Tampa xin việc văn pḥng luật sư th́ luật sư chỉ cần thơ kư biết nói tiếng Tây Ban Nha và tiếng Tàu. Hai ngoại ngữ đó tôi mù tịt.

Đến siêu thị xin chân xếp đồ trong kho, bấm máy tính tiền th́ họ không thiếu người. Lại ngân hàng địa phương xin chân kế toán th́ tôi chưa đủ khả năng chuyên môn, cần đi học một thời gian họa may họ có cần mới mướn.

Ghé cơ quan bảo hiểm xin tập sự th́ chủ nhân lắc đầu bảo tiếng ăng-lê của tôi mịt mùng quá, đấu sao nổi với thân chủ Mỹ.

Tạt vào xưởng mổ ḅ th́ mới vô đă choáng váng mặt mày v́ thấy máu chảy lênh láng, mùi hôi lợm giọng, đồ tể nào cũng to con trông thật dữ tợn như muốn mần thịt ḿnh luôn, tôi chùn chân thật gấp trở lui.

Chỉ có cái nghề leo thang lên cây hái cam là được trọng dụng.


Lương trả ba tiền, làm ngày tám tiếng, không có quyền lợi ǵ khác cả. Phần lớn các công nhân ngành này là dân Mễ nghèo rớt mồng tơi mới lănh việc. Làm ngoài trời mùa hè đă nóng, mà cái nạn muỗi đốt, kiến cắn, bọ chui vào đầu vào tai vào ḿnh mẩy, vừa ngứa ngáy bẩn thỉu, lại vừa mồ hôi mồ kê nhễ nhại, gai góc đâm bừa băi, sơ ư là té bổ nhào què chân gẫy tay ḿnh lănh đủ.

Tự lượng sức ḿnh không sao cáng đáng nổi, tôi đâm ra thất vọng năo nề, coi như đường hầm trước mặt.





Ông bảo trợ nhanh trí mới tô-lô-phôn lên thủ đô Hoa-Thịnh-Đốn nhờ cơ quan nào đó cho tên tôi vào “computer” kiếm việc làm.

Cách một tuần sau, có cú điện thoại từ Lakeland - cách ổng chừng 40 dặm - một chủ trạm xăng cần người phụ tá, được computer thông báo mới kiếm được một hiền tài nhập cảng từ Việt Nam. Hắn liên lạc với ông bảo trợ hẹn gặp nhau họp thượng đỉnh tại Lakeland.

Ông Xốp Phơ dẫn tôi đến nơi, lại trạm xăng gặp ngay anh chủ tên là Bill Gruter, gốc Ḥa Lan cao lớn đẹp trai, cũng di cư 12 năm trước, lập nghiệp với hai bàn tay trắng mà nay chủ ba trạm xăng, có dăm bẩy cái nhà cho thuê, nhà cửa như dinh thự, nào hồ bơi nước nóng nước lạnh, nào sân nuôi ngựa, nào xe hơi hai ba cái láng coóng.

Hắn đưa tụi tôi thăm cơ sở, thăm nhà một ṿng rồi mời ăn trưa tại một tiệm Tây khá sang trọng.

Tôi có xách cái cặp, mở ra tŕnh bằng cấp giấy tờ, kinh nghiệm th́ tên Bill nói rằng:

- Tôi chỉ cần một người khoẻ mạnh, bằng ḷng làm trạm xăng, thế thôi. Các món giấy tờ của anh, tôi không cần ngó làm ǵ cả.

Sau khi hỏi điều kiện làm việc, lương bổng, tôi tính nhẩm có thể nuôi tạm gia đ́nh lúc này, đỡ phiền lụy ông bảo trợ nên gật đầu xin hẹn ba bữa nữa đem cả nhà xuống Lakeland định cư.

Thế là cái số tôi trước sau ǵ rồi cũng dính tí xăng nhớt mới khá.


Ở Việt Nam, mần việc ngành Quân Nhu th́ tôi cũng học qua loa về xăng nhớt và bán xăng rất lẹ. Sang đến đất Mỹ, lại chui đầu vào trạm xăng, kể như định mệnh đă an bài, tránh không khỏi số.

Từ đó, tôi quản trị 12 ṿi xăng, một máy rửa xe, chuyên thay dầu mỡ xe hơi, đặc trách vá lốp các cỡ, thanh tra vệ sinh và bảo tŕ dụng cụ.

Ngoài các nhiệm vụ chánh tôi c̣n túc trực đi câu xe, chạy cờ cho mấy tên thợ sai bảo đi mua cà-phê, mua săng-uưch, mua la-de hoặc đi mua đồ sửa xe dưới phố.

Làm việc được đâu chừng một năm, tôi khá thông suốt đường lối hoạt động, chủ trương, chính sách của chủ nhân và chẳng bao lâu nghiễm nhiên là một phụ tá tín cẩn đắc lực. Từ khi chiếm được ḷng tin của chủ rồi, tôi mới dở tṛ xưa tích cũ ra thi thố tài năng.

Cái tỉnh tôi ở là tỉnh nhỏ đêm buồn, lèo tèo dăm bẩy gia đ́nh tỵ nạn, phần lớn có việc tốt như làm hăng đóng máy bay, làm hăng hoá chất, làm chỗ bán hàng, chỉ có tôi bơm xăng làm chuẩn cho nên ai nh́n tôi cũng thấy là tôi thấp hèn kém cỏi.

Cái giá trị ở xứ Mỹ này được tính bằng tiền lương giờ, lương tháng. Thiên hạ làm gấp hai, gấp ba lương tôi th́ giá trị tôi nào có hơn ǵ cỏ mọn hoa hèn. Để trả thù đời, cho thiên hạ biết mặt, hễ gặp ai tôi cũng gợi chuyện Saigon, hỏi han xem họ làm ǵ rồi nhân đó đem cái tôi ra để hù thiên hạ.

H́nh như thiên hạ qua đây coi mấy cái đó là đồ bỏ cho nên tôi chả buồn nhắc đến nữa. Nhưng dần dà, có thêm dân ta qui tụ quanh vùng, họ qua lại mua xăng th́ tôi lại thừa cơ hội để ra tay, bổn cũ soạn lại, đánh bóng cái tôi một thời vang bóng, cộng thêm, nhân thêm vài ba chi tiết vơ quàng để làm như ta đây nào có kém chi ai. Chỉ bởi mất nước mới ra nông nỗi.

Từ khi được chủ tín nhiệm, biết việc, tôi làm ca đêm từ sáu giờ chiều đến hai giờ sáng, một ḿnh một chợ tung hoành. Dù chủ cho đủ lương sinh sống, cho nhà ở, xe đi, xăng đổ líp ba ga, ăn uống tự do, tôi vẫn tính nào tật ấy kiếm cách mần x́n.

Đối với vụ bán xăng th́ bán bao nhiêu máy chạy số bao nhiêu, thành tiền bắt buộc. Nhưng c̣n các mục khác, tôi t́m được lối mần tiền riêng. Như vá một cái vỏ xe không ruột, chỉ cần đủ dụng cụ nhà nghề và thời gian không quá 60 giây, tôi sửa xong cái vỏ xe thủng mà không cần trục xe tháo lốp.

Tôi lấy bốn tiền bỏ túi dễ dàng, chả ai biết, chả tốn kém là bao, bất quá một hai chục xu là nhiều.

Xe nào lốp cũ bị bể, chủ xe không đủ tiền mua lốp mới, tôi đề nghị bán lốp cũ, thay niềng, làm “ba-lăng” chỉ tính 15 tiền chẵn không thuế.

Xe nào cần thay dầu mỡ, lọc gió th́ tôi vừa làm vừa đổ xăng, cỡ 20 phút xong xuôi, lại c̣n cho chủ xe rửa chùa một cú.

Tiền phụ tùng, tiền công cỡ 20- 25 đô-la, th́nh thoảng tôi bỏ túi một vụ là có tí tiền c̣m. Những mục linh tinh đại khái như thế, chủ trạm xăng không thể nào biết được. Nó không có sổ sách ǵ ráo trọi, giao khoán cho tôi. Có khác ǵ giao trứng cho ác. Đem mỡ để ngay miệng con mèo. Hắn cứ tưởng rằng tôi là một người đứng đắn, đáng tin cậy nên giao tay ḥm ch́a khoá cho tôi.

Tôi thừa hiểu rằng mở một trạm xăng là tiền nhà, tiền đất, tiền thuế, tiền nhân công, tiền điện nước, tiền dụng cụ, tiền ăn uống, tiền may sắm quần áo, trăm thứ đổ vào đầu chủ, mà trạm xăng không kiếm ra tiền, không thu vén th́ chả bao lâu mà vỡ nợ.

Tôi vẫn cứ bơ đi, sống chết mặc bây tiền thày bỏ túi. Tiền đây là tiền ăn cắp của chủ chứ nào phải tiền của ḿnh.

Có nhẽ cái máu ăn cắp đă nhập tới xương tủy của tôi rồi, không sao gột rửa sạch nữa.

Th́ cũng đành coi như định mệnh đă an bài, chứ biết làm chi ?

Một thoáng hối hận, ăn năn rồi lại như nước chảy qua cầu. Biết là thế mà làm lại không như thế. Khó thật !


C̣n tiếp ,

hoathienly19_is_offline   Reply With Quote
The Following User Says Thank You to hoathienly19 For This Useful Post:
hoanglan22 (12-12-2020)
 
Page generated in 0.11666 seconds with 10 queries