VietBF - View Single Post - CHUYỆN LINH TINH BUỒN VUI TRONG ĐỜI
View Single Post
Old 11-26-2020   #313
hoathienly19
R4 Cao Thủ Vơ Lâm
 
Join Date: Sep 2020
Posts: 842
Thanks: 1,657
Thanked 1,149 Times in 509 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 23 Post(s)
Rep Power: 5
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
Default



Hôm sau là ngày Chủ Nhật,
được nghỉ, tôi mượn cái xe đạp của ông anh rể, lọc cọc đạp lên nhà bé Châu.

Sau khi khóc lóc đă đời, Bé Châu ngồi kể cho tôi nghe một truyện dài hai mươi năm.

Ngay buổi trưa tôi ghé nhà em lần cuối cùng,
Cô Ngọc bắt bé Châu chở cô vào văn pḥng tỉnh, xin lănh trước một tháng lương, rồi xin nghỉ phép một tuần v́ việc gia đ́nh.

Sau đó, hai mẹ con sang trường Trung Học Bảo-Lộc xin rút học bạ để chuyển trường. Chiều đó cô Ngọc đem chiếc Honda đi bán. Sáng hôm sau ba mẹ con vác ba chiếc va li lên chuyến xe đ̣ sớm nhứt đi Đà-Lạt.

Trưa hôm đó mẹ con cô có mặt ở nhà bà chị cô trong ấp Thái-Phiên. Cô nói với bé Châu và bé Hạnh rằng tôi nghe tin cảnh sát sẽ tới bắt cô bỏ tù v́ tội có chồng đang chiến đấu trong bưng nên cô phải dẫn gia đ́nh đi lánh nạn.

Cô Ngọc được bà chị nhượng lại cho một thửa vườn trồng rau để sinh nhai. Ngày đó, bỏ ít tiền ra, cô dễ dàng mua được hai cái khai sinh giả và một cái căn cước giả.

Cô giáo Công Tằng Tôn Nữ Mỹ Ngọc nay mang tên Nguyễn Thị Mỹ.

Bé Vơ Thị Như Châu thành Nguyễn Thị Hương, và Vơ Thị Ngọc Hạnh thành Nguyễn Thị An có tên cha là Nguyễn Trường Giang.

Cô lấy tên con sông Trường-Giang, và tên xă Hương-An ở nơi quê chồng để đặt tên giả cho chồng con, cho dễ nhớ. Tên Vơ Thị Như Châu và Vơ Thị Ngọc Hạnh trên học bạ được tẩy đi, đề tên mới vào.

Lúc đó bé Châu và bé Hạnh mới biết trong tám năm qua, cha của hai em đă vào bưng đi theo Việt-Cộng, chứ không phải làm thư kư ở dưới Sa-Đéc. V́ thế, hai em mới hiểu lư do tại sao từ ngày vào Blao, thày Như không về nhà lần nào.

Hồi mới xa Blao, bé Châu và bé Hạnh buồn khóc thầm cả tuần. Sau rồi cũng nguôi ngoai, quen với cuộc đời mới.

Hai chị em ban ngày theo xe ngựa của nhà hàng xóm về Đà-Lạt học trường Bồ-Đề, ban đêm đan nón, đan quạt lá buôn, lá cọ bỏ mối lấy tiền phụ với mẹ.

Năm 1970 bé Châu đậu Tú Tài 2,
xin được một chân giáo viên tiểu học ở dưới trại Hầm.

Năm 1973 bé Hạnh lấy chồng .
Năm đó em mười chín tuổi, vừa đậu Tú Tài xong. Chồng bé Hạnh là một Thiếu úy ngành Quân-Báo thuộc Tiểu-Khu B́nh-Định.

Anh ta là cháu một nhà hàng xóm trong ấp Thái-Phiên. Đám cưới vừa xong, bé Hạnh về Quy-Nhơn ở với mẹ chồng.





Nhà cô Ngọc ở yên trong Ấp Thái-Phiên cho tới ngày Đà-Lạt di tản.

Sau khi tiếp thu Đà-Lạt, Việt-Cộng đă tới từng nhà để sưu tra lư lịch, và tổng kết dân số. Cô Ngọc khai tên thày Như trong bản khai của gia đ́nh cô.

Chỉ vài ngày sau th́ thày Như về. Ông ta về trên chiếc xe con, theo sau là một xe lớn, có nhiều bộ đội hộ tống. Cô Ngọc và bé Châu mừng quá, khóc suốt một ngày luôn ! Cô Ngọc th́ mừng vui, tươi tắn hẳn lên như con bịnh trầm kha vừa phục hồi sau một liều thuốc tiên.

Thày Như đón vợ con về ở trong một ngôi biệt thự mới bị tịch thu trong khu hồ Mê-Linh (tên cũ là Saint Bénoit).

Gần cuối năm 1975
gia đ́nh ông ta được cấp miếng đất dưới Phil-Nôm và dọn về ở đó cho tới bây giờ.

Thày Như làm việc trên Tỉnh Đội, uy tín dữ lắm.
H́nh như cấp trên của ông ta tin tưởng giao phó cho ông đảm đương, kiêm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng…

Bé Châu chợt lặng im ngồi suy nghĩ một hồi, rồi mới tiếp tục thuật lại cho tôi nghe chuyện bé Hạnh.

Cuối tháng Năm năm 1975
bé Hạnh từ Quy-Nhơn về. Nó nói rằng chồng nó vừa bị bắt đi tù cải tạo. Nó khóc lóc thảm thiết, xin thày Như bảo lănh cho chồng nó được tha. Thày Như từ chối thẳng tay,

– Để cho nó đi “ học tập ” ít lâu. Khi nào nó “ tiến bộ ” th́ được tha về chứ cần ǵ Ba phải bảo lănh ? Cả ngàn người cùng t́nh trạng như nó chứ có phải một ḿnh nó đâu?

Thày Như ngồi trên ghế, Bé Hạnh đứng đàng sau, nó ôm vai cha nài nỉ :

– Ba Như ơi ! Ba can thiệp được mà ! Ba xin cho chồng con về đi. Anh ấy là con một, có mẹ già. Nhà ḿnh cũng không có con trai. Anh ấy hiếu thảo lắm. Nếu Ba gặp anh ấy, chắc Ba sẽ thương anh ấy ngay. Ba Như ơi ! Ba Như xin tha cho chồng bé Hạnh về với bé Hạnh đi Ba!

– Ba đă nói rồi mà ! Để cho nó “ học tập ” thành “người tốt "rồi về ! Có ǵ mà phải vội vàng ?

Năn nỉ cha hoài không được, bé Hạnh cầu cứu mẹ và chị phụ giúp. Cô Ngọc và bé Châu cũng nói hết lời, thày Như vẫn một mực khăng khăng chối từ.





Tháng Tám năm 1975
chồng bé Hạnh trốn trại, bị bắt lại, và bị kiên giam. Bé Hạnh và cô Ngọc xuống thăm chồng nó. Ban chỉ huy trại không cho gặp mặt, cũng không cho nhận quà.

Bé Hạnh lại về năn nỉ cha nó cứu vớt chồng nó lần nữa. Nó quỳ dưới chân thày Như khóc lóc, van xin. Thày Như nhất mực chối từ việc cứu con rể, ông c̣n xúi bé Hạnh bỏ chồng lấy người khác. Rồi hai cha con lớn tiếng căi nhau. T́nh phụ tử bị sứt mẻ. Từ đó bé Hạnh và cha em tránh mặt nhau.

Bé Châu thấy bé Hạnh có lư khi nói rằng cha các em không c̣n như thời trước 1960, ngày các em c̣n bé.

Ngày xưa, mỗi lần thày Như đi xa, bé Châu và bé Hạnh thường chờ cha về để tranh nhau nhảy vào ḷng, bắt ông hôn, rồi ông dắt hai đứa đi lang thang trong sân chờ cô Ngọc dọn cơm.

Lần này ông về, chỉ có ḿnh bé Châu ở nhà, nhưng Châu không c̣n dám nhào vào ḷng cha để ông nâng niu như xưa. Khi cha em ra đi, Châu lên chín. Ngày ông về, em hai mươi bốn.

Cha em đă đi con đường ông ta chọn.
Sau mười lăm năm, ông đă thực hiện xong ư nguyện của ông. Nhưng ông đă đánh mất hạnh phúc của chính ḿnh, và của cả gia đ́nh ḿnh.

V́ ông,
mà vợ ông đă để uổng phí một thời son trẻ.

V́ ông
mà tuổi thơ của hai đứa con ông chỉ là một chuỗi ngày dài đầy lo sợ. Giờ đây, giữa Châu và cha em như có một bức tường vô h́nh ngăn cách.





Tháng Chạp năm 1975 chồng bé Hạnh bị xử tử h́nh.

Được tin này, bé Hạnh cấp tốc đi Quy-Nhơn, vào trại giam, xin nhận xác chồng, nhưng người ta không cho. Họ chôn chồng em Hạnh trong nghĩa địa dành cho tù phạm.

Trở về nhà, bé Hạnh thức trắng một đêm để đốt hết những lá thư mà vợ chồng nó đă trao đổi cho nhau từ ba, bốn năm trước ngày đám cưới. Từ lúc về, bé Hạnh không hé môi nói chuyện với ai một lời nào.

Sáng sớm hôm sau, bé Hạnh dậy thật sớm. Nó ôm hôn mẹ nó và chị nó rồi ra đi. Bé Châu và cô Ngọc hỏi rằng Hạnh đi đâu mà sớm thế ? Nó chỉ lắc đầu, hai mắt đỏ hoe.

Hôm đó thày Như có mặt ở nhà. Lúc bé Hạnh bước ra tới cửa, ông giữ tay nó lại,

– Con đi đâu thế ?

Hạnh hất tay ông ta ra, rồi vội vàng bước nhanh ra đường.

Ba ngày sau có người báo cho thày Như biết tin :

“ Cô An chết đuối mới nổi lên ở chân cầu Đại-Ninh ! ”


Kể tới đây, bé Châu nấc lên, nghẹn lời.

Nghe tin bé Hạnh chết, bé Châu bàng hoàng, choáng váng như vừa bị ai đó đập một cái chày vồ lên đầu. Nh́n người ta niệm xác bé Hạnh đặt vào áo quan mà Châu cứ tưởng như đang mơ một giấc mơ dữ.

Cô Ngọc rũ xuống như một sợi bún.
Cô thành người mê sảng, miệng không ngừng gọi tên con :

“ Hạnh ơi ! Hạnh ơi !…”

Ngày đưa ma, cô Ngọc và bé Châu không cất bước nổi, phải ở nhà. Hai mẹ con khóc cho tới khi hai mắt sưng vù, nói không c̣n ra tiếng nữa. Người ta chôn cất bé Hạnh ra sao, bé Châu không c̣n nhớ rơ.

Thày Như có rất nhiều người quen, nên khách đi đưa đám con gái ông rất đông. Có cả dàn nhạc và đại diện từ Tỉnh, Huyện về chia buồn.

Từ ngày chôn cất bé Hạnh xong, cứ thấy mặt chồng, cô Ngọc lại nghẹn ngào :

“Ḿnh ơi ! Ḿnh giết bé Hạnh của em rồi hả ḿnh ? Ḿnh ơi ! Sao ḿnh nỡ giết con của chúng ta ? Ḿnh ơi !”

Thày Như phải tránh mặt vợ bằng cách đi làm từ sáng sớm, tới tối mịt mới về.





Hai tháng sau ngày bé Hạnh mất, vào một buổi trưa mùa xuân, chỉ có cô Ngọc và bé Châu ở nhà, một bà già Bắc-Kỳ Di-Cư khăn mỏ quạ, áo dài nâu xuất hiện trước cổng. Vừa thấy bóng cô Ngọc, bà già chồng của bé Hạnh đă bù lu, bù loa,

– Dâu ơi, là dâu ! Con ơi là con ! Ai đời ? Chồng chết không chịu nhận khăn tang, mà chẳng nói chẳng rằng, bỏ đi một nước. Bà ơi ! Con gái bà là người, hay là ma, là quỷ vậy ? Con giặc cái ấy đâu rồi ?

Cô Ngọc ôm bà thông gia, vừa sụt sịt, vừa d́u bà cụ tới trước bàn thờ đang khói hương nghi ngút, trên đó là cái ảnh của hai vợ chồng bé Hạnh chụp ngày đám cưới.

– Con dâu của chị đây nè ! Nó nhảy sông, chết theo chồng nó đă hai tháng nay rồi !

Nghe thế, bà già Bắc-Kỳ ngă lăn quay ra nền nhà, đôi mắt trợn ngược. Mẹ con bé Châu phải đánh dầu, cạo gió cho bà, hồi lâu bà già mới tỉnh. Bà cụ lồm cồm đứng lên, với tay ôm cái ảnh của vợ chồng bé Hạnh vào ḷng. Nước mắt ṛng ṛng, hai mắt bà nh́n như ngây như dại vào cái ảnh trên tay,

– Con ơi ! Sao hai con đành bỏ mẹ ? Con ơi !… Con ơi !…

Rồi tay ôm cái ảnh, bà cụ thất thểu bước chân ra cửa. Bé Châu cố giữ bà cụ lại th́ bà cụ trợn mắt, mắm môi, giựt tay ra, rồi chạy biến ra đường.

– Hu!… Hu!… Hu !… Tiên sư cha quân cướp nước ! Chúng mày giết con tao, giết dâu tao, đồ chó má! Tiên sư cha cái đồ Cộng-Sản dă man! Tiên sư cha nhà chúng mày!… Hu !… Hu !… Hu !…

Bà già vừa đi, vừa chửi rủa, vừa than khóc, kêu gào. Từ ấy tới nay bé Châu không gặp lại bà lần nào nữa.





Những ngày tháng tiếp theo, nhà thày Như lúc nào cũng u sầu, ảm đạm. Ông đi làm trên tỉnh, lâu lâu mới ghé nhà.

Sức khoẻ của cô Ngọc sa sút nặng nề. Mắt cô mờ đi v́ khóc quá dài ngày. Đôi mắt cô thâm quầng. Hai g̣ má nhô cao, hốc hác. Mái tóc đẹp như mây ngày nào giờ này chỉ c̣n là một mớ bùi nhùi sau gáy được túm gọn bởi sợi dây thun.

Thân h́nh cô gầy tưởng chừng như chỉ cần một cơn gió khá mạnh là có thể thổi cô bay đi. Tuổi cô chưa đầy năm mươi, vậy mà nh́n cô, người ta thấy như cô đang ở sắc quá sáu mươi.

Thày Như có ba người đàn em thân tín
thường tới, lui thăm hỏi, là ba tay cựu du kích tên Thuận, B́nh và Xuyên.


Ba người này là học tṛ ở Tam-Kỳ, đă cùng hai người nữa theo ông vào bưng từ năm 1960.

Thày Như thường kể truyện với người quen về vết sẹo khá lớn trên vai trái của ông là do một lần vào năm 1968 đơn vị của ông bị Biệt Động Quân VNCH phục kích. Lần đó ông bị bắn găy tay, năm tên hộ tống th́ hai chết mất xác.

Sau khi chiếm được Đà-Lạt, ông cất nhắc cho ba tên học tṛ sống sót làm những chức vụ quan trọng :

- Tên B́nh làm bí thư riêng

- Tên Thuận làm hậu cần

- Tên Xuyên vốn là thương binh, nên được giao cho chức chủ nhiệm một hợp tác xă rau trên Đà-Lạt.

Giữa năm 1977
ông nhận một người bà con của tên Thuận là cô Xuân vào làm thư kư riêng thay cho tên B́nh chuyển ngành sang công an.

Ông thương cô Xuân lắm, đi đâu cũng chở cô Xuân theo. Ông nói rằng ông coi cô ấy như con, v́ cô ấy có vài nét giống bé Hạnh, tính t́nh cô ta cũng rất thùy mị, dễ thương, nhưng trên tỉnh, nhiều người xầm x́ rằng cô Xuân là bồ nhí của ông Như.

Đùng một cái,
giữa trưa ngày lễ mùng Hai tháng Chín năm đó công an của Bộ Nội Vụ ập vào văn pḥng bắt tại chỗ ông Như và cô Xuân đang lơa lồ nằm ngủ với nhau trên giường sau bàn giấy của ông.

Người ta chụp ảnh làm biên bản, rồi c̣ng tay ông dẫn ra xe chở đi. Cô Xuân th́ khóc lóc thảm thiết, khai rằng thủ trưởng Như đă hăm hiếp cô ấy nhiều lần trong văn pḥng này. Cô ta nói, ông ta hăm dọa sẽ bỏ tù cả nhà cô, nếu cô hé răng cho người khác biết chuyện đồi bại này.

Được tin, cô Ngọc hộc tốc chạy lên Ty Công-An Tỉnh. Gặp cô, ông ta thề sống, thề chết với vợ rằng ông ấy bị cô Xuân và tên Thuận dụ dỗ cho uống thuốc mê, chứ ông hoàn toàn vô tội.





Tối hôm đó, cô Ngọc kể cho bé Châu nghe một điều từ lâu cô giữ kín trong ḷng. Cô nói, thời gian sống trong mật khu, chồng cô đă nhắn cô vào thăm hai lần.

Lần đầu là
dịp cuối năm 1963 sau khi đảo chánh ông Diệm.

Lần thứ nh́ là
giữa năm 1965.

Cô Ngọc thương chồng hơn ai hết trên cơi đời này, nên cô ráng làm vừa ḷng chồng, dù biết rằng việc vào mật khu là một sự mạo hiểm chết người. Cô vào rừng ở với chồng mỗi lần nửa tháng. Chồng cô muốn có đứa con trai, nhưng vợ chồng cô đă thất bại.

Sau đó cô Ngọc đi khám bác sĩ, bác sĩ cho biết kinh nguyệt của cô không đều, nên rất khó có con. Tới ngày chồng cô về th́ cô đă hết khả năng sinh đẻ. Cô tắt kinh trước đó cả năm rồi.

Cô nói, chuyện đau buồn vừa xảy ra, một phần là do lỗi cô, chỉ v́ cô đă không sinh được một mụn con trai, nên mới ra nông nỗi này !

Đêm đó bé Châu ngủ rồi, cô Ngọc vẫn c̣n ôm mặt khóc. Sáng hôm sau, cô Ngọc ngủ luôn không dậy. Cô đă uống hết cả một ống thuốc ngủ hai chục viên. Liều lượng ghi trên toa thuốc là tối đa một viên cho người lớn.





Trong thời gian thầy Như bị giam giữ th́ tên Thuận đă bán hết nhà cửa xe cộ, rồi cùng cô Xuân dắt díu nhau đi đâu không ai rơ.

Sau đám tang cô Ngọc, người ta thả thày Như ra. Ông bị tước hết chức tước, quân hàm, nhưng không bị tù, v́ họ xét trong chiến tranh ông là một “anh hùng” của chúng.

Về tới nhà, thày Như ra ngồi bên mộ cô Ngọc và bé Hạnh khóc vùi hai ngày.

Sáng ngày kế tiếp, ông ra bờ giếng mài con dao quắm, dắt vào lưng rồi bước ra cửa.

Từ đó thày Như hóa điên, đi lang thang hết chợ Tùng-Nghĩa tới chợ Đức-Trọng, nằm bụi nằm bờ, không bao giờ bén mảng về nhà. Nhiều lần bé Châu đi t́m cha, nhưng ông không nhận ra em. Có cả chục lần em bị ông chém suưt chết, v́ ông ta cứ lầm em với cô Xuân.

Sau khi rót ly nước trà mời tôi, bé Châu rầu rầu,

– Anh gặp em lần này chắc cũng lại chia tay ngay thôi. Đồ đạc trong nhà, em bán hết rồi. Em đă quyết định từ bỏ cái xứ này để trở về quê ngoại.

Tôi thắc mắc :

– Nhà cửa, công ăn việc làm của em ở đây. Em về Huế làm ǵ?

Bé Châu sụt sùi :

– Tháng trước, cơ quan kiểm kê ruộng đất của tỉnh có đến khu vực này để điều tra, cấp giấy tờ hợp thức hóa sở hữu điền địa để khai thuế. Người đứng tên làm chủ khu đất này là Ba. Dù em khai là con gái Ba, nhưng người ta không tin.

Từ ngày Ba về, xảy ra hết chuyện này tới chuyện khác, đâu có thời giờ điều chỉnh lại giấy tờ ?

Tới nay em vẫn là Nguyễn Thị Hương, con ông Nguyễn Trường Giang, con bà Nguyễn Thị Mỹ.

Em không đủ tư cách pháp lư để ở lại trong căn nhà này. Từ ngày Mẹ mất, em không đi đâu xa. Hết giờ dạy học, em lại về loanh quanh trong rẫy. Chẳng mấy chốc đă gần bốn mươi tuổi, em là cô gái lỡ thời rồi.

Hai tuần lễ trước, có ông cán bộ già người Bắc góa vợ tới ngỏ ư xin lấy em. Ông ta hứa sẽ can thiệp cho em tiếp tục làm chủ mảnh đất em đang ở, nếu em nhận lời ông ta.

Anh ơi ! Anh có tin rằng con người ta có số mạng hay không ? Sao số em lại khốn nạn đến thế ? Em có làm ǵ nên tội đâu anh ? Sao ông trời nỡ đày đọa em như vậy? Mới đó mà hết tuổi xuân. Mới đó mà sắp qua một đời người. Rồi bé Châu nói như khóc,

– Thôi anh về đi! Chúc anh chị và các cháu sớm tai qua nạn khỏi. Chúc gia đ́nh anh vạn điều hạnh phúc ! Anh về b́nh an !



o O o



Sáng Thứ Hai, tôi đi làm. Cô Nhi chờ sẵn trước cửa,

– Tối qua cô Hương có qua nhà, nhờ em nhắn với anh rằng sang nay cô ấy đi sớm. Cô về Huế để xuống tóc đi tu. Cô ấy hứa rằng hàng ngày sẽ cầu nguyện cho gia đ́nh anh được hạnh phúc.

Hôm nay th́ mặt chị Phú đă hết nặng ch́nh chịch, chị cười toe toét :

– Bà con mấy chục năm gặp lại mừng quá há?

– Không phải bà con đâu ! Hàng xóm thời tiểu học của tôi đó ! Xa nhau mấy chục năm trời mới gặp lại. Chưa chi đă chia tay lần nữa.

Khoảng mười giờ sáng, chú Lượng ghé tiệm, báo tin vui,

– Anh về làm hồ sơ đi Mỹ là vừa . Các quận ở Sài-G̣n bắt đầu nhận đơn rồi đó .

Cô Nhi tṛn mắt :

– Anh Hai là sĩ quan chế độ cũ hả ? Anh nói tiếng Bắc rặt như người ngoài Bắc mới vào mà ! Anh Lượng nói thiệt hay nói chơi vậy ?

– Chuyện này ai mà nói chơi!

Ăn cơm trưa xong, tôi giă từ ngă ba Phil-Nôm về Đức-Trọng thu xếp hành lư.

Sau bữa cơm chiều, tôi chào tạm biệt vợ chồng bà chị họ, rồi ghé nhà anh bạn Lượng tốt bụng, để bắt tay cám ơn. Anh Lượng vắng nhà. Tôi lững thững tản bộ về hướng chợ để kiếm xe vận tải quá giang về Sài-G̣n. Mặt trời xế bóng, chợ chiều đă tan.





Trước cửa tiệm trà, một người điên đang múa may. Bộ tịch của ông trông giống một vai hề trong vở tuồng hát bội.

Mặt mày ông ta lem luốc, bẩn thỉu. Hai môi sưng vều. Ông già kẹp một cái nón mê bên nách trái. Tay phải ông cầm một con dao quắm, cán dao dài chừng hai gang. Đầu ông đội một cái mũ lưỡi trai bộ đội có phù hiệu Quân-Đội Cộng sản.

Ông mặc cái quần kaki cũ bết bùn đất bẩn thỉu xăn tới đầu gối, và cái áo bộ đội rách xác xơ. Trên nắp túi áo, lủng lẳng một mớ huy chương. Căn cứ theo bộ dạng, và giọng nói của ông ta, tôi đoán tuổi ông chừng trên, dưới sáu mươi.

Bước tới hai bước, người điên hét :

“ Tao chém mày ! Cái thằng phản thày !”

Ông quơ con dao chém một nhát vào không khí. Ông nhe hàm răng xám xịt, cái mất, cái c̣n, cười h́ h́. Ông lùi hai bước, hét :

“ Tao xử tử mày! Cái đồ phản bạn !” Ông nhặt cái nón mê chùm lên trên cái mũ lưỡi trai, đưa hai tay kéo vành nón xuống phủ tai, rồi chu miệng hú một hơi dài.

Tiếp đó, ông ngồi xẹp xuống đất, lột nón mũ ra, ngước mặt lên trời, đôi mắt lờ đờ như mơ màng thả hồn đi tận đâu đâu. Khi ông già điên ngửng mặt nh́n lên, tôi chợt thấy đôi lông mày của ông ta, đôi lông mày xếch ngược.

Cḥm râu bạc lưa thưa, mái tóc rối bù xù, cùng với bộ lông mày xếch, khiến khuôn mặt lem luốc của người điên thêm phần man rợ, dữ dằn.

Ông già quay ngược cán dao, ôm cây dao quắm như ôm cây đàn. Năm ngón tay sần sùi của ông run run, lần ṃ trên cán dao, như đang bấm cần đàn, miệng ông ngân nga,

“Đồ… Sol… Fa… Ḿ… Fa… Lá… Sol…”

Qua điệu nhạc, tôi nhận ra ngay, đó là đoạn mở đầu của bài “Chiều Về Trên Sông”.

Hết khúc đàn tưởng tượng, người điên ôm mặt khóc .

“Em ơi ! Không phải tại anh ! Em ơi ! Đừng bỏ anh ! Em ơi ! Em ơi !…”

Tiếng ông khóc nghe nghẹn ngào bi ai lạ lùng !

Nếu không biết tiếng khóc đó phát ra từ miệng một người điên, người nghe có thể bị tiếng khóc làm cho mủi ḷng rơi nước mắt.





Sau năm 1975 quê hương tôi đă xảy ra không biết bao nhiêu chuyện lạ đời. Gịng đời như gịng nhạc, những nốt thăng trầm là phần số của con người.

Nghĩ tới những ǵ đă xảy ra trong thời gian qua, ḷng tôi chợt thấy xót xa. Tôi khe khẽ xướng âm đoạn chót của bài ca người điên vừa hát,

“Ḿ… Ṣl.. .Đô… Là… Đô… Mí … Đồ… (Là)… Đô…”

Bản nhạc năm xưa c̣n đó, nhưng thế sự đă đổi thay, con người cũng đổi thay.

Tôi thở dài, quay gót bước đi.

Trước mặt tôi là Quốc lộ 20 buồn thiu.

Sau lưng tôi là sân chợ chiều vắng ngắt.

Vương Mộng Long - K20
hoathienly19_is_offline   Reply With Quote
 
Page generated in 0.12192 seconds with 10 queries