VietBF - View Single Post - CHUYỆN LINH TINH BUỒN VUI TRONG ĐỜI
View Single Post
Old 11-14-2020   #308
hoathienly19
R4 Cao Thủ Vơ Lâm
 
Join Date: Sep 2020
Posts: 842
Thanks: 1,657
Thanked 1,149 Times in 509 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 23 Post(s)
Rep Power: 5
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
Default



Trên đường trở về trại,
khi đi đến gần ban chỉ huy, tôi tách rời anh em, lẻn vào khu rừng sắn, ra bờ suối kiếm con vện.

Tôi vô cùng sững sờ nh́n thấy con vện bị ai đó
treo ngược đầu xuống đất, bốn chân bị căng ra, buộc chặt vào hai cái cộc gỗ, cổ bị cắt tiết, máu đỏ nhỏ từng giọt xuống cái cái chậu bằng thau đặt dưới đất.

Tôi quỳ xuống nâng đầu của nó lên, cả thân ḿnh con vện khẻ run lên lần cuối cùng, rồi duỗi thẳng ra bất động. Cái chết đau đớn của nó làm tôi rớt nước mắt.


Tên trung sĩ Kây đứng sau lưng tôi từ lúc nào cũng không hay. Hắn lên tiếng làm tôi giật ḿnh:

- “ Trong giờ lao động, anh ra đứng đây làm ǵ thế ?”

Tôi nhanh trí, đáp:

- “ Vừa mới mai táng anh Lê Xuân Đèo xong, ra suối rửa tay chân .”

Hắn nó i:

- “Tôi nhờ anh giúp hộ một tay .”

- “ Được, việc ǵ thế ?” tôi hỏi .Hắn nói như ra lệnh :

- “ Anh tháo dây, mang con cầy vào nhà bếp cho tôi !”

Nói xong, hắn mang cái thau tiết đi trước. Tôi tháo sợi dây rừng, ôm con vện vào ḷng như ôm thi thể một chiến hữu vừa nằm xuống sau một trận đấu...tôi thất thểu ôm xác con vện vào khu nhà bếp mà ḷng quặn đau.

Hôm sau, được phân công làm vệ sinh khu nhà bếp, tôi nhặt những mảnh xương vụn của con vện, đặt lên vào những tấm lá chuối, gói lại cẩn thận. Nhân lúc đi rừng đốn gỗ, tôi ghé thăm mộ bạn Đèo, rồi dùng dao đào một cái hố nhỏ, chôn bộ hài cốt của con chó vện, nằm bên cạnh bạn Lê Xuân Đèo cho có bạn.





Bắt đầu từ cuối tháng chạp kéo dài đến tháng giêng năm sau. Núi rừng Hoàng Liên Sơn, bầu trời ảm đạm và rét mướt, mưa bụi giăng giăng khắp nơi gần như bất tận..

Mỗi buổi chiều, người tù trùm chăn kín mít, ngồi co ro trong lán, nh́n những cơn mưa bụi bay bay trong hoàng hôn, ai nấy đều chạnh ḷng nhớ quê hương, nhớ cha, nhớ mẹ, nhớ con, nhớ vợ da diết.



Gọi là mưa bụi v́ lượng nước mưa quá yếu không thể rơi thẳng xuống mặt đất, bị gió thổi bay đi, tỏa ra thành những cơn mưa bụi.

Bước sang tháng giêng. Hạt nước mưa kết tinh lớn hơn một chút có thể rơi thẳng xuống mặt đất, nhưng bị gió tạt nghiêng nghiêng, tạo thành những cơn mưa phùn báo hiệu đất trời sắp giao mùa. Sợi mưa phùn mong manh như sợi tóc rối, đan nhau thành những màn nước trắng đục, giăng kín núi rừng, đồng ruộng, thung lũng, sông hồ ...

Trời đất nhạt nḥa trong những cơn mua phùn dai dẳng, kéo dài lê thê trên vùng đất khó. Trong bầu khí hậu ẩm thấp ấy, cây cỏ đang âm thầm nẩy lộc, đâm chồi, chờ trỗi dậy tưng bừng khi mùa xuân đến.

Chỉ tội cho bọn tù cải tạo phải lao động khổ sai trong rừng sâu, tay chân tê cóng v́ đói và lạnh đến rét run.





Thượng tuần tháng 2 năm 1978.



Trại chuẩn bị ăn mừng Tết Nguyên Đán Mậu Ngọ vài ngày sau đó. Tôi được phân công vào đội cắt lá dong dùng để gói bánh chưng. Lá dong thường mọc hoang ở những vùng đất ẩm ướt. Tôi đi vào rừng, lang thang trong thung lũng một ḿnh để t́m lá dong. Tôi nhớ quá anh bạn Đèo và con chó vện thân thương.

Mới hừng đông sáng mà tôi đă nghe tiếng chiêng, tiếng trống vang lên rộn ră từ bản làng của dân tộc Thái Đen. Động tính hiếu kỳ, tôi lần theo con đường ṃn dọc theo con suối chảy róc rách để đi vào bản Thái.





Ô hay ! Trước mắt tôi là cả một rừng hoa màu trắng tinh khiết như hoa bưởi mà tôi chưa từng thấy bao giờ. Từ những thân cây khẳng khiu, uốn khúc dù bám vào vách núi đá cheo leo vẫn trổ những chùm hoa trắng muốt, hoa nở rộ khắp núi rừng, dọc theo suối, hoa có năm cánh, nhụy màu hồng, gân màu tim tím.

Mỗi cơn gió nhẹ nhàng lướt thoảng qua khu rừng là những cánh hoa rung lên như hàng vạn cánh bướm đang vỗ cánh chấp chới trong không khí.


Tôi đi lần theo con đường ṃn t́m gia đ́nh cụ Trừng không mấy khó khăn. Tôi đoán, hôm nay là ngày hội làng th́ phải. Trước sân nhà của cụ các bếp đỏ lửa, rực than hồng, họ có mươi người, chia ra làm hai phái :

Phái nữ đang lo nấu thức ăn, c̣n phía nam đang chơi nhạc cụ dân tộc như thổi khèn, khua chiêng, trống...rất vui nhộn.





Thấy tôi đường đột bước vào sân, tất cả đều dừng tay, nh́n tôi trân trối. Chỉ cần nh́n thấy bộ đồ rằn ri của tôi đang mặc, họ đă biết tôi là ai rồi. Một thiếu phụ vội vă chạy đến cầu thang, lên tiếng gọi:

- “ Bố ơ i! Có thằng lính ngụy nó xông vào nhà ḿnh nầy! Con tống cổ nó đi nhá !” Có tiếng quát vọng xuống:

- “Khách quư nhà ḿnh đấy! Đừng hỗn láo, con ạ!”

Đứng trên cầu thang, nh́n thấy tôi, cụ Trừng có vẻ mừng lắm. Cụ quay vào trong căn nhà sàn, gọi bà cụ ơi ới:

- “Bà nầy, theo tôi xuống đây nhanh lên!”

Cụ vội vă chạy xuống cầu thang trước, cụ bà nối gót theo sau. Cụ ôm chầm lấy tôi, trước con mắt ngơ ngác của mọi người. Cụ Trừng nói với vợ:

- “Bà c̣n sống đến ngày hôm nay là nhờ người tù cải tạo nầy đấy!”

Tôi vội vàng đính chính ngay:

- “Không phải tôi cứu bà cụ đâu! Anh Lê Xuân Đèo đấy cụ à!”

Cụ Trừng vỗ trán một cái thật mạnh, nói:

- “À, tôi nhớ ra rồi ! Anh Lê Xuân Đèo đâu ?” Tôi buông thỏng một câu:

- “ Đèo chết rồi !” Cụ Trừng bàng hoàng trong giây lát, rồi hỏi gằn :

- “Bọn quản giáo đánh chết anh Đèo , phải thế không ?”

- “ Không phải vậy, anh Đèo chết v́ bệnh kiết lỵ !”

Bà cụ nói:

- “ Tôi thoát khỏi bệnh kiết lỵ là nhờ 10 viên thuốc “con nhộng” của anh ấy biếu ! Sao anh Đèo không dùng thuốc ấy để chửa bệnh cho ḿnh nhỉ ?”

Tôi buộc ḷng phải thú thật, nói :

- “ Đó là 10 viên thuốc cuối cùng mà anh Đèo đă biếu cho cụ !”

Bà cụ nghe tôi nói, vô cùng xúc động, giọng run run:

- “ Anh Đèo đă hy sinh cái mạng của ḿnh để cho tôi được sống ! Thế mới rơ trắng đen, đồng bào dân tộc chúng tôi ở ngoài nầy đều bị lũ chúng nó bưng bít, tuyên truyền lừa bịp cả !


Chúng nó c̣n bảo “lính ngụy” các anh tàn ác lắm! Mổ bụng, moi gan người ăn sống, uống cả máu tươi! Bọn chúng nó ngậm máu phun người, giỏi thật đấy ! ”




Đám thanh niên nghe bà cụ nói, xem chừng đă hiểu biết mọi chuyện, họ bỏ hẳn thái độ thù nghịch khi vừa mới gặp tôi. Một anh bạn trẻ đến nắm tay tôi mời mọc rất chân t́nh:

- “Anh ở lại dùng cỗ với chúng em nhá ! Hôm nay, mới bắt đầu mùa lễ hội “Kin Chiêng Bók May” của dân tộc Thái chúng em !”

Tôi hỏi:

- “Mùa lễ hội “Kin Chiêng Bók May” là lễ hội ǵ vậy?”

Cụ Trừng giải thích:

- “Đó là ngày “Hội Hoa Ban” trên vùng cao Hoàng Liên Sơn để đón mùa xuân đến. Hoa ban chỉ nở rộ vào tiết lập xuân, phủ trắng cả núi rừng trên các bản Thái.

Đặc điểm của loài hoa nầy là màu trắng, tượng trưng cho sự trong trắng, tinh khiết của t́nh yêu và hạnh phúc lứa đôi! Một chút nữa đây, sau khi ăn uống no say, bọn họ sẽ chạy vào hái những hoa ban thật đẹp tặng cho nhau làm quà.

Mấy cô gái sẽ thay đổi xiêm y, đầu chít khăn “piêu”, có đôi hàng cúc h́nh bướm trên chiếc áo cóm, thêu tua ở vai, cái quần “sin” (giống như xà-rông) vải xanh thắt ngang lưng để múa x̣e,” cụ Trừng cố mời.

“Anh ở nán lại đây chơi với chúng tôi.”





Mặt trời đă lên khá cao. Rất tiếc là tôi phải từ giă họ để c̣n kịp đi cắt lá dong. Bỗng có ai khều nhẹ vào vai, tôi quay đầu lại nh́n, đó là một cô bé Thái c̣n rất trẻ, độ chừng đôi tám, mắt có mí lót, mũi hơi cao, nước da bánh mật, trong giống người Ấn hơn là người Kinh.

Cô ta trao cho bó hoa ban nới nở, vừa mới hái vội ở trong rừng về tặng tôi, làm món quà trong ngày “Hội Hoa Ban”. Bây giờ tôi mới biết loại hoa màu trắng nơn nà đó chính là hoa ban. Cô bé thỏ thẻ, nói đùa:

- “Bao giờ anh về Sài G̣n, cho em đi theo với nhá!”

Tôi vô cùng ngạc nhiên khi một cô bé Thái miền sơn cước, c̣n biết chối bỏ cái tên Thành phố Hồ Chí Minh do tập đoàn lănh đạo cộng sản áp đặt sau khi cưỡng chiếm Miền Nam, mà vẫn gọi cái tên cũ “Sài G̣n”, thủ đô thân yêu của người Miền Nam .

Sau khi cắt xong một mớ lá dong, trên đường đi về trại, tôi ghé viếng thăm mộ bạn Lê Xuân Đèo. Tôi đặt bó hoa ban trên nấm mồ, rồi th́ thầm báo cáo với hắn:

“ Vinh quang nầy thuộc về mầy! Chớ không phải của tao !”


Nghĩ cho cùng, cái chết tức tưởi của bạn Lê Xuân Đèo không đến nỗi vô ích. Tôi phải gọi đó là một sự hy sinh.

Những người lính QLVNCH thuộc mọi Quân, Binh chủng đă anh dũng hy sinh ngoài mặt trận trong thời chiến. Và những người lính âm thầm nằm xuống trong lao tù cộng sản, đều có giá trị cao quư như nhau !

Thật vậy, anh nằm xuống để thắp lên một ánh đuốc lẻ loi, soi thủng màn đêm tăm tối đầy hận thù bên kia “bức màn sắt”, do bọn CSBV dựng lên tại miền Bắc XHCN, bằng những thủ đoạn tuyên truyền cực kỳ dối trá và bẩn thỉu. Cái chết của Lê Xuân Đèo đă làm sáng tỏ chân giá trị đích thực của người lính thuộc QLVNCH.

Họ cầm súng để nối nghiệp tiền nhân, tận tụy ngày đêm đi ǵn giữ quê hương, đem xương trắng máu đào để bảo vệ sự toàn vẹn lănh thổ của Tổ Quốc.





Sau Tết Mậu Ngọ 1978.
Tất cả anh em chúng tôi khăn gói lên đường, di chuyển đến một trại tù cải tạo khác, lần nầy th́ di chuyển thật. Và chúng tôi tiếp tục làm nhiệm vụ khai quang, dựng nhà, trồng hoa màu ở những vùng rừng núi hiểm trở khác để đồng bào miền xuôi về đó, xây dựng nông trường.

Lúc vượt qua đỉnh đèo Lủng Lô, Trương Đăng Sĩ, Nguyễn Minh Thanh và tôi dừng lại giây phút ngắn ngủi, chúng tôi cùng hướng về rặng núi Phu Luông c̣n phảng phất sương mù, vẫy tay chào vĩnh biệt người bạn tù thân mến, anh Lê Xuân Đèo :

NGƯỜI Ở LẠI HOÀNG LIÊN SƠN !


Nguyễn Vĩnh Long Hồ

Last edited by hoathienly19; 11-14-2020 at 20:43.
hoathienly19_is_offline   Reply With Quote
The Following User Says Thank You to hoathienly19 For This Useful Post:
hoanglan22 (11-17-2020)
 
Page generated in 0.07854 seconds with 10 queries