VietBF - View Single Post - Ai mới là NGỤY
View Single Post
Old 07-15-2020   #2
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 112,130
Thanks: 7,282
Thanked 45,852 Times in 12,757 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 139
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
Default

Cứ lẩn quẩn loanh quanh như vậy nên việc chuyển hộ thật là khó khăn. Trong trường hợp chuyển từ tỉnh sang tỉnh hay từ vùng sang vùng th́ khỏi nói, thật là “trần ai gian khổ”!

Ông tướng có “động viên” một số đồng chí trẻ trong cơ quan đến phụ dọn nhà cho bà Tư Hận. Và có cho mượn một chiếc xe cam-nhông-nét (cũng của cơ quan) nên việc dọn nhà cũng nhanh. Sau đó, ông anh cho bà kư tên tờ ủy quyền để ông anh thay mặt bà quản lư cái nhà lớn mà ông đang ở. Bởi v́ bây giờ, bà đă chuyển hộ th́ mặc nhiên ông anh trở thành chủ hộ ở ngôi nhà đó, mà muốn sử dụng cái nhà th́ phải có sự ủy quyền của chủ nhà.

Mười lăm ngày sau, bà Tư Hận được biết là nguyên cả tầng trệt nhà của bà đă trở thành “tổ gạo”, c̣n ông anh th́ vẫn ở một ḿnh trên lầu. Nghe nói bà tướng có vào thăm chồng một lần, ở độ mười lăm hôm rồi trở về Hà Nội. Không hiểu sao ông tướng không có đưa bà vợ lại thăm cô em dâu. Cách mạng có khác!

Bẵng đi một thời gian dài gần cả năm, một hôm ông anh ghé nhà thăm bà Tư Hận để báo tin đă t́m ra trại cải tạo của người em ở ngoài Bắc và chỉ vẽ cho bà cách thức xin đi thăm nuôi, đường đi nước bước, xe cộ, v.v. và nhứt là những thứ cần thiết như lương khô, quần áo. Nghe như vậy, bà Tư Hận đă đoán ra phần nào đời sống của chồng ở ngoài đó, nên bà rớt nước mắt hỏi:

- Sao trước đây anh không nói rơ để tôi lo cho nhà tôi có đầy đủ phải hơn không?

- Chuyện Nhà Nước, đâu nói ra được. Cô phải hiểu như thế chứ!

- Cái ǵ cũng che đậy. Cái ǵ cũng giấu diếm. Nhưng lần hồi thiên hạ đều biết hết. Bộ anh tưởng thiên hạ đui sao?

Đến đây bỗng nghe tiếng bà hàng xóm la lớn: “Đi đâu đó nữa? Mấy bữa nay tao nói mày kê lại dùm mấy ông Táo kẻo mấy ổng sụm xuống th́ không c̣n khỉ ǵ để nấu nướng, mà mày cứ ăn rồi là xách đít đi hà!”.

Giọng người con trai: “Bộ má tưởng con đi chơi hả?”

Giọng bà hàng xóm: “Chớ đi đâu mà ngày nào cũng đi, mày nói tao nghe coi!”.

Giọng người con, có vẻ hănh diện, nói rời ra từng tiếng: “Con-đi-phục-vụ-nhân-dân!”

Giọng bà hàng xóm tức tối: “Phục vụ nhân dân! Phục vụ nhân dân! Con gái mẹ mày cũng là nhân dân đây nè! Mày phục vụ cho nó đi! Kẻo không chổi chà nó đơm lên đầu bây giờ!” Ngừng một lúc, lại nói: “Cha! Lúc này nói giọng cách mạng quá há! Phải mà! Con mẹ buôn gánh bán bưng này hăm mấy năm nay nó kềm kẹp mày quá mà! Nó nhét cho mày ăn để mày lớn! Nó ép mày học để mày khôn! Nó ác ôn quá phải hông? Nó ngụy quá phải hông? Nó giả nhơn giả nghĩa quá phải hông?”

Nghe đến đây, ông tướng nhăn mặt:

- Ăn với nói! Rơ là không có tŕnh độ!

Rồi ông đứng lên:

- Tôi phải vào cơ quan. Bao giờ cô được phép đi thăm nuôi, gặp chú ấy nhớ bảo tôi nhắn chú ấy luôn vững tin vào sự sáng suốt của Đảng và Nhà Nước. Ta khác ngụy ở chỗ xử sự có t́nh có lư và lúc nào cũng khoan hồng đối với những người biết quay về với nhân dân.

Bà Tư Hận làm thinh, nhưng nh́n người anh chồng chỉ có nửa con mắt!

Lúc đó, nghe tiếng thằng con trai nhà hàng xóm: “Rồi đó! Con kê lại mấy ông Táo rồi đó.” Giọng bà mẹ, vẫn c̣n hậm hực: “Dữ hôn! Có bao nhiêu đó mà cũng phải đợi tao nhắc năm lần bảy lượt. Thôi! Mày đi phục vụ nhân dân của mày đi. Chiều, vác mỏ về, con mẹ ngụy này nó nấu cơm cho mà ăn.”

Từ ngày dọn về đây, bà Tư Hận đi làm ở tổ hợp may thêu gần đó. Cũng phải đi làm như thiên hạ để đừng bị để ư theo dơi, chớ thật ra bà chưa đến nỗi túng thiếu nhờ đă cất giữ nữ trang trong nhà thay v́ gởi ở ngân hàng. Bây giờ, lâu lâu bà bán một vài chỉ.

Bà hàng xóm (tên là bà Năm) có cái sạp cháo ḷng ở đầu ngơ. Sáng nào bà cũng đi bộ theo thằng con trai đạp xe ba bánh chở thùng tô đĩa muỗng đũa, thùng ḷng dồi gia vị, nồi cháo lớn bằng nhôm, ḷ dầu hôi và mấy can nhựa đựng nước rửa chén... ra cây trứng cá nằm trên lề đường Phan Đăng Lưu (tức là đường Chi Lăng hồi trước).

Ở đây, có cái sạp gỗ dựng đứng và bốn năm cái ghế gỗ nhỏ được xiềng vào gốc cây trứng cá. Hai mẹ con mở ống khóa, hạ cái sạp rồi kê ngay ngắn dưới tàn cây. Xong, thằng con về nhà lấy xe đạp, đạp đi “phục vụ nhân dân” cho tới tối. Thành ra, đến trưa khi bán hết nồi cháo, bà chỉ bán có buổi sáng, bà thu xếp dọn dẹp một ḿnh, rồi đẩy xe ba bánh chở đồ nghề về nhà (bà không đạp v́ không biết đi xe đạp.)

Cứ vài bữa, bà lại mang biếu bà Tư Hận một tô cháo ḷng. Bà biết bà Tư Hận là vợ thiếu tá quốc gia và chồng đi học tập nên bà hay tới lui thăm viếng để an ủi. Bà Tư Hận thật cảm động. Có hôm bà nhắc chừng:

- Bà Năm cẩn thận. Có thể tụi nó theo dơi.

- Ối! Cái lũ cô hồn đó tôi đâu có sợ, cô Hai. Hồi tụi nó mới vô, bắt ḿnh làm tờ “báo công báo tội”. Tôi phát ghét nên khai là tôi tội lỗi đầy đầu bởi v́ gần hai chục năm nay tôi bán cháo ḷng cho ngụy ăn chớ không cho cách mạng ăn! Vậy mà có thấy thằng nào đụng tới tôi đâu, cô Hai!

- Coi vậy chớ cũng nên coi chừng, bà Năm à! Nhứt là khi bà rầy la thằng nhỏ, nói đụng chạm tới họ quá, không nên.

- Tụi nó đă coi ḿnh là ngụy th́ cứ thí mạng cùi chửi cho sướng miệng. Tội vạ ǵ mà nín thinh? Há?

Nói xong, bà Năm nhếch mép cười, làm như bà đang thách đố cách mạng vậy!

Khi bà Tư Hận được giấy phép đi thăm nuôi chồng, bà báo tin cho bà Năm và nhờ bà Năm coi chừng nhà giùm. Bà Năm mừng rỡ, làm như ông Tư Hận là người nhà:

- Dữ hôn! Tới bây giờ mới cho con người ta đi thăm nuôi. Quân ác ôn! Được rồi, cô Hai cứ yên tâm, tôi giữ nhà cho. Mà chừng nào cô Hai định đi?

- Chắc mười hôm nữa, bà Năm à. Để có th́ giờ lo cho đầy đủ. Chớ gấp rút quá th́ quên trước quên sau.

- Cô Hai nói phải đó. Đi ra tới ngoài Bắc chớ bộ gần gụi ǵ hay sao?

Ngừng một chút, bà Năm cầm tay bà Tư Hận lắc nhẹ:

- Cần ǵ th́ cứ nói nghe cô Hai, đừng ngại. Ḿnh với nhau mà.

Bà Tư Hận xúc động, lí nhí “cám ơn” mà nước mắt chảy quanh.

Lạ quá! Chỉ có mấy chữ “ḿnh với nhau” mà sao nghe ấm cúng vô cùng. Nhứt là trong hoàn cảnh này, trong giai đoạn này. “Ḿnh với nhau” là sự nhận diện của những người cùng đứng về một phía. “Ḿnh với nhau” nói lên sự cảm thông của những người cùng cảnh ngộ, cần nương tựa vào nhau, nâng đỡ nhau để sinh tồn. “Ḿnh với nhau” là t́nh người không dị biệt giai cấp. Cho nên, khi mở rộng ṿng tay, bà Năm cháo ḷng chỉ cần nói có mấy tiếng đó thôi là quá đầy, quá đủ.

Hai hôm trước ngày bà Tư Hận khăn gói đi thăm chồng, bà Năm qua nhà đưa một lon ghi-gô được ràng [buộc] chằng chịt bằng dây thun:

- Cô Hai cho tôi gởi ổng lon thịt chà bông. Tôi làm có hơi mặn để ăn cho lâu. Tôi ém chặt và ràng kỹ, cô Hai đừng lo đường xa nó sút sổ. Cô cho tôi gởi lời thăm ổng, nghen.

Bà Tư Hận “cám ơn” mà có cảm tưởng như bà Năm là người trong quyến thuộc!

Trong khi đi ra cửa, bà Năm c̣n quay lại nói:

- Cô Hai đi yên tâm. Tụi nhỏ của cô có về chơi th́ tôi lo cơm nước cho hết. Cô nhớ viết ít chữ để lại cho tụi nó biết nghen!

Bà Tư Hận gật gật đầu, nh́n theo mà thấy bà bán cháo ḷng đó c̣n cao cả gấp mấy mươi lần người anh chồng làm tướng của cách mạng!

Đi thăm chồng về, bà Tư Hận như già đi năm bảy tuổi. Mắt bà sưng húp, tóc tai rối bời, mặt mũi hốc hác. Bà Năm nh́n bà Tư Hận, động ḷng chảy nước mắt. Ngồi xuống bên bà Tư Hận, bà Năm hỏi:

- Sao, cô Hai? Khổ lắm phải không?

Bà Tư Hận mếu máo khóc, chỉ gật gật đầu chớ không nói được một lời. Bà Năm nhích lại gần, choàng tay ôm vai bà Tư Hận, chửi đổng:

- Mẹ bà nó! Quân ác ôn!

Bà Tư Hận bỗng quay sang ôm chầm lấy bà Năm, khóc nức nở. Vừa khóc vừa cố gắng nói, câu nói đứt ra từng khúc:

- Ảnh... ốm... đến nỗi... tôi... nh́n... ảnh... không ra...

Đến đây, bà Năm cảm động nghẹn lời. Bà chỉ c̣n biết vuốt vuốt lưng bà Tư Hận, giống như bà đang vỗ về người em gái.

Hôm sau, bà Tư Hận đội nón lá cầm cái thơ ông Tư Hận viết cho người anh để gởi gắm vợ con, đi bộ về cái vi-la của bà ở quận kế bên. Bà cố t́nh đi bộ, v́ bà nghĩ đến chồng. Đối với những gian khổ cùng cực mà chồng bà đă chịu đựng từ bao nhiêu năm nay, theo lời kể lại của ông Tư Hận, th́ sự đi bộ của bà không thấm thía vào đâu hết. Nhưng, khi bà đi bộ, bà tưởng chừng như bà đang chia sẻ một phần nào những khổ dịch của chồng, người tù cải tạo.

Vi-la của bà, bây giờ thấy khác trước. Tường rào đă xây lên cao. Cổng song sắt được gắn thêm lưới sắt ô vuông. Nh́n vào trong không c̣n tổ gạo, mà sân th́ đă được tráng xi-măng lót gạch khía sạch sẽ.

Thấy có bóng người, bà Tư Hận bấm chuông. Có giọng đàn bà hỏi vọng ra, giọng Bắc:

- Ai đấy?

- Dạ... tôi.

Một bà cỡ tuổi bà Tư Hận bước ra hất hàm:

- Chị muốn ǵ?

- Thưa tôi muốn t́m ông Hai “R”. Nhà tôi có viết cho ổng cái thơ.

- Đồng chí “R” à? Đồng chí ấy đă phục viên lâu rồi. Đồng chí bán nhà cho chúng tôi, xong, dọn hết về thủ đô. Thế chị là ǵ của đồng chí ấy?

Bà Tư Hận choáng váng mày mặt, chỉ c̣n kịp tỳ người vào trụ cổng để khỏi qụy xuống. Tuy nhiên, bà vẫn nghe tiếng ḿnh nói:

- Dạ... Tôi... À... Không!

Rồi câm luôn. Thấy bên ngoài làm thinh, bà người Bắc bỏ đi vào trong, nhưng vẫn nói vói ra:

- Đồng chí “R” hiện ở đâu, tôi cũng không biết. Thôi, chị về đi!

Phải một lúc lâu sau, bà Tư Hận mới hoàn hồn. Bà đứng thẳng nh́n vào trong. Bà bỗng thấy bà đă biến thành một người khác. Một người cứng rắn hơn, ĺ lợm hơn. Một người sẽ dám nh́n thẳng vào mặt kẻ địch mà chửi như bà Năm Cháo ḷng.

Ví dụ có người anh chồng đứng trước mặt bây giờ, bà sẽ xáng cho anh ta một bạt tai, điều mà trước đây bà chẳng bao giờ dám làm dám nghĩ!

Bà Tư Hận vẫn đứng thẳng, nh́n vào trong. Mắt mở to, ráo hoảnh. Môi mím chặt. Tay bà ṿ nát cái thơ của chồng viết. Bà ṿ nó mà bà không hay! Bà chỉ cảm thấy một sự căm thù đang dâng lên làm bà rạo rực. Bà nghe buồn nôn!

Phải rồi! Bà muốn nôn mửa lên những giả dối gian manh mà bọn chúng nó thằng nào cũng có sẵn trong đầu. Bà muốn nôn mửa lên những lời lẽ giả nhân giả nghĩa mà bọn chúng nó thằng nào cũng có sẵn trên đầu môi chót lưỡi. Bà muốn nôn mửa lên những thủ đoạn xảo quyệt được ngụy trang bởi những chiêu bài yêu nước thương dân, có nghĩa có t́nh... mà bọn chúng nó thằng nào cũng sẵn sàng hành động. Bà muốn... Bà muốn...

Bà Tư Hận liệng cái thơ nhàu nát xuống đất, phun nước miếng nghe cái phụt một cách khinh bỉ, rồi cúi lượm cái nón lá bỏ rơi khi năy đội lên đầu, đi thẳng.

Mấy năm sau, ông Tư Hận vẫn “c̣n được cải tạo”, bà Tư Hận lâu lâu vẫn lặn lội đi thăm nuôi chồng, hai thằng con lớn vượt biên rồi định cư ở Úc, đứa con gái lấy chồng đánh cá ở Minh Hải, thằng con út cặp với con bạn cùng xóm mở quán cà phê vỉa hè cạnh hàng cháo của bà Năm. C̣n bà Năm vẫn bán cháo ḷng, lâu lâu vẫn chửi thằng con mà giống như bà chửi Nhà Nước
florida80_is_offline   Reply With Quote
The Following 2 Users Say Thank You to florida80 For This Useful Post:
dzuca (07-16-2020), QQQ_Cake (07-15-2020)
 
Page generated in 0.08394 seconds with 10 queries