VietBF - View Single Post - Ai mới là NGỤY
View Single Post
  #1  
Old  Supseries Resize Ai mới là NGỤY
Tác Giả: Tiểu Tử

Lời tác giả: Trong ngôn ngữ thông thường miền Nam Việt Nam trước tháng tư 1975, tiếng “ngụy” nghĩa là “giả” ít thấy có ai dùng tới. Cái ǵ không phải thứ thật, không phải thứ “chánh cống”, không phải thứ “có cầu chứng tại ṭa”... là người ta gọi hoạch tẹt là “đồ giả”, chớ không ai gọi là “đồ ngụy” hết. Ví dụ như rượu giả, thuốc giả, vú giả, bạc giả, v.v.

Bởi v́ từ ngữ hồi đó rất... thật!

Sau tháng Tư 1975, tiếng “ngụy” đă theo gót dép râu (Xin lỗi! Chỗ này văn chương nghe chỏi lỗ tai một chút, nhưng rất tả chân. Không thể viết “theo gót giầy” như xưa nay thường viết, v́ đối tượng ở đây toàn mang dép râu cả!) quân nón cối và quân mũ tai bèo vào Nam làm “cách mạng”.

Sau biến cố, toàn dân miền Nam đều phải đi “học tập” ba hôm. Chính trong ba hôm đó người ta mới nghe lần đầu tiên tiếng “ngụy”. Và nghe đầy lỗ tai!

Vậy là đầu hôm sớm mai, tiếng “ngụy” được nhét vào ngôn ngữ miền Nam một cách “ngang xương”, không cần phổ thông đầu phiếu! Mới đầu nghe lạ hoắc, không hiểu ư nghĩa sâu đậm của nó. Cũng chẳng có ai giải thích. Mà ví dụ có ai to gan lớn mật đặt câu hỏi th́ cán bộ cũng chỉ giải thích ngang như cua thôi!

Thành ra nhân dân miền Nam hiểu tiếng “ngụy” một cách rất tự do, và sử dụng tiếng “ngụy” rất rộng răi (được “giải phóng”, có khác!). Thôi th́ cái ǵ của miền Nam cũng đều biến thành “ngụy” ráo. Để phân biệt với “cách mạng”! Thằng ngụy, vợ ngụy, con ngụy, lính ngụy, chánh quyền ngụy, cơ sở ngụy, xí nghiệp ngụy, công nhân ngụy, “hầm-bà-lằng” ngụy... Và người ta nghĩ một cách rất đơn giản, rất thật thà: “Hễ thấy không có đóng con dấu ngôi sao đỏ th́ cứ xếp vào đồ ngụy, là ăn chắc.”

Thật ra, khi dán cái nhăn “ngụy” lên miền Nam, “Đảng và Nhà Nước” muốn nhân dân “chủ yếu là nhân dân miền Bắc” hiểu theo định nghĩa “ngụy” là giả, giả nhân giả nghĩa, giả đạo đức, giả yêu nước thương dân, “ngụy” là đoạt của người ta mà nói là của ḿnh, là bịp, là láo, là phiến loạn...

Về sau, khi nhân dân cả hai miền đều mở mắt, tiếng “ngụy” ít thấy dùng tới. Nhưng bây giờ th́ mọi người đều nhận ra ai mới đúng là ngụy. Lớp ngụy trang bị rơi xuống, những ngụy ngôn bị vạch trần, th́ chân tướng ngụy ḷi ra rơ rệt, đến người mù cũng phải thấy

Viết dài ḍng để “đả thông tư tưởng” trước khi vào chuyện.

TT

dadao cs 30 4 75

Ông Tư Hận là thiếu tá quân lực Việt Nam Cộng Ḥa. Ông làm việc ở Bộ Tổng Tham Mưu.

Ông thuộc gia đ́nh trung lưu. Hồi 1945, cha và anh của ông đi kháng chiến rồi đi luôn ra Bắc. Từ đó, không được tin tức ǵ hết. Mẹ của ông là giáo viên tiểu học, xem việc dạy dỗ trẻ con là một thiên chức. Bà thường nhắc về người cha và người anh vắng mặt, nhứt là người anh với những kỷ niệm đẹp của thời mà hai anh em c̣n ở chung với nhau: “Anh Hai của con thương con lắm. Đi học về là cởi trần rồi cơng con chạy cà bồng cà bồng quanh sân vừa chạy vừa hí rân như ngựa làm cho con cười hắc hắc. Mà con th́ hay nhơng nhẽo với anh Hai con, đi đâu cũng bắt nó cơng hết. C̣n khi nào con đ̣i cái ǵ không được, con hay vừa khóc vừa la để ba tưởng là anh Hai chọc con, ba rầy ảnh! Tội nghiệp! Những lúc thấy con sắp sửa làm trận như vậy, anh Hai con thường đưa đầu biểu con đánh nó đi chớ đừng khóc la, sợ ba rầy!” Rồi bà kết luận: Tánh t́nh nó tốt lắm!

Ông lớn lên trong ṿng tay người mẹ, được giáo dục bằng t́nh thương, xem gia đ́nh là căn bản, lấy đạo đức làm phương châm. Và ông giữ măi trong ḷng sự mến mộ “người anh Hai lúc nào cũng làm vui ḷng em, lo lắng cho em, bảo vệ em.” Măi đến năm 1973, mới được tin qua một người bà con rằng cha mất đă lâu và người anh bây giờ là tướng của “ngoài đó”. Thật là bàng hoàng. Mẹ ông khóc hết nước mắt. Thời gian sau, bà nói: “Mẹ chỉ mong cho mau hết giặc, để anh em con về sống bên mẹ yên vui như ngày xưa. Chừng đó, mẹ măn nguyện để theo ông theo bà.”

Mẹ ông qua đời vào giữa năm 1974, chưa kịp thấy cảnh “hết giặc” ra làm sao và chưa kịp gặp đứa con làm tướng...

Mấy hôm sau ngày 30 tháng tư 1975, ông tướng nhờ người bà con đưa lại nhà ông Tư Hận. Xa cách đă ba mươi năm, nhưng hai anh em vẫn nh́n ra được nhau. Bởi v́ họ giống nhau như đúc. Sau mấy giây ngỡ ngàng, họ xà vào ôm lấy nhau siết chặt. Cả hai đều không cầm được nước mắt. Bà Tư Hận và bốn đứa con, ba trai một gái, đă lớn hết, hai đứa đại học và hai đứa trung học cấp hai đứng nh́n cảnh hai anh em ôm nhau, cũng bồi hồi xúc động.

Sau đó là bữa cơm gia đ́nh để hai anh em kể cho nhau nghe những biến thiên của đời ḿnh, của thời cuộc. Tiếp theo là ông tướng mang hành trang lại ở với gia đ́nh ông Tư Hận, để có anh có em.

Ông bà Tư Hận có hai cái nhà. Cái mà ông bà đang ở với hai con học trung học, là loại vi-la lầu có sân lót gạch và vườn cây kiểng hồ cá trang trí theo kiểu Nhựt. Nhà này do ông bà tự cất lấy hồi thời các con c̣n nhỏ. Về sau, ông được thuyên chuyển ra miền Trung một thời gian. Ông đem hết gia đ́nh ra ngoài đó, để nhà cho Mỹ mướn. Nhờ vậy, mấy năm sau, ông mua thêm một căn phố nhỏ cho hai đứa con trai lớn ở, khi chúng nó vừa vào đại học.

Sau khi đi xem nhà, ông anh bảo:

- To thế th́ ở làm ǵ cho hết? (Bây giờ ông anh nói pha giọng Bắc rất nhiều). Nguyên cái buồng ngủ thôi cũng chứa cả môt hộ bốn năm người đấy!

Hôm sau, ông Tư Hận được người anh khuyên:

- Chú làm cái vườn như thế này là phí đất. Đào lên đi để trồng trọt khoai bắp cho các cháu có mà ăn. Phải biết tăng gia chứ!

Mới đầu, ông hơi phật ư. Nhưng, khi nh́n sang hàng xóm thấy nhà nào cũng đào cũng xới kể cả dải đất hẹp bé nằm dọc theo chân tường rào phía ngoài đường, ông nghĩ: “Ḿnh cũng phải làm như thiên hạ, cho yên thân”.


Vậy là cha con ông hè hụi đập nạy, cạy khươi, gạch, bê-tông, hồ cá cho ḷi đất rồi tỉa đậu trồng ḿ! Khu vườn Nhựt Bổn mà ông Bà Tư Hận đă tự tay xây đắp, bây giờ tan hoang lồi lơm giống như băi đổ xà bần. Nhà ông Tư Hận bây giờ mới thật sự mang nét cách mạng!

Ông anh “tên R [Rận]” làm việc ở đâu, hỏi không bao giờ nói. Chỉ thấy mỗi sáng có xe của cơ quan đến rước, chiều đưa về. Ông Tư Hận, sau khi khai lư lịch ở ṭa đô chánh, tối ngày ngồi nghe tin tức qua ra-đi-ô. Bà Tư Hận không dám nấu nướng trong bếp bằng ḷ ga. Bà sợ làm như vậy nó “ngụy” quá đi, nên bà dựng ở hàng ba mấy cục gạch rồi nấu bằng than củi, bằng lá khô... Bà kê cạnh đó một cái bàn thấp để chén đũa mắm muối, c̣n nồi niêu dao thớt th́ cứ bỏ nằm lỏng chỏng dưới đất bên cái thau nhôm lớn đựng nước để dùng cho việc nấu nướng rửa ráy.

Nước lấy từ ống cao su trước đây dùng tưới vườn. Nước dơ th́ cứ tạt cha nó ra sân. Bà Tư Hận ngồi chồm hổm làm bếp, chổng khu thổi lửa khói bay um tùm làm đôi khi bà nhớ thời thơ ấu, bốn mươi mấy năm về trước, hồi ở dưới quê với bà ngoại, bà hay nh́n bà ngoại nấu cơm như bà làm bây giờ. Chỉ khác là hồi đó chưa có cách mạng! Ông anh có vẻ hài ḷng về tác phong của bà Tư Hận, nên khen: “Cô thật là sớm giác ngộ!”

Một hôm, đài phát thanh gọi các sĩ quan ngụy đi tŕnh diện học tập. Và nói rơ: “Đem theo tiền ăn cho một tháng”. Ông Tư Hận lo lắng, hỏi ư kiến ông anh th́ được trả lời:

- Chú cứ yên tâm đi học tập. Anh bảo đảm không sao hết.

Vậy là ông Tư Hận hun vợ con, xách ba-lô lên đường, c̣n dặn:

- Ở nhà có bác Hai “R[ận]”. Mẹ con bay cần ǵ th́ nhờ bác nghen.

Một tháng sau, không thấy ông về, bà Tư Hận hỏi ông anh th́ được trấn an một cách rất b́nh thản:

- Cô yên tâm. Vài hôm là về thôi!

Cứ thế, vài hôm rồi vài hôm... dài dài... Bà Tư Hận nóng ḷng, chạy đi gặp mấy bà bạn cũng là vợ sĩ quan, mới hay rằng có thể chồng đă bị chở đi luôn ra ngoài Bắc. Bà lau nước mắt, về quây quần với mấy con, ngồi đợi ông anh. Gặp ông, bà mếu máo:

- Họ chở nhà tôi đi mất rồi.

- Đi đâu mà mất? C̣n tập trung cải tạo ở trong Nam chứ phải biệt xứ đâu mà mất? Đi học tập chứ đi tù đâu mà cô sợ.

- Nghe đồn trong trại khổ lắm. Nhờ anh can thiệp cho nhà tôi về. Dù ǵ anh cũng là tướng và cha đă hy sinh v́ cách mạng.

- Cách mạng không phải như ngụy đâu cô! Không có chuyện móc ngoặc bè phái. Không có chuyện tư vị nể nang. Luôn luôn xử sự có t́nh có lư. Chú ấy cứ học tập tốt là về ngay thôi! Nói thế chứ, để tôi xem có làm ǵ được không.

Một hôm, ông anh họp các con ông Tư Hận lại khuyên:

- Ba các cháu là ngụy. Cách mạng khoan hồng gởi đi học tập cải tạo. Ba các cháu có sớm được trả về hay không là c̣n tùy thuộc ở thái độ học tập của ba các cháu. Và cũng tùy thuộc ở tŕnh độ giác ngộ cách mạng của má các cháu và các cháu nữa.

- Vậy, ḿnh phải làm sao?

- Dễ thôi! Bác sẽ giới thiệu các cháu vào đội thanh niên xung phong, nếu các cháu muốn giúp ba các cháu.

- Vô đó để làm cái ǵ, thưa bác?

- Để phục vụ nhân dân theo khả năng của ḿnh. Nếu các cháu có tinh thần phục vụ cao, Nhà Nước sẽ cho điểm tốt trong việc cứu xét trường hợp của ba các cháu.

Sau một lúc bàn tính, cả bọn bốn đứa đều đồng ư xung phong.

Bốn đứa được thâu nhận nhưng không cùng ở chung một đơn vị. Phân tán chúng nó ra, cô lập từng đứa một, để dễ theo dơi kiểm soát, tránh mầm móng phản loạn. Nhà Nước đi một nước cờ thật cao! Chúng nó được đưa đi đào đất đắp nền ở các vùng kinh tế mới hay đi đào kinh làm thủy lợi. Lâu lâu mới về thăm nhà một vài hôm. Nhưng không bao giờ cùng về một lúc. Và đứa nào về cũng xác xơ hốc hác, tay chân ghẻ lở giống như bị đi đày! Đứa con gái trước đây học năm thứ bảy dương cầm ở quốc gia âm nhạc, bây giờ tay cứng c̣ng, không đánh nổi một bài tầm thường của hồi đó. Bà Tư Hận nh́n các con mà đứt ruột. Cho nên mỗi lần đứa nào về, bà cũng chạy lo thuốc men và nấu nướng cho ăn uống tẩm bổ. Chỉ có ông anh là hài ḷng và cho rằng đó là thành quả tốt đẹp của lao động!

Một hôm, ông anh bảo người em dâu:

- Bây giờ các cháu đă có Nhà Nước lo. Cô giữ làm ǵ đến hai cái nhà? Đây là lúc mà cô phải chứng tỏ tŕnh độ giác ngộ cách mạng của ḿnh bằng cách hiến cái nhà này cho Nhà Nước để làm cơ quan phục vụ nhân dân. Như vậy, chú ấy có cơ được về sớm.

Sau vài phút suy nghĩ, bà Tư Hận chỉ bằng ḷng cho Nhà Nước mượn thôi.

- Ừ! Th́ cho mượn cũng được, tôi nghĩ thế. Để tôi liên hệ với các đồng chí ấy xem sao.

Vậy là tuần lễ sau, bà dọn về căn phố nhỏ ở cách đó độ mười lăm phút xe đạp, nhưng thuộc về một quận khác. Sự chuyển hộ (nghĩa là dời chỗ ở, địa chỉ) không gặp khó khăn, nhờ ông anh cách mạng (trong thời này, muốn chuyển hộ phải làm đơn xin phép nơi ḿnh sắp dọn đến. Phải “có lư do chánh đáng” và điều này phải được chứng nhận bởi chính quyền nơi ḿnh đang ở!)

Khi đă được chấp thuận (có kư tên đóng dấu) đương sự phải vác đơn đó về tŕnh cho chính quyền nơi đang ở để xin phép được di chuyển. Khi được chấp thuận, kư tên đóng dấu, ḿnh mới được quyền dọn đi!

Rắc rối như vậy nên lúc nào cũng có một sự giải thích rất “có tŕnh độ”: “Đằng kia có cho anh vô th́ ở đây tôi mới cho anh ra. Chớ tôi cho anh ra mà đằng kia không cho anh vô th́ anh đi đâu?”

Rơ như vậy, nhưng nhiều khi vác đơn đến “đằng kia” trước, th́ bị từ chối và dĩ nhiên được giải thích cũng rất “có tŕnh độ” không kém: “Anh phải xin phép nơi anh đang ở trước rồi mới đến đây sau. Anh có được cho đi th́ tôi mới nhận cho anh đến. Chớ bảo tôi nhận cho anh đến, trong lúc anh chưa được cho đi th́ làm sao được? Phải có đi rồi mới có đến chớ! Dễ hiểu thôi!”.

florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
florida80's Avatar
Release: 07-15-2020
Reputation: 200802


Profile:
Join Date: Aug 2007
Posts: 112,001
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	dadao_cs_30_4_75.png
Views:	0
Size:	420.3 KB
ID:	1619493  
florida80_is_offline
Thanks: 7,276
Thanked 45,822 Times in 12,742 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 139 florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
The Following 2 Users Say Thank You to florida80 For This Useful Post:
dzuca (07-16-2020), QQQ_Cake (07-15-2020)
 
Page generated in 0.09815 seconds with 11 queries