VietBF - View Single Post - Những câu chuyện để học hỏi
View Single Post
Old 12-02-2019   #1347
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 112,230
Thanks: 7,294
Thanked 45,890 Times in 12,765 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 139
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
Default

Vai tṛ của các TT Mỹ

Dĩ nhiên TT Mỹ thuộc vào tầng lớp tinh hoa quyền lực, tuy rằng không ít TT xuất thân nghèo hoặc b́nh thường. V́ do dân trực tiếp bầu ra, nói chung các TT đều đại diện cho lợi ích của đa số nhân dân. Nhưng do chịu rất nhiều sức ép từ các lực lượng trong xă hội cho nên họ phải thỏa hiệp, không phải bao giờ cũng hoàn toàn v́ lợi ích của đa số dân.




Có một sự thật không thể phủ nhận là nước Mỹ tồn tại một số nhóm lợi ích cực đoan có những hoạt động vi phạm truyền thống dân chủ của nước này và gây khó khăn cho các TT.

Đáng kể nhất là Tổ hợp công nghiệp-quân sự (Military-industrial complex). Trong diễn văn từ nhiệm đọc ngày 17/1/ 1961, TT Eisenhower từng cảnh báo nhân dân Mỹ: Trong khi thừa nhận ngành công nghiệp và quân sự có cống hiến cho việc đảm bảo an ninh của nước Mỹ, chúng ta không thể không thấy là sự cộng tác giữa chính phủ liên bang với giới quân sự và giới lănh đạo ngành công nghiệp tuy cần thiết nhưng lại có thể dẫn đến tệ nạn lạm dụng quyền lực. Ông khuyến cáo nhân dân Mỹ cần chú ư giám sát tổ hợp công nghiệp-quân sự [3].




Oliver Stone đạo diễn bộ phim JFK (phim về vụ ám sát TT J.Kennedy) từng nói Kennedy bị ám sát v́ ông muốn chấm dứt cuộc chiến tranh Việt Nam nhưng tập đoàn công nghiệp-quân sự không đồng ư. Phát biểu của Stone làm rung chuyển dư luận, v́ các báo cáo điều tra vụ ám sát Kennedy đều không nói ǵ tới vấn đề này. Năm 1968 Thượng nghị sĩ Robert Kennedy bị ám sát chết trong khi tranh cử TT cũng chỉ v́ muốn kế tục nguyện vọng kết thúc chiến tranh Việt Nam. Về sau con trai duy nhất của J. Kennedy ở tuổi 40 cũng chết trong một tai nạn máy bay riêng bí ẩn, đúng như lời bà góa Jacqueline nói: Bọn chúng muốn tiêu diệt gia tộc Kennedy.




Thứ hai là Tập đoàn chính trị Do Thái. Cộng đồng người Mỹ gốc Do Thái có gần 7 triệu người, chỉ chiếm 2,5% số dân nhưng có ảnh hưởng lớn tới chính trường Mỹ; chủ yếu v́ họ hăng hái nhất trong việc tham gia bầu cử, hơn nữa họ giàu có và khống chế bộ máy truyền thông nước này [4]. Tuy chưa có chính trị gia gốc Do Thái nào làm TT Mỹ nhưng họ thường sử dụng chiêu vận động hành lang nghị trường để gây ảnh hưởng tới chính sách đối ngoại, khiến chính phủ Mỹ tỏ ra thiếu công bằng trên vấn đề Trung Đông. Chẳng hạn Mỹ đă viện trợ không hoàn lại cho quốc gia Do Thái Israel tổng sộng khoảng 1700 tỷ USD nhằm giúp nước này có sức mạnh kinh tế và quân sự đủ để trụ được trong ṿng vây của thế giới A Rập. Thái độ thiên vị ấy đă làm người A Rập căm phẫn, hậu quả khiến nước Mỹ phải trả giá cho cuộc chiến dai dẳng chống khủng bố.




Tất cả các đời TT Mỹ đều phải đương đầu với những nhóm lợi ích nói trên. Nhiều người đă dũng cảm đấu tranh chống lại. Sáu trong số 44 TT Mỹ từng bị ám sát, trong đó 4 người chết [5], có lẽ v́ họ đi ngược lại ư đồ của các nhóm ấy.

Một lực lượng nữa thường xuyên gây sức ép với chính quyền Mỹ là quần chúng nhân dân. Ngoài việc thông qua các đại diện của ḿnh trong quốc hội để tác động lên chính phủ, phần lớn dân Mỹ, nhất là tầng lớp trung lưu, đều ở trong các tổ chức của công dân, như các tổ chức phi lợi nhuận (Non-profit Organization, NPO, thí dụ công đoàn, các hội ngành nghề, quỹ từ thiện, đoàn luật sư, think-tank v.v..). Các tổ chức này là nơi liên kết dân chúng để thống nhất quan điểm, bảo vệ lợi ích tập thể của họ, thực hiện xă hội ḥa hợp và giám sát chính quyền. Các tổ chức đó h́nh thành xă hội công dân (XHCD), một lĩnh vực tồn tại độc lập với nhà nước, thực sự là đối trọng đáng v́ nể của chính phủ.




Lực lượng XHCD Mỹ rất hùng hậu. Năm 2010 nước Mỹ có hơn 1,5 triệu NPO có tính quốc tế (U.S.-based International Nonprofit Organization), giả thử Ban quản trị mỗi NPO có 10 người, th́ ít nhất có 15 triệu dân quản lư NPO, nếu kể cả thành viên chính thức và không chính thức th́ số người tham gia NPO có cả cả trăm triệu. Tổng tài sản của các tổ chức này lên tới 3000 tỷ USD, như Quỹ Bill & Melinda Gates có tài sản 33,5 tỷ USD, tương đương GDP quốc gia xếp thứ 82 về thu nhập, trên cả 111 quốc gia khác.

NPO tận dụng các phương tiện truyền thông, mạng Internet, nhất là các mạng xă hội, tạo ra sức ép dư luận rất lớn mà chính quyền không thể bỏ qua. NPO không chỉ nói lên ư kiến nguyện vọng của dân đối với nhà nước mà c̣n tổ chức các phong trào đấu tranh đ̣i chính quyền sửa các chính sách dân không tán thành. Thí dụ những cuộc mít tinh biểu t́nh rầm rộ có mấy trăm ngh́n người tham gia phản đối sự phân biệt chủng tộc và chống chiến tranh Việt Nam hồi thập niên 60 đă làm chính phủ Mỹ phải thay đổi chính sách liên quan. Một số cuộc biểu t́nh kéo dài ngày này sang ngày khác làm chính quyền đau đầu. Những cuộc đấu tranh ấy có thể dẫn tới khủng hoảng chính trị nếu chính phủ không khéo léo giải quyết các yêu cầu của dân chúng.




Nước Mỹ gồm rất nhiều sắc tộc từ khắp thế giới đến định cư chứ không có sự thuần nhất chủng tộc (như Đức, Nhật thời xưa), quan niệm giá trị, tư tưởng chính trị của dân chúng rất đa dạng phức tạp, lại thêm giá trị cá nhân và vai tṛ làm chủ của công dân được đề cao thái quá, v́ thế công việc của chính quyền gặp nhiều khó khăn. Thí dụ thị trấn Ojai ở bang California chỉ có 8000 dân (phần lớn là người hưu trí), trữ lượng dầu mỏ dưới ḷng đất rất lớn nhưng dân ở đây đồng tâm nhất trí không cho khai thác dầu, chính phủ và các công ty cũng đành chịu.

Nh́n chung các TT Mỹ luôn ở vào thế trên đe dưới búa, phải vắt óc nghĩ cách thỏa hiệp điều ḥa lợi ích của những phía gây sức ép lên họ. Các TT đều đau đầu v́ phải đối phó với Quốc hội, đảng đối lập, dân chúng và các nhóm lợi ích. Chưa một TT nào giàu lên nhờ chức vụ của ḿnh, ngược lại chỉ nghèo đi và tổn thọ [6].

***

Nước Mỹ hiện nay (2012) đang ở vào thời kỳ khủng hoảng và suy thoái kinh tế. Đây là hậu quả tất nhiên của việc chuyển đổi mô h́nh kinh tế và toàn cầu hóa kinh tế. Thí dụ việc chuyển những ngành công nghiệp dùng nhiều nhân lực sang các nước nghèo, việc ưu tiên phát triển công nghệ cao và dịch vụ tài chính (là những ngành dùng ít nhân công nhưng thu lợi cao) đă gây ra nạn thất nghiệp tại nước Mỹ. Đây cũng là hậu quả của lối tiêu dùng kiểu Mỹ: làm ít tiêu nhiều, vay tiền của tương lai để chi tiêu hôm nay, rốt cuộc ngập trong nợ nần. V́ toàn cầu hóa kinh tế là trào lưu không thể ngăn cản cho nên khó tránh khỏi khủng hoảng kinh tế. Hơn nữa khủng hoảng diễn ra trên phạm vi toàn cầu nên từng quốc gia rất khó vượt qua nếu không có sự phối hợp toàn cầu.




Cũng như ở nhiều nước phương Tây khác, chính phủ Mỹ tỏ ra bất lực trong việc đưa đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng. Dân chúng (chủ yếu là tầng lớp trung lưu) nhận thấy phải tự cứu ḿnh, họ tổ chức Phong trào Chiếm Phố Wall, nêu khẩu hiệu “Chúng tôi là 99%” chống lại t́nh trạng 1% số dân nắm giữ 40% tài sản và chiếm hơn 20% thu nhập, chống lại việc nhà nước tài trợ cứu các ngân hàng. TT Obama và một số nhà giàu Mỹ cũng ủng hộ phong trào này.

Hiện nay giới tinh hoa tài chính Mỹ đang là đối tượng bị phong trào nói trên lên án, bởi họ chỉ t́m cách hợp pháp tăng thu nhập của ḿnh trong khi thu nhập của dân bị giảm do khủng hoảng kinh tế.

Mối quan hệ tay ba chính quyền-dân chúng-nhà tư bản ngày một căng thẳng. 69% dân Mỹ không tin vào hệ thống ngân hàng và tài chính, 65% không tin Chính phủ, Quốc hội, và các đại công ty. Phong trào Chiếm Phố Wall đang lan rộng. Nền dân chủ Mỹ bị lung lay. Khủng hoảng kinh tế có khả năng trở thành khủng hoảng chính trị.




Đại suy thoái kinh tế thế giới thập niên 30 thế kỷ XX dẫn đến sự xuất hiện những lănh tụ tài giỏi như TT F. Roosevelt ở Mỹ, Churchill ở Anh hoặc các nhà độc tài như Mussolini ở Ư, Hitler ở Đức (do các cử tri Đức bầu lên). Cuộc tranh cử TT Mỹ vẫn đang tiếp diễn nhưng chưa đến hồi quyết liệt. Lập trường ủng hộ dân của Obama có thể làm ông gặp khó trong cuộc bầu cử năm 2012; nhưng hiện nay xem ra chưa thấy ứng viên TT nào sáng giá hơn, có khả năng cứu nền kinh tế Mỹ. Người ta chỉ có thể chờ xem.

________



[1] Chiến tranh tiền tệ, bản dịch tiếng Việt, Nxb Trẻ, 6/2008

[2] http://www.brainyquote.com/quotes/a…

[3] Eisenhower warns of military-industrial complex

http://www.history.com/this-day-in-…

http://www.tapchicongsan.org.vn/Hom…

[4] Người Do Thái ở Mỹ – lực lượng quyết định chính sách của Mỹ tại Trung Đông

[5] Các TT Lincoln, Garfield, McKinley và Kennedy bị ám sát chết; hai TT Truman và Reagan bị ám sát nhưng không chết.

[6] Nước Mỹ áp dụng chế độ lương thấp cho viên chức nhà nước (khác với Singapore); lương TT không cao hơn giáo sư ĐH. Có 6 TT Mỹ về hưu trong nghèo túng, mắc nợ không trả được. 4 TT chết khi đang tại chức (Harrison, Taylor, Harding, F.Roosevelt)




Nguyễn Hải Ḥanh
florida80_is_offline  
 
Page generated in 0.07800 seconds with 10 queries