VietBF - View Single Post - Những câu chuyện để học hỏi
View Single Post
Old 12-02-2019   #1346
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 112,230
Thanks: 7,294
Thanked 45,890 Times in 12,765 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 139
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
Default

Mills vạch trần sự thật: phía sau sự phồn vinh, chế độ dân chủ mà người Mỹ tự hào đang bị đe dọa nghiêm trọng ; trong thời gian chiến tranh lạnh, quyền lực của đông đảo nhân dân Mỹ đang bị mất dần. Các giám đốc điều hành (CEO) đại công ty đến nhậm chức trong chính phủ Mỹ (như sau này McNamara Chủ tịch công ty Ford Motor làm Bộ trưởng Quốc pḥng), tướng lĩnh cấp cao trong quân đội chuyển sang lănh đạo đại công ty; quyền lực đang tập trung vào tay các nhà lănh đạo quân đội, công ty và chính khách, tức nhóm tinh hoa thống trị quốc gia. Hơn thế nữa, địa vị của giới lănh đạo quân đội và đại công ty đang lên cao, địa vị của các nhà chính trị th́ đang hạ thấp. Mills và Hunter cho rằng quyền lực thoạt tiên bén rễ trong các tổ chức chứ không phải trong các cá nhân, các hội đoàn, nhóm lợi ích và đảng phái như nhiều nhà chính trị ḍng chính quan niệm, cũng không phải là các giai cấp như các nhà Mác xít nghĩ.




Mills đồng ư với 3 tiêu chuẩn phân chia các tầng lớp xă hội do Max Weber đề xuất: tiền vốn (tư bản), quyền lực và danh vọng (3 thứ này có thể chuyển hóa lẫn nhau). Ông vạch ra sai lầm của Thuyết cân bằng phổ biến trong nhận thức của người Mỹ. Cơ chế tam quyền phân lập nhằm ngăn chặn sự tập trung quyền lực, nhưng trong thực tế cơ chế đó bị thách thức. Dân chúng chỉ chú ư tới tầng lớp trung lưu mà mơ hồ về cấu trúc quyền lực tổng thể, nhất là tầng lớp trên và tầng lớp dưới. Tầng lớp trên ngày càng nhất thể hóa và đă xuất hiện tinh hoa quyền lực. Ông cho rằng CNTB Mỹ là CNTB quân sự ; mối quan hệ quan trọng nhất giữa đại công ty với nhà nước th́ xây dựng trên sự nhất trí về nhu cầu của quân đội và công ty. Sự nhất trí đó tăng cường sức mạnh của mỗi bên và làm suy yếu vai tṛ của các chính khách.




Giới truyền thông đại chúng Mỹ giúp các nhân vật tinh hoa quyền lực có được vinh quang mà tầng lớp trên ở bất cứ nước nào cũng chưa từng được hưởng. Truyền thông đại chúng và cơ chế giáo dục ở Mỹ đă che giấu sự vô đạo đức của tầng lớp trên và việc tầng lớp này tước đoạt quyền lợi của dân chúng.




Wright Mills là nhà phê phán xă hội có ảnh hưởng nhất ở Mỹ thập niên 1950. Thuyết Nước Mỹ tồn tại tinh hoa quyền lực cấu tạo bởi nhóm 3 đại gia (The Big Three, gồm các trùm chính quyền, quân đội, công ty độc quyền) của ông được gọi là chủ nghĩa Mills (Millsian). Nó cùng với chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa đa nguyên tạo ra cục diện bộ ba ở Mỹ. Quan điểm tiến bộ của Mills khiến ông bị một số học giả cho là thân Fidel Castro (ông có sang thăm Cuba mấy lần), thân cộng sản ; ông từng có ư định bỏ nước Mỹ sang sống ở Anh. Trong hơn 50 năm qua sách Tinh hoa quyền lực được tái bản nhiều lần. Tuy t́nh h́nh xă hội Mỹ ngày nay khác ngày ấy, nhưng quan điểm của Mills hiện vẫn có giá trị trong việc giải thích cấu trúc quyền lực ở Mỹ.




Những người theo thuyết cân bằng và theo chủ nghĩa đa nguyên công kích thuyết tinh hoa quyền lực; họ cho rằng trải qua cuộc cách mạng quản lư, CNTB gia tộc đă suy yếu, xă hội phương Tây không c̣n tồn tại tinh hoa đơn nhất và tập trung (tức tinh hoa quyền lực) nữa, mà chỉ c̣n một quần thể tinh hoa đă phân tán về quyền lực và cạnh tranh lẫn nhau.




Phái Mác xít giải thích cấu trúc quyền lực từ điểm xuất phát là sự đối kháng giai cấp và nhấn mạnh đấu tranh giai cấp xảy ra ở mọi nơi mọi lúc; họ cho rằng việc Mills bỏ khái niệm giai cấp thống trị, đưa ra khái niệm tinh hoa quyền lực, nhấn mạnh mối quan hệ giữa tinh hoa quyền lực với thể chế là cách làm không triệt để, dễ đi tới coi nhẹ tác dụng chủ đạo quá tŕnh quyết sách của của giới tinh hoa thương mại, hạ thấp kinh tế xuống ngang hàng với chính trị và quân sự.




Quan điểm Tinh hoa quyền lực của W. Mills có ảnh hưởng rất lớn tới phong trào phản chiến và phong trào sinh viên ở Mỹ hồi thập niên 60. Đáng tiếc ông mất sớm (1916-1962) nên không thể tiếp tục cống hiến trên lĩnh vực này.

Phái theo chủ nghĩa phê phán (criticism) ca ngợi cách đặt vấn đề có tính phê phán của Mills ; tuy không hoàn toàn đồng ư với ông nhưng họ viết khá nhiều sách phát triển học thuyết của ông.




Trong số các tác phẩm ấy, đáng kể nhất là cuốn Ai thống trị nước Mỹ? (Who Rules America?) của G.W.Domhoff xuất bản năm 1967, được xếp thứ 12 trong số 50 bestseller về xă hội học thời gian 1950-1995. Sách này sau đó lại bổ sung và tái bản, đến năm 2010 đă xuất bản lần thứ 6, có những thông tin về Barack Obama.

Tiếp đó là cuốn Ai đang thống trị nước Mỹ? (Who’s Running America?) của Thomas R. Dye, xuất bản năm 1976, mỗi đợt bầu Tổng thống mới lại tái bản có bổ sung, đến nay đă có bản thứ 7 (The Bush Restoration). Bản nào cũng có một chủ đề: nước Mỹ vẫn bị thống trị bởi các nhóm tinh hoa quyền lực chiếm địa vị cao trong các thiết chế quan trọng.




Nhiều năm qua, giới trí thức Mỹ không ngừng tranh luận vấn đề Ai thống trị nước Mỹ. Trên mạng có riêng một website Who Rules America.net dành cho việc này. Hai phái chủ nghĩa đa nguyên và chủ nghĩa tinh hoa (Elitism) hăng hái tranh căi với nhau.

Dư luận dường như nhất trí ở một điểm: nước Mỹ không do số đông (masses) lănh đạo. Vấn đề là nước này có tồn tại tinh hoa quyền lực hay không ?




Cuốn Ai thống trị nước Mỹ: Sự biến đổi quyền lực, chính trị và xă hội (Who Rules America? Power, Politics and Social Change) của G.W.Domhoff bản in năm 2006 được coi là tác phẩm kinh điển nghiên cứu về tinh hoa quyền lực nước Mỹ. Domhoff khẳng định nước Mỹ bị thống trị bởi tầng lớp tinh hoa đang sở hữu và điều hành những tài sản có thu nhập lớn như ngân hàng và tập đoàn công ty, họ làm chủ cấu trúc quyền lực chính trị và kinh tế của nước Mỹ. Họ là chủ sở hữu hoặc CEO các công ty làm ra khối lượng của cải khổng lồ, là những cố vấn pháp lư của công ty… gọi chung là cộng đồng doanh nhân.




Khái niệm tinh hoa quyền lực do Mills đề ra đă làm rung chuyển giới trí thức Mỹ và gây ra cuộc tranh luận suốt hơn nửa thế kỷ qua. Cuộc tranh căi đó động chạm tới nhận thức về các khái niệm tinh hoa, dân chủ, quyền lực, nhận định về cấu trúc quyền lực và xu thế phát triển của nó trong xă hội Mỹ, và dẫn tới các vấn đề thuộc khái niệm rộng hơn – lĩnh vực xă hội học tinh hoa (Sociology of Elites). Các nhà chính trị học nhiều nước, kể cả Trung Quốc, đang vận dụng quan điểm của Mills để xem xét vấn đề tinh hoa quyền lực tại nước ḿnh.
florida80_is_offline  
 
Page generated in 0.06961 seconds with 10 queries