VietBF - View Single Post - Làm thế nào để biết ḿnh dị ứng vaccine Covid-19?
View Single Post
Old 08-04-2021   #12
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 112,220
Thanks: 7,291
Thanked 45,887 Times in 12,764 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 139
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
Default

Cách chăm sóc người bệnh bị cảm cúm hiệu quả tại nhà
Cách chăm sóc người bị cảm cúm hiệu quả tại nhà, cach cham soc nguoi bi cam cum hieu qua tai nhaCúm là một căn bệnh khá phổ biến và rất dễ gặp phải ở tất cả mọi lứa tuổi khác nhau, từ trẻ em, người trưởng thành đến người già đều có nguy cơ mắc bệnh cúm khi thời tiết thay đổi, sức đề kháng cơ thể yếu hay dịch cúm đang hoành hành. Đối với những bệnh nhân bị bệnh cúm thông thường không nhất thiết phải đến điều trị tại cơ sở y tế mà có thể tự điều trị ở nhà theo chỉ dẫn của bác sĩ và được những người thân chăm sóc. Vậy việc chăm sóc bệnh nhân bị bệnh cúm thế nào cho hiệu quả để đảm bảo bệnh nhân nhanh chóng hết bệnh và người chăm sóc không bị lây nhiễm? Dieutri9.com sẽ tư vấn cho các bạn cách chăm sóc người bệnh bị cảm cúm hiệu quả tại nhà nhé.

Cách chăm sóc người bệnh bị cảm cúm
Đối với người bệnh bị cảm cúm
– Bệnh nhân bị bệnh cúm thường th́ chỉ cần chăm sóc và cho uống thuốc đầy đủ, đúng liều, đúng loại theo chỉ dẫn của bác sỹ từ 3-5 ngày các triệu chứng sẽ thuyên giảm dần và khỏi hẳn. Chính v́ vậy đối với người chăm sóc bệnh nhân bị bệnh cúm cần đảm bảo đúng theo 2 nguyên tắc:

Chăm sóc để bệnh nhân nhanh chóng khỏi bệnh trong thời gian kể trên;
Người chăm sóc không bị lây nhiễm bệnh.
– Khi bị bệnh cúm, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng như: sốt cao, có khi lên tới 39-40 độ c, thân nhiệt không ổn định, có cảm giác ớn lạnh, hoặc rét run, nhức đầu, ù tai, chóng mặt, hoa mắt, hắt hơi, xổ mũi, chảy nước mắt, ho, khàn tiếng, chán ăn, buồn nôn, ít đi tiểu, toàn thân mệt mỏi ră rời.

Chăm sóc người bị cảm cúm, cham soc nguoi bi cam cum

– Cần cách ly bệnh nhân bị cúm với những người không bị mắc bệnh sống trong gia đ́nh càng nhiều càng tốt nếu có thể, ít nhất là 5 ngày sau khi bắt đầu có các triệu chứng biểu hiện, đặc biệt đối với những người có sức đề kháng yếu và dễ lây nhiễm như người già, trẻ em, người có sức khỏe không ổn định;

– Không cho phép bệnh nhân không nên rời khỏi nhà trong thời gian mà họ có khả năng lây nhiễm cho người khác nhiều nhất (5 ngày khi bắt đầu có triệu chứng bị cúm), trường hợp bắt buộc phải ra khỏi nhà, bệnh nhân nên đeo khẩu trang y tế và che miệng, mũi khi ho, hắt hơi, sử dụng khăn giấy để ngăn các chất tiết hô hấp nhằm tránh nguy cơ lây bệnh cho những người khác.

– Lúc này, bệnh nhân cần được nghỉ ngơi, thư giăn ở những nơi thoáng khí, tránh gió, tránh nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, không nên cho bệnh nhân nằm pḥng máy lạnh v́ sẽ khiến bệnh khó thuyên giảm và làm cho các triệu chứng khan cổ, khàn tiếng trầm trọng thêm.

– Cho bệnh nhân uống thuốc hạ nhiệt theo chỉ định của thầy thuốc (như paracetamol, cảm xuyên hương…) và uống vitamin C liều cao v́ đối với những người có tiền sử loét dạ dày – tá tràng không được uống aspirin, APC, vitamin C;

– Cho bệnh nhân mặc áo quần thoáng mắt, trùm mền kín và xông các lá thơm (như lá chanh, lá bưởi, lá tía tô, kinh giới, bạc hà, lá sả, tần dày lá (húng chanh), húng quế, ngũ trảo, từ bi, long năo, bồ bồ (thuỷ xương bồ) để thông mũi, giải cảm, toát mồ hôi độc ra ngoài và tạo cảm giác dễ chịu, thư giăn cho cơ thể người bệnh;

– Hằng ngày, người bệnh phải nhỏ mũi bằng thuốc sát khuẩn và uống 1 ly tỏi băm nhuyễn pha nước ấm.

– Bệnh nhân cần ăn thực phẩm lỏng, nóng, dễ tiêu, uống nhiều nước (oresol, nước quả tươi…), nhất là với người cao tuổi và trẻ em. Không cho bệnh nhân ăn các thức ăn lạnh v́ sẽ khiến bệnh khó thuyên giảm;

– Trong thời gian mắc bệnh cúm, cần hạn chế tập trung nơi đông người xung quanh bệnh nhân;

– Người bệnh cần được giữ ấm cơ thể, tránh bị nhiễm lạnh đột ngột, bảo đảm chế độ cách ly;

– Cho bệnh nhân ăn các món ăn giải cảm như:

Cháo giải cảm: Lá tía tô (tươi) 12-30g, củ hành tím (hoặc hành tăm) 6-12g, gừng tươi 4-10g, trứng gà 1 cái, gạo 30-80g. Cách làm: Lá tía tô rửa sạch, xắt nhỏ. Hành tím và gừng tươi băm nhỏ. Nấu gạo thành cháo nhừ rồi cho ḷng đỏ trứng gà vào đánh tan, cho tía tô, hành, gừng vào quậy đều. Nêm gia vị vừa ăn, cho bệnh nhân ăn khi nóng.
Cháo gà nấu với đậu xanh và hành lá, ng̣ rí, tỏi tươi.
Lá tía tô 8-10g, quế chi 6-8g, gừng tươi 3 lát. Ba thứ rửa sạch, nấu với 300ml nước, sôi khoảng 10 phút. Uống một lần, uống nóng cho ra mồ hôi.
Nước sả, gừng, mật ong: Sử dụng 30g củ sả tươi, 20g gừng, 20g mật ong. Cách làm: Củ sả, củ gừng bỏ vỏ ngoài, rửa sạch, giă nát nhuyễn, ḥa với nước để lọc lấy 100-200ml nước. Cho nước sả-gừng vào nồi cùng với mật ong, trộn đều, đem đun nhỏ lửa đến khi sôi là được. Cho bệnh nhân uống khi c̣n ấm, trước khi ăn.
Nước chanh tươi ấm pha mật ong.
– Đối với trường hợp cúm thường nhưng sốt sau 7 ngày mà người bệnh vẫn không giảm hoặc tái sốt cần đến cơ sở y tế ngay v́ có thể bị bội nhiễm vi khuẩn và các biến chứng nguy hiểm khó lường khác.

Đối với người chăm sóc bệnh nhân bị cảm cúm
– Cần đeo khẩu trang trong quá tŕnh tiếp xúc, nhỏ mũi thuốc sát khuẩn, thường xuyên rửa tay sau và trước khi tiếp xúc với bệnh nhân bằng nước rửa tay diệt khuẩn;

– Chú ư bồi dưỡng thêm chất bổ để đảm bảo sức khỏe, nên ăn thêm gia vị làm ấm cơ thể và có tính kháng khuẩn (như hành, tỏi, gừng…), ăn nhiều rau quả trái cây tươi chứa nhiều vitamin C (chanh, cam, quưt,…) để tăng cường sức đề kháng chống lại vi khuẩn gây bệnh;

– Mỗi ngày nên uống 1 ly trà gừng ấm và 1 lư tỏi băm nhuyễn pha nước để giảm thiểu tối đa nguy cơ bị lây bệnh;

– Đồ dùng của người ốm (như bát, đũa, th́a, cốc, chén…) hằng ngày nên luộc sôi, tốt nhất là nên dùng riêng, không ôm áo quần bẩn của người bệnh vào người. Tuyệt đối không ăn thức ăn thừa của người bệnh;

– Khăn giấy của bệnh nhân đă sử dụng nên để trong túi và xử lư với các loại rác thải khác. Xem xét việc đặt túi để sử dụng cho mục đích này bên cạnh giường để bệnh nhân tiện sử dụng và người chăm sóc cũng “đỡ việc” hơn;

– Khi thấy sổ mũi, nhức đầu, đau ḿnh mẩy, mắt đỏ, gai gai rét, phải cách ly và khám, điều trị ngay.

Trên đây là cách chăm sóc người bệnh bị cảm cúm hiệu quả tại nhà mà các bạn có thể áp dụng phù hợp khi trong gia đ́nh có bệnh nhân bị cúm thông thường nhằm đảm bảo cho bệnh nhân nhanh chóng hết bệnh và tránh nguy cơ lây nhiễm cho các thành viên khác trong gia đ́nh một cách hiệu quả. Chúc bạn áp dụng thành công và luôn biết cách chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của ḿnh thật tốt nhé.
florida80_is_offline   Reply With Quote
 
Page generated in 0.08124 seconds with 10 queries