VietBF - View Single Post - ÂM NHẠC MIỀN NAM VÀ NHỮNG NGÀY XƯA THÂN ÁI
View Single Post
Old 01-26-2021   #2
hoathienly19
R4 Cao Thủ Vơ Lâm
 
Join Date: Sep 2020
Posts: 842
Thanks: 1,657
Thanked 1,149 Times in 509 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 23 Post(s)
Rep Power: 5
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
Default




Từ những ngày xa xăm tuổi nhỏ, những người lính VNCH là thần tượng của chúng tôi.


Tôi mơ được làm một người lính Dù bởi anh là loài chim quư, là cánh chim trùng khơi vạn lư, là người ra đi từ tổ ấm để không địa danh nào thiếu dấu chân anh, và cuối cùng anh bi hùng ở lại Charlie.

Giữa những đau thương chia ĺa của chiến tranh, những ḍng nhạc của Trần Thiện Thanh đă cho tôi biết thương yêu, kính trọng những người lính không chân dung nhưng rất gần trong ḷng chúng tôi.

Những " cánh dù ôm gió, một cánh dù ôm kín đời anh" cũng là những cánh dù ôm ấp lư tưởng đang thành h́nh trong tâm hồn tuổi nhỏ của chúng tôi.






Nh́n lại quăng thời gian binh lửa ấy, tôi nhận ra ḿnh và các bạn cùng lứa không hề biết rơ Phạm Phú Quốc là ai, chỉ biết và say mê huyền sử của một người được :

" Mẹ yêu theo gương người trước chọn lời. Đặt tên cho anh, anh là Quốc. Đặt tên cho anh, anh là Nước. Đặt tên cho Người. Đặt t́nh yêu Nước vào nôi ", chỉ ước ao một ngày chúng tôi cũng được như anh, cũng sẽ là những "Thần phong hiên ngang chẳng biết sợ ǵ!"

Chúng tôi, nhiều đứa núi đồi, rừng rú, chưa bao giờ thấy biển nhưng thèm thuồng màu áo trắng và đại dương xanh thẳm, thuộc ḷng câu hát :

"Tôi thức từng đêm, thơ ấu mà nghe muối pha trong ḷng. Mẹ là mẹ trùng dương, gào than từ băi trước ghềnh sau. Tuổi trời qua mau, gió biển mặn nuôi lớn khôn tôi. Nên năm hăm mốt tuổi, tôi đi vào quân đội. Mà ḷng th́ chưa hề yêu ai".






Chúng tôi cũng không t́m đọc tiểu sử, cuộc chiến đấu bi hùng của Đại tá Nhảy Dù Nguyễn Đ́nh Bảo, cũng không biết địa danh Charlie nằm ở đâu, nhưng Đại tá Nguyễn Đ́nh Bảo là biểu tượng anh hùng của chúng tôi để chúng tôi thuộc ḷng khúc hát:

"Toumorong, Dakto, Krek, Snoul. Trưa Khe Sanh gió mùa, đêm Hạ Lào thức sâu. Anh! Cũng anh vừa ở lại một ḿnh, vừa ở lại một ḿnh. Charlie, tên vẫn chưa quen người dân thị thành."







Chúng tôi không biết "Phá" là ǵ, "Tam Giang" ở đâu, nhà thơ Tô Thùy Yên là ai, nhưng:

- "Chiều trên phá Tam Giang anh chợt nhớ em, nhớ ôi niềm nhớ ôi niềm nhớ đến bất tận. Em ơi, em ơi..." đă thân thiết chiếm ngự tâm hồn để chúng tôi biết thương những người anh chiến trận đang nhớ người yêu, nhớ những người chị, cô giáo của chúng tôi ngày ngày lo âu, ngóng tin từ mặt trận xa xăm.






Trong cái nôi của những ngày xưa thân ái ấy, từ nơi khung trời đầy mộng mơ của ḿnh chúng tôi chỉ biết đến nỗi niềm của các anh bằng những "Rừng lá xanh xanh lối ṃn chạy quanh, Đời lính quen yêu gian khổ quân hành".

Giữa mùa xuân pháo đỏ rộn ràng con đường tuổi thơ th́ chính âm nhạc nhắc cho những đứa bé chúng tôi biết đó cũng là :

"ngày đầu một năm, giữa tiền đồn heo hút xa xăm, có người lính trẻ, đón mùa xuân bằng phiên gác sớm".

Giữa những sum vầy b́nh an bên cạnh mai vàng rực rỡ, th́ ở xa xăm có những người con rưng rưng nhớ đến Mẹ già và gửi lời tha thiết :

"bao lứa trai cùng chào xuân chiến trường, không lẽ riêng ḿnh êm ấm, Mẹ ơi con xuân này vắng nhà..."

Âm nhạc Việt Nam đă gieo vào tâm hồn chúng tôi h́nh ảnh rất b́nh thường, rất người, nhưng ḷng ái quốc và sự hy sinh của thế hệ đàn anh chúng tôi - những người lính VNCH - th́ ngời sáng. Và chúng tôi biết yêu thương, khâm phục, muốn noi gương các anh là cũng từ đó.

*

Sau ngày Thầy hy sinh, chúng tôi gần gũi với Cô giáo Việt Văn của ḿnh hơn. Nhiều đêm thứ bảy, tôi và các bạn ghé nhà thăm Cô.

Đó là lúc chúng tôi đến với Một thời để yêu - Một thời để chết.

Chúng tôi bắt đầu chạm ngơ t́nh yêu với những Vũng lầy của chúng ta, Con đường t́nh ta đi, Bây giờ tháng mấy, Ngày xưa Hoàng Thị, T́nh đầu t́nh cuối, Em hiền như Ma Soeur, Trên đỉnh mùa đông, Trả lại em yêu...

Đó là lúc Cô đọc thơ :

- Chiều trên Phá Tam Giang của Tô Thùy Yên cho chúng tôi nghe, giảng cho chúng tôi về tài nghệ "thần sầu" của Trần Thiện Thanh trong lời nhạc "anh chợt nhớ em, nhớ ôi niềm nhớ... ôi niềm nhớ........ đến bất tận. Em ơi... em ơi!..." khi diễn tả nỗi nhớ ngút ngàn, và sau đó chú Trần Thiện Thanh Toàn - em ruột của nhạc sĩ Nhật Trường ở Sài G̣n lên thăm Cô, vừa đàn vừa hát.

Những buổi tối này, ḿnh tôi ở lại với Cô tới khuya. Cô đọc thơ và hát nhạc phổ từ thơ của Nguyễn Tất Nhiên, chỉ cho tôi tính lăng đăng của lời nhạc Từ Công Phụng

- Khắc khoải của Lê Uyên Phương

- Mượt mà của Đoàn Chuẩn - Từ Linh

- Sâu lắng của Vũ Thành An...

Và qua âm nhạc, Cô kể tôi nghe chuyện t́nh của Cô và Thầy. Hai người đến với nhau khởi đi từ bản nhạc mà Cô hát khi Cô c̣n là nữ sinh Đệ Nhất và Thầy là Sinh Viên Sĩ Quan Trường Vơ Bị Quốc Gia Việt Nam. Bản nhạc ấy có những ḍng như sau :

"Nhưng anh bây giờ anh ở đâu

con ễnh ương vẫn c̣n gọi tên anh trong mưa dầm

tên anh nghe như tiếng thở dài của ḷng đất mẹ

Dạo tháng Ba tên anh lẫn trong tiếng sấm đầu mùa mưa

nghe như tiếng gầm phẫn nộ đến từ cuối trời."

Thầy và cô tôi yêu nhau từ sau khúc hát Người T́nh Không Chân Dung ấy và "người chiến sĩ đă để lại cái nón sắt trên bờ lau sậy này" cũng là định mệnh Thầy, của cuộc t́nh bi thương giữa một cô giáo trẻ và người lính VNCH.

Cô tôi sống một ḿnh và qua đời vào năm 2010. Bạn cùng lớp của tôi là Phương lùn, vào một ngày cuối năm, từ Sài G̣n trở về Ban Mê Thuột, xách đàn đến trước mộ Cô và hát lại "Ta ngắt đi một cụm hoa Thạch Thảo" để thay mặt những đứa học tṛ thơ ấu kính tặng hương hồn của Cô.

C̣n tôi, năm tháng trôi qua nhưng tôi biết rơ trong ḍng máu luân lưu và nhịp đập của tim ḿnh vẫn đầy tràn những thương yêu mà Cô đă gieo vào tôi bằng Âm Nhạc Miền Nam.



*


Một buổi tối chúng tôi ngồi hát với nhau. Các bạn từ Hà Nội, Nam Định, Yên Bái, Đà Nẵng, Sài G̣n... nhưng chỉ có ḿnh tôi là sinh ra và lớn lên trước 1975.

Các bạn tôi, hay đúng ra là những người em đang cùng đồng hành trên con đường đă chọn, đă thức suốt đêm hát cho nhau nghe. Rất tự nhiên, rất b́nh thường:

- Toàn là những ca khúc của miền Nam thân yêu.


Đêm hôm ấy, cả một quăng đời của những ngày xưa thân ái trong tôi sống lại. Sống lại từ giọng hát của những người em sinh ra và lớn lên trong ḷng chế độ độc tài.

Các em hát cho tôi nghe về những người lính miền Nam mà các em chưa bao giờ gặp mặt :

"Anh sẽ ra đi nặng hành trang đó, đem dấu chân soi tuổi đời ngây thơ, đem nỗi thương yêu vào niềm thương nhớ, anh sẽ ra đi chẳng mong ngày về...".

Tôi hát cho các em ḿnh về những ngày tháng mộng mơ trước
"giải phóng" của những :

"Con đường tuổi măng tre, nắng vàng tươi đẹp đẽ, bóng người dài trên hè, con đường t́nh ta đi..."

Các em tâm sự về cảm nhận đối với người lính VNCH qua những ḍng nhạc êm đềm, đầy t́nh người giữa tàn khốc của chiến tranh :

"Tôi lại gặp anh, người trai nơi chiến tuyến, súng trên vai bước lê qua đường phố; tôi lại gặp anh, giờ đây nơi quán nhỏ, tuổi 30 mà ngỡ như trẻ thơ"..






Tôi chia sẻ với các em về nỗi ngậm ngùi quá khứ :


"Như phai nhạt mờ, đường xanh nho nhỏ, hôm nay t́nh cờ, đi lại đường xưa đường xưa. Cây xưa c̣n gầy, nằm phơi dáng đỏ, áo em ngày nọ, phai nhạt mây màu, âm vang thuở nào, bước nhỏ t́m nhau t́m nhau"...

Đêm ấy, khi các bạn nói lên cảm nhận về những mượt mà, êm ả, nhân ái của Âm Nhạc Miền Nam, tôi đă tâm sự với các bạn rằng :

Chỉ cần lắng nghe và hát lên những ḍng nhạc ấy, các em sẽ hiểu thấu được những mất mát khủng khiếp của con người miền Nam.


Những mất mát không chỉ là một cái nhà, một mảnh đất, mà là sự mất mát của cả một đời sống, một thế giới tâm hồn, một đổ vỡ không bao giờ hàn gắn lại được.

Khi những mượt mà, nhân ái ấy đă bị thay thế bởi những :

- "Bác cùng chúng cháu hành quân" và "Tiến về Sài G̣n" th́ các em hiểu được tuổi thanh xuân và cuộc đời của những thế hệ miền Nam đă bị đánh cắp hay ăn cướp như thế nào.



*


Gần 42 năm trôi qua,
Âm Nhạc Miền Nam vẫn như ḍng suối mát trôi chảy trong tâm hồn của người dân Việt.

Chảy từ đồng bằng Cửu Long, xuôi ngược lên Bắc, nhập ḍng sông Hồng để tưới mát tâm hồn của mọi người dân Việt đang bị thiêu đốt bởi ngọn lửa bạo tàn cộng sản.

Ḍng suối trong mát ấy cũng cuốn phăng mọi tuyên truyền xảo trá của chế độ về xă hội, con người miền Nam trước 1975 cũng như về tư cách, phẩm giá, lư tưởng của những người lính VNCH và t́nh cảm trân quư, yêu thương của người dân miền Nam dành cho họ.

Gần 42 năm trôi qua,
trong tuyệt vọng của những kẻ thật sự đă thua trận trong cuộc chiến giữa chính nghĩa và gian tà, nhà cầm quyền cộng sản đă t́m mọi cách để tiêu diệt Âm Nhạc Miền Nam.

Nhưng họ không biết rằng, ḍng âm nhạc đó không c̣n là những bản in bài hát, những CD được sao chép, bán buôn...

Âm Nhạc Miền Nam đă trở thành máu huyết và hơi thở của người dân Việt, bất kể Bắc - Trung hay Nam, bất kể sinh trưởng trước hay sau 1975.

Bạo tàn và ngu dốt có thể đem Âm Nhạc Miền Nam vào những danh sách cấm đoán vô tri vô giác, nhưng không bao giờ
đem được Âm Nhạc Miền Nam ra khỏi con người Việt Nam.


Ai giải phóng ai ?


Hăy hỏi Con Đường Xưa Em Đi và đốt đuốc đi t́m xem Bác Cùng Chúng Cháu Hành Quân đang nằm trong cống rănh nào trên những con đường Việt Nam !!!

Vũ Đông Hà

danlambaovn.blogspot.com


hoathienly19_is_offline   Reply With Quote
The Following User Says Thank You to hoathienly19 For This Useful Post:
duckyy (03-03-2021)
 
Page generated in 0.08423 seconds with 10 queries