VietBF - View Single Post - Your's Health
Thread: Your's Health
View Single Post
Old 10-08-2019   #4826
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 112,230
Thanks: 7,294
Thanked 45,890 Times in 12,765 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 139
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
Default

Những người dưới 19 tuổi được điều trị bằng aspirin trong thời gian dài cũng rất dễ bị cúm.

3. Bệnh cúm ở trẻ em

Trẻ em dễ bị bệnh cúm hơn người lớn vì cơ thể của trẻ vẫn còn đang phát triển. Bệnh cúm có thể khiến trẻ phải nhập viện và dẫn đến tử vong. Cách tốt nhất để chống lại nó là điều trị sớm. Để làm được điều này, bạn cần phải biết nguyên nhân gây ra cúm.

4. Nguyên nhân gây cúm

Virus cúm lây lan từ người này sang người khác thông qua không khí, nước, thực phẩm và tiếp xúc hằng ngày. Vì vậy, trẻ sẽ bị cúm khi:
•Tiếp xúc với người bị cúm khi họ hắt hơi hoặc ho
•Tiếp xúc hoặc dùng chung đồ với những đứa trẻ đang bị cúm. Virus cúm tồn tại ở nhiều nơi như bút chì, tập vở…
•Uống chung bình nước hoặc ăn chung với người bị cúm.

Kể từ khi bị lây nhiễm, các triệu chứng của cúm sẽ bắt đầu biểu hiện và kéo dài khoảng 7 ngày. Virus cúm thường lây lan cho người khác trong 24 giờ đầu tiên sau khi bị nhiễm. Điều này khiến cho việc ngăn ngừa cúm trở nên khó khăn.

5. Các dấu hiệu con bị cúm

de-phong-cam-cum-o-tre-em

Rất dễ bị nhầm lẫn giữa các triệu chứng của cúm với các triệu chứng của cảm lạnh. Mặc dù chúng khá giống nhau nhưng có một số điểm khác biệt mà bạn cần lưu ý.

Cảm lạnh và cúm là hai căn bệnh hoàn toàn khác nhau do các loại virus khác nhau gây ra. Cảm lạnh không có cách điều trị, bạn chỉ có thể ngăn hoặc kiểm soát các triệu chứng của nó mà thôi.

Còn cúm là do một loại siêu virus thuộc họ cúm gây ra và bệnh này có cách để điều trị. Dấu hiệu con bị cúm gồm nhức đầu, cùng với các triệu chứng thường gặp khi bị cảm lạnh như ho, đau họng, đau cơ… Cúm cũng có thể gây ra ói mửa, tiêu chảy, sốt cao.

Các triệu chứng nghiêm trọng hơn là thở khò khè và thường bắt đầu sau 2 ngày khi trẻ mắc bệnh. Một số triệu chứng mắc cúm thường gặp:
•Sốt
•Ớn lạnh
•Nhức đầu
•Đau cơ hoặc đau nhức cơ thể
•Ho
•Mệt mỏi và yếu ớt
•Sổ mũi hoặc nghẹt mũi
•Đau họng
•Chóng mặt
•Chán ăn, buồn nôn hoặc nôn
•Đau tai
•Tiêu chảy.

Những triệu chứng này khá phổ biến ở những bệnh nhân mắc bệnh cúm A hoặc cúm B. Những trẻ mắc cúm C thường có các triệu chứng sau:
•Chảy nước mắt
•Khó chịu
•Mắt, mũi, cổ họng và da bị đỏ

Cúm C thường rất hiếm gặp và ít gây ra bệnh dịch.

Cúm là một bệnh nguy hiểm và có thể đe dọa đến tính mạng. Đây là một bệnh truyền nhiễm lây lan rất nhanh. Do đó, bạn nên đưa trẻ tới bác sĩ càng sớm càng tốt.

6. Khi nào nên đưa trẻ đến bác sĩ?

Bạn nên đưa bé đến bệnh viện ngay nếu bé bị sốt và đi kèm với các triệu chứng sau:
•Không uống được chất lỏng
•Buồn ngủ và xanh xao
•Nôn mửa
•Khó thở
•Đau đầu nghiêm trọng

Ngoài ra, con phải được đến phòng cấp cứu khi:
•Môi trẻ chuyển sang màu xanh
•Trẻ không thể đi được
•Trẻ bị choáng váng, xây xẩm
•Cổ trẻ bị cứng
•Trẻ bị tai biến.

7. Làm thế nào để điều trị cúm?

Bác sĩ sẽ chỉ định một phương án điều trị đặc biệt cho trẻ dựa vào tuổi, tiểu sử bệnh, thể trạng và điều kiện sức khỏe. Việc điều trị có thể gồm những điều sau:
•Thuốc hạ sốt như paracetamol và thuốc giảm đau như ibuprofen được dùng cho các chứng đau nhức cơ thể. Đừng cho con bạn dùng aspirin mà không hỏi ý kiến ​​bác sĩ.
•Nghỉ ngơi nhiều sẽ giúp trẻ hồi phục nhanh hơn.
•Thuốc ho theo toa của bác sĩ. Đừng sử dụng các loại thuốc được bán tự do ngoài thị trường để điều trị ho và đau họng.
•Bác sĩ sẽ kê cho trẻ một vài loại thuốc kháng virus để rút ngắn thời gian bị bệnh. Những loại thuốc này không dùng để chữa bệnh.
•Bác sĩ sẽ khuyên bạn cho trẻ uống nhiều nước.

8. Cúm thường kéo dài trong bao lâu?

Cúm thường kéo dài khoảng 5 ngày hoặc ít hơn. Sau khi khỏi, trẻ vẫn còn yếu và có thể bị ho. Nếu điều trị và chăm sóc đúng cách, các triệu chứng của bệnh cúm sẽ biến mất trong 2 tuần.

Đôi khi, mệt mỏi có thể kéo dài từ 4 – 5 tuần. Nếu không chữa trị đúng cách, tình trạng này có thể xấu đi và dẫn đến bệnh viêm phổi hoặc các bệnh nghiêm trọng khác về đường hô hấp.

9. Một số phương pháp điều trị cúm tại nhà

Một số biện pháp sau có thể giúp hỗ trợ điều trị cúm tại nhà. Tuy nhiên, các biện pháp này không thể loại bỏ hoàn toàn virus gây bệnh.

Uống nhiều nước

Trẻ có thể sẽ không chịu uống nước hoặc khó uống nước vì bị đau họng hoặc buồn nôn. Điều này có thể dẫn đến mất nước và khiến cho việc hồi phục gặp khó khăn. Do đó, hãy chú ý cho trẻ uống nhiều nước mỗi ngày.

Các loại súp, cháo




Những món súp nóng hoặc nước chanh ấm là phương thuốc tuyệt vời để làm dịu cổ họng. Súp gà là món ăn giúp điều trị bệnh cúm khá hiệu quả. Bạn có thể cho trẻ uống 1 – 2 lần mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng, chống lại virus. Nước ấm cũng giúp làm dịu mũi và cổ họng, giảm bớt cảm giác khó chịu.

Nghỉ ngơi

Hệ miễn dịch trong cơ thể trẻ đang dùng tất cả năng lượng để chiến đấu với virus cúm. Đó là lý do tại sao mà người bị cúm thường thấy mệt. Để trẻ nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt để dành toàn bộ năng lượng chống lại virus.

Máy làm ẩm không khí

Sử dụng máy làm ẩm trong phòng của trẻ để giúp giảm bớt chứng nghẹt mũi. Khi sử dụng, thay nước mỗi ngày để tránh nấm mốc phát triển. Tắm nước nóng cũng có thể giúp trẻ thoải mái hơn.

Chườm ấm

Nếu trẻ kêu đau đầu, hãy chườm một chiếc khăn ấm lên đầu trẻ để giúp giảm cơn nhức đầu.

Súc miệng

Siêu virus cúm có thể dẫn đến tình trạng tắc nghẽn trong phổi, khiến trẻ khó thở. Súc miệng giúp loại bỏ đờm và làm thông đường thở. Ngoài ra, nó cũng giúp giảm đau họng.
•Cho 1 thìa muối vào 1 cốc nước ấm. Cho trẻ ngậm 5 phút mỗi lần, 4 lần/ngày.
•Bạn cũng có thể sử dụng giấm táo để cho trẻ súc miệng mỗi ngày.
•Bạn cũng có thể thử cho trẻ súc miệng bằng các loại trà thảo dược hoặc với mật ong và nước (không cho trẻ dưới 1 tuổi dùng mật ong).
florida80_is_offline  
 
Page generated in 0.07069 seconds with 10 queries