VietBF - View Single Post - Điều ǵ xảy ra khi bạn không rửa tay sau khi đi vệ sinh?
View Single Post
Old 04-13-2021   #245
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 112,202
Thanks: 7,291
Thanked 45,885 Times in 12,763 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 139
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
Default

Hệ miễn dịch tấn công virus như thế nào?
Tiến sĩ Phạm Trường Sơn
Tiến sĩ Phạm Trường Sơn
(từ Hungary)

04:07 - 14/03/2020 9 THANH NIÊN

Hệ miễn dịch là bộ phận đặc biệt phức tạp có ở mọi nơi trong cơ thể để chống lại sự xâm nhập của kẻ ngoại lai như: virus, vi khuẩn, nấm gây bệnh... Không có hệ miễn dịch, chúng ta chết trong ṿng vài tuần.
Hăy củng cố hệ miễn dịch để pḥng và vượt qua dịch bệnh /// Ảnh minh họa: Shutterstock
Hăy củng cố hệ miễn dịch để pḥng và vượt qua dịch bệnh
ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Cả thế giới đang khẩn cấp chống lại dịch bệnh Covid-19 bằng nhiều phương pháp: cách ly người bệnh, tránh tụ tập đám đông, rửa tay nhiều lần, súc miệng, họng bằng nước sát trùng, đeo khẩu trang và nâng cao hệ miễn dịch. Tại sao hệ miễn dịch lại quan trọng như vậy?
Cùng t́m hiểu cơ chế chống virus của hệ miễn dịch, áo giáp pḥng bệnh của cơ thể con người.
Nếu không có hệ miễn dịch?
Hệ miễn dịch là bộ phận đặc biệt phức tạp có ở mọi nơi trong cơ thể để chống lại sự xâm nhập của kẻ ngoại lai như: virus, vi khuẩn, nấm gây bệnh... Không có hệ miễn dịch, chúng ta chết trong ṿng vài tuần v́ trên 1 cm2 bề mặt da đă có hàng chục ngh́n vi sinh vật sẵn sàng tấn công cơ thể bất kỳ lúc nào.
Cứ 100.000 trẻ th́ có 1 bé sinh ra không có hệ miễn dịch và phải sống cả đời trong môi trường vô trùng. Bệnh nhân AIDS bị virus HIV phá hỏng hệ miễn dịch cũng dễ chết v́ các bệnh truyền nhiễm khác. Ngoài nhiệm vụ bảo vệ bên ngoài, hệ miễn dịch c̣n sàng lọc tế bào đột biến bất thường bên trong cơ thể có khả năng gây ung thư để tiêu diệt trước khi chúng gây bệnh.
Chúng ta một phần nhận được hệ miễn dịch từ mẹ khi sinh ra gọi là hệ miễn dịch bẩm sinh, phần c̣n lại chúng ta phải tự hoàn thiện trong quá tŕnh phát triển gọi là hệ miễn dịch thu được.
Khi sinh ra, chúng ta được trang bị lớp da, màng niêm mạc: miệng, họng, khí quản, dạ dày, ruột, hệ bài tiết… như biên giới để chặn vi sinh muốn xâm nhập vào cơ thể. Ngoài ra, trong hệ miễn dịch bẩm sinh c̣n có các thực bào (tế bào bạch cầu) - tế bào sát thủ tự nhiên để tiêu diệt các mầm bệnh nếu chúng vượt qua biên giới đầu tiên.
Hệ miễn dịch bẩm sinh phản ứng nhanh, giúp chúng ta chống lại các mầm bệnh cơ bản, nhưng không chống lại các tác nhân phức tạp và không có tính chất ghi nhớ. Lúc này, chúng ta cần đến hệ miễn dịch thu được - hệ thống cao cấp hơn bao gồm các tế bào lympho B và T phân tích cấu trúc vi sinh vật và tạo kháng thể, được xem như vũ khí đặc hiệu có tác dụng riêng cho từng loại virus, vi khuẩn. Sau khi tiêu diệt kẻ thù, chúng ghi nhớ thông tin để nếu mầm bệnh này lần sau tấn công sẽ có ngay vũ khí để sử dụng.
Sự xâm nhập của virus
Khi virus tấn công vào cơ thể, trước tiên chúng phải vượt qua lớp màng bảo vệ đầu tiên: da, niêm mạc ở mũi, miệng hay ruột, sau đó tấn công vào tế bào. Virus có thụ thể được xem như ch́a khóa mở cánh cổng lớp màng tế bào để chui vào đó. Chúng bắt tế bào phải sản xuất theo mă di truyền của chúng và nhân bản lên hàng ngh́n hàng triệu lần. Cho đến khi vỡ tung tế bào, hàng triệu virus lại tiếp tục lan sang tấn công các tế bào khác.
Virus SARS-CoV-2 xâm nhập vào tế bào chủ bằng liên kết protein S (ch́a khóa) trên bề mặt virus với thụ thể ACE2 (ổ khóa) trên bề mặt tế bào. Ngoài phổi, ACE2 c̣n nằm trong các mô khác bao gồm tim, gan, thận và các cơ quan tiêu hóa. V́ vậy, những bệnh nhân mắc virus này ngoài khó thở do tổn thương phổi c̣n bị biến chứng như tổn thương cơ tim cấp tính gây rối loạn nhịp tim, suy thận cấp, đi ngoài, sốc và tử vong do hội chứng rối loạn đa chức năng. Càng nguy hiểm hơn đối với bệnh nhân đă có bệnh nền mạn tính: tim mạch, tiểu đường…
Hoạt động của hệ miễn dịch
Khi virus xâm nhập cơ thể, các "anh lính" là thực bào lao đến tấn công “ăn thịt” virus, đồng thời gửi cảnh báo thông tin đến toàn hệ miễn dịch là có kẻ thù xâm nhập. Các "anh lính" này dồn về đóng quân tại các căn cứ gần quân địch nhất đó là các hạch bạch huyết (nằm ở mang tai, cổ, nách, bẹn). V́ vậy chúng ta thấy khi có tác nhân lạ gây viêm nhiễm th́ các hạch này sẽ sưng to lên.
V́ số lượng hạn chế nên các thực bào không thể nào tiêu diệt kịp virus nhân bản quá nhanh, nên chúng phát động viêm gây sốt. Đây là đ̣n đánh thông minh v́ nhiệt độ cao sẽ làm virus nhân bản chậm hơn để hệ miễn dịch t́m cách đối phó, thường phải mất một tuần. Tuy nhiên, trong trường hợp virus Corona, do hệ miễn dịch phản ứng thái quá dẫn đến sốt quá cao (40 độ C) gây tổn thương các mô khác, v́ vậy cần chú ư hạ sốt cho người bệnh.
Thông tin virus được "anh lính thông tin" là tế bào tua mang xác virus về doanh trại ở các hạch để cấp trên là tế bào lympho B và T phân tích t́m chiến lược phù hợp.
Hai "vị tướng" này sẽ thử các loại vũ khí có khả năng gắn kết vào lớp ngoài của virus. Khi t́m được vũ khí phù hợp (kháng thể) th́ tế bào B sẽ sản xuất hàng loạt và gửi nó đi khắp nơi trong cơ thể.
Các virus ngay lập tức bị vũ khí kháng thể này bám chặt vào bề mặt và vô hiệu hóa, không cho xâm nhập vào các tế bào khác. Các kháng thể này c̣n là vật chỉ điểm virus để các thực bào lao đến tấn công. Những tế bào nào đă nhiễm virus bên trong th́ sẽ bị tế bào T và tế bào sát thủ tự nhiên NK t́m đến tiêu diệt, hy sinh cả quân ḿnh để diệt địch.
Sau một tuần nhiễm bệnh sốt và mệt mỏi, người bệnh phục hồi do hệ miễn dịch đă hoàn thiện tạo kháng thể để chống lại virus. Thông tin về kháng thể sẽ được lưu trữ để những lần sau nếu virus này xâm nhập th́ cơ thể có ngay vũ khí chống lại mà không phải chờ lâu.
Nếu chúng ta có hệ miễn dịch tốt th́ chỉ trong một tuần cơ thể đă tự tiêu diệt virus để chúng ta khỏi bệnh. Phản ứng của hệ miễn dịch càng nhanh th́ hiệu quả tiêu diệt virus càng cao, giảm tổn hại do virus gây ra cho cơ thể.
Do vậy, hăy củng cố hệ miễn dịch để pḥng và vượt qua dịch bệnh khi vẫn chưa t́m được thuốc và vắc xin phù hợp cho dịch bệnh mới.
florida80_is_offline   Reply With Quote
 
Page generated in 0.06698 seconds with 10 queries