VietBF - View Single Post - Your's Health
Thread: Your's Health
View Single Post
Old 04-05-2019   #20
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 112,009
Thanks: 7,276
Thanked 45,824 Times in 12,744 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 139
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
Default CÁC CƠ CHẾ GÂY PHÙ

CÁC CƠ CHẾ GÂY PHÙ
drtho89 ( Theo wXw.diendanykhoa.com )


I.PHÙ TOÀN THÂN

Phù do sự mất quân b́nh giữa khu vực nội mạch và gian bào, bắt buộc kèm theo sự ứ nước – muối.

1. Phù do tim

Trong trường hợp suy tim, cung lượng tim giảm, dẫn đến giảm lượng máu đến thận, đặc biệt các nephron cạnh vùng lơi thận, gia tăng sự tái hấp thu H2O2.Na+ , chứng tăng aldosteron huyết xảy ra trong trường hợp này, một phần do rối loạn tưới máu vùng thận, phần khác do giảm sút sự thanh lọc,chuyển hóa ở gan. Đồng thời áp lực tĩnh mạch toàn thân và phổi gia tăng , dịch tái hấp thu sẽ đổ vào khoảng gian bào, gây triệu chứng phù. Duy nhất, chỉ có cải thiện cung lượng tim, mới có thể phá vỡ ṿng lẩn quẩn làm giảm phù.

Trường hợp suy tim ứ huyết, có cung lượng tim b́nh thường hoặc cao (thí dụ do thiếu máu, tăng năng tuyến giáp, ḍ động – tĩnh mạch, bệnh Paget, bệnh tê phù) cơ chế phù cũng tương tự như trên, chỉ có sự không đáp ứng của cung lượng tim đồi với nhu cầu của tế bào ngoại vi gây ra sự tái phân phối lượng máu. Sự giảm tưới máu vô thận, do hệ giao cảm gây co mạch, dường như có vai tṛ chủ yếu. T́nh trạng cường giao cảm này lại tạo điều kiện cho chứng cường aldosteron xảy ra trong trường hợp này.

Trong cả 2 trường hợp trên, tăng áp lực tĩnh mạch trong phổi dẫn đến t́nh trạng phù phổi và t́nh trạng giảm oxy huyết do phù phổi gây ra càng thúc đẩy suy tim và phù.

2. Phù do thận

Sự mất protein với số lượng lớn qua đường niệu gây ra giảm protid máu và kèm theo giảm albumin máu. Khi albumin huyết thanh giảm dưới 25g/l, phù toàn thân sẽ xuất hiện. Sự giảm áp lực thể keo gây ra sự giảm thể tích nội mạch kèm theo giảm lượng máu đến thân, tăng tái hấp thu Na+ và chứng cường aldosteron thứ phát Giảm áp lực thể keo hữu hiệu dẫn đếnsự tích tụ nước và muối trong khu vực gian bào và giảm thể tích máu.Vị trí phù phần lớn ảnh hưởng do tư thế bệnh nhân.

Trong chừng mực mà áp lực tuần hoàn phổi giảm ngay cả áp lực thể keo có giảm, phù phổi cũng có thể xảy ra.

3. Phù do xơ gan

Sự giữ nước, muối trong bệnh xơ gan cổ trướng liên quan đến 2 yếu tố:

a. Suy tế bào gan: nguồn gốc của giảm albumin máu là do giảm khả năng tổng hợp của gan, cũng tương tự trường hợp hội chứng thận hư. Giảm albumin máu làm giảm áp lực thể keo dẫn đến t́nh tạng giảm thể tích máu.

b. Sự nghẽn hệ thống cửa hay bạch huyết do xơ gan gây ra, làm tăng áp lực thủy tĩnh và tích tụ nước trong khu vực gian bào và khoảng cửa. Tăng áp lực cửa thông thường kèm theo sự tăng tính thấm của các mao mạch cửa đối với albumin và sự thất thoát albumin kiểu này càng thúc đẩy sự h́nh thành dịch cổ trướng. Nghẽn dẫn lưu hệ bạch huyết của gan càng tạo điều điện củng cố hội chứng phù do sự giàu protein tương đối của dịch cổ trướng. Sự tích lũy nước trong hệ thống cửa cũng tùy thuộc vào các địa hạt khác, cũng xảy ra t́nh trạng giảm thể tích máu hữu hiệu tạo điều kiện cho sự giữ nước và muối.

Chứng cường aldosteron xảy ra ở bệnh xơ gan liên quan đến việc tưới máu ở thận đồng thời cũng do giảm sự thanh lọc, chuyển hóa ở gan. Trường hợp cổ trướng lớn, sự tăng áp lực trong ổ bụng làm trở ngại tuần hoàn tĩnh mạch hệ chi.

4. Phù do suy dinh dưỡng

T́nh trạng thiếu ăn kéo dài, nuôi ăn qua đường tiêm truyền không đầy đủ hoặc kém hấp thu ruột măn tính trong khuôn khổ bệnh viện hoặc kư sinh trùng ruột là nguồn gốc của sự giảm albumin huyết và hậu quả là tăng thể tích dịch gian bào. Trên các bệnh nhân này, triệu chứng phù rất rơ ràng v́ bệnh nhân rất gầy. Dinh dưỡng tái phục hồi đột ngột cũng có thể làm phù nặng hơn trong giai đoạn đầu do tăng sự ứ nước và muối.

Nếu phối hợp với t́nh trạng tê phù và nếu có tổn thương tim th́ phù càng dễ xuất hiện.

5. Phù của các bệnh ruột xuất tiết

Mất protein quá nhiều và kéo dài qua đường tiêu hóa trong một số bệnh:
•Bệnh dạ dày: K dạ dày, bệnh Ménétrier, hội chứng sau khi cắt dạ dày, viêm dạ dày thể keo.

•Bệnh ruột non: bệnh scrue, bệnh Whipple, u lympho, tăng sinh tuần ḥa bạch huyết, lao ruột, viêm ruột cấp tính, xơ cứng b́, bệnh túi thừa, viêm ruột dị ứng.

•Bệnh ruột già: K đại tràng, viêm loét đại tràng, viêm đại tràng u hạt tiên phát, chứng to ruột kết.

•Linh tinh: suy tim phải, bệnh cơ tim tiên phát, thông liên thất, chứng không gamma globulin máu do có sự thay đổi niêm mạc ruột (viêm, loét, dị thường trong cấu trúc tế bào), tăng áp lực hệ bạch huyết. Điều quan trọng là mất toàn bộ protein, albumin cũng như globulin, sẽ làm giảm protein máu, tăng thể tích khu vực gian bào và phù càng hiển nhiên nếu bệnh nhân gầy mất nhiều mô mỡ.


6. Phù vô căn

Phù không rơ nguyên nhân xảy ra trên phụ nữ sau tuổi dậy th́, thường kèm theo rối loạn kinh nguyệt và xáo trộn tâm lư. Đặc điểm của bệnh này là xảy ra từng đợt phù toàn thân, không đặc tính viêm, tiểu ít, trong ngày thể trọng cơ thể tăng nhiều và dễ xảy ra khi bệnh nhân đứng lâu, do nắng, dùng thuốc và đôi khi do chu kỳ kinh nguyệt.

Người bị bệnh phù vô căn không hề có dữ kiện nào về một bệnh tim, thận, gan, nội tiết, dinh dưỡng dị ứng, tĩnh mạch, bạch huyết hoặc bệnh do dùng thuốc. Phân bố phù diễn tiến một cách lạ thường:

a. Buổi sáng sưng mặt

b. Trong ngày phù 2 chi, bụng chướng cho đến khi phù vùng ngực, khii bệnh nhân đứng huyết áp thương thấp, mạch rất nhanh, phản ánh t́nh trạng giảm thể tích máu lưu hành

Sinh bệnh học của phù vô căn rất phức tạp: môt số tác giả ghi nhận có t́nh trạng protein thoát ra ngoài mạch, gây hạ albumin huyết, hậu quả giảm thể tích máu, giảm tưới máu thận. Người ta cũng t́m thấy có hiện tượng tăng áp lực thể keo ở khu vực ngoại bào, tăng độ thấm và diện tích mao mạch. Người ta cũng đề cập đến vai tṛ của một số chất trung gian như Bradykinine, Histamin và hormon như oestrogen. Ngoài ra c̣n có nghẽn tuần hoàn bạch huyết, t́nh trạng cường aldosteron thứ thát, tăng tiết AND. Gần đây có một giả thuyết cho phép giải thích một số yếu tố của hội chứng này là do có sự suy yếu của hệ thống giải phóng Dopamin, bằng cớ là có sự giảm bài tiết Dopamin trong nước tiểu, từ đó giải thích đượccác rối loạn hành vi, rối loạn kinh nguyệt, rối loạn tính thấm mao mạch, sự ứ Na+ và t́nh trạng cường aldosteron thứ phát.

Tóm lại, tăng thể tích dịch gian bào tong hội chứng phù vô căn không những liên quan đến sự thay đổi bất thường của mao mạch mà c̣n liên hệ đến sự ứ nước, muối do thận gây ra và càng rơ trong tư thế đứng.

II.PHÙ VÀ CÁC BỆNH TĨNH MẠCH

Hội chứng giăn tĩnh mạch, hội chứng thuyên tắc và loạn sinh chảy máu, tất cả đều có thể gây ra phù và có tính chất cục bộ, liên quan đến sự tăng áp lực thủy tĩnh do nghẽn mạch cũng như do biến đổi thành mạch. Phù trong trường hợp này có ư nghĩa là suy hệ tĩnh mạch mất bù quan trọng kèm theo tím tái ngoại vi và cũng nặng thêm trong tư thế đứng, bất động và sốt cao.

Biến chứng về sau, nếu kéo dài sẽ dẫn đến t́nh trạng viêm dưới da, loét da. Trong khuôn khổ bệnh tĩnh mạch cấp như viêm tắc tĩnh nạch, th́ phù luôn là một yếu tố nhất định. Các chẩn đoán phân biệt cần nêu ra như phù trong trường hợp viêm tế bào nhiễm khuẩn, viêm mạch bạch huyết hoặc vỡ một nang Baxer.

III.PHÙ BẠCH HUYẾT

Bệnh có nguồn gốc: phù do tắc tuần hoàn bạch huyết, rất nhiều liên quan đến các nguyên nhân bẩm sinh, chấn thương, tân sinh, kư sinh trùng, viêm dị ứng, nhiễm trùng hoặc vô căn. Thường phù rất lớn, không đau, phù hướng về trung ương, phù trắng cứng, ít khi nào xảy ra biến chứng ở da. Ở chân, tổn thương ở mu bàn chân và các ngón chân là đặc điểm của sinh bệnh học này. Điều trị thường khó và không hiệu quả.

IV.PHÙ VÀ CÁC BỆNH LƯ NỘI TIẾT

Bệnh đái tháo đường, phù có thể liên quan đến một hội chứng thận hư, bệnh thần kinh thực vật hoặc do biến đổi đặc hiệu của màng đáy các mao mạch

Bệnh Basedow: suy tim và biến đổi các các mô nâng đỡ, giải thích hiện tượng phù. Phù kèm với bệnh mắt đặc biệt được giải thích bằng cơ chế miễn dịch

Bệnh suy giáp: phù có tính chất đặc thù của bệnh phù niêm. Trong một số trường hợp, ngừoi ta đă chứng minh có bài tiết ADH dẫn đến sự ứ nước

Bệnh Cushing: phù ngoại vi kín đáo, do tăng tiết cortisol gây giữ nước và do tính dễ vỡ của thành mao mạch

Bệnh to cực: bên cạnh sự dày lên của các phần mềm dưới tác dụng của các hormon phát triển, c̣n có phù thật sự do liên quan đến đái tháo đường, suy giáp và nhất là suy tim kèm theo

Hội chứng trước kỳ kinh nguyệt do mất quân b́nh hormon (oestrogen, progesteron) gồm có phù 2 chi, căng tuyến vú và tăng nhiều thể trọng.

V.PHÙ VÀ CÓ THAI

Sự ứ nước và Na+ gia tăng khi mang thai đạt đến trung b́nh 12,5kg, trong đó 4kg chất mỡ được giải thích là do có tăng tiết hormon mineral corticoid, oestrogen, prolactin, angiotensin và vasopressin.

Có khoảng 35% các trường hợp có mang b́nh thường kèm theo t́nh trạng phù rơ rệt, có lúc phù hạ chi, có lúc phù toàn thân, khi lượng nước giữ lại quá 8 lít. Phù này do trở ngại trên đường về của hệ tĩnh mạch từ hạ chi, do khối tử cung, do giảm áp lực thể keo, thay đổi các mô nâng đỡ dưới ảnh hưởng của hormon oestrogen. Trong trường hợp nhiễm độc huyết thai kỳ và cao huyết áp, có t́nh trạng giảm thể tích máu lưu hành, một cách tương đối, và phù được giải thích là do có sự thấm Na+ một cách bất thường qua các mao mạch làm tăng khu vực gian bào.

VI.PHÙ VÀ CÁC BỆNH COLLAGEN

Người ta nhận thấy trong các quá tŕnh tiến triển của một số bệnh (lupus ban đỏ rải rác, xơ cứng b́, viêm đa cơ, viêm quanh động mạch cơ cục và đa khớp dạng thấp) có xảy ra hiện tượng phù.

Đôi khi chứng phù này được giải thích là do suy tim, suy gan, suy thận, hạ albumin máu, có tác giả c̣n giải thích là do tăng độ thấm mao mạch, đối với albumin do có sự rối loạn chất collagen và dường như không có sự xáo trộn miễn dịch đặc hiệu nào xảy ra trên các mao mạch.

VII.PHÙ DO LOẠN THẦN KINH – MẠCH

Là thí dụ điển h́nh của phù do rối loạn thẩn kinh thể dịch. Đây là một di truyền thể hiện bằng các giai đoạn phù các chi, mặt và đường hô hấp, thường không có đau bụng kèm theo.

Phù chắc, không để lại dấu Godet, không ngứa, không đau và thường khởi phát sau một chấn thương ngoại khoa, nhổ răng. Nguy cơ lâu dài của bệnh này là khả năng xảy ra phù hầu, cần mở thông khí đạo. Bệnh này liên quan đến sự thiếu hụt oxy của bổ thể, có thể điều trị lâu dài bằng các thuốc làm đồng hóa.

VIII.PHÙ DO KẺ HỞ MAO MẠCH

Bao gồm một số bệnh cùng có chung triệu chứng như phù loại viêm, có định khu trú đặc biệt và xảy ra sau một chấn thương vật lư, hóa học, do dị ứng hoặc miễn dịch. Nhiều chất trung gian đă gây sự tăng tính thấm mao mạch có xuất xứ từ huyết thanh như: Kinine, Anaphylatoxine, Fibrinopeptide hoặc từ các mô như: Histamin, Hydroxytryptamine, Prostaglandine, chất P…

Phù Quinine là một t́nh huống của loại phù này. Do một kháng nguyên nào đó (thuốc, thức ăn, nhiễm trùng) đă gây ra một xung đột dị ứng, giải phóng các chất trung gian nói trên, gây phù các mô tế bào dứoi da và niêm mạc có khả năng đe dọa tai biến hô hấp.

IX. PHÙ DO SỬ DỤNG THUỐC

Nhiều loại thuốc có thể gây ra phù với các cơ chế khác nhau : do phản ứng miễn dịch, dị ứng kèm theo sự tăng tính thẩm mao mạch, xảy ra với Aspirine, kháng sinh, do thay đổi tính thẩm mao mạch, xảy ra với Oestrogen, thuốc chống rối lọan tâm thần, do ít nước, muối xảy ra với thuốc chống viêm, thuốc ưc chế tổng hợp, Prostaglandine, Gluco – corticoide, hormon nữ tổng hợp, các loại giăn mạch, do giữ nước : thông qua AND với Nicotine, Chlopropamide, Morphine, Barbiturique…
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	aaa.jpg
Views:	0
Size:	13.5 KB
ID:	1361236  
florida80_is_offline  
 
Page generated in 0.08910 seconds with 11 queries