VietBF - View Single Post - Your's Health
Thread: Your's Health
View Single Post
Old 08-04-2019   #2952
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 112,230
Thanks: 7,294
Thanked 45,890 Times in 12,765 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 139
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
Default

Sưng hạch bạch huyết? Bạn nên cẩn thận nhé!




Tác giả: Morteza Tafakory






Nhấn vào chia sẻ trên Facebook (Opens in new window)

Chia sẻ trên Skype (Opens in new window)
Bấm để chia sẻ lên LinkedIn (Opens in new window)


























Sưng hạch bạch huyết? Bạn nên cẩn thận nhé!



Tình trạng sưng hạch bạch huyết thường không quá đáng lo. Tuy nhiên, hạch bạch huyết sưng đau kéo dài là dấu hiệu của nhiều bệnh nhiễm trùng và ung thư.

Hạch bạch huyết đóng vai trò quan trọng, giúp cơ thể chống lại bệnh tật. Khi các hạch bạch huyết bị sưng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh đấy. Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu về tình trạng bệnh này nhé.

Hạch bạch huyết là gì?


Hạch bạch huyết là một thành phần quan trong của hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại tình trạng nhiễm trùng.

Hạch bạch huyết là một cấu trúc nhỏ, mềm, có hình tròn hoặc hình bầu dục. Chúng kết nối với nhau thông qua mạch bạch huyết thành những chuỗi giống như các mạch máu. Mỗi hạch bạch huyết đều được bao bọc bởi một lớp vỏ dạng sợi, hình thành từ mô liên kết.

Bên trong hạch bạch huyết là những tế bào miễn dịch (chủ yếu là tế bào bạch huyết hay tế bào lympho). Những tế bào này có chức năng sản sinh ra protein, giúp cơ thể bắt giữ và chiến đấu các loại virus và vi khuẩn gây hại. Ngoài ra, hạch bạch huyết còn chứa các đại thực bào, có chức năng phá hủy và loại bỏ các tác nhân gây bệnh đã bị bắt giữ.

Hạch bạch huyết nằm ở đâu trong cơ thể?


Các hạch bạch huyết có mặt ở khắp cơ thể: hạch bạch huyết ở cổ, hạch bạch huyết ở nách, hạch bạch huyết ở háng,….. Một số hạch nằm trực tiếp dưới da, trong khi một số khác lại nằm sâu bên trong cơ thể. Thậm chí, chúng ta không thể thấy được hoặc sờ được những hạch bạch huyết nằm gần da nhất, trừ khi chúng bị sưng hay lớn lên vì một lý do nào đó.

Nhìn chung, các hạch bạch huyết kết hợp với nhau thành nhiều nhóm trong cơ thể, thực hiện chức năng lọc máu và miễn dịch cho một khu vực cụ thể. Cuối cùng, các chất lỏng từ các mạch bạch huyết sẽ đổ vào hệ tĩnh mạch trong cơ thể.

Dưới đây là hình ảnh vị trí các hạch bạch huyết trong cơ thể:

vị trí các hạch bạch huyết

Nguyên nhân gây sưng hạch bạch huyết


Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng sưng hạch bạch huyết (Swollen Lymph Nodes), đôi khi còn được gọi là viêm hạch bạch huyết. Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng này:

Nhiễm trùng


Nhiễm trùng do virus, vi khuẩn, kí sinh trùng, nấm,… là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên hiện tượng sưng hạch bạch huyết.

Những căn bệnh nhiễm trùng do virus dẫn đến tình trạng sưng hạch bạch huyết:
•Bệnh sởi;
•Bệnh HIV;
•Bệnh trái rạ;
•Cảm lạnh do virus;
•Bệnh nhiễm siêu vi Herpes;
•Bệnh nhiễm virus adenovirus;
•Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn.


Tình trạng sưng hạch bạch huyết do các bệnh nhiễm khuẩn sau:
•Viêm họng liên cầu khuẩn;
•Bệnh nhiễm tụ cầu khuẩn;
•Nhiễm khuẩn do mèo cào;
•Giang mai;
•Bệnh lao;
•Bệnh chlamydia và một số bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.


Các bệnh do ký sinh hay nhiễm nấm sau đây cũng gây ra tình trạng sưng hạch bạch huyết:
•Bệnh toxoplasma
•Bệnh nhiễm nấm histoplasma
•Bệnh nhiễm nấm coccidiomycosis
•Bệnh nhiễm nấm histoplasmosis.

Tình trạng sưng viêm


Các căn bệnh gây nên tình trạng sưng viêm như thấp khớp, lupus ban đỏ hệ thống và dị ứng với thuốc,… cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sưng hạch bạch huyết.

Ung thư hạch bạch huyết


Một số căn bệnh ung thư có liên quan đến các hạch này và tế bào máu như ung thư hạch bạch huyết và bệnh bạch cầu ác tính cũng có thể gây nên tình trạng sưng hạch bạch huyết. Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể do các bệnh ung thư di căn, chẳng hạn như bệnh ung thư vú di căn đến các hạch bạch huyết gần nhất ở nách và ung thư phổi lan truyền đến các hạch bạch huyết ở xương đòn.

Nguyên nhân khác gây sưng hạch bạch huyết


Bệnh rối loạn chuyển hóa lipid di truyền, tình trạng miễn dịch khi cấy ghép, bệnh sarcoidosis,… là những nguyên nhân ít phổ biến hơn gây sưng hạch bạch huyết.

Tuy nhiên, bạn nên lưu ý tình trạng sưng hạch bạch huyết không phải luôn là dấu hiệu của những căn bệnh trên. Thông thường, đối với trẻ nhỏ khỏe mạnh và người lớn thì các hạch bạch huyết ở dưới quai hàm sẽ nhỏ khoảng 1 cm và phẳng, còn ở bẹn sẽ có kích thước khoảng 2 cm.

Trong nhiều trường hợp, bạn không thể xác định rõ nguyên nhân gây sưng hạch bạch huyết, thậm chí sau khi đã thực hiện các xét nghiệm và kiểm tra.

Hình ảnh sưng hạch bạch huyết ở cổ:

sưng hạch bạch huyết ở cổ

Các triệu chứng sưng hạch bạch huyết


Tình trạng sưng hạch bạch huyết có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, nhiều trường hợp bệnh không hề xuất hiện triệu chứng nào và chỉ được phát hiện khi tiến hành các xét nghiệm tổng quát. Đôi khi các triệu chứng của tình trạng này vô cùng đau đớn và khó chịu.

Ngoài ra, các triệu chứng sưng các hạch bạch huyết sẽ không biểu hiện đơn lẻ mà thường đi kèm với các tình trạng bệnh gây nên nó như trên. Do đó, khi bị sưng hạch bạch huyết, bạn có thể bị sốt, đổ mồ hôi vào ban đêm, sụt cân hay có một số dấu hiệu viêm nhiễm như đau răng, đau họng,…

Chẩn đoán tình trạng sưng hạch bạch huyết


Các bác sĩ sẽ dễ dàng kiểm tra và chẩn đoán các dấu hiệu sưng hạch bạch huyết gần da nhất như các hạch ở cánh tay, cổ, bẹn,… vì chúng rất dễ thấy và sờ được. Trong đó, amiđan là một trong những hạch bạch huyết dễ nhìn thấy nhất trong cơ thể.

Tuy nhiên, bạn chỉ có thể nhìn thấy các hình ảnh sưng hạch bạch huyết ở sâu bên trong cơ thể thông qua các xét nghiệm hình như chụp CT.

Việc chẩn đoán nguyên nhân gây ra tình trạng sưng hạch bạch huyết không phải lúc nào cũng dễ dàng và đòi hỏi phải trải qua nhiều xét nghiệm. Khi khám bệnh, bác sĩ có thể sẽ hỏi bạn thông tin về các triệu chứng sưng hạch bạch huyết như đau họng, sốt, ớn lạnh, mệt mỏi, sụt cân, hoạt động tình dục, các loại thuốc đang dùng, tiền sử tiêm vắc xin và bệnh án của bạn và gia đình,… để hỗ trợ chẩn đoán bệnh.

Tình trạng bệnh ở một khu vực nào đó trong cơ thể ảnh hưởng đến nhóm hạch bạch huyết ở khu vực đó. Ví dụ như tình trạng viêm nhiễm ở chân hay các bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể gây sưng các hạch bạch huyết ở bẹn.

Các bác sĩ thường kiểm tra hạch bạch huyết thông qua sờ và mô tả những đặc điểm của chúng dựa trên hình dạng sờ được như:
•Lớn hoặc nhỏ;
•Mềm hoặc cứng;
•Cố định hay di chuyển;
•Cứng hay dẻo.


kiểm tra dấu hiệu sưng hạch bạch huyết

Những đặc điểm trên rất hữu ích trong việc chẩn đoán nguyên nhân gây ra bệnh hạch bạch huyết. Chẳng hạn như một hạch bạch huyết cứng và không di chuyển có thể là đặc điểm chứng tỏ các tế bào ung thư đang di căn đến hạch bạch huyết đó hay một hạch bạch huyết mềm, dễ di chuyển và dấu hiệu của tình trạng viêm nhiễm.

Không chỉ có khả năng bị ung thư hạch bạch huyết, khi bị sưng hạch bạch huyết, đó có thể là dấu hiệu ung thư của nhiều bệnh ung thư khác. Bạn có thể kiểm tra sinh thiết hạch bạch huyết bị sưng đó để xác định loại ung thư. Ví dụ như sưng một hạch bạch huyết xung quanh xương đòn có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư phổi.

Như vậy, tình trạng sưng hạch bạch huyết đôi khi không phải là dấu hiệu của một chứng viêm nhiễm thông thường mà là dấu hiệu của một bệnh nguy hiểm như ung thư. Do vậy, khi có dấu hiệu sưng hạch bạch huyết, bạn nên đến bệnh viện khám ngay nhé.
florida80_is_offline  
 
Page generated in 0.06398 seconds with 10 queries