VietBF - View Single Post - Nghiên cứu tóc có thể cho biết bạn đã ăn gì cũng như tình trạng sức khỏe cá nhân
View Single Post
Old 10-28-2020   #606
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 112,250
Thanks: 7,296
Thanked 45,890 Times in 12,765 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 139
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
Default

Không dùng tỏi nếu bị dị ứng với tỏi.
Không ăn tỏi đã lên mầm.
Không nên vì nôn nóng chữa bệnh mà ăn tỏi khi bụng đói, ăn nguyên tép hay ăn tỏi quá nhiều (không ăn quá 15g tỏi/ngày). Ăn quá nhiều tỏi, đặc biệt là tỏi sống, sẽ gây kích ứng hoặc làm tổn thương các bộ phận trong hệ tiêu hóa. Lạm dụng tỏi dễ ảnh hưởng đến mắt, gan, thận, gây tiêu chảy. Những người mắt yếu, gan và thận không khỏe hoặc thể chất kém, thiếu khí huyết cần chú ý khi dùng tỏi chữa bệnh.
Không dùng tỏi và chế phẩm có chứa tỏi đồng thời với thuốc chống đông máu như Wafarin trước khi phẫu thuật.
Tỏi sẽ gây mùi khó chịu nên cần cân nhắc về liều lượng dùng.
Trị cảm cúm bằng gừng
cảm cúm có nguy hiểm không 5

Gừng chứa tinh dầu nên có tác dụng thông mũi, giữ ấm cơ thể, cải thiện lưu thông máu, chống virus, vi khuẩn.

Cho vài lát gừng ấm đun sôi cùng ít đường phèn/mật ong hay thêm vào ít giọt chanh tươi sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu.

Ngoài cách làm trà gừng uống, dùng gừng chế biến thành món ăn cũng là một cách hỗ trợ điều trị cảm cúm. Người ta hay làm mứt gừng, gừng muối, nấu cháo gừng, canh gừng.

Trị cảm cúm bằng các loại lá
cảm cúm có nguy hiểm không 6

Trong các loại lá như lá bưởi, chanh, sả, tía tô, kinh giới, hương nhu tía… có chứa tinh dầu. Dùng các loại lá này để xông hơi là phương pháp giúp thông mũi, sát trùng đường hô hấp. Khi xông nên cẩn thận, chỉ nên hé nắp nồi từ từ để tránh bị bỏng hơi nước. Thai phụ, trẻ nhỏ hay những người quá yếu không nên xông.

Ngoài cách xông, uống nước lá cũng là một cách trị cảm cúm. Bạn lấy chừng 20g lá tía tô tươi giã nhỏ, chế thêm nước sôi, khuấy đều, gạn lấy nước nóng uống. Hoặc dùng một nắm lá kinh giới giã nát, cho thêm mật ong/đường phèn vào rồi hấp nóng, ăn chín để làm mát họng, thông mũi.

Bạn có thể tham khảo thêm: 15 loại thảo được cực kỳ tốt cho sức khỏe mọi người

Các cách hỗ trợ điều trị cảm cúm
Cảm cúm nên ăn gì?
Khi cảm cúm, ăn những món sau sẽ mau khỏe lại:

Súp gà
Súp gà tốt cho người bị cảm lạnh cũng như cảm cúm vì đây là món ăn bổ dưỡng. Súp gà có tác dụng chống viêm, hiệu quả trong việc giảm triệu chứng cảm cúm, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu và khỏe hơn.

Bạn có thể tham khảo thêm: Phòng tránh cảm lạnh bằng món súp gà thơm ngon

Cháo nóng có hành, tía tô, gừng
Người bệnh cảm thấy uể oải, mệt mỏi và ăn uống không ngon miệng nên món cháo nóng là dễ ăn nhất. Cho hành tây, hành lá, tía tô, gừng và các loại thảo dược tương tự vào cháo sẽ giúp lưu thông máu tốt hơn, giảm sốt, giảm nhiễm trùng.

Sinh hoạt, nghỉ ngơi như thế nào?
Khi bị cảm cúm, người bệnh cần làm những việc sau để đỡ mệt mỏi và mau hồi phục:

Nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc.
Uống nhiều nước để tránh mất nước.
Súc miệng với nước muối loãng để làm sạch và giảm đau họng.
Dùng máy tạo độ ẩm hoặc xông đường hô hấp với các tinh dầu (như bạc hà, tràm) cũng là một cách tốt để dễ thở hơn khi bị nghẹt mũi.
Không uống rượu, hút thuốc lá.
Khi bị cảm cúm, bạn cần chú ý chăm sóc sức khỏe, không nên chủ quan nghĩ đây là bệnh vặt vì đôi khi cảm cúm dẫn đến biến chứng nguy hiểm.

Biến chứng của cảm cúm và những đối tượng dễ bị biến chứng
Nhiều người khỏi bệnh cảm cúm và phục hồi hoàn toàn chỉ sau vài ngày. Nhưng một số người sẽ chuyển sang viêm phổi, viêm phế quản hoặc bị nhiễm trùng xoang và tai.

Người vốn đã có bệnh như hen suyễn, suy tim thì bệnh sẽ trở nặng hơn.

Viêm phổi là biến chứng nghiêm trọng nhất. Đối với người lớn tuổi và những người mắc bệnh mãn tính, viêm phổi có thể gây tử vong. Người bị cảm cúm và ho trên 3 tuần phải đến bệnh viện để kiểm tra xem có bị viêm phổi hay không.

Những người có nguy cơ bị biến chứng cúm bao gồm:

Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi
Người lớn trên 65 tuổi
Những người sinh sống lâu ở các viện dưỡng lão và các cơ sở chăm sóc y tế dài hạn khác
Phụ nữ có thai, phụ nữ sau sinh 2 tuần
Những người mắc các bệnh mãn tính như hen suyễn, tim, thận, gan, tiểu đường…
Những người béo phì có chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 40 trở lên
Phòng ngừa cảm cúm
Tiêm phòng
cảm cúm có nguy hiểm không 7

Các chuyên gia cho rằng cách tốt nhất để phòng ngừa cúm là tiêm vaccine mỗi năm, trước mùa dịch cúm. Vaccine cúm theo mùa hàng năm thường phòng được 3, 4 loại virus cúm được dự kiến là sẽ phổ biến trong mùa cúm năm đó.

Trẻ nhỏ hệ miễn dịch còn non yếu nên dễ mắc cảm cúm và bị các biến chứng do bệnh. Triệu chứng cảm cúm vốn đã gây khó chịu cho người lớn, đối với trẻ em thì còn nghiêm trọng hơn. Vì vậy, các bậc phụ huynh nên gặp bác sĩ để được tư vấn về việc cho trẻ đi tiêm ngừa bệnh cảm cúm. Tiêm phòng giúp cơ thể bạn nhận diện và chiến đấu chống lại mầm bệnh.

Nên tiêm phòng cúm cho những đối tượng có hệ miễn dịch yếu như trẻ trên 6 tháng tuổi, phụ nữ mang thai và những người có bệnh mãn tính.

Tuy nhiên, vaccine cúm không phù hợp với một đối tượng, chẳng hạn như:

Những người dị ứng nặng với trứng gà. Đó là vì hầu hết các loại vaccine cúm đều chứa một lượng nhỏ protein trứng. Những người bị dị ứng trứng nghiêm trọng nên được giám sát bởi các bác sĩ có kinh nghiệm về vấn đề này.
Những người đã từng có một phản ứng nghiêm trọng đối với tiêm phòng cúm trong quá khứ.
Những người từng phát triển hội chứng Guillain-Barré trong vòng 6 tuần sau khi chủng ngừa cúm.
Trẻ dưới 6 tháng tuổi.
Những người đang bị bệnh ở mức trung bình hoặc nặng và bị sốt thì nên đợi đến khi hồi phục rồi hẵng tiêm phòng.
Virus cúm liên tục biến đổi và không ngừng xuất hiện các chủng mới. Nếu trước đây bạn đã từng bị cúm hoặc tiêm phòng loại virus cúm nào thì trong cơ thể đã tồn tại kháng thể để chống lại virus loại đó. Sau này, trong trường hợp gặp lại đúng loại virus đã từng gặp thì bạn đỡ bị mắc bệnh, hoặc ít nguy cơ bị nhiễm trùng và triệu chứng bệnh cũng đỡ nghiêm trọng hơn. Nếu lỡ không may gặp phải loại virus khác mà cơ thể chưa có kháng thể, bạn vẫn dễ bị bệnh như thường.

Vaccine cúm không đảm bảo hiệu quả 100% nên việc áp dụng những biện pháp khác để hạn chế mầm bệnh lây lan là cần thiết.

Rửa tay thường xuyên
cảm cúm có nguy hiểm không 8

Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng và nước ấm để phòng bệnh và tránh lây bệnh cho người khác.

Cần rửa tay trong ít nhất 20 giây, đừng quên kỳ cọ, làm sạch phần giữa các ngón tay và bên trong kẽ móng tay.

Nếu được, hãy mang theo bên mình một chai nước rửa tay nhỏ có cồn để làm sạch tay những khi không tiện rửa cùng xà phòng và nước.

Che miệng mỗi khi ho hoặc hắt hơi
Vì mầm bệnh lan truyền đi xa khi người bệnh ho hoặc hắt hơi nên bạn hãy dùng khăn giấy che miệng, đồng thời bỏ khăn giấy vào thùng rác sớm, tránh để mầm bệnh lây lan khắp nơi. Nếu không có khăn giấy thì dùng khuỷu tay để che. Tránh lấy tay bịt mũi và miệng để tay không bị nhiễm bẩn. Tay nhiễm bẩn sẽ tăng cao khả năng lây lan bệnh vì mọi người thường bắt tay nhau, dùng tay cầm nắm đồ đạc, dụi mắt…

Tránh đám đông
cảm cúm có nguy hiểm không 9

Cúm dễ lây lan ở những nơi đông người tụ tập như vườn trẻ, trường học, tòa nhà văn phòng, hội trường, khán phòng, đường phố nơi xe cộ đông đúc…

Nhiều người trông khỏe mạnh, không giống như người bệnh nhưng có thể lây bệnh cho người khác. Đó là vì một số người bị nhiễm virus từ trước nhưng ủ bệnh vài ngày rồi mới thấy triệu chứng bệnh. Trong thời gian ủ bệnh, họ vẫn có khả năng lây bệnh cho những người xung quanh.

Bạn sẽ giảm được nguy cơ bị lây bệnh bằng cách tránh đám đông trong mùa dịch cúm lây lan. Trong trường hợp bạn là người bị bệnh, hãy ở nhà ít nhất 24 giờ sau khi đã hết sốt để giảm bớt nguy cơ lây nhiễm cho người khác.
florida80_is_offline   Reply With Quote
 
Page generated in 0.08033 seconds with 10 queries