VietBF - View Single Post - Your's Health
Thread: Your's Health
View Single Post
Old 09-08-2019   #3976
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 112,230
Thanks: 7,294
Thanked 45,890 Times in 12,765 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 139
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
Default

Hiệu ứng FOMO là ǵ mà khiến bạn chạy theo đám đông?


Tác giả: Như Vũ

Tham vấn y khoa: BS. Nguyễn Thường Hanh





Nhấn vào chia sẻ trên Facebook (Opens in new window)

Chia sẻ trên Skype (Opens in new window)
Bấm để chia sẻ lên LinkedIn (Opens in new window)



Hiệu ứng FOMO là ǵ mà khiến bạn chạy theo đám đông?



Hiệu ứng FOMO có thể khiến bạn cập nhật Facebook liên tục, mua sắm theo xu hướng và thậm chí hẹn ḥ ai đó chỉ v́ không muốn dán nhăn “ế lâu năm”. Nếu hiểu được hiệu ứng FOMO là ǵ, bạn sẽ nhận ra ḿnh đă chạy theo số đông từ lúc nào không hay!

Điện thoại thông minh là vật bất ly thân giúp bạn cập nhập những tin tức hay trải nghiệm trong cuộc sống người khác. Thế những việc liên tục cập nhập này sẽ khiến bạn mệt mỏi khi luôn lo sợ người khác đang được tiệc tùng, du lịch, thăng chức…

Hiệu ứng FOMO là ǵ?


fomo là ǵ





FOMO (Fear Of Missing Out) là nỗi sợ hăi ḿnh bỏ lỡ những điều thú vị, hay ho trong cuộc sống mà người khác đang được trải nghiệm. Một nghiên cứu mô tả hiệu ứng FOMO là cảm giác lo lắng rằng mọi người xung quanh có thể có đang có những trải nghiệm hạnh phúc, vui vẻ và thú vị hơn bạn. Tâm lư lo lắng này khiến bạn luôn muốn cập nhập về hoạt động của bạn bè hoặc người khác để xem họ đang làm ǵ.




Thuật ngữ FOMO dần trở nên phổ biến khi các phương tiện truyền thông phát triển. Thực tế, các nghiên cứu cho thấy có tới 51% thanh thiếu niên thực sự cảm thấy lo lắng khi họ không được biết về hoạt động hay trải nghiệm bạn bè ḿnh đang có.


Những người gặp phải hiệu ứng này thường hoạt động nhiều trên phương tiện truyền thông để có thể liên tục nắm bắt những trải nghiệm hay hoạt động của mọi người.

Năm 1996, hiệu ứng FOMO lần đầu tiên được xác định bởi Tiến sĩ Dan Herman (Israel), một chuyên gia marketing và tác giả của tờ The Journal of Brand Management. Ông đă làm một số nghiên cứu và rút ra kết luận rằng hiệu ứng FOMO có thể là một trong những lư do khiến khách hàng không c̣n trung thành với một thương hiệu nào đó. V́ hiệu ứng FOMO, khách hàng sẽ liên tục mua sản phẩm mới từ những thương hiệu mới để không bỏ lỡ những xu hướng thú vị.

Ảnh hưởng của hiệu ứng FOMO


fomo là ǵ

Hiệu ứng FOMO tuy khá mơ hồ nhưng có thể gây ra những ảnh hưởng rất dễ quan sát. Nếu chú ư, bạn có thể thấy những ảnh hưởng này xảy ra mọi ngày ở mọi nơi.

1. Bạn luôn dán mắt vào điện thoại


Ngay cả khi đang lái xe, nấu ăn, làm việc th́ bạn vẫn không muốn bỏ lỡ bất kỳ cập nhập nào của mọi người trên mạng xă hội. Vậy nên, bạn luôn dán mắt vào màn h́nh điện thoại để chờ đợi bài bài đăng, một trạng thái hay một thông báo mới từ mạng xă hội.

Mặc dù việc lên mạng xă hội để giải trí cuối ngày hoặc để giết thời gian rảnh là b́nh thường nhưng kiểm tra mạng xă hội mọi lúc mọi nơi là không lành mạnh. Nếu bạn không thể chú tâm vào cuộc sống của chính ḿnh v́ quá bận rộn theo dơi cuộc sống của người khác trên mạng th́ bạn đang mắc hội hiệu ứng FOMO rồi đấy.

2. Mất tập trung trong công việc


Hiệu ứng FOMO có thể khiến bạn ngừng công việc để trả lời cuộc gọi hoặc email không liên quan hoặc không quá quan trọng. Hơn nữa, bạn cũng liên tục kiểm tra điện thoại và không tập trung làm việc v́ sợ ḿnh sẽ bỏ lỡ một cuộc gọi hoặc tin nhắn. Việc này sẽ khiến bạn khó hoàn thành tốt công việc.

Nếu bạn đang ở một nơi an toàn như văn pḥng công ty hoặc pḥng riêng, bạn nên để điện thoại di động ngoài tầm tay. Cách xa điện thoại sẽ giúp bạn bớt dần thói quen kiểm tra vật dụng này quá thường xuyên.

3. Mua đồ xa xỉ không cần thiết


Bạn có thể mua chiếc điện thoại đời mới nhất v́ sợ rằng ḿnh sẽ bỏ lỡ một sản phẩm có nhiều cải tiến dù điện thoại cũ vẫn dùng tốt Tuy nhiên, việc chạy theo xu hướng chỉ mang tới lợi ích ngắn hạn và gây ảnh hưởng tới tương lai. Bạn sẽ không c̣n một khoản để dành cho những khi đau ốm hay khi muốn mua nhà hay đầu tư.

Cảm giác lo lắng muốn mua ngay những sản phẩm thời thượng là một dấu hiệu rơ ràng của hiệu ứng FOMO. Vậy nên khi thấy một sản phẩm đời mới nào, bạn hăy đợi một thời gian để chắc sản phẩm này thực sự hữu dụng và có ích cho ḿnh rồi mới mua nhé.

4. Bỏ lỡ những điều quan trọng


Điện thoại và mạng xă hội có thể chen ngang cuộc họp ở công ty hay buổi hẹn ḥ lăng mạn. Đây là một ví dụ khi bạn đặt các thứ tự ưu tiên của ḿnh không đúng. Bạn không để tâm tới sự nghiệp hay mối quan hệ của ḿnh mà lại muốn cập nhập những ǵ mọi người đăng trên mạng xă hội.

5. Có quá nhiều mối quan hệ không quan trọng


Đôi khi bạn chấp nhận yêu cầu kết bạn của mọi người chỉ v́ muốn có cơ hội biết thêm người mới và mở rộng mối quan hệ. Thật ra, việc mở rộng quan hệ là điều cần thiết nếu bạn muốn có thêm cơ hội phát triển bản thân. Tuy nhiên, bạn nên tập trung vào những mối quan hệ chất lượng thay v́ bỏ công sức vào quá nhiều mối quan hệ không quan trọng.
florida80_is_offline  
 
Page generated in 0.05424 seconds with 10 queries