VietBF - View Single Post - Your's Health
Thread: Your's Health
View Single Post
Old 09-08-2019   #3973
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 112,230
Thanks: 7,294
Thanked 45,890 Times in 12,765 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 139
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
Default

Hiệu ứng hào quang là ǵ mà khiến bạn quyết định sai lầm?


Tác giả: Như Vũ

Tham vấn y khoa: BS. Nguyễn Thường Hanh





Nhấn vào chia sẻ trên Facebook (Opens in new window)

Chia sẻ trên Skype (Opens in new window)
Bấm để chia sẻ lên LinkedIn (Opens in new window)



Hiệu ứng hào quang là ǵ mà khiến bạn quyết định sai lầm?



Hiệu ứng hào quang có thể khiến bạn mua một món hàng kém chất lượng, yêu nhầm người, chẩn đoán sai bệnh… Cũng giống như chiếc vương miện quyền lực, bạn dễ đánh giá sai lầm khi bị choáng ngợp bởi vẻ đẹp lấp lánh bề ngoài.

Khi mắc phải hiệu ứng hào quang (halo effect), bạn dễ rơi vào t́nh trạng “thương ai thương cả đường đi lối về” và nhắm mắt bỏ qua khuyết điểm của họ. Bạn dễ hết ḷng với một người không thật sự phù hợp hay bỏ nhiều tiền để mua một món hàng không quá tốt. Tuy nhiên, bạn vẫn có cách giảm thiểu hiệu ứng này để đánh giá mọi thứ chuẩn xác hơn nếu hiểu “halo effect” là ǵ.

Halo effect là ǵ?


hiệu ứng hào quang





Halo effect hay c̣n gọi là hiệu ứng hào quang là một thiên kiến nhận thức xảy ra khi ấn tượng ban đầu về một người quá mạnh khiến bạn không có đánh giá đúng về họ. Nếu ấn tượng ban đầu tốt, bạn sẽ nghĩ người này chỉ toàn tính cách tích cực. Ngược lại, bạn sẽ luôn thấy những điểm chưa tốt ở một người ḿnh có ấn tượng xấu.




Hiệu ứng hào quang khiến bạn không nhận ra những nét tính cách trái ngược với ấn tượng ban đầu về một người. Khi có thiện cảm với một ai, bạn có xu hướng bỏ qua hoặc t́m cách giải thích cho những nét tính cách chưa tốt ở họ.


Hiệu ứng hào quang được một nhà tâm lư học tên Edward Thorndlike phát hiện đầu tiên năm 1920. Ông đă làm thí nghiệm và nhận thấy rằng những người lính được chỉ huy đánh giá cao về ngoại h́nh cũng được đánh giá cao về khả năng lănh đạo, trí tuệ, ḷng trung thành… Ngược lại, khi chỉ huy có ấn tượng không tốt về một người lính th́ họ đánh giá người lính đó tiêu cực về mọi mặt.

Cũng như các thiên khiến nhận thức khác, halo effect xảy ra một cách vô thức. Bạn thường không nhận ra ḿnh đang dùng những ấn tượng rất chung chung để đánh giá nhiều mặt khác nhau của một người.

Halo effect trong cuộc sống


hiệu ứng hào quang

Hiệu ứng hào quang không hề hiếm gặp mà xảy ra ở nhiều mặt trong cuộc sống hằng ngày từ t́nh cảm, giáo dục và thậm chí là y tế.

1. Hiệu ứng hào quang trong t́nh cảm


Halo effect chủ yếu dựa trên ấn tượng ban đầu và ngoại h́nh nên có thể ảnh hưởng lớn đến cách bạn chọn người bạn đời tương lai. Bạn thường sẽ bị thu hút bởi những người có ngoại h́nh hấp dẫn và tin tưởng rằng những người này có nhiều nét tính cách tích cực dù chưa thật sự hiểu họ. Ví dụ, bạn dễ có thiện cảm với một anh chàng mặc sơ mi, quần tây v́ nghĩ rằng anh ấy sẽ có thu nhập ổn định và gánh vác gia đ́nh tốt.

2. Hiệu ứng hào quang tại nơi làm việc


hiệu ứng hào quang

Hiệu ứng hào quang cũng thường xuyên xuất hiện tại nơi làm việc. Khi gặp một đồng nghiệp có cách ăn mặc lịch sự, bạn thường đánh giá người này có khả năng làm việc hiệu quả. Ngược lại, bạn cũng có thể đánh giá một đồng nghiệp ăn mặc thoải mái là không chuyên nghiệp.

Khi đóng vai tṛ là người phỏng vấn t́m kiếm một nhân viên tiềm năng cho công ty, halo effect cũng có thể khiến bạn đánh giá cao những ứng viên có ngoại h́nh ưa nh́n và ăn mặc trang trọng. Ấn tượng tốt khi gặp một người ăn mặc chỉn chu có thể khiến bạn nghĩ họ cũng có năng lực tốt dù chưa thật sự làm việc với người này.

3. Hiệu ứng hào quang tại trường học


Trong môi trường học đường, halo effect có thể ảnh hưởng tới kết quả học tập của trẻ. Có một số nghiên cứu thấy rằng những trẻ có ngoại h́nh tốt hơn có thể có điểm số cao hơn khi đi học.

Một số nghiên cứu khác c̣n chỉ ra những trẻ có tên quen thuộc, phổ biến có thể sẽ đạt thành tích học tập cao hơn. Trong một nghiên cứu, các giáo viên đă chấm bài viết của các học sinh lớp năm. Kết quả cho thấy giáo viên đă chấm điểm cao hơn cho những bài có tên đẹp và phổ biến so với những bài có tên hiếm gặp.

4. Hiệu ứng hào quang trong marketing


hiệu ứng hào quang

Hiệu ứng hào quang là một trong những phương pháp các nhà marketing dùng để thao túng tâm lư người tiêu dùng mua sản phẩm hoặc dịch vụ của họ. Ví dụ, những nhà làm marketing có thể thuê những người nổi tiếng quảng cáo cho một sản phẩm. Cảm xúc tích cực bạn dành cho người nổi tiếng đó sẽ khiến bạn có suy nghĩ tích cực về sản phẩm.

Cách một nhăn hàng xây dựng thương hiệu và tiếp thị sản phẩm cũng có thể ảnh hưởng tới cảm xúc của bạn với nhăn hàng đó. Một nghiên cứu về thực phẩm đă dán nhăn hữu cơ lên các sản phẩm b́nh thường như sữa chua, khoai tây chiên hay nước trái cây… Kết quả cho thấy khách hàng bỗng nhiên đánh giá những sản phẩm dán nhăn hữu cơ này cao hơn và sẵn sàng trả nhiều tiền hơn.

5. Hiệu ứng hào quang trong lĩnh vực y tế


Đôi khi, hiệu ứng hào quang cũng có thể xuất hiện trong lĩnh vực y tế v́ bác sĩ có thể vội vàng chẩn đoán cho bệnh nhân dựa vào những biểu hiện bên ngoài mà không kiểm tra kỹ càng. Ví dụ, một người có vóc dáng cân đối thường được cho là khỏe mạnh dù bác sĩ vẫn chưa thăm khám. Bác sĩ cũng có thể lướt qua các triệu chứng nhỏ nhặt khi khám cho một người có làn da hồng hào, khỏe mạnh.

Cách giảm thiểu halo effect


Hiệu ứng hào quang có thể khiến bạn có những đánh giá và quyết định sai lầm hay thiếu công bằng. Nếu đă nhận thức được hiệu ứng này, bạn có thể giảm nhẹ tác động của “ánh hào quang” bằng các cách sau:

• Suy nghĩ chậm lại: Hiệu ứng hào quang dẫn đến việc đánh giá người khác dựa trên những ấn tượng đầu tiên. Vậy nên, bạn có thể suy nghĩ chậm lại để thoát ra ảnh hưởng của hiệu ứng này. Khi sắp đánh giá một người ở một khía cạnh nào đó, bạn hăy b́nh tĩnh suy xét những biểu hiện của họ thay v́ nghe theo cảm giác của ḿnh.

• Không tin hoàn toàn vào ấn tượng đầu tiên: Khi gặp bất cứ ai lần đầu, bạn cũng sẽ h́nh thành một số ấn tượng đầu tiên về họ. Thế nhưng, bạn cần nh́n lại những ấn tượng đầu tiên này sau một khoảng thời gian quen biết người đó. Bạn có thể đă mắc phải hiệu ứng hào quang nếu bạn cảm thấy thích hay không thích một ai đó mà không rơ lư do ngay từ lần đầu gặp.
florida80_is_offline  
 
Page generated in 0.06686 seconds with 10 queries