VietBF - View Single Post - Truyện Ngắn tuyển chọn
View Single Post
Old 06-18-2020   #113
wonderful
R8 Vơ Lâm Chí Tôn
 
Join Date: Jun 2011
Posts: 17,285
Thanks: 17,998
Thanked 64,837 Times in 16,417 Posts
Mentioned: 125 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 4457 Post(s)
Rep Power: 57
wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11
wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11
Default

Kư ức về Đà Lạt, 60 năm sau: Vũ Giản (Hồi kư).

Dù chỉ ở Dalat trong 3 năm, khi tôi cùng gia đ́nh di cư (1954) từ Hà nôi vào cái thành phố ”Paris nhỏ” này. Nhưng khi rời Dalat năm 1957 xuống Sài g̣n học tiếp 2 năm ở trường Chu văn An để thi tú tài, th́ tôi mới thấy thấm thía, khi đọc 2 câu thơ của Chế Lan Viên:

“Khi ta ở, chỉ là đất ở

Lúc ta đi, đất đă biến thành hồn”

Sau này, vào đầu những năm 60, khi được gia đ́nh cho đi du học ở thành phố Paris ”lớn”, th́ tôi lại không thấy ”thấm thía” như vậy! Có lẽ v́ Paris thật quá lớn, so với Đà Lạt khi ấy chăng? Đà lạt 1954 chỉ giống như 1 tỉnh nhỏ vùng núi Alpes của Pháp (hay của Thụy Sĩ), xây trong thung lũng, nh́n lên ngọn núi Langbian có h́nh giáng 1 phụ nữ nằm ngửa nh́n lên trời,và kiến trúc sư Pháp đă phân khu cho dân Pháp ở trung tâm, và dân bản xứ ở bên ngoài. Trung tâm thương mại, ṿng quanh rạp hát Ḥa B́nh (là chợ cũ), có hiệu thuốc Tây, tiệm cắt tóc, hiệu kem Việt Hưng (của cụ Khắc, Trưởng Hứơng Đạo VN đầu tiên), các tiệm “chạp pô” Tầu, bán cả đồ ăn Tây (như Pa-Tê, rượu vang Pháp...),và tiệm Café Tùng (nổi tiếng cho đến ngày nay),mà giới trẻ và các lưu học sinh trường Lycée Pháp Yersin diện bộ ”complet” đi dạo phố vào uống café, nghe nhạc, ngắm các cô học sinh trường ”đầm” đi chợ, hoặc các cô lưu học sinh trường nữ trung học Công giáo « Couvent des oiseaux » mặc đồng phục, được xe nhà trường trở ra trung tâm, để đi « shopping », vào ngày thứ bẩy.

Khi ấy, ngoài 2 trường trung học Pháp kể trên, c̣n có trường trung học VN được thành lập (theo yêu cầu của phụ huynh học sinh muốn con học trường Việt) trước cuộc di cư của 1 triệu người từ Bắc vào miền nam VN, mà lúc đầu được đặt tên công chúa Phương Mai (v́ Đà Lạt là ”Hoàng triều cương thổ”), rồi đổi thành trường trung học Quang Trung là nơi tôi theo học trong 3 năm (đệ ngũ, đệ tứ, đệ tam), rồi phải xuống Sài g̣n học tiếp 2 năm, để thi Tú Tài, rồi đi du học ở Pháp.

Mới đầu, trường QT chỉ có 1 khu gồm 4 lớp học (kể cả lớp đệ thất), ngoài văn pḥng Hiệu trưởng và giáo sư và trước mặt, th́ có khu” ra chơi”, cũng dùng làm nơi biểu diễn văn nghệ của học sinh. Bên cạnh là sân Vận động, thể thao. Xa hơn, vẫn cạnh trường, có cư xá giáo sư, là nơi tôi ở, v́ Ba tôi cũng dậy ở trường này, sau khi tốt nghiệp trường Bưởi (Hà Nội), khóa 1928, rồi dậy tại các trường Lê-quư- Đôn (Thái B́nh), Nguyễn Trăi (Hà Nội), và Quang Trung (Đà Lạt), sau xuống Sài g̣n, làm ở Bộ Giáo Dục, trước khi nghỉ hưu.

Ở Đà Lạt, tôi có mấy người em họ học trường Yersin (v́ vào Đà Lạt đầu những năm 1950), khiến tôi cũng quen biết các học sinh trường Pháp, và tham dự các hoạt động thể thao cùng với họ, như học nhu đạo ở Judo Club của người Pháp (làm ở Viện Địa dư, c̣n của Pháp khi ấy), chơi bóng rổ (có khi giúp trọng tài điều khiển trân đấu giữa nữ sinh trường Yersin, và trường ”Couvent des oiseaux”.Cũng nhờ vậy (ngoài dịp đi Hội trợ Giáng Sinh hàng năm, của Couvent des oiseaux), mà tôi quen biết các nữ sinh của 2 trường này, và về sau tôi gặp lại một cô « yến quư » cũng du học ở Paris (như ông anh của cô, mà tôi quen, là con cả « sinh đôi »trong 1 gia đ́nh kim hoàn có Đức âm, và dương ).th́ nghiệm thấy đúng là «Hồng nhan, đa chuân», dù mệnh không yểu, mà yến!

Ở trường Quang Trung, tôi cũng hoạt động thể thao, và văn nghệ (mỗi năm, vào dịp Tết,lễ ?), mà học sinh lớp tôi đă được hân hạnh biểu diễn múa « Châu Pha rừng » (?) của đồng bào «Thượng » để đón tiếp Tổng Thống Ngô đ́nh Diệm lên Đà Lạt nhận lời thề «Trung thành » của Ngự Lâm quân. Vào dịp này, tôi cũng tham dự biểu diễn nhu đạo, cùng với Câu lạc bộ Nhu đạo của gia đ́nh anh Bính (có cô em Dung, nổi tiếng « quật ngă » cao-bồi Saigon lên Đà Lạt quấy nhiễu!). Ngoài ra trường cũng tổ chức đi cắm trại cho cả trường, và có lần thầy Trọng (là giáo sư được tuyển từ Hà nội, vào Đà Lạt trước 1954) đă tổ chức cho cả trường đi Nha Trang tắm biển trong cả tuần, mà khi thiếu tiền chi, trả (mặc dầu mỗi học sinh đều đóng tiền), thầy bảo tôi, và cô học tṛ Hà (cùng lớp tôi) tháp tùng thầy,đi quyên tiền trợ giúp của 1 xí nghiệp ở Nha Trang. Sau 1975, thầy di tản qua Oklahoma (Mỹ), nhưng có khi đi hội họp ở California với các học tṛ cũ, và nghe nói là thầy đă « tái giá »với một cô học tṛ! Thật đúng là:« Muốn con hay chữ,phải yêu lấy thầy »!

Thuở ấy,tôi thích nhất là khi xếp hàng vào lớp mỗi ngày,được ngắm mấy cô học sinh các lớp dưới, đang ở tuổi «dậy th́» (như Thu,Hiếu….), mà sau này gặp lại ở Mỹ,th́ thấy các cô lên chức « Bà » nội, ngoại, nhưng vẫn c̣n dáng đẹp thuở xưa. Trong lớp tôi có cô Phương Thu (con”Trưởng” Khắc) học giỏi nhất lớp, sau này trở lại Đà Lạt làm Hiệu trưởng trường cũ (Quang Trung đổi tên thành) Bùi thị Xuân. Ngoài những chuyện học tṛ ”gán ghép” đôi lứa để trêu chọc lẫn nhau), th́ cũng có chuyện t́nh rung động, như bạn Bích đă thử tự tử ”hụt”, v́ yêu cô bạn Thoa (học cùng lớp). Sau này, nghe nói Bích trở thành sĩ quan chỉ huy 1 tiểu đoàn ”nhẩy dù” nổi tiếng, mỗi khi kéo quân về ”dưỡng binh” tại 1 ”đặc khu” phố của tiểu đoàn này,ở Sài g̣n ? Và có lần tôi gặp lại Thoa (di tản chậm qua Mỹ, cùng chồng con) ở Cali, th́ Thoa thổ lộ là thời ấy, đă khuyên Bích là phải học thành tài đă (?!). C̣n một chuyện (t́nh?) nổi tiếng nữa,là chuyện một giáo sư Anh văn trẻ (sau khi du học vớ học bổng Colombo ở Úc về, th́ được lên Đà lạt dậy lớp chúng tôi), và cô học tṛ Tường Quy (mà ông bố là Thiếu tá, Phó chỉ huy trường Vơ Bị Quốc gia, và Trung Tá Nguyển văn Thiệu là Chỉ huy trưởng, trước khi trở thành Tổng Thống VNCH nhiều năm sau). Cô ”rùa” người Huế này đẹp nhất lớp, khiến thầy giáo ham mê kể chuyện du học Úc châu cho lũ học tṛ chúng tôi nghe, nhất là khi ấy có phim t́nh cảm “Pinic” (quay tại Úc?) do Kim Novak đóng. Mặc dầu ít ai biết nếu có chuyện ǵ xẩy ra sau ”hậu trường ”, nhưng ít lâu sau, thấy bà vợ giáo sư từ bỏ chức giám thị trường Trưng Vương ở Sài g̣n, để lên Đà Lạt đoàn tụ với chồng! Như vậy có lẽ chưa chắc vị giáo sư đă tất thắng ?!

Đây chỉ là mấy kỷ niệm vui, buồn trong kư ức về Đà Lạt của tôi, trong một thời gian ngắn (3 năm) của cuộc đời. Nhưng « Nếu tôi sống lại một ngày » trong kư ức này (như bài hát Pháp : « Si je pouvais revivre un jour de ma vie »), để kéo dài hơn 3 năm

Genève, Thụy Sĩ,đầu năm Canh Tư 2020

Vủ Giản.

Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	chuttinhdalat.bmp
Views:	0
Size:	764.7 KB
ID:	1602526  
wonderful_is_offline   Reply With Quote
The Following 4 Users Say Thank You to wonderful For This Useful Post:
Antoan (01-26-2021), baolunbeau (01-26-2021), cha12 ba (06-19-2020), hohoang (04-13-2021)
 
Page generated in 0.08073 seconds with 11 queries