VietBF - View Single Post - Cái chết của sử gia Phạm Văn Sơn
View Single Post
Old 02-05-2020   #2
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 112,009
Thanks: 7,276
Thanked 45,824 Times in 12,744 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 139
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
Default

Một số tù nhân trên dưới một ngàn người trên các toa tàu này được đổ xuống ga Yên Bái; tôi cũng nằm trong số “tù” này. Từ ga Yên Bái, bộ đội CS dùng xe quân sự Molotova chuyển chúng tôi theo đường bộ lên Sơn La giam giữ ở các trại giam “quân quản” dành cho các sĩ quan miền Nam. Tôi ở đó được một năm rồi bị chuyển sang trại giam công an, cũng ở Sơn La, trong 2 năm nữa.

Năm 1979, trước cuộc chiến ngắn ngủi giữa Trung Cộng và CSVN không bao lâu, tất cả chúng tôi — những tù nhân chính trị — ở những trại giam trên các tỉnh biên giới phía Bắc và Tây Bắc được chuyển về các trại giam vùng Trung Du và các tỉnh phía nam, tây nam Hà Nội, như các trại giam Tân Lập (Vĩnh Phú), Nam Hà (Nam Định), Thanh Phong (Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh)… Sự chuyển dồn trại như vậy làm cho đời sống lao tù chúng tôi đă cơ cực càng cơ cực hơn, ăn đă đói càng đói hơn, mỗi người không có được đến 4 tấc chiều ngang để có thể nằm ngửa, phải nằm nghiêng chen chúc lẫn nhau mà ngủ sau mỗi ngày lao động nặng nhọc, nên pḥng giam nào cũng hôi hám, thiếu ánh sáng, thiếu không khí đến ngộp thở. Bao nhiêu chứng bệnh ngặt nghèo nguy hiểm đă bộc phát trong anh em chúng tôi, thuốc men không có để trị bệnh. Mạng sống của mọi người bị Tử Thần ŕnh rập từng ngày, từng đêm.

Đa số anh em chúng tôi được đưa về trại giam Tân Lập do công an quản chế, bây giờ đặt dưới sự chỉ huy của Trung Tá Công an Nguyễn Thùy. Tân Lập là một hệ thống trại gồm một trại chính và nhiều phân trại thường được gọi là K, đánh số từ K1 đến K7, nằm rải rác hai bên bờ một nhánh sông bắt nguồn từ sông Lô, chảy qua xă Tân Lập, tỉnh Vĩnh Phú. Tôi đến Tân Lập ngày nào năm đó, đă không c̣n nhớ nữa, chỉ nhớ là lúc đó trời đă bắt đầu trở lạnh… Dù vậy, sau mỗi buổi lao động vẫn phải theo mọi người ra những băi vắng trên sông này để tắm trước khi về trại. Chính ở các băi tắm này chúng tôi mới thấy h́nh hài khốn khổ của nhau, v́ mọi người đều trần truồng.

Trong khi số tù nhân từ Sơn La mới chuyển về, người ngợm c̣n chút thịt da, th́, những anh em tù đă ở trại giam K2/Tân Lập từ mấy năm trước thân thể chỉ c̣n da bọc xương… Đến hai bên mông là nơi lư ra phải c̣n có chút thịt, cũng chỉ thấy có xương xẩu nhô hẳn lên, trông thật thảm năo. Khi tắm ai cũng rét run, v́ cái lạnh của trời và nước làm cho mọi người thấu buốt ruột gan…bởi trong người không c̣n năng lượng đề kháng nào nữa.

Tôi nói lên những điều này để chỉ rơ chế độ quản chế, đối xử với tù nhân chính trị của trại giam Tân Lập cay nghiệt hơn bất cứ trại giam nào mà chúng tôi đă trải qua trước đó, mặc dù chúng tôi biết rằng với chế độ tập trung cải tạo, trại giam là nơi CSVN giết người kín đáo nhất, ít đổ máu nhất, bằng áp đặt khổ sai vắt sức, bằng bỏ đói trường kỳ… khiến cho tù nhân chết mỏi ṃn v́ kiệt sức, v́ bệnh hoạn hay v́ những lư do mờ ám khác nữa.

Không một ai trong chúng tôi, lúc đó, thoát khỏi sự thách đố của định mệnh, của cái chết đến bằng nhiều cách ở bất cứ lúc nào. Ở Tân Lập, Trung tá Nguyễn Thùy và cán bộ Công an trại giam đă làm hơn những điều chúng tôi đă nghĩ, đă biết. V́ thế các tù nhân chính trị chết trong các phân trại Tân Lập nhiều hơn bất cứ nơi nào khác. Riêng ở phân trại K2, mấy tháng mùa đông cuối năm 1979, đầu năm 1980, mỗi ngày ít nhất cũng có 1 đến 2 tù nhân chết; con số tù nhân đến bệnh xá (không có một thứ thuốc men nào để trị bệnh), hằng ngày hơn 200 người, mục đích không phải là để xin trị bệnh, nhưng để được khám, chứng nhận là là “có bệnh”–khỏi đi lao động– được ngày nào đỡ ngày đó, mặc dầu họ là những người bệnh thực sự cần phải được điều trị và miễn làm việc… chớ đừng nói là lao động nặng.

Tại K2/Tân Lập, trong hoàn cảnh chung như vậy, tôi đă gặp lại Đại tá Sử gia Phạm Văn Sơn. Tôi đă nh́n thấy tận mắt những ngày sống bi đát cuối cùng của đời ông.

Chừng một tháng sau khi đến K2, một buổi trưa, tôi và một người bạn tù khác cùng đợi đến phiên phải lên phạn xá gánh cơm về cho anh em trong đội ăn sau buổi lao động; trong khi chờ đến lượt ḿnh nhận cơm, tôi đă vơ vẩn đến bên ngoài hành lang của một căn pḥng nhỏ cạnh phạn xá. Tôi thấy một người, nhận ra ông, mà cứ ngỡ là đôi mắt ḿnh đă nh́n lầm.

Ông chính là Đại tá Phạm Văn Sơn, vị chỉ huy trưởng ngày xưa của tôi. Ông chỉ c̣n là cái bóng âm thầm, một cái xác sắp mục nát, bất động, câm nín sau chấn song sắt, bên trong cửa sổ của căn pḥng “cách ly”. Duy đôi mắt hiền ḥa th́ vẫn tinh anh như thuở nào. Rơ ràng ông đang hiện hữu như một tĩnh vật có linh hồn sáng suốt, đang nh́n ngắm mọi sự vật đổi thay, quay cuồng điên đảo với những nhận định xuyên suốt, những ư nghĩ sâu sắc, cao xa nào đó một cách hữu thức… V́ chính đôi mắt nh́n lắng sâu và sáng kia là “cửa sổ linh hồn” cho tôi biết điều đó về ông.

Tôi nh́n ông và ông nh́n tôi.

Trong một thoáng, quá khứ như chổi dậy; không biết v́ mừng rỡ hay v́ ngỡ ngàng xúc động, tôi chợt buột miệng gọi lên:

- Thầy!
florida80_is_offline   Reply With Quote
The Following User Says Thank You to florida80 For This Useful Post:
trungthu (02-06-2020)
 
Page generated in 0.04458 seconds with 10 queries