VietBF - View Single Post - CHUYỆN LINH TINH BUỒN VUI TRONG ĐỜI
View Single Post
Old 09-20-2020   #271
hoathienly19
R4 Cao Thủ Vơ Lâm
 
Join Date: Sep 2020
Posts: 842
Thanks: 1,657
Thanked 1,149 Times in 509 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 23 Post(s)
Rep Power: 5
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
Default GÓP NHẶT BUỒN VUI THỜI CẢI TẠO

Người miền Nam có câu nói ám chỉ một sự việc xa vời, vô định, vô vọng và ch́m sâu vào tuyệt vọng :

“ Mút chỉ cà tha ”.

Những tưởng học tập cải tạo 10 ngày để rồi trở về với cuộc sống b́nh thường hàng ngày, ai ngờ đă qua 10 ngày mà vẫn thấy chưa học tập được một chữ nào ! Thế cho nên chúng tôi bảo nhau :


“Kiểu này học tập... mút chỉ cà tha!”


Sau này t́nh cờ đọc Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư (một nhà văn nữ ở miền cực Nam đất nước) tôi mới biết Mút Cà Tha là một địa danh có thật, ở tận miệt Cà Mau, nơi có những tên đượm sắc Nam bộ như Đầm Chim, Đầm Dơi, Chắc Băng, Cạnh Đền, Gành Hào, Năm Căn, U Minh, Trèm Trẹm và… Mút Cà Tha !


Có lẽ cù lao Mút Cà Tha hàm ư nơi tận cùng của miền cực nam đất nước nên mới có thành ngữ “mút chỉ cà tha”, đi hoài không tới !

Đối với người cải tạo cũng vậy, học hoài không về !


Sau buổi sáng ngày 30/4/1975, cuộc đời tôi hoàn toàn thay đổi. Đang từ một anh Trung úy giảng viên Anh ngữ, ngày ngày lái chiếc Honda SS50 đến trường Sinh ngữ Quân đội, tôi bỗng trở thành một người thất nghiệp với một tương lai vô định trước mắt.


Nhưng thất nghiệp cũng không quan trọng bằng trạng thái tâm hồn bất ổn, lo sợ, không biết mai sau ḿnh sẽ ra sao trước một ngă rẽ lịch sử: sự sụp đổ hoàn toàn, từ những mảnh đời riêng tư cho đến cả một vận nước.


Cảnh điêu tàn trong ngày cuối cùng 30/4/1975






Đối với người bị tập trung học tập cải tạo, có lẽ đây là thời kỳ u ám nhất trong cuộc đời.


Không u ám sao được khi trước 1975, chúng tôi là những thanh niên tràn đầy sức sống, theo đuổi những mục đích và tham vọng riêng tư của tuổi trẻ nay bỗng trở thành những người sống trong trại tập trung.


Chúng tôi sống trong thân phận tù đầy nhưng chính quyền mới đă luôn luôn khẳng định, đây không phải là nhà tù mà đây là nơi học tập cải tạo.


Ngày tàn cuộc chiến
(Ảnh do phóng viên Đại Hàn chụp)





Những người tù b́nh thường – dù có phạm tội cướp của, giết người – cũng có bản án để biết ngày được tự do.


Ngược lại, những người cải tạo không bao giờ có được bản án để trông mong ngày về. Thay vào đó là châm ngôn được cán bộ quản giáo lập đi, lập lại:


“Học tập tốt, lao động tốt, các anh sẽ được về sum họp với gia đ́nh”.


Có điều, tiêu chuẩn để đạt được những cái tốt đó chỉ lơ lửng ở phía trước, tựa như củ cà rốt treo trước mắt con thỏ trong một cuộc chạy đua dường như không bao giờ đến đích.


Ngày đi học tập, sĩ quan cấp úy và nhân viên " ngụy quyền " đều tin tưởng chỉ kéo dài 10 ngày theo tinh thần thông báo của Ủy ban Quân quản :


“… Đem lương khô đủ dùng trong thời gian 10 ngày…”.


Trước đó, hạ sĩ quan chỉ học tập đúng 3 ngày theo lệnh của Ủy ban Quân quản và dĩ nhiên 10 ngày dành cho sĩ quan là cái giá hợp lư nhất phải trả trước khi trở về với cuộc sống b́nh thường.


" Thẻ tŕnh diện " cấp cho hạ sĩ quan & binh sĩ sau khi học tập 3 ngày







Bác sĩ Nguyễn Phước Đại, Giám đốc Bệnh viện Sài G̣n trước năm 1975, có liên quan đến một giai thoại khá dí dỏm mà tôi nghe được qua bà xă, vốn là nhân viên của bệnh viện.


Ông Đại là một bác sĩ giỏi, người gốc miền Nam, nhưng lại là dân ở Pháp về nên khi nghe thông báo đem ‘lương khô’ đủ dùng trong 10 ngày, ông hỏi lại nhân viên:


“ Tôi không ăn được " lươn khô " , đem những thứ khô khác như cá khô không biết có được không nhỉ ? ”.


Tuy đầu óc đang căng thẳng v́ lo cho chồng con nhưng đám nhân viên không khỏi ph́ cười v́ sự nhầm lẫn giữa ‘lương khô’ và ‘lươn khô’ của ông bác sĩ từ bên Tây về.


Tŕnh diện ngày 30/4/1975






Ngày bước lên xe Molotova để đến Trảng Lớn (Tây Ninh), tôi thoáng nghe hai anh cán binh "áp tải " nói chuyện với nhau:

- Mấy anh ngụy này rắc rối quá, đă đi cải tạo mà c̣n mang vợ theo nữa !


Số là có mấy sĩ quan nữ quân nhân cũng tŕnh diện nên bị hai anh cán binh trẻ tuổi hiểu lầm là vợ của người đi học tập.


Ḷng lúc đó đang chùng xuống nhưng khi nghe câu chuyện của kẻ cầm AK đi áp tải lại thấy buồn cười v́ những sự ngộ nhận ngây thơ của những kẻ chiến thắng.


Tiếng là học tập nhưng chỉ có vài bài, học hoài mà vẫn chưa về ! Các bài giảng của cán bộ quản giáo được truyền tải trên hội trường, có sức chứa hàng trăm… học tṛ.


Đại khái như trong bài “Đế quốc Mỹ là kẻ thù của dân tộc”, quản giáo lên lớp:


“Mỹ là nước tư bản bóc lột… ngay đến tổng thống của Mỹ là Pho [Gerald Ford] cũng là trùm tư bản có công ty ô tô nổi tiếng là… hăng xe Pho (!)”.


Cán bộ quản giáo lên lớp






Nh́n chung, người cải tạo là những kẻ… lạc quan tếu. Khi ăn hết 10 ngày lương khô mà vẫn chưa thấy được về, người ta lại trông mong đến ngày Quốc khánh 2/9 chắc sẽ về.

Lại mong đến Tết sẽ về nhưng có lẽ là… Tết Congo chứ không phải là Tết của ta. Đến khi đó, mọi lạc quan đều tắt ngấm để thay vào đó là ảo vọng “ Học tập tốt, lao động tốt sẽ được về…”.

Anh Ở Đây_nhạc Thục Vũ & Vũ Đức Nghiêm _ca sĩ Đoàn Chính





C̣n tiếp ,
hoathienly19_is_offline   Reply With Quote
The Following 3 Users Say Thank You to hoathienly19 For This Useful Post:
hoanglan22 (09-21-2020), huudangdo1 (09-21-2020), phokhuya (09-30-2020)
 
Page generated in 0.06675 seconds with 10 queries