VietBF - View Single Post - USA Video> Nguy cơ kinh tế Mỹ khủng hoảng sau khi hàng loạt nhà bank phá sản
View Single Post
  #1  
Old  United States Of Americ Icon Video> Nguy cơ kinh tế Mỹ khủng hoảng sau khi hàng loạt nhà bank phá sản
“Vụ sụp đổ ngân hàng ở Mỹ: tại sao và cú sốc đối với nền kinh tế”. Vụ sụp đổ ngân hàng lớn thứ hai trong lịch sử nước Mỹ ở ngân hàng SVB gây tác động thế nào đối với hệ thống ngân hàng và nền kinh tế Mỹ? Liệu nó có khiến người Mỹ đi rút tiền hàng loạt và chính quyền Mỹ nên xử lư cuộc khủng hoảng này như thế nào?

Việc Silvergate Bank thông báo thanh lư tài sản và tự nguyện dừng hoạt động; Silicon Valley Bank và Signature Bank bị đóng cửa, là thông tin bất ngờ với thị trường tài chính nước Mỹ và toàn cầu. Đây là hậu quả của việc Cục Dữ trữ Liên bang (Fed) liên tục tăng lăi suất, đồng thời là sự sụp đổ của thị trường tiền điện tử bên cạnh các quy định khắc nghiệt hơn đă giáng một đ̣n lớn lên các ngân hàng cung cấp dịch vụ cho khách hàng là các công ty tiền điện tử.

Theo đài CNBC, hiện Phố Wall đang nổ ra tranh luận về việc liệu nền kinh tế Mỹ có đang rơi vào suy thoái trong vài tháng nữa hay không do ảnh hưởng của vụ sụp đổ liên tiếp ba ngân hàng (NH) Silvergate, Silicon Valley Bank (SVB) và Signature Bank (SB). Những biến động nhanh và mạnh trên thị trường sau các vụ phá sản NH ở Mỹ khiến nhiều chiến lược gia dự báo suy thoái kinh tế sẽ tới rất sớm.


Silicon Valley Bank (SVB) là một ngân hàng cho vay trong lĩnh vực khởi nghiệp. Đây là mảng mà nhiều ngân hàng khác không muốn thực hiện v́ rất ít công ty khởi nghiệp có tài sản đảm bảo. Khi thung lũng Silicon bùng nổ trong 5 năm qua, quy mô tài sản của SVB cũng bùng nổ. Các khách hàng của ngân hàng do đó rủng rỉnh tiền mặt nên họ không cần phải đẩy mạnh đi vay.

Tiền gửi của SVB đă tăng hơn gấp bốn lần từ 44 tỷ USD vào cuối năm 2017 lên 189 tỷ USD vào cuối năm 2021, trong khi dư nợ cho vay chỉ tăng từ 23 tỷ USD lên 66 tỷ USD. V́ các ngân hàng kiếm tiền dựa trên chênh lệch giữa lăi suất tiền gửi và lăi suất cho vay, nên việc có một cơ sở tiền gửi lớn hơn nhiều so với dư nợ cho vay là một vấn đề, do đó SVB cần có các tài sản sinh lăi khác. Đến cuối năm 2021, ngân hàng đă đầu tư 128 tỷ USD chủ yếu vào trái phiếu thế chấp và trái phiếu Kho bạc Mỹ.

Tuy nhiên, thế giới đă thay đổi. Lăi suất tăng vọt khi lạm phát trở nên nghiêm trọng khiến giá trái phiếu giảm mạnh. Khi việc huy động vốn đầu tư mạo hiểm cạn kiệt, các khách hàng của SVB cạn tiền gửi và rút tiền, ngân hàng buộc phải bán toàn bộ danh mục đầu tư trái phiếu thanh khoản của ḿnh với giá thấp hơn so với thực tế. Khoản lỗ mà ngân hàng phải chịu đối với những khoản đầu tư này là khoảng 1,8 tỷ USD.

Giá trị tài sản của SVB không đủ bù đắp những tổn thất và ngân hàng lâm vào t́nh trạng mất thanh khoản, điều này chính là nguyên nhân sâu xa của việc tuyên bố phá sản.

Trong động thái mới đây, Cơ quan điều hành của Mỹ đă trấn an người gửi tiền bằng cách đảm bảo toàn bộ tiền gửi của khách hàng tại SVB. Tuy nhiên, đối với nhà đầu tư và trái phiếu, điều này sẽ không được đảm bảo.


Signature Bank và Silvergate Bank gặp khó khi thị trường tiền điện tử lao dốc

Tháng 11/2022, sàn giao dịch tiền điện tử FTX đă nộp đơn xin bảo hộ phá sản lên ṭa án Mỹ. FTX cho biết đă nợ 50 chủ nợ lớn nhất số tiền lên tới khoảng 3,1 tỷ USD. Đây được xem là một trong những vụ sụp đổ lớn nhất từ trước đến nay trong lĩnh vực tiền điện tử. Ước tính có khoảng 1 triệu khách hàng và nhà đầu tư khác phải hứng chịu thiệt hại trong vụ phá sản này, với tổng mức thiệt hại lên tới hàng tỷ USD.

Vụ phá sản của FTX đă khiến thị trường tiền điện tử toàn cầu rúng động, giá trị các đồng tiền điện tử sụt giảm mạnh dẫn tới các nhà đầu tư, cũng như các ngân hàng cung cấp dịch vụ đều chịu ảnh hưởng.

Mặc dù trải qua 4 tháng từ sự kiện của FTX nhưng thị trường tiền điện tử vẫn chưa có dấu hiệu ổn định. Các nhà chức trách Mỹ đă bắt đầu năm 2023 với công cuộc kiểm soát các công ty tiền điện tử và các sản phẩm của họ với tốc độ khiến các giám đốc điều hành lo ngại thị trường này có thể bị đẩy lùi lại phía sau. Do đó, các ngân hàng cung cấp dịch vụ cho nhà đầu tư, khách hàng có liên hệ mật thiết với tiền điện tử vẫn đang gặp khó khăn.

Signature Bank là một trong những ngân hàng chính của ngành công nghiệp tiền điện tử cũng không nằm ngoài ṿng xoáy khi thị trường tiền tiền điện tử tụt dốc trong năm 2022. Biến động thị trường sau vụ sụp đổ của sàn giao dịch FTX đă dẫn tới hàng tỷ USD tiền ảo bị rút khỏi Signature Bank.

Mặc dù Signature Bank đă bắt đầu rút khỏi các tài sản kỹ thuật số sau sự cố sụp đổ của sàn giao dịch FTX vào cuối năm 2022 nhưng vẫn có 16,5 tỷ USD tiền gửi của khách hàng liên quan đến tiền điện tử kể từ ngày 8/3/2023. Signature Bank và Silvergate Bank cũng cho phép thanh toán nhanh giữa các khách hàng như quỹ pḥng hộ và sàn giao dịch, hỗ trợ thanh khoản tài sản kỹ thuật số.

Việc khách hàng đồng loạt rút tiền tại hai ngân hàng cung cấp dịch vụ cho tiền mă hóa dẫn tới việc mất khả năng thanh toán. Để ngăn chặn thiệt hại và ngăn chặn một cuộc khủng hoảng lớn hơn, Fed và Bộ Tài chính đă tạo ra một chương tŕnh khẩn cấp để ngăn chặn các khoản tiền gửi tại cả Silicon Valley Bank và Signature Bank bằng cách sử dụng cơ quan cho vay khẩn cấp của Fed.

Quỹ bảo hiểm tiền gửi của Tổng Công ty Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) sẽ được sử dụng để chi trả cho những người gửi tiền.

Trong một đ̣n giáng mạnh vào một lĩnh vực ngân hàng đang quay cuồng, Moody’s Investors Service đă hạ triển vọng đối với toàn bộ hệ thống ngân hàng Mỹ từ mức ổn định xuống mức tiêu cực.

Công ty xếp hạng tín nhiệm đă viện dẫn những lo ngại về sự phụ thuộc của ngân hàng vào nguồn vốn tiền gửi không được bảo hiểm và các khoản lỗ chưa thực hiện trong danh mục tài sản của họ.

Động thái này được đưa ra sau khi cổ phiếu ngân hàng Mỹ giảm mạnh, ngay cả khi chính phủ giải cứu những người gửi tiền của SVB và tiết lộ một cơ sở cho vay mới để hỗ trợ tài chính cho người cho vay và ngăn chặn nhiều ngân hàng rút tiền.





Sau một thập niên giữ mặt bằng lăi suất thấp giả tạo, đồng thời liên tục bơm thanh toán vào thị trường giúp tài sản trên toàn cầu tăng mạnh ở nhiều loại tài sản, từ bất động sản, chứng khoán, tiền mă hóa…, điều này dẫn tới cảm tưởng một khoản đầu tư không thể thua lỗ và nhiều doanh nghiệp, ngân hàng đă đẩy mạnh đầu tư mà thiếu kế hoạch dự pḥng.

Điều không may, Đại dịch Covid-19 xuất hiện, đă thúc đẩy các ngân hàng trung ương tiếp tục bơm tiền. Việc bơm tiền quá nhanh trong đại dịch đă đẩy bong bóng “ph́nh to”, đi kèm với bong bóng là lạm phát cao “ngất ngưỡng”, đă buộc các ngân hàng trung ương phải thay đổi quan điểm để kiểm soát lạm phát, v́ vậy thời kỳ tiền rẻ chấm dứt một cách nhanh chóng.

Trong đó, Silicon Valley Bank, Signature Bank và Silvergate Bank chỉ đơn thuần là nạn nhân mới nhất của kỷ nguyên tiền rẻ kết thúc đột ngột và nó minh họa các vấn đề đối với các nhà đầu tư và công ty đă đạt được thành công lớn trong thời kỳ điều kiện tài chính lỏng lẻo chưa từng có. Khi lăi suất tăng và các khoản đầu tư ít rủi ro hơn bắt đầu mang lại lợi suất hấp dẫn, ngày càng nhiều tiền sẽ được rút ra từ những tài sản như cổ phiếu công nghệ tăng trưởng cao, tiền điện tử và các công ty khởi nghiệp do tư nhân nắm giữ.

Chính v́ vậy, việc các ngân hàng quá tập trung vào một phân khúc hàng khách như cho vay khởi nghiệp, tiền điện tử và lấn sân đầu tư tài chính thông qua cổ phiếu, trái phiếu khi định giá cao đă gặp rủi ro giảm giá trị tài sản, điều này dẫn tới mất khả năng thanh toán cho người gửi tiền và phải tuyên bố phá sản.

"Ngân hàng trung ương đă tham gia vào các chính sách làm tăng giá tài sản, thậm chí những thứ khác cũng vậy, và tạo ra những bong bóng được định giá quá cao. Sau đó, ngân hàng trung ương bất ngờ phá vỡ v́ đó là những ǵ bong bóng phải làm. Ngân hàng trung ương chỉ đơn giản là phá vỡ mức định giá quá cao của ḿnh và chúng tôi phải trả giá rất nhiều tiền”, nhà đầu tư huyền thoại Jeremy Grantham cho biết.

Hệ thống ngân hàng của Mỹ vốn đang mắc kẹt bởi ba vụ đổ vỡ liên tiếp của hàng loạt ngân hàng lớn Silicon Valley Bank (SVB), Silvergate Bank và Signature Bank (SB) vừa phải hứng chịu thêm “một đ̣n giáng mạnh” khi Moody’s Investors Service ngày 14-3 hạ triển vọng tín nhiệm đối với toàn bộ hệ thống ngân hàng xuống mức “tiêu cực” từ mức “ổn định” trước đó, theo đài CNBC.

Moody’s - một trong ba tổ chức đánh giá tín nhiệm lớn và uy tín nhất thế giới cho biết xếp hạng mới được đưa ra trên cơ sở những vụ sụp đổ ngân hàng ở Mỹ đang làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe tài chính Mỹ, buộc giới chức nước này phải tức tốc vào cuộc để bảo đảm tiền gửi của khách hàng và giữ vững các định chế khác không bị ảnh hưởng.

“Chúng tôi phải thay đổi triển vọng của chúng tôi đối với hệ thống ngân hàng ở Mỹ sang “tiêu cực” từ “ổn định” để phản ánh sự xấu đi nhanh chóng trong môi trường vận hành của hệ thống ngân hàng sau các vụ rút tiền ồ ạt khỏi SVB, Silvergate Bank và Signature Bank” - Moody’s cho biết. Một số chuyên gia cũng cảnh báo vụ khủng hoảng có thể đẩy kinh tế Mỹ vào suy thoái trong năm nay.

Gibbs
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
Gibbs's Avatar
Release: 03-18-2023
Reputation: 74650


Profile:
Join Date: Nov 2006
Posts: 21,468
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	VBF2023-03-18-1.jpg
Views:	0
Size:	105.8 KB
ID:	2193171  
Gibbs_is_offline
Thanks: 24,826
Thanked 15,470 Times in 6,605 Posts
Mentioned: 161 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 658 Post(s)
Rep Power: 42 Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8
Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8
The Following User Says Thank You to Gibbs For This Useful Post:
florida80 (03-18-2023)
 
Page generated in 0.09212 seconds with 11 queries