VietBF - View Single Post - AUSTRALIA Nhật ký thời sự hôm nay 23/5/2022
View Single Post
Old 05-23-2022   #14
Gibbs
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
Gibbs's Avatar
 
Join Date: Nov 2006
Posts: 21,949
Thanks: 24,949
Thanked 15,558 Times in 6,665 Posts
Mentioned: 161 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 664 Post(s)
Rep Power: 42
Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8
Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8
Default

Lễ công bố khởi động thảo luận về Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vì Thịnh vượng (IPEF) diễn ra tại thủ đô Tokyo của Nhật Bản hôm nay theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.



Buổi lễ có sự tham gia của Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Tổng thống Mỹ Joe Biden, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long và bộ trưởng kinh tế các nước Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines và lãnh đạo Bộ Ngoại giao Australia.... và các lãnh đạo họp trực tuyến khác.


Các lãnh đạo chia sẻ tầm nhìn về khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương mở, bao trùm, công bằng, dựa trên luật lệ, kết nối, tự cường, an ninh và thịnh vượng, với tiềm năng tăng trưởng kinh tế bền vững và bao trùm, là động lực cho kinh tế toàn cầu, đề cao vai trò trung tâm của ASEAN.

Các lãnh đạo nhất trí khởi động tiến trình thảo luận về IPEF và sẵn sàng mời các quốc gia trong khu vực có quan tâm cùng tham gia, với kỳ vọng khuôn khổ hợp tác này sẽ giúp các nền kinh tế tăng cường tính chống chịu, nhất là trong quá trình phục hồi sau đại dịch.

Nội dung thảo luận trong thời gian tới sẽ tập trung vào 4 trụ cột là thương mại, chuỗi cung ứng, năng lượng sạch, phi carbon hóa và cơ sở hạ tầng, thuế và chống tham nhũng.

Sáng kiến IPEF được khởi động khoảng 7 tháng sau khi được ông Biden công bố tại Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS) tổ chức theo hình thức trực tuyến vào tháng 10/2021. Đây được coi là một trong các trụ cột chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của chính quyền Tổng thống Biden.

Không giống các khối thương mại truyền thống, những thành viên tham gia IPEF không phải đàm phán về thuế quan và tăng tiếp cận thị trường. Thay vào đó, sáng kiến này nhằm tích hợp các đối tác thương mại vào những tiêu chuẩn đã được nhất trí trong 4 lĩnh vực chính, gồm kinh tế số, chuỗi cung ứng, cơ sở hạ tầng năng lượng sạch và các biện pháp chống tham nhũng.

Trung Quốc đã chỉ trích IPEF là nỗ lực nhằm tạo ra một nhóm kín. Tuy nhiên, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan bác bỏ tuyên bố này khi nói rằng IPEF được thiết kế và định nghĩa là một diễn đàn mở.

Ông Sullivan nói rằng Đài Loan sẽ không là một phần của IPEF dù vùng lãnh thổ này đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng chip toàn cầu. Dù vậy, vị cố vấn nhấn mạnh Mỹ mong muốn thắt chặt mối quan hệ kinh tế với Đài Loan, gồm lĩnh vực công nghệ cao, bán dẫn và chuỗi cung ứng.

Dự kiến, ngày 24.5, các lãnh đạo bộ tứ kim cương gồm Mỹ, Ấn, Nhật, Úc sẽ có cuộc gặp thượng đỉnh ngay tại Tokyo.
__________________
Gibbs_is_offline   Reply With Quote
 
Page generated in 0.04669 seconds with 10 queries