VietBF - View Single Post - USA Nhật kư chiến tranh Nga-Ukraina phần 2
View Single Post
Old 04-07-2024   #21
Gibbs
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
Gibbs's Avatar
 
Join Date: Nov 2006
Posts: 22,178
Thanks: 25,007
Thanked 15,604 Times in 6,690 Posts
Mentioned: 161 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 665 Post(s)
Rep Power: 43
Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8
Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8
Default

Đỗ Kim Thêm: Liệu Toà án H́nh sự Quốc tế có thể xử tội Putin được không?
Hiện trạng
Trong hai năm qua, nhiều cơ quan truyền thông quốc tế đă tường thuật khá nhiều về tội ác chiến tranh do Tổng thống Nga Vladimir Putin gây ra cho vô số thường dân Ukraine.
Ngay từ đầu cuộc chiến, công luận thế giới kinh hoàng chứng kiến những h́nh ảnh tang thương khi binh sĩ Nga gây cảnh chết chóc cho bao nhiêu thường dân vô tội tại thị trấn Bucha, gần thủ đô Kyiv của Ukraine: Nhiều người chết nằm la liệt trên đường phố, bị trói tay sau lưng và khắp cơ thể có dấu hiệu bị tra tấn bằng bạo lực, các mồ chôn tập thể… tương tự như bi kịch của 5000 đồng bào Huế trong chiến cuộc Mậu Thân tái diễn.
Theo ước tính của Phủ Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ngày 29/2/2024, có khoảng 10.675 dân thường thiệt mạng và 20.080 người bị thương khi quân đội Nga tấn công vào các bệnh viện và khu dân cư.
Liệu Putin có chịu trách nhiệm về các cáo buộc vi phạm tội ác chiến tranh trước Ṭa án H́nh sự Quốc tế (TAHSQT – International Crimical Court, ICC) không?
Định nghĩa
Về mặt pháp lư, Công ước La Haye năm 1907 và bốn Công ước Geneva năm 1949 với các Nghị định thư bổ sung năm 1977 và 2005, định nghĩa tội ác chiến tranh là các vi phạm nghiêm trọng hoặc vi phạm luật nhân đạo quốc tế.
Các yếu tố cấu thành tội phạm gồm việc sử dụng vũ khí bị cấm là hóa học và sinh học. Luật cũng bao gồm việc bảo vệ những người không liên quan trực tiếp đến chiến sự như dân thường, tù nhân và nhân viên y tế.
Quy chế Rome của TAHSQT năm 1998 liệt kê chi tiết các yều tố này. Dựa theo cơ sở này, Điều 8 Công ước Geneva quy định các vi phạm gồm có:
- Các cuộc tấn công có chủ ư vào dân thường và các mục tiêu dân sự.
- Giết hoặc làm bị thương các chiến binh đầu hàng hoặc không có khả năng tự vệ.
- Tra tấn
- Hiếp dâm và tấn công t́nh dục
- Nô lệ
- Cưỡng bách di dời
- Bắt làm con tin
- Chuyên quyền phá hoại tài sản và hôi của
- Các cuộc tấn công có chủ ư vào bệnh viện, trường học và các ṭa nhà được dành sử dụng cho các hoạt động tôn giáo, nghệ thuật và văn hóa.
Do đó, khi binh sĩ Nga tấn công vào các trường học, nhà hộ sinh, hí viện Mariupol, giết hại dân thường ở thị trấn Bucha, th́ có thể họ bị quy kết là gây ra tội ác chiến tranh.
Tuy nhiên, luật pháp quốc tế cũng dè dặt khi quy định, tiên khởi chỉ là một loại cáo buộc tạm thời dành cho nghi can cho đến khi nào được chứng minh rơ ràng là tội phạm; có nghĩa là, cũng có những vùng xám dành để có nhiều cách biện minh khác nhau dựa theo luật nhân đạo quốc tế.
Cách thu thập bằng chứng
Hiện nay, tổ chức phi chính phủ Trung tâm Rafael Lemkin (Ba Lan) đang tích cực sưu tầm bằng chứng đủ loại về các tội ác chiến tranh của Putin. Họ được thành lập đặc biệt cho nhiệm vụ này và do nhà nước tài trợ.
Ngoài ra, báo giới trong và ngoài Ukraine cũng đang làm việc tương tự. Năm 2022, báo New York Times chứng minh hành động tàn bạo của binh sĩ Nga với các h́nh ảnh từ vệ tinh sau khi quân đội Nga rút khỏi Bucha. Các cá nhân khác ở Ukraine đang thu thập các lời khai và bằng chứng của nạn nhân.
Theo các luật gia, cách tốt nhất là nên t́m cách đưa các nạn nhân đến gặp trực tiếp các điều tra và công tố viên, để họ ghi lại tội ác một cách chuyên nghiệp hơn. Một trở ngại khác là, nếu nạn nhân sống sót bị phỏng vấn thường xuyên, th́ nguy cơ tái chấn thương sẽ tăng lên.
Đặc điểm chung của ngành tư pháp h́nh sự là hoạt động chậm chạp, luôn mang tính phản ứng theo luật định. Để có được bằng chứng cụ thể, sinh động và thuyết phục về hoàn cảnh của từng nạn nhân là rất khó. Thực tế cho thấy, Ṭa án H́nh sự Quốc tế (TAHSQT) giải quyết thành công trong nhiều trường hợp kể từ năm 2002.
Kinh nghiệm
Phần lớn giới lănh đạo các quốc gia châu Phi bị cáo buộc vi phạm trong các vụ án chống lại tội phạm chiến tranh. Thủ tục này được tiến hành ở TAHSQT và kéo dài trong nhiều năm. Cụ thể là:
- Năm 2012, thủ lĩnh dân quân Congo Thomas Lubanga bị kết án 14 năm tù sau một phiên ṭa kéo dài ba năm.
- Năm 2016, ṭa án ở The Hague lần đầu tiên xác định việc phá hủy các ṭa nhà tôn giáo lịch sử Timbuktu ở Mali, châu Phi, là tội ác chiến tranh. Thủ phạm chính Ahmad Al Faqi Al Mahdi, là thành viên của Ansar Eddine, một phong trào liên kết với Al Qaeda, đă bị kết án chín năm tù.
- Năm 2018, năm quốc gia Nam Mỹ và Canada đă đệ đơn xin điều tra chính phủ Venezuela v́ vi phạm nhân quyền.
- Năm 2021, hai cựu lănh đạo Cơ quan An ninh Serbia là Jovica Stanišić và Franko Simatović bị kết tội hỗ trợ các hành vi giết người, bức hại và trục xuất trong cuộc chiến Bosnia.
Thẩm quyền quyết định
Về cơ bản, có bốn cách để điều tra và xác định tội ác chiến tranh. Từ năm 2002, lần đầu tiên 123 quốc gia đă đồng ư TAHSQT truy tố tội ác diệt chủng, tội ác chống nhân loại, tội ác chiến tranh và tội ác xâm lược.
Trong thập niên 1990, các phạm nhân bị xét xử bởi các ṭa án đặc biệt: Ṭa án Kosovo và Ṭa án Rwanda là hai ṭa án đặc biệt được thành lập để xét xử cho các cuộc xung đột này.
Thủ tục điều tra
Qua hai bản tuyên bố trước đây, Ukraine đă công nhận thẩm quyền của TAHSQT được áp dụng trong lănh thổ Ukraine.
Vào đầu tháng 4/2022, ông Karim Khan, một luật sư người Anh và là công tố viên trưởng của TAHSQT, đă chính thức mở cuộc điều tra về tội ác chiến tranh ở Ukraine. Thủ tục này được thực hiện mà không cần lệnh của ṭa án v́ trước đó có 40 quốc gia đă yêu cầu tiến hành.
Ban đầu, việc điều tra nhắm vào bán đảo Crimea và miền đông Ukraine kể từ năm 2014. Sau khi thu thập nhiều bằng chứng tại chỗ, Công tố viên trưởng Karim Khan cho rằng, đă có đủ cơ sở để tin rằng cả tội ác chiến tranh và tội ác chống nhân loại đă được Putin thực hiện trong ṭan bộ cuộc chiến tranh Ukraine. Do đó, Ukraine cũng nên được nh́n chung là một "hiện trường tội phạm".
Cách thứ hai để truy tố là thành lập một Ủy ban Điều tra do Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc triệu tập. Liên Hiệp Quốc có thể uỷ nhiệm công việc của ủy ban này cho một ṭa án hỗn hợp chuyên về tội ác chiến tranh quốc tế.
Cách thứ ba là một nhóm các quốc gia quan tâm hoặc bị ảnh hưởng có thể thành lập một ṭa án để xét xử các tội phạm chiến tranh. Một ví dụ điển h́nh là, ṭa án Nuremberg xét xử giới lănh đạo Đức quốc xă sau Thế chiến thứ hai.
Hiện nay, Ukraine, Ba Lan và Lithuania đă thành lập một nhóm điều tra chung về tội ác chiến tranh của Putin. TAHSQT cũng đang có các biện pháp hợp tác với nhóm này.
Ṭa án đặc biệt
Một số quốc gia khác cũng đề xuất thành lập một ṭa án đặc biệt. Nhưng có nhiều ư kiến phản bác, cho rằng, đó chỉ h́nh thức của một "ṭa án chống Nga". Việc tranh căi này không được đa số các quốc gia tán thành v́ nh́n chung TAHSQT là giải pháp tốt hơn, cho dù ṭa không thể hoạt động hữu hiệu đối với tội ác xâm lược.
Tội xâm lược chỉ thuộc thẩm quyền của TAHSQT nếu cả hai nước đều là quốc gia thành viên của Ṭa án. Bởi v́ Nga không công nhận TAHSQT, nên ṭa đành bất lực trong việc tiến hành xét xử.
Quyền truy tố của từng quốc gia
Xét cho cùng, từng quốc gia cũng có quyền hợp pháp để truy tố tội ác chiến tranh. Ví dụ, ở Đức, cuộc điều tra về cuộc chiến Ukraine cũng đang được tiến hành tại Văn pḥng Tổng công tố liên bang. Một toán đặc nhiệm thuộc Văn pḥng Cảnh sát H́nh sự Liên bang (Bundeskriminalamt, BKA) được thiết lập cho mục đích này. Cho đến nay, BKA đă thẩm vấn 74 nhân chứng ở Ukraine. Các h́nh ảnh video từ mạng xă hội và h́nh ảnh vệ tinh của Bundeswehr cũng được dùng làm tài liệu tham khảo.
Tuy nhiên, BKA cho rằng không thể ra lệnh bắt giữ đối với một số người nhất định trong vài năm, chẳng hạn như các chỉ huy cấp cao của quân đội Nga hoặc lănh đạo Điện Kremlin.
Triển vọng về lệnh bắt giữ Putin
Vào ngày 17/3/2023 TAHSQT ban hành lệnh bắt giữ Tổng thống Nga Vladimir Putin v́ bị cáo buộc trục xuất bất hợp pháp trẻ em và cưỡng bức tái định cư từ các vùng lănh thổ bị chiếm đóng của Ukraine sang Liên bang Nga. Một lệnh bắt giữ khác cũng đă được ban hành đối với Maria Lvova-Belova, Ủy viên về Quyền Trẻ em trong chính quyền Tổng thống của Putin.
TAHSQT không có lực lượng cảnh sát riêng dùng làm phương tiện để thực hiện lệnh bắt giữ, có nghĩa là lệnh chỉ được thực hiện bởi một quốc gia thành viên của TAHSQT. Thực tế là quốc tế cũng đành bất lực trong việc áp giải Putin ra trước ṭa, v́ Putin cũng không dại ǵ mà công du trong lúc này, trừ việc sẽ đi thăm Việt Nam, vốn dĩ là một đồng minh thân thiết.
Ngược lại, triển vọng cũng mở ra, cho dù hạn chế. Ví dụ như Ukraine, dù không phải là thành viên của TAHSQT, nhưng Ukraine là nạn nhân, nên đă công nhận thẩm quyền xét xử của ṭa án trong phạm vi lănh thổ Ukraine với hiệu lực hồi tố sau khi Nga gây ra cuộc chiến tranh xâm lược.
Do đó, hiện nay, TAHSQT đang điều tra trên lănh thổ Ukraine và có thể ra lệnh bắt giữ Putin.
Trách nhiệm
Ai có trách nhiệm trong cuộc tấn công Ukraine, Nga hay Putin? Theo luật nhân đạo quốc tế và Quy chế Rome, chỉ những cá nhân mới có thể bị truy tố và kết án là tội phạm chiến tranh; do đó, pháp nhân hay nhà nước không bị.
Về thủ tục truy tố, vấn đề quy trách nhiệm được mang ra thảo luận và thủ tục cũng cần phải làm rơ. Các vị chỉ huy quân sự và chính trị gia, những người không liên quan trực tiếp đến tội ác chiến tranh, có thể bị quy kết về mặt pháp lư, thông qua trách nhiệm của cấp trên mà họ công nhận. Điều này không chỉ áp dụng nếu các thượng cấp ra lệnh thi hành những tội ác này, mà c̣n cho giới chức biết về lệnh hoặc đang ở một vị trí mà họ có thể biết và không phản ứng.
Do đó, thủ phạm sẽ bị đưa ra ṭa chỉ có thể là những người thừa hành cấp thấp, nghĩa là, công lư không được thực thi đúng mức. Nhưng các mệnh lệnh cụ thể trong chiến cuộc Ukraine đến trực tiếp từ Điện Kremlin. Do đó, Ṭa phải truy nguyên đến tận cùng nguồn gốc của mệnh lệnh gây ra tội ác để chung quyết.
__________________
Gibbs_is_offline   Reply With Quote
 
Page generated in 0.04217 seconds with 10 queries