VietBF - View Single Post - Văn Học Miền Nam Tự-Do 1954-1975
View Single Post
Old 05-04-2019   #3
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 112,250
Thanks: 7,296
Thanked 45,890 Times in 12,765 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 139
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
Default

Bài hát "Đêm Đông"


Người viết: Facebooker Pháp Vân


Không phải riêng tôi mà rất, rất nhiều người thích bài hát “Đêm Đông”. Đêm đông là sáng tác nổi tiếng nhất của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương trong thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám, hoặc như ngày nay ta hay nói là ḍng nhạc tiền chiến.

Tôi có một chuyện vui vui là khi nói về bài “Đêm Đông”, một bạn fb đă kể một mẩu chuyện là có lần bạn ấy được vào chỗ chuẩn bị của một hội diễn, khi đang khớp luyện, thấy một “sao” hát sai, bạn ấy mới góp ư là phải hát “cô lữ” và “không nhà” th́ mới đúng, “sao” trề môi hỏi “ở quê em nói ngọng nờ thành lờ à?”. Thế rồi trong hội diễn, đến cuối bài, cơ hội khoe giọng, “sao” lim dim mắt và ngân: “Có …a…i…thấu t́nh cô nữ đêm đông khô …ng …chồng …!”. Nhận tràng vỗ tay râm ran, vào cánh gà “sao” c̣n nói: “Phải là cô nữ không chồng th́ rét mới cô đơn chứ. Có thế mà cũng không biết lại c̣n ư kiến! Hâm!”.

Chẳng biết câu chuyện kia có thật hay không, nhưng từ hôm đó, mỗi lần nghe bài “Đêm Đông” tôi lại nhớ đến bạn fb ấy cùng câu chuyện vui, và dường như thấy bài hát hay hơn.

Cũng v́ có câu chuyện đó mà tôi muốn giới thiệu lại lời bài hát này một cách tỉ mỉ. Bởi v́, ngay chính tôi, trước đây vẫn nhẩm hát hoặc nghe hát mà không hiểu cặn kẽ.

Về xuất xứ của Đêm Đông, nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương từng chia sẻ:

Vào dịp Tết năm 1939 (thời gian này ông đang theo học tại Trường Thăng Long - Hà Nội), do không có tiền nên ông không thể về quê ăn Tết với gia đ́nh. Lần đầu tiên phải ăn Tết xa nhà, ông rất buồn. Năm ấy, Hà Nội rất rét. Để chống lạnh, có bao quần áo, ông "nhồi" tất vào người. Như bản năng, ông cứ thế rời pḥng trọ lững thững đi về phía Ga Hàng Cỏ, và nhớ ra là ḿnh không có vé tàu.

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương kể lại:

"Khi tàu chuyển bánh, tôi cũng theo tàu đi về phương Nam, dọc theo đường Nam Bộ bây giờ. Tiếng c̣i tàu mỗi lúc một xa càng làm tăng thêm nỗi nhớ nhà da diết! Đến chỗ chắn tàu ở phố Khâm Thiên, tôi chợt nảy ra ư định đi t́m những người cùng cảnh ngộ với ḿnh trong đêm nay. Phố Khâm Thiên hồi ấy có nhiều nhà hát ả đào. Tôi muốn xem trong đêm giao thừa này, có người nào không ở nhà với gia đ́nh mà đi hát. Hoặc ca nhi nào, v́ kế sinh nhai mà phải ở lại hành nghề không? Đêm ấy, có hai nhà c̣n để đèn ngoài cổng để chờ khách. Tôi đi qua nhà đầu tiên. Cửa mở, nhưng không có người ra. Đến nhà thứ hai th́ có một ca nhi đi ra mở cửa. Nhưng khi nh́n thấy một cậu thanh niên, tuổi vừa đôi mươi, ăn mặc lôi thôi th́ cô ta đă thất vọng. Khi quay trở vào, cô không quên soi ḿnh trong tấm gương treo cạnh cửa, và đưa cánh tay trần vuốt nhẹ lên mái tóc.

Tôi c̣n đi lang thang măi trên nhiều đường phố Hà Nội tối hôm đó - cho đến khuya, khi thấy các bà mang hương, đèn ra cúng trước thềm nhà tôi mới quay về căn gác trọ số 10 ngơ Hội Vũ.

Lên giường nằm, nhưng nỗi nhớ nhà và cảm giác cô đơn nơi đất khách khiến tôi không tài nào ngủ được. Và nảy ra ư định sáng tác một bài hát để nói lên cảm xúc và suy nghĩ của ḿnh trong đêm giao thừa đầu tiên phải xa nhà. Tôi đă đưa vào ca khúc h́nh ảnh thực tế đă đập vào mắt tôi lúc đi qua phố Khâm Thiên. Đó là người Ca nhi đối gương ôm sầu riêng bóng. C̣n Thi nhân lắng nghe tâm hồn tương tư hoặc Cô lữ đêm đông không nhà là h́nh ảnh của bản thân ḿnh - c̣n chinh phu, chinh phụ là những h́nh ảnh mượn từ trong Tiểu thuyết Thứ Bảy của Tự Lực văn đoàn rất thịnh hành lúc bấy giờ, chứ ta có đi chinh phục ai đâu mà có chinh phu để nói!"

Đêm hôm ấy, bài hát mới chỉ chốt lại ở việc khổ nào cũng bắt đầu bằng điệp khúc "Đêm đông", trừ câu kết th́ đổi thành "Có ai..."...

Sau một thời gian, Nguyễn Văn Thương và một học tṛ theo học guitar với ông tên là Kim Minh cùng trau chuốt lại lời ca, bài hát kể như mới chính thức hoàn thành. (V́ thế có một số bản đề tác giả là Nguyễn Văn Thương và Kim Minh, nhưng hầu hết các bản đều chỉ đề Nguyễn Văn thương mà thôi)

Lời bài hát:

• Đoạn đầu miêu tả quang cảnh hiu quạnh, cô đơn của người lữ khách - tác giả - trong đêm đông.

Chiều chưa đi màn đêm rơi xuống.
Đâu đấy buông lững lờ tiếng chuông.
Đôi cánh chim bâng khuâng ră rời.
Cùng mây xám về ngang lưng trời.
Thời gian như ngừng trong tê tái.
Cây trút lá cuốn theo chiều mây.
Mưa giăng mắc nhớ nhung, tiêu điều.
Sương thướt tha bay, ôi đ́u hiu!

• Đoạn sau thể hiện cảm xúc và suy nghĩ của tác giả, gồm hai lần điệp khúc.

Đoạn điệp khúc thứ nhất thể hiện niềm thương cảm tới những số phận giống bản thân tác giả trong đêm đông: ca nhi, thi nhân, chinh phu, chinh phụ.

Đêm đông, xa trông cố hương buồn ḷng chinh phu.
Đêm đông, bên song ngẩn ngơ ḱa ai mong chồng.
Đêm đông, thi nhân lắng nghe tâm hồn tương tư.
Đêm đông, ca nhi đối gương ôm sầu riêng bóng.

Sau điệp khúc là sáu câu tả về gió được coi là hay nhất:

Gió nghiêng, chiều say,
Gió lay ngàn cây,
Gió nâng thuyền mây.
Gió reo sầu miên,
Gió đau niềm riêng,
Gió than triền miên.

Đoạn điệp khúc và kết thúc bài thể hiện cảm xúc thương chính bản thân ḿnh và ước mong của tác giả trong đêm đông:

Đêm đông, ôi ta nhớ nhung đường về xa xa.
Đêm đông, ta mơ giấc mơ gia đ́nh, yêu đương
Đêm đông, ta lê bước chân phong trần tha phương.
Có ai thấu t́nh cô lữ, đêm đông không nhà.

Chính tôi, ngay từ đầu, tôi cũng hơi phân vân: “cô lữ” nghĩa là ǵ? Sau tự hài ḷng với lời giải thích đơn giản: là người lữ hành đơn độc. Nhưng sưu tầm kỹ th́ mới thấy nghĩa của từ “cô lữ”. Đời Cô Lữ là cuộc sống cô đơn, lẻ loi, xa cách quê hương của một người nào đó v́ một hoàn cảnh riêng phải kiều ngụ nơi xứ lạ quê người.

Bài hát này được sáng tác vào năm 1939, cho nên có nhiều từ cổ mà ngày nay ta ít khi gặp. Chẳng hạn như: “Gió nâng thuyền mây/Gió reo sầu miên”., Thuyền mây là thuyền ǵ, sầu miên nghĩa là ǵ? Phải lục lại thơ văn thời ấy th́ mới thấy những từ này.

Trong bài thơ “Giọt sầu miên” của Thiên Sứ, hai câu cuối là “Tôi về t́m giọt sầu miên/Giữ làm kỷ niệm trong thiên thu buồn”.

C̣n trong bài thơ “Thuyền Mây” của Hương Mỹ th́ khổ đầu đă giải thích thuyền mây:

“Em kết mây thành mạn thuyền xuôi gió
Chở yêu thương vượt sóng đến nơi nầy
Tôi sẽ là lăng tử phiêu du
Trôi lăng đăng bên thuyền mây yêu dấu”.

Rất nhiều người nghe hầu như đă thuộc ḷng Đêm đông, và nếu nói về thời tiết th́ không phải mùa đông nào cũng có nhiều gió, nhưng đặc biệt trong "Đêm đông" lại có rất nhiều gió và chính gió đă làm nhạc phẩm Đêm đông bất hủ với thời gian.

Trước đây, căn cứ vào giai điệu của bài hát, cũng như vào câu "Đâu đấy buông lững lờ tiếng chuông" mà có ư kiến cho rằng, bài hát được sáng tác theo chiều hướng phục vụ nhà thờ Công giáo. Nhưng theo trả lời của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương, trích từ lá thư viết ngày 4/11/1997 của ông th́:

"Đâu đấy buông lững lờ tiếng chuông". Tiếng chuông buông lững lờ, chỉ có thể là tiếng chuông chùa. Nhưng không cứ ǵ tôi phải đi ngang qua một ngôi chùa, mà chỉ cần nghe tiếng chuông; thường những người tu tại gia, khi niệm kinh buổi chiều, vẫn thỉnh thoảng gơ chuông từ một gác thờ nào đó. V́ tôi đi từ nhà ra Ga Hàng Cỏ, qua phố Khâm Thiên rồi đi lang thang khắp các nẻo đường trước khi trở về gác trọ th́ có thể nghe được nhiều lần tiếng chuông ấy lững lờ buông. C̣n nếu tiếng chuông nhà thờ th́ phải dùng chữ chuông đổ, chứ không thể dùng buông lững lờ được.

Ca khúc Đêm đông từng được rất nhiều thế hệ ca sĩ thể hiện, từ Ngọc Bảo, Bạch Yến, Lê Dung tới Cẩm Vân, Đàm Vĩnh Hưng... Trong đó ca sĩ Bạch Yến có công lớn trong việc đổi mới phong cách thể hiện bài hát này.

Theo lời nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương, lúc bài hát ra đời chỉ mới có các nhịp điệu như Foxtrot, Valse, Tango,... măi sau năm 1950 mới có Slow Rock. Lúc ban đầu Đêm đông mang giai điệu Tango. Chính ca sĩ Bạch Yến đă đổi Đêm đông từ Tango sang Slow Rock. Trong thư của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương kể về việc lần đầu tiên ông gặp ca sĩ Bạch Yến tại Pháp năm 1982, ông viết:

"Tôi muốn nói là cám ơn Bạch Yến rất nhiều về sự đóng góp đầy ư nghĩa trong cách thể hiện tác phẩm của tôi. Và cũng đă từ lâu, sau khi nghe băng của Bạch Yến hát, tôi đă bỏ chữ "Tango" để thay vào đó là "Slow Rock".

Nhưng đến đây th́ tôi (PV) cũng đầu hàng. Tôi chỉ biết slow và slow rock đều được đánh ở nhịp 2/4 và 4/4, Tango cũng thế, có thể đánh cả nhịp 2/4 và 4/4, chỉ có Waltz thường thấy trong những bản nhạc nhẹ, dân ca và nhạc cổ điển từ châu Âu là được đánh theo nhịp ¾ thôi. Cho nên tôi không phân biệt được bài do Bạch Yến thể hiện có khác ǵ so với các ca sĩ thể hiện trước đó. Phần tôi, tôi vẫn “mê” Lê Dung từ trước, cho nên đưa cả hai bài do Bạch Yến và Lê Dung tŕnh bày, để bạn nào sành nhạc có thể so sánh được.

Mời các bạn cùng nghe:

Lê Dung
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/d...ejiZwPbUO.html

Bạch Yến
https://www.youtube.com/watch?v=5RPeym9m3T0


Hà Nội 2/2018
Pháp Vân sưu tầm và bổ sung
Nguồn: https://www.facebook.com/nguyentrong...08796660673828
florida80_is_offline   Reply With Quote
 
Page generated in 0.08787 seconds with 10 queries