VietBF - View Single Post - FRANCE Nhật kư thời sự hôm nay 14 - 15/7/2022
View Single Post
Old 07-15-2022   #40
Gibbs
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
Gibbs's Avatar
 
Join Date: Nov 2006
Posts: 22,306
Thanks: 25,048
Thanked 15,629 Times in 6,705 Posts
Mentioned: 161 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 666 Post(s)
Rep Power: 43
Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8
Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8
Default

Moskva là nhà cung cấp năng lượng chính của Liên minh châu Âu (EU) trong năm 2021, với khoảng 45% lượng khí đốt được nhập khẩu từ Nga. Đối với nguồn cung năng lượng, Nga là người làm chủ "cuộc chơi". Nước này có thể điều tiết nhịp độ cung cấp khí đốt cho EU tùy ư, thậm chí là ấn định các mức giá cao chót vót.



Trước nguy cơ Nga sẽ ngừng cung cấp khí đốt, Liên minh châu Âu (EU) đang chuẩn bị đưa ra kế hoạch khẩn cấp như hạn chế nhu cầu tiêu thụ, chuẩn bị sẵn một số phương án đa dạng hóa nguồn cung, kết hợp thay thế khí đốt bằng các loại nhiên liệu khác, cho dù điều này ảnh hưởng đến mục tiêu chống biến đổi khí hậu. Chưa đến mức độ hoảng loạn, nhưng t́nh thế hiện nay tại EU bắt đầu tiệm cận tới mức độ này.

Ngày 11/7, tập đoàn năng lượng Gazprom bắt đầu tiến hành bảo dưỡng đường ống dẫn khí đốt Ḍng chảy phương Bắc 1 (Nord Stream 1), qua đó cắt giảm mạnh lưu lượng giao hàng. Đây là hoạt động thường niên, nhưng Paris, Berlin, Rome và nhiều thủ đô châu Âu đặc biệt lo ngại v́ không biết sau khi quy tŕnh hoàn tất, dự kiến vào ngày 21/7, Gazprom có viện lư do ǵ để ngừng hoàn toàn dịch vụ cung cấp khí đốt hay không. Nếu trường hợp này xảy ra, mùa Đông châu Âu sẽ đặc biệt khắc nghiệt, v́ trước khi Tổng thống Vladimir Putin quyết định thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào ngày 24/2, Nga cung cấp đến 45% tổng lượng nhập khẩu khí đốt của EU.
Theo một báo cáo do trung tâm nghiên cứu Bruegel công bố ngày 7/7, toàn bộ 27 nước thành viên EU phải cắt giảm 15% nhu cầu tiêu thụ khí đốt so với thời điểm trước khi cuộc xung đột xảy ra nếu như Nga khóa hẳn đường ống Ḍng chảy phương Bắc 1.

Đây mới là kịch bản mà thời tiết chưa diễn biến quá khắc nghiệt. Một số nước như Pháp, Italy, Tây Ban Nha sẽ ít bị ảnh hưởng do hệ thống khí đốt của những nước này kết nối chặt chẽ với nhau và có những nguồn thay thế khác. Thế nhưng, Đức sẽ đối mặt với t́nh trạng nguồn cung giảm đến 29%, c̣n các nước Baltic th́ giảm đến 54%. Trong buổi phát biểu trước Nghị viện châu Âu tại Strasbourg ngày 6/7, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen cảnh báo: “Chúng ta phải sẵn sàng với những biến động mới liên quan đến nguồn cung khí đốt, kể cả việc Nga cắt giảm hoàn toàn”. Theo Phó Thủ tướng Đức Robert Habeck, nếu như một ngày nào đó Gazprom tuyên bố không thể tái khởi động Ḍng chảy phương Bắc 1 th́ đó “không phải là bất ngờ lớn”. Một quan chức cao cấp Đức giấu tên th́ cánh báo, trong trường hợp đó Nga hoàn toàn có thể gợi ư Đức “vẫn có thể sử dụng Ḍng chảy phương Bắc 2”. Sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, Berlin đă quyết định hủy bỏ đường ống mới hoàn thành này. Một điều chắc chắn là vào thời điểm hiện tại, không ai ở châu Âu đề cập đến việc cấm vận khí đốt Nga nữa.

Cho đến cuối tháng 5/2022, đây vẫn là chủ đề gây tranh căi giữa một số thành viên như Ba Lan hay ba nước Baltic. Họ cho rằng, không thể chấp nhận việc EU tiếp tục tài trợ cho cuộc xung đột Nga-Ukraine bằng cách mua năng lượng. Tuy nhiên, cuối cùng th́ Nga đă đi nhanh hơn châu Âu một bước. Từ đầu cuộc xung đột, Gazprom không ngừng giảm lượng khí đốt giao cho EU. Cuối tháng 3/2022, khi EU tiến hành đợt trừng phạt mới trong đó có việc cấm vận nhập khẩu than đá Nga, Điện Kremlin đă đáp trả. Ngày 1/4, Tổng thống Putin công bố sắc lệnh buộc các công ty năng lượng phải giao dịch bằng đồng Ruble theo một hệ thống thanh toán phức tạp cho phép Ngân hành trung ương Nga (BoR) hỗ trợ đồng nội tệ, lách các biện pháp trừng phạt của EU. Những nước không chấp nhận đă bị Nga "khóa van" khí đốt. Đó mới chỉ là một phần của cuộc chơi. Giữa tháng 6/2022, khi EU xem xét trao cho Ukriane quy chế ứng cử viên, Gazprom đột nhiên chỉ trích các biện pháp trừng phạt của châu Âu nhằm cản trở họ mua sắm các phụ tùng cần thiết để bảo đảm cho hoạt động của hệ thống đường ống Ḍng chảy phương Bắc 1. Ngay sau đó, nguồn cung khí đốt cho Pháp, Đức, Italy, Áo, Czech, Slovakia đă giảm mạnh. Đến nay, khoảng hơn 10 nước thành viên EU đă rơi vào t́nh cảnh tương tự.


Trong bối cảnh đó, các nước châu Âu đang xem xét kế hoạch áp định mức khí đốt để quản lư đối phó với t́nh trạng thiếu khí đốt có thể xảy ra đối với một số ngành công nghiệp. Tuy nhiên, họ vẫn hy vọng sẽ không phải thực hiện những biện pháp này. Châu Âu đang bước vào kỳ nghỉ Hè thường niên, sau hai năm dịch Covid-19 và tất nhiên lănh đạo các nước không muốn gây bức xúc cho người dân. Một quan chức EC cho hay, Pháp dự kiến sẽ tung ra một chiến dịch truyền thông kêu gọi người tiêu dùng chú ư, nhưng không muốn người dân quá lo ngại. Ngày 20/7, EC dự kiến sẽ đưa ra “kế hoạch khẩn cấp cắt giảm nhu cầu năng lượng”, dựa trên kế hoạch mà các nước thành viên đệ tŕnh. Trong giới lănh đạo, một bộ phận chủ trương áp đặt định mức tiêu thụ đối với một số ngành công nghiệp để không ảnh hưởng để mục tiêu trung ḥa carbon vào năm 2050.

Thế nhưng ư tưởng này có thể khiến hàng ngh́n người rơi vào cảnh thất nghiệp tạm thời. Một bộ phận khác lại lo ngại về tác động tiêu cực của lựa chọn trên và bảo vệ quyết liệt cho giải pháp đa dạng hóa nguồn cung.Theo tính toán của Ủy viên châu Âu về thị trường nội bộ Thiery Breton, trước cuộc xung đột, Nga cung cấp cho châu Âu khoảng 155 tỷ m³ khí đốt. Trong ṿng một năm nữa, Mỹ, Ai Cập, Qatar, Tây Phi, Na Uy và Azerbaidjan có thể bảo đảm được 1/3 số này. Việc đẩy nhanh quá tŕnh là rất khó do c̣n nhiều hạn chế về nguồn khai thác. Thế nhưng, nhiều nhà máy có thể chuyển sang chạy bằng dầu lửa thay cho khí đốt, chẳng hạn như ngành công nghiệp xi măng, lọc dầu, mà không cần phải đầu tư lớn để chuyển đổi. Quy tŕnh như vậy sẽ giúp EU giảm tiêu thụ từ 7-8 tỷ m³ khí đốt.

Nếu tăng công suất hoặc mở cửa lại các nhà máy nhiệt điện than, trong ngắn hạn sẽ tạo ra sản lượng tương đương 30 tỷ m³ khí đốt Nga. Pháp, Đức, Hà Lan, Áo đă đi theo hướng này, Italy sẽ sớm bắt tay hành động. Những nước mà nhiệt điện than chiếm tỷ trọng lớn như Ba Lan, Bungaria th́ không có ư định cắt giảm công suất. Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki nhấn mạnh: "Cho dù chúng ta có phải tŕ hoăn mục tiêu chống biến đổi khí hậu tham vọng, th́ đó cũng là điều cần thiết để làm cho châu Âu mạnh hơn, đủ khả năng đối phó với Nga và hỗ trợ Ukraine". Chủ tịch EC Ursula von der Leyen sẽ phải t́m ra lối đi hẹp để cân bằng mục tiêu bảo vệ khí hậu và giải quyết thách thức năng lượng cấp bách, một lựa chọn phải được tất cả các nước thành viên đồng thuận, nếu không sẽ không thể áp dụng. Dù quyết định thế nào đi nữa, Chủ tịch EC sẽ phải đưa ra một cơ chế cho phép điều phối hiệu quả các kế hoạch áp trần tiêu thụ của từng nước, qua đó bảo vệ thị trường nội địa của EU và chuỗi giá trị công nghiệp.

Đến nay, khối lượng dự trữ mới đạt 56%, nguồn khí đốt chảy vào rất chậm v́ từ giữa tháng 6/2022, Moscow hạn chế mở van. Thỏa thuận của EU không nói rơ trong trường hợp thiếu khí đốt, các nước sẽ sử dụng kho dự trữ theo quy tắc như thế nào. Theo bà Ursula von der Leyen, khi đó EU sẽ phải điều tiết để “khí đốt được đưa đến nơi nào cần nhất”.


Ngày 13/7, chính phủ Hungary tuyên bố t́nh trạng khẩn cấp về năng lượng. Theo ông Gergely Gulyas, chánh văn pḥng Thủ tướng, cuộc xung đột kéo dài ở Ukraine và các lệnh trừng phạt EU áp đặt lên Nga đă khiến giá năng lượng trên khắp châu Âu tăng mạnh, gây ra một cuộc khủng hoảng năng lượng ở khu vực này. Quyết định của Chính phủ là một trong những biện pháp nhằm bảo vệ lợi ích của các gia đ́nh và nguồn cung cấp năng lượng của nền kinh tế Hungary. Ông Gulyas cũng cho rằng, trong những tháng gần đây, châu Âu rất có thể sẽ không đủ khí đốt cho mùa sưởi ấm và mùa thu và mùa đông. Do đó, các biện pháp sẽ đảm bảo rằng đất nước có đủ năng lượng vào mùa đông và kế hoạch giới hạn hóa đơn điện nước có thể được duy tŕ. Hungary là một trong những quốc gia phải phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu hóa thạch từ Nga nhưng vào năm ngoái đă kư một thỏa thuận kéo dài 15 năm với tập đoàn năng lượng nhà nước khổng lồ Gazprom để mua khí đốt tự nhiên. Theo thỏa thuận này, Hungary sẽ nhận khoảng 65% dầu và 85% khí đốt từ Nga.

Cùng với phần c̣n lại của Liên minh châu Âu (EU), Pháp đang đối mặt với những bất ổn nghiêm trọng về an ninh năng lượng cho mùa Đông năm nay. Mặc dù Chính phủ Pháp đảm bảo rằng các kho dự trữ khí đốt sẽ được bổ sung kịp thời, nhiều người ngày càng lo ngại về t́nh trạng thiếu điện sắp tới cũng như khả năng mất điện. Hiện tại, chỉ một nửa nhà máy điện hạt nhân của Pháp - thường cung cấp khoảng 50% sản lượng điện - đang hoạt động. Để đảm bảo cung cấp năng lượng đáp ứng nhu cầu cho mùa Đông sắp đến, Pháp đang t́m cách lấp đầy các cơ sở lưu trữ khí đốt của ḿnh lên 100%.

Tuy nhiên, theo các nguyên tắc đoàn kết châu Âu, toàn bộ mạng lưới điện của Pháp có thể được sử dụng để bù đắp cho sự thiếu hụt trầm trọng của các nước thành viên EU dễ bị tổn thương, chủ yếu là những nước phụ thuộc nhiều nhất vào nhập khẩu khí đốt của Nga. Một nguồn tin làm việc trong lĩnh vực quản lư rủi ro doanh nghiệp nói rằng các thành phố lớn ở Pháp gần như chắc chắn sẽ phải đối mặt với việc cắt điện trong năm nay và năm tới. Nguồn tin này cho biết thêm tất cả các chính phủ châu Âu “đang chuẩn bị cho t́nh trạng mất điện” và “các nhà điều hành năng lượng cùng các nhà lănh đạo chính trị đang hy vọng mùa Đông năm nay sẽ không quá lạnh”.

Trong khi đó, nhà điều hành hệ thống truyền tải điện của Pháp RTE cho biết họ không thể xác nhận độ chắc chắn về việc cắt điện mà nguồn tin trên tuyên bố vào thời điểm hiện tại. Theo RTE, những bất ổn xung quanh t́nh h́nh hiện tại khiến họ chưa thể đưa ra dự đoán chính xác cho mùa Đông ở giai đoạn này. Lo ngại về sự thiếu hụt năng lượng sắp xảy ra đă tăng thêm bởi lời kêu gọi gần đây từ các giám đốc điều hành của các công ty năng lượng khổng lồ Total, EDF và Engie với các công ty và người tiêu dùng Pháp để "ngay lập tức" hạn chế mức tiêu thụ năng lượng của họ.

“Bất cứ lúc nào, Nga hoàn toàn có thể làm gián đoạn việc cung cấp khí đốt của ḿnh. Trường hợp xấu nhất vẫn tồn tại và chúng ta phải cực kỳ cảnh giác”, Bộ trưởng Bộ Chuyển đổi Năng lượng Pháp Agnès Pannier-Runacher cho biết trong một cuộc phỏng vấn. Trong khi đó, Bộ trưởng Kinh tế Pháp Bruno le Maire nói với đài LCI: "Chúng ta phải nhanh chóng đặt ḿnh vào chế độ chiến đấu”, lưu ư rằng nước này cần phải lường trước việc Nga cắt khí đốt. Trước đó, Pháp hy vọng rằng họ sẽ không phải đối mặt với nhiều vấn đề trong mùa Đông năm nay như các quốc gia EU khác đang phụ thuộc nhiều hơn vào khí đốt. Điều này một phần là do sự phụ thuộc tương đối cao của Pháp vào năng lượng hạt nhân. Tuy nhiên, nguồn năng lượng này đang bị hạn chế, v́ hiện tại hơn một nửa số ḷ phản ứng hạt nhân của nước này đă tạm ngừng hoạt động. Do đó, khí đốt, trước đây chỉ chiếm khoảng 20% ​​năng lượng tiêu thụ của Pháp, gần đây chiếm vị trí ngày càng tăng trong cơ cấu năng lượng của nước này.
Ngày 14/7, Ủy ban châu Âu (EC) đă hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) trong năm nay và năm tới, đồng thời điều chỉnh dự báo lạm phát do tác động của cuộc khủng hoảng tại Ukraine.

Cụ thể, EC dự báo kinh tế Eurozone sẽ tăng trưởng ở mức 2,6% trong năm nay, thấp hơn so với mức 2,7% được đưa ra vào tháng 5.

Trong năm tới, khi tác động của cuộc khủng hoảng tại Ukraine và giá năng lượng tăng cao trở nên rơ ràng hơn, tăng trưởng kinh tế của Eurozone sẽ ở mức 1,4%, thay v́ 2,3% như dự báo trước đó.

Trong khi đó, dự báo tăng trưởng kinh tế của toàn bộ Liên minh châu Âu (EU) vẫn giữ nguyên ở mức 2,7% trong năm nay, nhưng giảm đi c̣n 1,5% trong năm tới thay v́ ở mức 2,3% như tính toán trước đó.

EC dự báo lạm phát của Eurozone sẽ đạt đỉnh ở mức 7,6% trong năm nay, trước khi giảm xuống c̣n 4% trong năm 2023. Tháng 5 vừa qua, EC đă dự báo giá cả tại Eurozone sẽ tăng 6,1% trong năm nay và 2,7% vào năm sau.

Cơ quan này cảnh báo lạm phát thậm chí có thể tăng cao hơn nếu giá khí đốt tiếp tục tăng do Nga giảm nguồn cung mặt hàng này. Bên cạnh đó, EC cũng không loại trừ khả năng đại dịch COVID-19 bùng phát trở lại.

Bất chấp những nguy cơ trên, EC nhận định Eurozone sẽ không rơi vào suy thoái và các con số dự báo trên có thể cải thiện, nếu xu giá dầu và hàng hóa tiêu dùng tiếp tục đà giảm như thời gian gần đây.

Với tỷ lệ thất nghiệp thấp ở mức kỷ lục, EC đánh giá tiêu dùng cá nhân có thể thích ứng tốt hơn với đà tăng của giá cả, nếu các hộ gia đ́nh sử dụng nhiều hơn khoản tiền tiết kiệm của họ.

Xét theo quốc gia, tăng trưởng của Đức - nền kinh tế lớn nhất EU- sẽ ở mức 1,4% trong năm nay và 1,3% trong năm 2023. Tương tự, kinh tế Pháp sẽ tăng trưởng ở mức 2,4% trong năm nay và 1,4% trong năm sau.

Các con số này đều thấp hơn các dự báo được đưa ra vào tháng 5. Trong số 3 nền kinh tế lớn nhất EU, Italy là quốc gia duy nhất có dự báo tăng trưởng kinh tế tăng lên so với trước đó.

Cụ thể, trong năm nay, kinh tế Italy được kỳ vọng sẽ tăng trưởng ở mức 2,9%, thay v́ 2,4% như được công bố vào tháng 5. Tuy nhiên, sang năm sau, EC dự báo kinh tế Italy sẽ tăng trưởng ở mức 0,9%, thay v́ mức 1,9% như dự báo cũ.

Cùng ngày, chứng khoán châu Âu đă giảm điểm khi ngày càng nhiều nhà đầu tư tin rằng sẽ có thêm những đợt tăng lăi suất mạnh từ Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).

Cụ thể, chỉ số STOXX 600 của châu Âu đă giảm 0,7%, một ngày sau khi Bộ Lao động Mỹ cho biết tỷ lệ lạm phát tại Mỹ trong tháng 6 tăng lên 9,1% - mức cao nhất trong ṿng 40 năm qua.

Trong khi đó, chỉ số chứng khoán MIB tại Italy đă giảm 2,2% xuống gần mức thấp nhất kể từ tháng 11/2020, trong bối cảnh chính phủ nước này đứng trước nguy cơ tan ră khi đảng Phong trào 5 sao tuyên bố không tham gia cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội.
__________________
Gibbs_is_offline   Reply With Quote
 
Page generated in 0.11246 seconds with 9 queries