VietBF - View Single Post - Trang của lính
View Single Post
Old 02-10-2021   #660
hoathienly19
R4 Cao Thủ Vơ Lâm
 
Join Date: Sep 2020
Posts: 842
Thanks: 1,657
Thanked 1,149 Times in 509 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 23 Post(s)
Rep Power: 5
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
Default



TẾT VỀ LẠI NHỚ NHỮNG TẾT THA PHƯƠNG CỦA ĐỜI LÍNH TRẬN VNCH !




Chợt nhớ xuân nào trên chiến địa,

Tao mày hiu hắt đón xuân chơi

Một thằng bộ binh đời như bỏ

Một đứa nhảy dù cũng tả tơi..






Bốn câu thơ củ mới đó mà đă mấy mươi mùa thương nhớ, càng khiến cho người lính già thêm trơ trọi lạc lơng, giữa tối ba mươi lạnh lẽo nơi chón quê người..

Trong quán khách bên đường, ta một ḿnh sóng đôi với ngọn đèn hiu hắt, qua đêm lại một năm buồn. Rượu chưa nhắp mà môi dă muốn cay sè, ngoài trời con chim kỹ niệm vẫn như thiết tha giục giă dù khói lửa đă ngưng trên chiến địa, bạn bè cũng không c̣n quan hà cạn chén ly bôi, sau những tiếng tỳ bà nhặt khoan nức nỡ.

Tan tác, chia xa giờ đây chúng ta đang lang thang như mây chiều, sau những năm tháng đă giốc ngược đời ḿnh cho quê hương.

Lính là thế đó, buồn nhiều vui ít với một chút nhun nhén t́nh cờ bắt gặp, trên các nẽo đường hành quân vô định, qua dăm ba ngày Tết dưỡng quân hay canh giặc chốn tiền đồn lẽ loi ngoài quan tái.

Ai đă từng là lính mới căm thông cho lính, sống thật cô đơn lếch thếch và chết cũng rất hiu hắt ngậm ngùi. Thời gian và không gian đời lính cũng chẳng qua chỉ là một cái mốc vô t́nh để biết ta hiện hửu. Nhưng thôi tiếc làm ǵ ai biểu ta sinh ra làm trai hùng đất Việt ? nên phải chấp nhận kiếp lính :

“ Ôm yên gối trống đă chồn, nằm vùng cát trắng ngủ cồn rêu xanh “ để rồi thui thủi

- “ Đêm từng đêm ngó mông lung, ôm cây súng lạnh hát rừng mà nghe “..

Gần mười ba năm lính tết nào cũng tết tha hương, xuân ở đâu cũng xuân lữ thứ.

Đêm trừ tịch giữa tối ba mươi cái khoảnh khắc năm củ sắp tàn, khi mà mọi nhà chặt then kín cửa, để sửa soạn đón giao thừa trong niềm hạnh phúc của gia đ́nh, th́ lính cũng đón chào năm mới trong chiếc hầm trốn đạn hay mái cḥi canh giặc đen tối lạnh băng.

Nhớ từ đâu bổng kéo tới, vây kín cái không gian nhỏ hẹp này. Ngoài trời mưa xuân đến sớm nhưng sao buốt lạnh quá chừng,khiến cho ta thêm buồn rầu trong bóng tối một tết tha hương.

Dường như có ai đang hát ru một khúc t́nh ca của lính, nhắp một chút men nồng để thấy lại ngày xưa, để ta d́u ta trở về những mùa xuân củ, những tết không bao giờ quên được trong cuộc đời






1 - TẾT LÍNH ĐẦU TIÊN TRÊN RỪNG NÚI MIỀN TÂY BẮC B̀NH THUẬN :







Ma Lâm xưa nay vẫn là cửa ngỏ để nhập vào vùng tây bắc B́nh Thuận hùng vĩ và đầy huyền thoại. Ma Lâm là thủ phủ của quận Thiện Giáo, nằm giữa châu thổ ph́ nhiêu của con sông Cả (Quao) phát nguyên tại Di Linh và ra biển Đông tại cửa Phú Hài.

Quốc lộ 12 hay c̣n gọi là Liên tỉnh lộ 8 chạy ngang qua đây, được hoàn thành ngày 1-10-1914 từ Phan Thiết đi Di Linh. Đây là biên địa cuối cùng của Vương quốc Chiêm Thành trước khi mất nước vào năm 1693, nên có nhiều người Chàm và Thượng Ba Phủ sống tại các xă Ma Lâm Chàm, Phú Nhiêu, Sông Trao, Trịnh Ḥa, Tịnh Mỹ.

Tuy những địa danh như Rừng Đú, Mang Tố, Làng Chăo, Vũng Dao.. và các câu chuyện xưa về người Chàm trên mănh đất B́nh Thuận, theo thời gian tan biến vào cát bụi nhưng vẫn muôn đời vẫn c̣n là huyền thoại đẹp của một thời vang bóng.

V́ địa thế hiểm trở lại thêm chinh chiến triền miền nên quốc lộ gần như bị bỏ hoang, cũng như hầu hết miền tây bắc bi quên lăng, để mặc cho người Thượng tha hồ đốt rừng bừa bải làm rẫy, dù vùng này nếu ruộng đất được khai thác, cũng đủ cung ứng nhu cầu lúa gạo cho nhiều người trong tỉnh.

Gần Tết Nguyên Đán năm 1964,
chúng tôi gồm mười lăm đứa măn khóa từ Sài G̣n bổ sung cho Trung Đoàn 43 biệt lập, lúc đó do Thiếu Tá Vơ văn Cảnh (sau lên chuẩn tướng là tư lệnh Sư đoàn 23 bộ binh năm 1972), làm Trung Đoàn Trưởng kiêm Biệt Khu Trương Biệt Khu B́nh Lâm, trách nhiệm ba tỉnh B́nh Tuy-B́nh Thuận-Lâm Đồng.

Bộ chỉ huy biệt khu đóng tại quân Di Linh với Đại đội Trọng Pháo của Đại Uư Ngô Tất Tống và Tiểu đoàn 3/43 của Đại Uư Công.

Riêng Tiểu đoàn 1/43 của Đại Uư Ngô văn Diệp (tử trận năm 1965 tại Trảng Bàng) và Tiểu đoàn 2/43 của Đại Úy Hai, th́ hành quân thường trực tại B́nh Tuy-Phan Thiết.






Ngày đầu tiên về đơn vị lại là ngày cuối năm, nên khi xe lủa tới Đà Lạt vào buổi chiều cũng là lúc thiên hạ đang rộn rịp chuẩn bị đón giao thừa. Cao nguyên Lâm Viên mùa Tết, nên trời rét căm căm. Bọn chúng tôi đều sinh trưởng tại miền biển và đồng bằng sông Cửu Long, nên chịu không thấu với cái lạnh cát da tím thịt nơi chốn biên tái, trong bộ đồ trận mỏng manh, qua đêm đầu tiên tại nhà văng lai của Tiểu Khu Tuyên Đức.

Viết sao cho hết nổi buồn rầu của bọn lính xa nhà trong đêm trừ tịch ? dù tết Đà Lạt thật tuyệt vời, khiến ta cứ ngỡ như ḿnh đang lạc lối đào nguyên giữa hoa và người đẹp, cả hai sắc hương dường như đang cùng với mây trời ngạt ngào trong sương giá.

Đà Lạt đêm xuân thú vui không kể xiết, khắp phường phố thiên hạ quần áo là lượt hạnh phúc, gắn bó từng cặp, từng đôi trong muôn màu đam mê rực rỡ nhưng với bọn lính mới đầu đời, Đà Lạt lại vô t́nh hờ hửng. Bởi vậy mười mấy đứa đều mong mau sáng, để sớm trả lại cái thiên đường hạnh phúc mà trời trót dành cho những giai nhân tài tử.

Rồi th́ chia tay, dăm đứa gọi là kém may mắn khi về Tiểu đoàn 3/43 gần mặt trời. Số c̣n lại bổ sung cho Tiểu đoàn 1 và 2/43.

Một cuộc hành quân mở ra vào ngày mùng ba tết nguyên đán, mục đich khai thông quốc lộ 12, đưa lính mới và quân trang quân dụng bổ sung cho hai đơn vị tại B́nh Thuận. Nhờ vậy mới có dịp hưởng được một cái tết núi rừng vui nhộn với người Koho quanh bếp lửa hồng.






Bộ tộc Koho sống đông đảo tại cao nguyên nam Trung Phần, có nguồn gốc pha trộn từ nhiều sắc dân Chàm, Mă Lai, Indonesian và Chân Lạp.. gồm các bộ lạc Churu, Noang, Sre, Maa, Sil, Toa, Queyong, Lat, Nop, Kodiong, Nam.. chủ yếu sống tại các tỉnh Quảng Đức, Tuyên Đức, Lâm Đồng,B́nh Thuận, B́nh Tuy và Long Khánh.

Được vui Tết với người Koho là một thích thú tột cùng, v́ ngoài việc được ăn uống tự do, c̣n hưởng được t́nh người qua cử chỉ, một hành động đối với người Việt trong thời chinh chiến, hầu như đă mất mát hay nếu c̣n cũng chẳng qua là sự giả tạo hay lớp phấn hào nhoáng bên ngoài.

V́ lộ tŕnh bị bỏ hoang lâu ngày,không được sửa chữa và xử dụng nên khắp nơi đầy ổ voi ổ gà. Thêm vào đó là nhiều đèo cao với vô số khúc quanh co lên trời, xuống lủng. Do vậy đoàn xe di chuyển rất chậm v́ phải mở đường và tu bổ quan lộ, nên đêm đó phải đóng quân và cũng là dịp ngàn năm một thuở được chủ làng trong buôn Koho, tai thung lũng Klonodium sát đường mời ăn Tết.

Theo truyền thống, buổi lễ được tổ chức giữa sân nhà Hội Đồng. Tất cả đều là sự quyên góp chung từ củi đốt, trâu ḅ tới rượu cần.

Quang cảnh đêm Tết thật hấp dẫn với đống củi cao như núi đủ rực sáng suốt đêm, mấy trăm hủ rượu cần và ba con trâu cột sẳn quanh các hàng cộc được chạm trổ. Khắp nơi c̣n có những cây phướng, nêu và cờ xí càng tăng thêm nét đẹp và trang nghiêm trong ngày Tết.

Rồi lúc ráng chiều vừa khuất sau rặng núi Bà cao đen thăm thẳm đầy huyền bí, cũng là lúc chiêng trống nơi nhà Hội Đồng trổi dậy, thúc dục dồn dập như tiếng trống trận xua quân, kêu gọi mọi người trong Buôn tề tựu nơi bếp lửa hồng vừa cất cao ngọn.

Tiếng lửa lách tách nổ vui tai, cộng với tiếng người chuyện tṛ huyên náo. Nam nử, già trẻ vui Tết ăn mặc quần áo đẹp và mới nhất của họ, dù chỉ là thứ vải bâu thô thiển.






Ở đây hoa nhiều không đếm hết nhưng cũng không có hoa ǵ đẹp hơn hoa mai khiến đêm thêm ngát, làm cho lính đă ngây ngất bên ché rượu cần, lại càng ngẩn ngơ hóa bướm v́ tiếng hát ngây thơ hồn nhiên của các cô gái vùng cao.

Hỡi ôi kỷ niệm mấy chục năm qua rồi, mà sao trong hồn mỗi lần chợt nhớ, dường như lại muốn khựng khi tưởng tới vị chua chua của rượu cần và mú hương hoa núi rừng tây bắc.

Sáng tinh sương lính lại lên đường, không được như người Koho sung sướng tiếp tục cuộc vui Tết quanh các gia đ́nh, cho đến hết tháng giêng mới chấm dứt khi cả Buôn không c̣n rượu và thịt.:

“ Ớ chàng trai lính ơi,

đùng quên đêm nay bên vũ điệu Lam Tơi,

đôi ta t́nh cờ quen nhau ngắn ngũi

nhưng em nguyện chờ chàng trở về ..”


2 - NHỮNG NGÀY TIỀN ĐỒN Ở TÙNG NGHĨA, TUYÊN ĐỨC :


Sau hiệp định Genève 1954 chia đôi đất nước , một số người Thái sinh sống tại tỉnh Lai Châu đă từ bỏ thiên đàng xă nghĩa miền bắc, di cư vào Nam để t́m tự do và lập nghiệp tại xă Tùng Nghĩa, quận Đức Trọng, tỉnh Tuyên Đức, gần phi trường Liên Khương ngả ba Di Linh-Đà Lạt-Đơn Dương.

Thời tiền chiến, Hoàng Ly đă viết bộ tiểu thuyết trường thiên dă sử nổi tiếng :

- “ Lửa hận rừng xanh”,
hư cấu cuộc đời của Tù trường Đèo văn Lang, vua của người Thái đen Thái trắng sống ở miền tây bắc Lai Châu rộng lớn , từ Phong Thồ, Nậm Nà tới Mường Lay, Mường Tè, Bản Pháp.. xứ sở của hoa ban, loài hoa trắng mọc chênh vênh ven vách núi, mùa xuân nở trắng núi đồi xứ Thái.

“ Đón giao thừa một phiên gác đêm

chào xuân đến súng xa vang rền

Xác hoa tàn rơi trên bán súng..

ngỡ rằng pháo tung bay, nào ngờ hoa lá rơi”






Bài hát cũ của nhạc sỹ Nguyễn văn Đông mấy chục năm về trước, nay sao vẫn nhớ như niềm nhớ về một cái tết xa xưa rất t́nh cờ với đồng bào Thái Trắng, khi tiểu đoàn nằm tiền đồn, giữ an ninh ngoài ṿng đai Tùng Nghĩa.

Theo phong tục cổ truyền, hầu như tất cả các dân tộc thiểu số vùng thượng, trung Bắc Việt cũng như cao nguyên Trung Phần, hằng năm đều có nhiều lễ hội.

Người Thái cũng vậy nhưng quan trọng hơn hết đối với họ vẫn là Tết Nguyên Đán NEN BƯƠNG TIÊN, thường được tổ chức tiếp theo Lệ ăn cơm mới và uống rượu Kim Lao Mao, mừng trúng mùa, cũng như ngày Tết Thần Táo vào tối đêm 23 tháng chạp, cũng giống như người Việt, rất trọng thể khắp mọi nhà, mọi đ́nh làng với lễ vật gồm gà, xôi, rượu, vàng giấy và hoa quả.

Người Thái sống lâu năm trên đất Việt nên Tết Nguyên Đán gần giống người Kinh, nhất là từ khi họ di cư vào miền Nam. Đêm giao thừa, mọi người đều ăn mặc quần áo mới, sặc sở và diêm dúa nhất vẫn là các cô gái chưa chồng trong lễ hội “ Tung Cầu “ với thanh niên chưa vợ, để rồi sau đó từng cặp sóng sánh cười vui, qua cuộc t́nh đầu xuân vừa chớm nở.

“Chốn biên thuỳ này xuân tới chi, t́nh lính chiến khác chi bao người”
, nên đêm tiền đồn được vui ké với bản làng một cái tết vui nhộn từ đầu thôn tới cuối ấp, nơi nào cũng vang vang tiếng pháo, khiến người lính trẻ xa nhà chạnh ḷng để rơi nước mắt, khi nhớ về những ngày xuân củ, nhớ màu hoa cúc hoa mai, tết đến nở tṛn như mắt môi em một thời tuổi học :

- “ Tay anh gh́ nhẹ trên báng súng, cứ ngỡ cùng em sóng bước xuân



3 - ĐÊM CHỜ TÊT NGOÀI V̉NG ĐAI ÂP CÂY BÀI (CỦ CHI) :


Cuối năm 1964, toàn bộ Trung Đoàn 43 biệt lập từ Di Linh tăng phái hành quân cho khu 32 chiến thuật trách nhiệm tỉnh Hậu Nghĩa nhưng chủ yếu là tại quận Củ Chi bảo vệ an ninh cho các xă :

- B́nh Mỹ

- Tân Thạnh

- Trung An

- Phú Ḥa Đông

- Phước Vĩnh An

- Tân Phú Trung

- Tân Thông

- Nhuận Đức

- Trung Lập

- Phước Hiệp

- Thái Mỹ

- An Nhơn Tây

- Phú Mỹ Hưng và phố huyện Tân An Hội nằm trên quốc lộ 1từ Sài G̣n đi Tây Ninh.

Lúc đó, BCH Trung đoàn đóng tại Tân Thông, các tiểu đoàn 2 và 3/43 nằm tiền đồn khắp các xă xôi đậu.



Riêng Tiểu đoàn 1/43 được dưởng quân ba ngày Tết tại Quận, v́ đă lội suốt một năm khắp các chiến trường Phan Thiết, B́nh Tuy, Long Khánh, B́nh Dương, B́nh Long và Hậu Nghĩa.

Cũng v́ vậy, Ban 5 /TĐ đă soạn thảo nhiều chương tŕnh để lính và gia đ́nh vui một cái Tết đặc biệt tại hậu phương.

Ngày ba mươi tháng chạp đơn vị xuất tiền hành quân, công thêm tiền thưởng của Tỉnh và Trung Đoàn, giao cho Ban 4 ra chợ Củ Chi mua sắm gà, vịt, heo, ḅ, bánh trái và rượu đế Bà Điểm làm tiệc tất niên.

Lúc đó, đa số lính của TD là người Trung, nên trong dịp Tết chỉ có một số nhỏ có gia đ́nh tại Sài G̣n và vùng lân cận được phép miệng về thăm gia đ́nh, c̣n hầu như là ở lại với đơn vị.

V́ khỏi trực gác, nên lính tha hồ rong chơi khắp hàng quán, dù phố lỵ Củ Chi nhỏ xiú và buồn hiu, lưa thưa vài hàng quán và cái lồng chợ cũng bé bỏng khiêm nhượng.

Cũng may quận nằm trên quốc lộ 1, nên có rất nhiều xe đ̣ xuội ngược Sài G̣n-Trảng Bàng-Tây Ninh.. cũng như ngả rẽ tới Bầu Trai, Hiệp Ḥa, Đức Huệ..

Đứng bên đường,nh́n trộm những người đẹp ngồi trên xe, đang hối hả mua quà vật khi xe ngừng, hồn lính cũng cảm thấy phần nào vơi đi nổi nhớ nhà.

Ở đây mùa đông không lạnh lắm so với Phan Thiết nhưng gíó nhiều nên cũng tái tê se sắt. Bao nhiêu năm lính, lần đầu được vui một cái tết thị thành cũng thấy an ủi phần nào .

Nhưng Tết chưa tới, tiệc cũng c̣n đang sửa soạn, th́ lệnh hành quân khẩn cấp từ Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn ban xuống. Quân báo và an ninh Tiểu đoàn lái xe ruồng bố khắp nơi để gom lính, làm cho người Củ Chi ngạc nhiên tuá ra đường ḍm ngó, như thể họ đang xem hát tuồng.






Và rồi nửa giờ sau Tiểu đoàn 1/43 lại lên đường, lính chỉ mang theo súng đan và nước uống với nhiệm vụ giải toả Ấp Cây Bài vừa bị giặc lợi dụng lệnh hưu chiến, từ mật khu Hố Ḅ tràn vào chiếm Ấp và bắt đồng bào làm con tin đỡ đạn.

Quân ra đi như bóng ma đói, ai cũng phờ phạc buồn rầu thấy rơ, đầu gục xuống súng vác vai, bất kể đội h́nh kỹ luật, im lặng như hến. Thế là thêm năm nửa tàn mộng tết-xuân.






Bốn giờ rưỡi chiều ba mươi Tết Tiểu đoàn 1/43 đă có mặt ngoài ṿng đai Ấp, trong khi đó toàn bộ Trung Đoàn đều tham dự cuộc hành quân này và các đơn vị đang dần xiết ṿng vây.

Súng nổ khắp bốn hướng giữa ta và địch, từ trong Ấp cho tới Làng Paris Tân Qui, Bến Cỏ, Phú Ḥa, Ấp Nhà Việt.. chổ nào cũng có đụng lớn.

Riêng TD 1/43 án ngử ngay con đường tỉnh lộ dẫn vào Ấp, đường đă bỉ cày xới tan nát.

Ấp nằm trong tầm ngó nhưng mù mịt v́ bom đạn lửa khói và rừng cao su ngút ngàn che phủ. Cánh đồng lúa ven làng đang bắt đầu ươm hạt, mùi thơm sữa lúa theo gió thoang thoảng khắp nơi, mũi ṃng từng đàn đáp đậu trên da thịt, tha hồ xơi tái lính.

Trong cảnh buồn rầu thê thiết, ai cũng thẩn thờ quên đau v́ muỗi chích khi nghĩ tới đồng bào vô tôi đang nằm giữa dao thớt chiến tranh, trong khi các nơi khác mọi nhà đang rộn ríp náo nức đón xuân về.

Thời gian qua thật chậm, chiến trường vẫn sôi sục bom đạn.

C̣i thúc quân vang dậy dồn dập nhưng lính vẫn không tiến nổi v́ các khẩu súng cộng đồng của giặc từ các cao điểm trong Ấp bắn chận dữ dội,
khiến cho lính Tiểu đoàn 1/43 lần hồi rụng tă tơi như mấy cánh mai vàng trước gió xuân tơi tả, khi tiệc tất niên chưa kịp hưởng đă vội về với đất lạnh.

Thân phận của người lính trận VNCH là như vậy, làm sao mà không buồn không hận và không than trách cho kiếp đời hẵm hiu héo úa ?






Không thể làm ǵ hơn, nên Bộ Chỉ Huy hành quân đă xin Khu chiến thuật nhờ không quân can thiệp.

Màn đêm hững hờ buông rèm gói trọn vạn vật, chỉ c̣n nghe tiếng L19 và Khu trục cơ Skyraider vần vũ dội bom bắn phá mục tiêu. Xa xa về hường Sài G̣n, trời sáng hồng trong đêm tối, giờ này thiên hạ đang vui say chè chén nhảy nhót và hạnh phúc.

Nên chắc không ai hoài công nghĩ tới, lúc đó tại một thôn xóm hẻo lánh nghèo nàn, có không biết bao nhiêu người, dân cũng như lính, địch lẫn ta đang lặn lội trong bom đan, chỉ mong được phép lạ để sống c̣n.

Suốt đêm trừ tịch, máy bay liên tục dội bom, Ấp Cây Bài đắm ch́m trong biển lửa. Ngoài ŕa ấp Tiểu đoàn nằm chờ trời sáng ai cũng đói lạnh nên nhiều người mặc kệ lăn kềnh trên đất ngáy kḥ, bất kể cái chết kề cận.

Tờ mờ mồng một Tết, quân vào Ấp trong nổi thê lương tận tuyệt. Khắp nơi chỉ là nổi chết từ người tới trâu ḅ heo chó. Giặc đă chém vè bằng các đường giao thông hào, bỏ lại nhiều tử thi lơa lồ bất động.


Chiến tranh tàn nhẩn, oan nghiệt khiến suốt đời lính không quên được h́nh ảnh chết chóc
[/i][/color][/size][/b]của những người dân lành vô tội, giữa nhang đẻn bánh mứt.. chờ đón xuân về.






C̣n tiếp ,


hoathienly19_is_offline   Reply With Quote
The Following User Says Thank You to hoathienly19 For This Useful Post:
hoanglan22 (05-18-2021)
 
Page generated in 0.11709 seconds with 10 queries