VietBF - View Single Post - NHỚ NHỮNG MÙA XUÂN THANH B̀NH XƯA CŨ
View Single Post
Old 02-01-2021   #4
hoathienly19
R4 Cao Thủ Vơ Lâm
 
Join Date: Sep 2020
Posts: 842
Thanks: 1,657
Thanked 1,149 Times in 509 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 23 Post(s)
Rep Power: 5
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
Default ĐÊM GIAO THỪA



ĐÊM GIAO THỪA


Đêm 30 là lúc Tết nhất của Tết. Càng gần giờ Giao thừa th́ mọi người càng trở nên nghiêm túc hơn, [coor=blue]“ hiền ”[/color] hơn.

Bố mẹ tôi tự nhiên có vẻ nghiêm trang, nhưng nhă nhặn hơn ngày thường. Bàn thờ Giao thừa và bàn thờ gia tiên đă sẵn sàng. Bố tôi vẫn giữ được đôi tranh Thần Đồ, Uất Lũy cũ đem ra treo hai bên cửa ra vào dưới nhà, từ tối 30 Tết mỗi năm.

Người Bắc xưa ngày Tết treo cặp tranh Thần Đồ, Uất Lũy hay đôi tranh Tử Vi, Huỳnh Đàn để trấn trước nhà, chứ không treo tranh Tŕnh Giảo Kim, Uất Tŕ Cung như người Hoa.

Cũng có năm bố tôi trổ tài vẽ và giảng giải về ba vuông bẩy tṛn và cung tên bằng vôi cho chúng tôi. V́ sân trước nhỏ, nên việc này đành phải thực hiện ở sân sau nhà.


Cặp tranh Tử Vi-Huỳnh Đàn treo trước cửa (tranh Hàng Trống)






Rồi Giao thừa đến. Trên radio, và sau này cả trên truyền h́nh, bài Ly Rượu Mừng vang lên. Hương khói nghi ngút. Mẹ tôi trở nên nghiêm trang, thành kính tối đa trong mỗi cử chỉ. Phấn son, nhưng mẹ vẫn mặc áo dài của năm cũ khi cúng Giao thừa.

Những kiêng cữ như tránh quét nhà, to tiếng, nói dối… bắt đầu được tuân thủ. Trang nghiêm là đúng, v́ đối với các thế hệ cũ th́ cho đến lúc ấy mọi sự tin tưởng và kiêng cữ vẫn c̣n là hơi thở.






Theo phong tục cổ của người ḿnh, thời khắc Giao thừa là giờ phút thiêng liêng nhất của năm. Lúc trừ tịch này trên không trung phải tuyệt đối tĩnh lặng để các thần năm cũ giao tiếp các thần năm mới.

Trong khi đó dưới đất phải đốt pháo, đánh trống chiêng, xoong, nồi các thứ thật ồn ào để xua đuổi ma quỷ nhân đêm tối nhất của năm, khi mọi thổ, trạch thần đều vắng mặt, mà xâm nhập làm hại thế gian.

Sai nguyên tắc này sẽ không bao giờ đạt được quốc thái dân an trong năm mới.






Lúc mọi nhà cúng Giao thừa và gia tiên xong, ở những năm được đốt pháo, pháo bắt đầu rền. Các bánh pháo Điện Quang, Toàn Hồng nổ gịn vang xa gần. Mỗi đoạn khoảng 20cm pháo con lại chen một cái pháo đại.

Văn hóa đốt pháo của giới trẻ hồi đó bây giờ nghĩ lại thấy lành lắm. Nghịch nhất cũng chỉ là úp ống lon sữa ḅ lên pháo rời nhặt được rồi đốt cho lon bay lên.

Dĩ nhiên cũng có những trường hợp rắn mắt hơn, nhưng cố ư làm đau người khác th́ rất họa hoằn.

Thật ra lũ chó mèo là bọn oán hờn pháo nhất. Các tràng pháo có khi dài từ lầu ba xuống đất, hoặc có khi dài hơn. Mùi khói pháo thật tuyệt vời và rất "sạch” .






Sau đó bố mẹ tôi đi lễ Giao thừa. Hướng xuất hành đă được bố tôi tra xét kỹ từ lịch Tam Tông Miếu. Cũng có năm các cụ đi lễ Lăng Ông, nhưng thường là đền đức Thánh Trần. Sau này tôi mới biết là do hướng xuất hành của tùy năm.

Giao thừa và ngày Tết bố mẹ tôi thường không đi lễ chùa, mà để dành đến Rầm tháng Giêng.

Người Bắc ở Sài G̣n thủa ấy hay đi chùa Vạn Thọ. Đây là một ngôi chùa nhỏ ấm cúng bên bờ nước, h́nh như ở Tân Định. Chỉ có một vài năm bọn trẻ chúng tôi theo bố mẹ đi lễ tối 30 Tết, c̣n th́ vừa bị khích động v́ pháo, vừa c̣n say khói pháo nên hay ở nhà đánh bài, ăn mứt, cắn hạt dưa.






Ở các đ́nh, đền đầu năm cũng có khi có hát bội, mà hồi c̣n bé tôi rất sợ. Lại có nhiều người đi rao “đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”.

Hành khất th́ vô số kể. Khói hương nghi ngút và người đông đến ngộp thở. Tiếng lắc thẻ xin xăm vang khắp nơi. Khách đi lễ ai cũng tỏ ra vui vẻ, ḥa nhă. Nhưng các ông bà bán hàng đầu năm như vôi, muối, cành lộc, hoa quả, bánh mứt, gị chả, bánh chưng, bánh tét…, th́ đon đả một cách rất Tết.


Lăng Ông – Lăng Tả Quân Lê Văn Duyệt






Lúc trở về bao giờ bố mẹ tôi cũng có một cành lộc, mà chẳng hiểu tại sao năm nào cũng là một đọt trúc đằng ngà.

V́ ỷ là người được mời đi xông đất đầu năm rất nhiều, nên bao giờ bố tôi cũng tự xông đất. Một bánh pháo nhỏ lại được khai hỏa.

Sau đó cả nhà quây quần ăn nhẹ một ít bánh mứt và đánh bài. Lúc này bố mẹ tôi mừng tuổi (ĺ x́) các con.

Mỗi đứa được một phong bao, trên đó bố tôi viết sẵn rất đẹp tên từng người, và, bằng cả chữ Việt lẫn chữ Nho, ḍng chữ “nhất bản vạn lợi”.

Dù lúc đó xă hội hoàn toàn theo nền giáo dục tân học mang nhiều ảnh hưởng phương Tây, nhưng chúng tôi luôn thấy cảm động, và luôn trân trọng những phong tục truyền thống đẹp đẽ này.


Lăng Ông 1956







MỒNG MỘT TẾT


Sáng sớm mồng Một Tết được bắt đầu bằng tràng pháo đón vị khách đầu tiên của năm mới. Quần áo mới được mọi người đem ra diện.

Với bọn nhỏ chúng tôi th́ câu vui như Tết chỉ cảm thấy được đêm 30 và sáng mồng Một mà thôi, v́ những người họ hàng và bạn bè thân thiết nhất của bố mẹ tôi đều đến chúc Tết vào buổi sáng này, và họ là những khách sộp ĺ x́ hậu hĩ nhất.

Doanh thu của tất cả thời giờ c̣n lại của mấy ngày Tết sau đó thường không bằng một phần ba buổi sáng mồng Một.






Sau khi tiếp các vị khách này, bố tôi đi chúc Tết họ hàng bè bạn, trong khi mẹ tôi ở nhà tiếp khách. Đến gần trưa bố tôi về, và lúc đó các họ hàng và bè bạn chí thân của gia đ́nh đă có mặt đông đủ để dùng bữa đầu năm với chúng tôi.







Có một cái lệ đặc biệt mà những người thuộc gịng dơi khoa bảng cũ miền Bắc ở Sài G̣n
vẫn c̣n giữ cho đến măi sau này, là khi đă họp mặt đông đủ ngày mồng Một Tết, người ta dở tấm Thăng quan đồ ra để chơi cờ Thăng quan, loại giải trí phổ thông nhất của giới nho sỹ, khoa bảng từ ngàn xưa, để xem vận mệnh công danh trong năm mới.

Cụ Ngô Tất Tố có lẽ đă bỏ quên món này trong tác phẩm Lều Chơng.


MỘT BẢN CỜ THĂNG QUAN



Bản thăng quan đồ này to bằng một mặt bàn nhỏ. Sang th́ bằng gỗ sơn son thếp vàng có thể gập đôi lại được. Thường th́ in trên vải hay giấy.

Trên đó chia thành nhiều ô ghi cấp bậc của hệ thống quan chế triều đ́nh ngày xưa, từ thấp nhất là Hàn lâm Đăi chiếu (ṭng cửu phẩm văn giai) cho đến cao nhất là Thái tử Thái bảo (trên nhất phẩm, đầu triều).

Mỗi người chơi nhận quân của ḿnh rồi gieo xúc sắc (xí ngầu) mà đi.

Chung quanh ô của mỗi cấp bậc đều có các ô mà sa vào đấy sẽ được thăng, hay bị giáng, phạt thế nào. Ai đạt đến Thái tử Thái bảo trước hết cả là thắng.

Bản bố tôi giữ được không phải thuộc hệ thống triều Lê, mà từ thời Tự Đức. Cờ Thăng Quan hồi đó đă được dịch ra chữ Quốc ngữ, và trong Sài G̣n hồi ấy có thể mua ở các tiệm tạp hóa của người Bắc ở chợ Ông Tạ.

H́nh như bàn cờ Thăng Quan bố tôi có hồi ấy chỉ có văn ban chứ không có vơ ban.

Năm 1992 tôi có mua được một bản Thăng quan đồ in trên giấy từ một cửa hàng tạp hóa ở Cửu Long, Hong Kong. Nhưng bản đó lại theo quan chế Minh triều, Trung Quốc, và cũng chỉ có văn ban.







Rồi cỗ bàn lúc nào cũng sẵn sàng, một phần nhờ ơn cái tủ lạnh.

Ngoài những món truyền thống cố hữu của ngày Tết như bóng, chân gị ninh măng, thang cuốn, gị chả, bánh chưng, hành kiệu, thịt thà…, v́ tổ tiên họ Trịnh chúng tôi ngày xưa xuất phát từ Thanh Hóa nên mẹ tôi c̣n được các cụ truyền cho vài món cỗ Tết đặc biệt của vương thất xứ Thanh xưa, như sơn hào hải vị thang, nộm sứa khô bát vị, v.v.

Đây là những món dùng nguyên liệu khô có thể nấu được trong những ngày Tết không có họp chợ.

Nguyên liệu nấu những món này như gân nai, hải sâm trắng, gị lụa lợn rừng, sứa khô, vẫn c̣n mua được ở Sài G̣n thủa ấy. Những món đơn giản hơn là nem ngang, gị ḷng.






Nem ngang hơi giống như nem Phùng hay nem b́ của các vùng Hà Tây, Nam Định, Ninh B́nh. Thịt lợn thật tươi cắt miếng vừa phải, luộc hơi tái bên ngoài, nêm với ít nước mắm, thấm thật khô, thái nhỏ, rồi băm dập đi bằng sống dao.

B́ lợn thái sợi với lượng nhiều nhất là bằng lượng thịt. Mỡ giắt luộc thái nhỏ hạt lựu. Thính giă thô. Tất cả trộn đều rồi nắm thật chặt lại bằng nắm tay.

Nem ngang bao lót bằng lá ổi chứ không dùng đinh lăng như ở vài nơi khác. Sau đó gói bằng lá chuối đă rửa thật sạch, lau và phơi khô thật kỹ rồi buộc lại.

Khác với nem b́ nấu chín ăn ngay của Nam Định, nem ngang Thanh Hóa phải đợi ít nhất ba ngày cho chín, nghĩa là hơi chua, mới dùng. Ngon nhất là cuốn bánh tráng với rau diếp, húng, thơm, mùi (ng̣) cho thật chặt, rồi thái khúc. Khi ăn chấm nước mắm ngon pha tỏi ớt.






Làm gị ḷng th́ ḷng lợn, khấu đuôi, bao tử cắt mở dọc ra thành lá cắt khúc, và b́ heo đă bỏ sạch mỡ thái nhỏ, với chút nước mắm, hạt tiêu, rồi để ráo.

Nấu b́ heo cho đến khi thành hồ, giống như làm thịt đông. Trộn ḷng, bao tử đă sửa soạn sẵn như trên và ít hạt tiêu vào nấu nhừ. Rồi để ráo, cho vào hồ b́ trộn kỹ và gói lá chuối cho thật chặt. Sau đó luộc chín trở lại.

Một phiên bản khác là trộn các thứ ḷng, bao tử đă sửa soạn như trên đă hầm kỹ, để ráo và ít hạt tiêu vào nửa phân lượng gị sống đă nêm. Gói thật chặt, buộc kỹ rồi luộc chín như luộc gị b́nh thường.

Thử tưởng tượng ngày xưa khi chưa có tủ lạnh, nếu không có không khí lạnh giá của miền Bắc th́ loại gị này có thể giữ được bao lâu. Và hồi ấy người ta vẫn c̣n dùng hàn the mà chưa biết sợ.






Chiều mồng Một bố mẹ tôi bắt đầu cùng nhau đi chúc Tết họ hàng, bè bạn. Chúng tôi ở nhà tiếp khách để nhận ĺ x́. Bắt đầu từ chiều hôm nay cho đến chiều ngày mồng Ba Tết, đường phố bắt đầu có nhiều người hơn.

Các nhóm Sơn Đông măi vơ lưu động, phần nhiều là người Hoa, đi múa lân và biểu diễn vơ thuật kiếm tiền thưởng khắp thành phố. Chiêng trống inh ỏi.

Người Sài G̣n múa lân (không phải sư tử) vào dịp Tết Nguyên Đán chứ không phải Trung Thu như ở Huế và ngoài Bắc.






Tối ba ngày Tết nhiều đ́nh, đền ở Sài G̣n và các vùng phụ cận có tổ chức hát bội. Vẫn ăn uống, bài bạc, nhưng bắt đầu từ tối mồng Một Tết, không khí thiêng liêng của ngày Tết đă bắt đầu nhạt.


TỪ MỒNG HAI TẾT



Sang đến ngày mồng Hai Tết th́ câu “ ngày vui qua mau ” đă bắt đầu được cảm thấy. Vẫn có khách đến chúc Tết, ăn uống, bài bạc, nhưng sự háo hức không c̣n nữa.

Mồng Ba Tết bắt đầu phải ăn bánh chưng rán. Khách chờ đến ngày hôm nay mới đến chúc Tết có vẻ hơi thẹn, gượng gạo.

Chủ nhà vẫn niềm nở nhưng quần áo, thái độ không c̣n được chăm chút như hai ngày đầu. Bọn trẻ th́ tên nào mặt mũi cũng buồn rười rượi.

Đến sau khi mẹ tôi hóa vàng tối mồng Ba th́ tiếng Tết gần như bị tránh nhắc đến, mặc dù các hội hè nhiều nơi vẫn được tổ chức cho đến Rằm tháng Giêng.

Để ư kỹ th́ dường như thường thường tối hôm mồng Ba bố mẹ tôi không giấu được nét mệt mỏi và tiếng thở dài nhẹ nhơm, có lẽ v́ đă thoát được ba ngày giữ ǵn, kiêng cữ và đóng bộ hết mức.

Chưa kể đến sự tiêu pha đến xót ruột và công sức bỏ ra trong cả tháng trời trước đó.

Trịnh Bách

Sưu tầm : Nguyễn Hữu Khoáng

Nguồn :Giai phẩm Vườn Chu Văn An 54-61 Xuân Bính Thân 2016

https://ongvove.wordpress.com/


hoathienly19_is_offline   Reply With Quote
 
Page generated in 0.09894 seconds with 10 queries