VietBF - View Single Post - Coronavirus: Tuổi Tác Và Các Nguy Cơ - Bác Sĩ Hồ Ngọc Minh
View Single Post
Old 04-14-2020   #18
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 113,473
Thanks: 7,398
Thanked 46,477 Times in 13,004 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 141
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
Default

8 phương pháp kiểm soát COPD tại nhà bạn nên biết
Bên cạnh những chăm sóc y tế, bạn có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát COPD tại nhà để giúp cải thiện các triệu chứng bệnh tốt hơn.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) do các tổn thương ở phổi và đường dẫn khí gây ra, làm quá trình trao đổi không khí trở nên khó khăn hơn. Theo thời gian, người bệnh ngày càng cảm thấy khó thở.

Ở giai đoạn đầu, COPD gây ra các triệu chứng như:



•Khò khè
•Tức ngực
•Ho ra đờm

COPD cũng dẫn đến giảm khả năng miễn dịch của cơ thể khi cảm lạnh hay nhiễm trùng.

Khi bệnh tiến triển nặng, bạn sẽ thấy khó thở ngay cả khi thực hiện các hoạt động thường ngày. Bạn còn nhận thấy các dấu hiệu như:
•Môi, móng tay chuyển sang màu xanh hoặc xám
•Dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp
•Bùng phát các cơn COPD cấp tính

Mức độ nghiêm trọng của COPD phụ thuộc vào mức độ tổn thương phổi. Thông thường, COPD được chẩn đoán ở người có độ tuổi trung niên trở lên.

Dưới đây, bài viết sẽ đề cập 8 phương pháp hỗ trợ phòng ngừa, kiểm soát COPD mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà để giảm bớt các triệu chứng bệnh, cải thiện chất lượng cuộc sống.

1. Hạn chế hút thuốc

hạn chế hút thuốc khi bị copd

Khói thuốc gây ra 8 trên 10 trường hợp tử vong do COPD. Hầu hết những người bệnh COPD đều có tiền sử hút thuốc. Ngoài ra, khi hít phải các chất kích thích phổi khác như bụi, hóa chất, không khí ô nhiễm… cũng gây ra nguy cơ mắc phổi tắc nghẽn mạn tính.

Trẻ em hít phải khói thuốc cũng như các tác nhân gây ô nhiễm không khí khác sẽ làm chậm quá trình phát triển phổi. Điều đó khiến chúng có nguy cơ cao mắc phải COPD khi trưởng thành.

Bạn sẽ gặp ít biến chứng COPD hơn khi cai được thuốc lá.

Một số người chuyển sang hút thuốc lá điện tử không khói vì cho rằng chúng ít gây tác động có hại như thuốc lá truyền thống. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu ở chuột năm 2015, thuốc lá điện tử làm giảm khả năng của hệ miễn dịch khi chống lại các nhiễm trùng hô hấp. Khi đó, COPD sẽ có khả năng gây nhiễm trùng phổi.

Các nghiên cứu đã liên tục chỉ ra rằng những người đã từ bỏ hút thuốc có bệnh COPD tiến triển chậm và tăng thời gian sống cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống.

2. Sống năng động

sống năng động khi copd

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính gây khó thở nên góp phần cản trở quá trình hoạt động bình thường. Bạn có thể tập thể dục từ mức độ nhẹ đến vừa để tăng khả năng hô hấp, cải thiện tình trạng thông khí ở phổi.

Tuy nhiên, các bài tập như đi bộ, chạy bộ hay đạp xe là một thử thách khá khó khăn đối với người bệnh COPD. Một nghiên cứu chỉ ra rằng những bài tập dưới nước như bơi lội, đi bộ dưới nước ở hồ nông dễ thực hiện hơn cho người bệnh COPD và giúp cải thiện thể lực, cũng như tăng chất lượng cuộc sống.

Các hình thức tập thể dục thay thế khác như yoga, thái cực quyền cũng rất hữu ích cho người bị COPD, giúp cải thiện chức năng phổi và tăng khả năng chịu đựng khi hoạt động.

3. Duy trì cân nặng

theo dõi cân nặng khi copd

Duy trì cân nặng bình thường rất quan trọng đối với những người bị COPD.

Khi bạn thừa cân

Khi bạn thừa cân đáng kể, tim và phổi phải làm việc nhiều hơn để cung cấp năng lượng. Điều này có thể làm cho việc thở khó khăn hơn. Khi đó, bạn có nhiều khả năng mắc các bệnh khác làm nặng thêm bệnh COPD như:
•Chứng ngưng thở khi ngủ
•Bệnh đái tháo đường
•Bệnh trào ngược dạ dày — thực quản (GERD)
florida80_is_offline   Reply With Quote
 
Page generated in 0.05659 seconds with 10 queries