VietBF - View Single Post - Sưu tầm
Thread: Sưu tầm
View Single Post
Old 12-09-2019   #225
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 112,520
Thanks: 7,308
Thanked 46,076 Times in 12,799 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 139
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
Default

Mấy tuần lễ sau, Harriet Stowe viết thư cho Gamaliel Bailey, chủ bút báo National Era, một tờ báo chủ trương phế nô ở Washington. Trước đây Bailey có quen thân với gia đ́nh Beecher ở Cincinnati là nơi Bailey xuất bản tờ nhật báo Philanthropist, chống chế độ nô lệ và về sau bị quần chúng hành hung nên phải bỏ Cincinnati ra đi. Trong thư bà Stowe kể rơ ư định viết một tập truyện đề là Túp lều bác Tom hay là Chuyện người biến thành đồ vật (phụ đề này sau được đổi là Đời sống thấp hèn) để đăng báo làm ba hay bốn kỳ. Bailey trả bà ba trăm đô la tiền nhuận bút và báo National Era khởi đăng truyện Túp lều bác Tom vào tháng Sáu năm 185l.

Câu chuyện Harriet Stowe định đăng trong ba hay bốn kỳ th́ hết, không ngờ lại kéo dài dường như bất tận. Bao nhiêu khung cảnh, biến cố, nhân vật, cùng những cuộc tiếp xúc bà ghi nhớ, lần lần hiện trở lại sôi sục trong óc tưởng tượng sáng tạo của bà. Truyện đăng gần một năm trời, Harriet Stowe mới kết thúc được, và sau này bà nói :

"Chính Thượng đế đă viết! Tôi chỉ là phương tiện trong tay Ngài".

Cốt truyện Túp lều bác Tom không có ǵ phức tạp trong đó gồm nhiều nhân vật. Một người chủ nô lệ tên là Shelby ở Kenntucky, đem bán một số nô lệ trong đó có Tom, cho Hailey, một tay buôn nô lệ ở New Orleans để lấy tiền trả nợ. T́nh cờ nghe được câu chuyện mua bán giữa Shelby và Haley, một thiếu phụ lai da đen tên là Eliza được biết ông chủ của chị đem bán cả con của chị tên là Harry. Ngay đêm hôm đó chị đem con vượt qua sông Ohio đóng băng, t́m đường sang Canada t́m tự do. Chồng của chị tên là George Harris, nô lệ ở nông trại bên cạnh cũng bỏ trốn theo chị. Bị truy nă rất gắt, nhưng rồi được nhiều người da trắng giúp đỡ, gia đ́nh người nô lệ t́m tự do này sang được Canada rồi trở về châu Phi.

Số phận của bác Tom hẩm hiu hơn nhiều. Để tránh làm phiền cho chủ, bác đành vĩnh biệt vợ con để ra đi theo chủ mới. Trong cuộc hành tŕnh xuôi ḍng sông Mississippi đi New Orleans, bác Tom cứu được mạng em bé Eva. Để trả ơn bác, cha em tên là St Clare mua lại bác ở tay Shelby. Hầu hạ chủ mới ở ṭa nhà tráng lệ tại New Orleans, lại có em Eva ngoan ngoăn và em Topsy, đứa bạn quỷ rẫy da đen của Eva, làm bầu bạn nên bác Tom sống được dễ chịu trong hai năm.

Nhưng rồi em Eva chết và St.Clare v́ nhớ đến con nên dự tính trả lại tự do cho Tom và những nô lệ khác. Chưa kịp thi hành ư định, St.Clare đă bị thiệt mạng khi ông xông vào ngăn cản một vụ đánh lộn. Bà St Clare liền đem bác Tom ra chợ bán cho Simon Legree, một nhà trồng trọt nghiện ngập, tàn bạo ở Red River. Tom rất có thiện chí chiều ḷng ông chủ ác độc, và không có điều ǵ đáng chê trách, nhưng bác vẫn bị ông chủ thù hằn và thường hay bị đánh đập tàn nhẫn.

Hai chị nô lệ tên là Cassy và Emmeline bỏ trại đi trốn. Legree đổ tội cho Tom đă giúp họ trốn và nghi Tom biết chỗ họ ẩn náu. Tom nhất định khai không biết ǵ hết, Legree liền đem bác ra tra khảo cho đến khi bác ngất lịm mới thôi. Hai ngày sau George Shelby, con chủ cũ của Tom tới Red River để mua lại Tom. Nhưng đă muộn rồi v́ Tom đă bị đánh chết. Nổi giận George Shelby đánh cho Legree một trận nên thân, sau chàng trở về Kentucky giải phóng hết các nô lệ của cha và quyết tâm tranh đấu cho chủ nghĩa phế nô .









Báo National Era in không nhiều, nhưng chỉ vài tháng sau truyện Túp lều bác Tom đă thu hút được một số độc giả đông đảo và nhiệt thành. Trước khi báo đăng chương kết cuộc. Harriet Stowe đă cho in thành sách. Phần v́ truyện quá dài, phần v́ tác giả lại là phụ nữ và phần v́ chủ đề của câu chuyện, John P.Jewett ở Boston liều lắm mới dám in tác phẩm của Harriet Stowe.

Để đề pḥng có thể bị lỗ vốn, Jewett đề nghị chia năm mươi phần trăm lời cho Harriet Stowe, ngược lại Harriet Stowe phải chịu nửa phí tổn trên in sách. Sợ thiệt tḥi nên Harriet Stowe không nhận đề nghị đó và được hưởng 10 phần trăm tiền trên số sách bán được. Quyết định này khiến gia đ́nh Stowe thiệt mất một món tiền lớn.

Cả tác giả và nhà xuất bản đều không mấy lạc quan về triển vọng thương mại truyện Túp lều bác Tom. Bà Stowe chỉ dám mong tiền bản quyền đủ để sắm một bộ áo lụa mới. Kỳ xuất bản đầu tiên, tác phẩm của bà in ra có 5.000 bộ, mỗi bộ hai tập, đầu sách có phụ bản in gỗ vẽ h́nh căn lều của một người nô lệ da đen.

Ngày phát hành sách bán được ba ngàn bộ, ngày thứ hai sách bán hết hơn. Đơn đặt mua nhiều không kể xiết. Trong ṿng một tuần lễ sách bán được 10 ngàn bộ, và trong năm đầu tiên riêng Hoa Kỳ tiêu thụ 300 ngàn bộ.

Ba nhà máy giấy cung cấp giấy cho tám nhà in lớn, máy chạy đêm ngày mà vẫn thiếu sách bán. Nhà xuất bản phàn nàn "phải giao thiếu hàng ngàn bộ cho các đơn đặt mua". Theo số sách bán được, người ta có thể nói bất kỳ ai thường hay đọc sách báo, cũng đọc tác phẩm của Harriet Stowe.

Ở ngoại quốc, truyện Túp lều bác Tom cũng thành công không kém. Một công nhân của nhà Putnam chỉ gửi một bộ cho xuất bản ở London, anh liền được nhà xuất bản này thưởng 5 bảng Anh. Sách in lậu nhiều không kể xiết, v́ khi đó bản quyền chưa được luật pháp quốc tế đảm bảo. Chẳng bao lâu đă có tới 18 nhà xuất bản Anh tung ra thị trường hơn bốn mươi ấn bản "Túp lều bác Tom" khác nhau. Trong ṿng một năm, ước lượng có tới một triệu rưỡi bộ bán ra ở Anh và các thuộc địa. Bà Harriet Stowe không được hưởng một đồng quyền tác giả nào ở số sách bán khổng lồ này.

Trong khi đó những nhà xuất bản ở lục địa châu Âu cũng không bỏ qua cơ hội làm giàu. Truyện Túp lều bác Tom được dịch ít ra là hai mươi hai thứ tiếng và thành công ở Pháp, Đức, Thụy Điển, Hà Lan và ở nhiều nước khác, không kém ở các nước nói tiếng Anh.

Truyện Túp lều bác Tom c̣n được soạn thành kịch và là vở kịch thành công nhất ở trên sân khấu nước Mỹ. Không biết bao nhiêu là gánh hát đă soạn kịch theo tích truyện của Harriet Stowe, và những kịch đó được đem ra tŕnh diễn ở nhiều nơi trên thế giới. Về kịch, vợ chồng Stowe cũng không thêm được đồng nào quyền tác giả v́ luật bản quyền năm 1852 chưa đề cập đến trường hợp này. Bà Stowe không tán thành việc soạn kịch và nhiều lần từ chối không chính thức cho phép soạn thành kịch tác phẩm của bà.

Truyện Túp lều bác Tom phá kỷ lục trong lịch sử ngành xuất bản, và có lẽ chỉ bán kém có bộ Thánh Kinh. Dưới h́nh thức truyện, kịch, thơ và nhạc, truyện Túp lều bác Tom lan tràn khắp thế giới.

Truyện "Túp lều bác Tom" gây xúc động tương xứng với số sách khổng lồ bán ra. Chính con và cháu của bà Stowe sau này kể lại:

"Tập truyện chẳng khác nào một mồi lửa châm ng̣i phát ra đám cháy vĩ đại. Ngọn lửa công phẫn bốc rực cả bầu trời, lấn át hết, và vượt cả đại dương. Rồi toàn thế giới không c̣n có người bàn tán ǵ khác ngoài vấn đề nô lệ da đen".

Miền Nam Mỹ uất hận không tiếc lời nguyền rủa tác giả và cải chính om ṣm, người ta đă cột chung tên bà với tên Chúa Quỷ. Báo chí đăng nhiều bài phê b́nh tỉ mỉ nêu lên những sự sai lầm, và thiên kiến về t́nh trạng nô lệ da đen diễn tả trong tập truyện. Điển h́nh là bài phê b́nh của báo Southern Literary Messenger viết:

"Cuốn truyện của Harriet Stowe là "sự đánh đĩ tội lỗi của năng khiếu tưởng tượng" và "các nhà phê b́nh ở miền Nam nước Mỹ không thể dung thứ cho tác giả được".

Trong khi đó hàng ngàn bức thư với những lời lẽ thóa mạ được gửi tới Harriet Stowe. Khởi đầu, truyện Túp lều bác Tom được bán tự do ở miền Nam, nhưng về sau, có một cuốn trong nhà cũng có thể bị hành hung.

Chuyện mỉa mai là bà Harriet Stowe hy vọng và tin tưởng rằng tiểu thuyết của bà có thể là lối để giải quyết ḥa b́nh cuộc tranh chấp về vấn đề nô lệ da đen vốn kéo dài từ lâu. Đọc xong cuốn truyện, một người bạn của bà ở miền Nam viết trong thư "Sách của bà sẽ mang lại sự ḥa giải và thống nhất giữa Nam - Bắc Mỹ". Trong truyện Túp lều bác Tom, bà Stowe cố gắng diễn tả cả hai khía cạnh, một bên là những cái đẹp, cái thơ mộng của đời sống êm đềm ở điền giă và một bên là những cái tàn ác và ghê tởm ở đây. Shelby và St. Clare là hai người chủ nô lệ ở miền Nam có những đức tính cao quư. Eva, con gái của St. Clare thật là một em bé thơ ngây trong trắng điển h́nh nhất, trong lịch sử tiểu thuyết. C̣n Simon Legree đúng là hiện thân của sự độc ác. Hai nhân vật New England khác là Miss Ophelia và Marky đă đem lại nhiều tính cách hài hước cho cuốn sách. Bà Stowe cho rằng:

"Ở Bắc Mỹ người ta chỉ biết chút ít về thực trạng của người nô lệ da đen, dù rằng đa số có thể thông cảm với dân nô lệ bằng trí óc".

Tuy nhiên những nhượng bộ của Túp lều bác Tom không đủ làm dịu bớt sự uất hận của dân miền Nam. Từ ở khắp miền Nam vẫn tiếp tục nói lên những lời đả kích và tố cáo Harriet Stowe đă bóp méo sự thật. Họ nêu ra bằng chứng thí dụ như luật lệ miền Nam vẫn nghiêm khắc đối đầu với kẻ sát nhân dù là giết nô lệ hoặc giết người da trắng - luật lệ vẫn cấm chia rẽ mẹ con khi đứa bé c̣n dưới mười tuổi, và nô lệ là thứ tư hữu có giá trị nên không thể hành hạ đánh đập tàn nhẫn.

Ở miền Bắc dư luận đối với truyện Túp lều bác Tom cũng không đồng nhất. Một số người dù không ưa ǵ chế độ nô lệ nhưng cũng lên án tiểu thuyết này v́ sợ xảy ra nội chiến. Những nhà tư bản miền Bắc đầu tư vào nghề bông sợi ở miền Nam cũng đả kích v́ sợ hiểm nguy cho quyền lợi của họ. Quan điểm của những người này đă được báo Journal of Commerce ở New York phát biểu trong một bài xă luận gay gắt, chất vấn về sự xác thực trong tiểu thuyết của bà.

Tuy nhiên đại đa số người Bắc Mỹ đều coi truyện Túp lều bác Tom là bản án đứng đắn về chế độ nô lệ da đen, và không ǵ khác hơn là sách này đă thức tỉnh lương tâm và t́nh nhân loại của nhân dân Mỹ. Với tinh thần sùng đạo, truyện Túp lều bác Tom c̣n cho người ta ư nghĩ rằng:

"Chế độ nô lệ là một vết dơ trong tâm hồn nhân loại''.

Truyện Túp lều bác Tom có một hậu quả ngay tức khắc, là làm cho đạo luật Nô lệ đào tẩu không thi hành được. Ngoài miền Nam nước Mỹ, hầu hết các tiểu bang đều không áp dụng đạo luật. Kỳ lạ hơn nữa là cuốn truyện c̣n phát động mănh liệt cao trào chống chế độ nô lệ và có lẽ làm cho cuộc nội chiến khó tránh được.

Vào năm 1862 nhân dịp tiếp bà Stowe tại Nhà Trắng, Tổng thống Abraham Lincoln đă gọi bà là "người đă viết tập sách nguyên nhân của cuộc nội chiến giữa hai miền Nam, Bắc nước Mỹ".

Charles Summer cũng nhận định rằng :

"Nếu không có tiểu thuyết Túp lều bác Tom có thể Abraham Lincoln không được bầu làm Tổng thống Mỹ".

Mới đầu người ta không mấy chú ư đến giá trị văn chương tác phẩm của Harriet Stowe như các nhà phê b́nh lớp sau. Sử gia James Ford Rhodes viết:

"Truyện Túp lều bác Tom bút pháp giọng văn thường nhạt nhẽo và không được trau chuốt, đôi khi lại quê kệch, b́nh dân, và khôi hài gượng gạo".

Về ngôn ngữ của người da đen trong truyện, một nhà phê b́nh miền Nam Stark Young viết:

"Bà tiếp xúc với rất nhiều người da đen nhưng không thể làm cho họ nói chuyện. Tai của bà bất cập không nhận định được nhịp điệu hay vẻ linh hoạt trong ngôn ngữ của họ".

Van Wych Brooks nêu ra "những sơ hở về bố cục câu chuyện và t́nh cảm", dù sao ông cũng nh́n nhận rằng "đây là một tài liệu quí giá về con người".

Một nhà phê b́nh hiện đại Katherine Anthoni tin rằng tiểu thuyết Túp lều bác Tom "là một thi ca, là bức họa về đời sống ở Mỹ... Bộ sách xứng đáng có một địa vị rất cao. Bà Stowe có nhiều cảm t́nh với miền Nam, nhưng bà diễn tả cuộc sinh hoạt ở đấy với chứa chan nhiệt t́nh. Bà là nhà văn Mỹ đầu tiên đă coi trọng người Mỹ da đen và lấy người Mỹ da đen làm nhân vật chính trong tiểu thuyết. Sách viết ra nhằm một tác dụng luân lư, nhưng nhiều khi say sưa với câu chuyện, bà quên hẳn mục đích luân lư bà đă tự đặt ra cho ḿnh".

Đứng về quan điểm lịch sử dĩ nhiên là tiểu thuyết của Harriet Stowe mang nhiều ư nghĩa xă hội hơn là giá trị văn chương nghệ thuật. Khỏi cần phải nói, người ta không thể coi Túp lều bác Tom chỉ là câu chuyện gồm có - theo lời một nhà phê b́nh ác ư - "những vụ sát nhân, dâm ô, ái t́nh bất chính, tự sát, tra tấn, phạm thánh, say sưa và những vụ phá phách ở tiệm rượu".

Tiểu thuyết Túp lều bác Tom đă khiến cho tác giả nổi danh toàn cầu ngay tức khắc. Một năm sau khi sách xuất bản, Harriet Stowe lần đầu tiên xuất ngoại, đi viếng thăm Anh và Scotland. Ở đây bà được hàng trăm các nhân vật Hoàng gia, quí tộc, các danh nhân tiếp đón nồng hậu, như Nữ hoàng Victoria, Hoàng tử Albert, Dickens, George Eliot, Kingsley, Ruskin, Macaulay và Gladstone. Trong chuyến đi đầy vinh dự đó, bà c̣n được quần chúng hoan hô nhiệt liệt coi bà như một chiến sỹ tranh đấu cho lớp người thấp hèn. Ở Edingburg bà được nước Anh trao tặng một số tiền lên tới 1000 đồng tiền vàng để bà xúc tiến công cuộc tranh đấu chống lại chế độ nô lệ. Xưa nay chưa hề có một nhà văn Mỹ nào gây sôi nổi và được hoan hô ở Anh bằng bà Harriet Stowe.
florida80_is_offline  
 
Page generated in 0.07515 seconds with 9 queries