R11 Độc Cô Cầu Bại
Join Date: Aug 2007
Posts: 113,793
Thanks: 7,446
Thanked 47,149 Times in 13,135 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 161
|
Nếu Chiến tranh & Ḥa b́nh (1865-9) của Tolstoi là bộ tiểu thuyết muốn cạnh tranh với lịch sử, mới hơn 50 năm sau biến cố đă “vội” viết, một lịch sử đang âm ĩ vận động, đang h́nh thành hoặc sắp h́nh thành – nói như các nhà Mác-xít sau đó, với chất liệu lịch sử, Sông Côn Mùa Lũ muốn cho lịch sử một số ư nghĩa nào đó nhưng chính Gió Lửa với những kỹ thuật tiểu thuyết hóa cá nhân, trí thức, địa phương,… đă phần nào thành công cắt nghĩa rằng con người không thể thoát khỏi những biến cố thời đại ḿnh sống, con người cũng không thể làm chủ t́nh h́nh khi chính con người dấy gió bụi và làm bùng lửa. Yếu tố tiểu thuyết đưa đến những giả thuyết mà người viết đưa ra để ông và người đọc cùng tra vấn và không hẳn dễ có câu trả lời. Sông Côn Mùa Lũ nói đến Ác để đề cao cái Thiện, Nam Dao kéo dài không khí của Ác, Ác tiềm ẩn thành một thứ văn hóa sống và hành, gió hay lửa qua 400 năm đều do đó mà ra cả!
Nguyễn Mộng Giác có dự phóng đảm bảo hóa người đọc về nội dung và chiều hướng lịch sử, nhưng thực ra không gian của bộ Sông Côn Mùa Lũ muốn làm sống lại lịch sử với chủ ư, chủ quan hơn những tiểu thuyết lịch sử trước đó. C̣n tác giả Gió Lửa như muốn người đọc sống lịch sử mà bộ tiểu thuyết viết lại như họ đang sống, qua trung gian thời gian và tâm thức. Một thời gian sống và một thời gian chết! Sông Côn Mùa Lũ tiểu thuyết hóa giai đoạn anh hùng của Sông Côn trong khi Gió Lửa tiểu thuyết hóa nhưng có khuynh hướng bi kịch hóa v́ Gió Lửa được đặt trong một thời gian dài hơn và tác giả nó c̣n muốn vang vọng lâu hơn và được viết gần hai thập niên sau Nguyễn Mộng Giác. Với Nguyễn Mộng Giác, người đọc như phải bơ vơ trước bề dày lao đao bấp bênh của lịch sử, trong khi đó Gió Lửa và những tác phẩm “lạc đường” tŕnh bày lịch sử như thế đó nhưng có những tác động với ư thức cá nhân, với lương tâm con người như hôm nay nh́n lại, tổ tiên ta diệt nước Chàm với gả bán và vơ lực, không lẽ không gây suy nghĩ! Thế hệ trẻ như Lan Cao trong Monkey Bridge (12) cũng c̣n vang vọng tiếng nói ư thức và lương tâm chung này. Gần năm trăm năm loạn “quí tộc” đó đầy những lănh chúa giàu tham vọng nhưng rồi thất bại (Trịnh Sâm, Trịnh Tông, Trương Phúc Loan, Nguyễn Nhạc,…), những vua hụt, chúa suưt, những tướng lănh, hoàng tộc đầy tham vọng mà hậu vận cũng không khá (Đặng Thị Huệ, Nguyễn Hữu Chỉnh, Vũ Văn Nhậm, Ngô Th́ Nhậm,…) : họ là những phản diện của Nguyễn Huệ,… những quỉ ám, ta bà bên cạnh những anh hùng đăng quang đầy quyền uy mà rốt lại anh hùng hôm trước hôm sau cũng bại trận, tả tơi! Muốn thoát cái nh́n khô cứng một chiều của sử chính thức nhà Nguyễn, có nhà viết truyện lịch sử như muốn đối đầu, hoặc đă đánh nhanh rồi rút (?) như Nguyễn Huy Thiệp, Trần Vũ, Trần Nghi Hoàng, hoặc chậm rải nguyên tắc nhưng thâm sâu tâm lư nhị nguyên như Nguyễn Mộng Giác, hay muốn … đâu ra đó, nhiều b́nh diện, với tâm t́nh thất vọng với lịch sử hiện đại, thất vọng với loại lịch sử của “nhóm” người đề cao anh hùng áo vải, như Nam Dao. Nhưng thiển nghĩ tất cả đều có tính cách thoát ly hiện thực, không thật sự dấn thân cho thực tại đất nước, chính ở chỗ chủ quan dùng chuyện xưa để sửa sai mà thiếu nối mạch với hiện thực và dự phóng! Dĩ nhiên, chúng ta đă sống qua những thời nghi ngờ của thế giới tiểu thuyết Balzac, thời của Kafka, thời “tiểu thuyết mới” rồi trở lại thời ngờ vực của “tân tiểu thuyết mới”! Để hiện thực hay dự phóng? Dù lúc nào cũng có những người hoảng sợ trước bước đi của thời gian, trước những niềm tin đă bị lung lay, họ cần đến những nguồn tâm linh, thần linh, nói chung con người ngày càng xa thần quyền; khoa học kỹ thuật khiến con người tự tin hơn trước những lực siêu nhiên – dù chưa thật sự khuất phục được thiên nhiên. Nghi ngại bước đi của lịch sử, con người có lúc ra mặt mạnh dạn đảm bảo sinh mệnh chung, cả trong thế giới tiểu thuyết! Hết c̣n là thời của loại tiểu thuyết truyền thần, ảo hóa, thần thành hóa, ảnh hưởng khuynh hướng của các ngọc phả và chí quái!
Nam Dao đă ghi lại quan niệm về tiểu thuyết lịch sử mà ông gọi là “dă sử” trong Lời Ngỏ: “Tiểu thuyết là cách tác giả đối thoại với lịch sử. Tất nhiên đối thoại đó chỉ một chiều và chủ quan. Thậm chí tác giả không câu nệ bất cứ điều ǵ, kể cả đôi khi cưỡng bức lịch sử để thai nghén ra tiểu thuyết” (tr. iii). Nguyễn Mộng Giác th́ đă có lần “tâm sự” bị tác động bới hoàn cảnh miền Nam và giới trí thức lúc ông viết, nhất là chương 90. Nhiệm vụ của một người viết tiểu thuyết nếu có theo ông là “phức tạp hóa những điều tưởng là đơn giản, để người ta nhớ rằng con người, đời sống là cái ǵ mong manh dễ vỡ, phải cố gắng thông cảm với những tế vi phức tạp của nó, nhẹ tay với đồng loại những lúc bất đồng, kiên nhẫn với những yếu đuối khó hiểu...” (13). Chính văn hóa đă cách biệt văn và sử, và tiểu thuyết lịch sử đă thành “tâm sử”! Nguyễn Du, Nguyễn Đ́nh Chiểu, … ngay cả Kim Dung, đều dùng chuyện xưa để lồng tâm sự người sau, nhưng tại sao các tiểu thuyết gia lại cứ chọn Napoléon, Nguyễn Huệ và một số “sử gia” như ông Văn Tân thích so sánh Nguyễn Huệ với Napoléon? Phải chăng thời đại và triều đại hai nhân vật này đă làm đổ bức tường giai cấp trí thức, khiến giai cấp dân giả có kinh nghiệm sống, nổi bật bởi những biến cố lịch sử tức đem lại ư nghĩa cho lịch sử, cho bước đi của lịch sử? Những thời thái b́nh Trần Thái Tông, Lê Thánh Tông, … không gây được một kinh nghiệm lịch sử đáng kể? Hay “bản sắc” văn hóa Việt Nam” đă đi đôi với kinh nghiệm chiến tranh? Mây trăm năm nội chiến và phân tranh phải có biến cố ba anh em biện Nhạc ở Qui Nhơn và nhất là phải đi đến Nguyễn Huệ như một thiết yếu lịch sử. Nguyễn Mộng Giác và Nam Dao đă đi vào con đường ư thức hệ và quan niệm xă hội để cắt nghĩa những hiện tượng lịch sử. Hai ông xem Nguyễn Huệ như một hậu quả tất nhiên của xă hội chính trị thời đó, để rồi tán dương một cách dễ tính. Trước hai ông, Lương Đức Thiệp của nhóm Hàn Thuyên đă cắt nghĩa thất bại của nhà Tây Sơn: “Xă hội Việt Nam thời ấy cũng tương tự xă hội Pháp về thời Nă-phá-Luân (đầu thế kỷ thứ XIX) trong nhiều tính cách. Sau cuộc Cách mạng tư sản dân quyền (Révolution bourgeoise de 1789), xă hội Pháp làm sân khấu cho hai khối lực lượng gần ngang nhau xung đột : một bên khối tư sản vừa chiến thắng ở cuộc cách mạng đảo Phong kiến xong, nhưng chính quyền chưa nắm được vững trong tay, một bên thợ thuyền và một số nông dân cùng nổi dậy định cướp chính quyền. Hai khối ấy đương đầu nhau nhưng chưa bên nào thắng bại hẳn. Giữa t́nh trạng xă hội phân tranh này, Nă-phá-Luân nhảy lên sân kháu chính trị đóng vai tṛ trọng tài, tựa trên quân lực và sắc lệnh mà cai trị. Nếu khối tư sản quá mạnh, Nă-phá-Luân lấy lực lượng của thợ thuyền và nông dân chọi lại (…) để giữ thăng bằng cho hai khối lúc nào lực lượng cũng tương đương nhau. Song t́nh thế chông chênh này không kéo dài măi được (…) và muốn giữ vững chính quyền, Nă-phá-Luân phải chinh phục Âu-châu để lấy chiến thắng bên ngoài mà cứu gỡ địa vị chông chênh ở trong nước. (…) Nhưng khi bị thua trận tại nước ngoài, địa vị của Nă-phá-Luân ở trong nước cũng lung lay” (14). Ông nghi ngờ việc xông pha chiến trận sau đưa đến chiến thắng Đống Đa có tính cách bonapartiste, sau khi đă bị nông dân và nho sĩ hết ủng hộ? “Triều đại Tây Sơn trút đổ là một lẽ tất nhiên của lịch sử “. Dĩ nhiên đây chỉ là một cắt nghĩa!
Thể loại tiểu thuyết lịch sử đă tiến xa, từ Lan Khai, Nguyễn Triệu Luật, Hoa Bằng đến Nguyễn Mộng Giác và Nam Dao, theo con người Việt Nam sau những năm dài phân tranh chia rẽ, trở thành phức tạp, không thể đơn sơ! Đa số minh họa lịch sử, rất ít thành công văn chương. Thất bại v́ cắt nghĩa, theo mẫu, mà không độc đáo hóa nhân vật, nhất là nhân vật phụ. Ngược lại Tolstoi đă thành công với Koutousov, v́ chính những nhân vật phụ, những hoàn cảnh “dă sử”, “ngoại sử”, … giúp người viết giải quyết nhiều vấn nạn lớn mà chính sử không thỏa măn ! Sông Côn Mùa Lũ có chất tiểu thuyết nhưng tổng thể lại là một văn liệu về những khám phá mới về Nguyễn Huệ và chưa đủ sâu đa diện văn hóa Việt. Nam Dao xử dụng phần nào phương cách điều tra về lịch sử, về một số nhân vật lẫn điều nghiên bệnh lư, tâm lư và xă hội học. Về phía sử, gần đây trong và ngoài nước có những tư liệu và suy nghĩ mới về Nguyễn Huệ như Nguyễn Gia Kiểng dựa theo tài liệu các thừa sai ngoại quốc có mặt hoặc nghe nói về chiến thằng Đống Đa, đă “khoa học” lại những con số đă được lịch sử rộng răi đưa ra rồi được một chế độ v́ hợp thuyết nên đă tiếp tục thần thánh hóa. Theo Nguyễn Gia Kiểng, sự tôn vinh Nguyễn Huệ khởi từ Hoàng-Lê Nhất Thống Chí, một nguồn tiểu thuyết và thiên vị, và nguồn “sử” của cụ Trần Trọng Kim khi viết Việt Nam Sử Lược, cụ vốn dị ứng với nhà Nguyễn Gia-Long. C̣n “Hà Nội” v́ mục đích chính trị “cách mạng vô sản”. “Thần tượng Nguyễn Huệ thiên tài quân sự, anh minh sáng suốt và nhân nghĩa chỉ là một sự xuyên tạc lịch sử có dụng ư”. Chuyện chiến thắng “đập tan” 29 vạn quân Thanh, theo ông chỉ khoảng sáu ngàn, và Đống Đa chỉ là một trận “nhỏ”. Cũng theo ông, “anh hùng áo vải cờ đào” Nguyễn Huệ thật ra chỉ là một thảo khấu hiếu chiến hiếu sát, tàn ác cả với anh và thuộc hạ (15). Chuyến ra Bắc đánh quân Thanh mùa xuân năm 1789 bị nghi ngờ không thể tiến hành trong 20 ngày mà phải mất 40 ngày v́ t́nh trạng đường xá thời đó, cũng như chuyện hai người lính cáng một người ngủ thay nhau để tiến quân cho nhanh. Ai cũng phải công nhận có chiến thắng (kể cả vua nhà Thanh) nhưng nên bỏ bớt những chi tiết thần thánh hóa con người hôm nay khó tin! Cũng Nguyễn Gia Kiểng trong một bài viết khác, “Để lịch sử đừng lập lại” (TL 137, 5-2000), “biện luận” (chữ của chính ông) rằng Tây Sơn là “loạn quân, một đám loạn quân thuần túy, cai trị một cách tàn bạo để rồi sau cùng cũng bị tiêu diệt một cách tàn bạo” như muốn phá hủy huyền thoại “anh hùng áo vải” Nguyễn Huệ, đối nghịch thuyết của tập đoàn cầm quyền ở trong nước hiện nay! Trong nước, nhiều năm sau “cởi trói” văn nghệ, giới sử học bắt đầu kêu gọi viết lại lịch sử và đặt lại, nhận định lại một số sự kiện và biến cố lịch sử như thời đại Hùng Vương, chiến thắng của vua Quang Trung, chế độ chiếm hữu nô lệ, niên đại văn bản hiện nay của bộ Đại-Việt Sử-Kư Toàn-Thư (16). Rồi những cái nh́n lại “chính ngụy” của các triều đại Hồ Quí Ly, Mạc Đăng Dung,…
Nói chung, truyện dựng trên nền lịch sử hay ngoại sử, các tác giả gửi gấm tâm sự, “làm lại” lịch sử, phê b́nh các triều đại. Có thể họ viết về con người hôm nay hoặc là một cách đi t́m đạt cái Chân Thiện Mỹ, cái thẩm mỹ văn chương. Kiêng kỵ, có tác giả dùng những phương pháp “phúng dụ”, xử dụng những kư hiệu, những h́nh ảnh tương phản, mà là như cuộc đời, có người vượt được “dư luận” thông thường để hiện thực hóa anh hùng hoặc nhân vật lịch sử : một Gia Long, Nguyễn Huệ “tầm thường” trước đàn bà, trước cái đói… Sử quá thần thánh hóa khiến con người đâm ra nghi ngờ, suy từ chế độ ra, suy từ những đen trắng cuộc đời,.. Nhưng có những nguy hiểm đánh giá sai lạc nhân vật và sự kiện lịch sử, chủ quan đến quá đà, v́ lư do chính trị hay không can đảm hiện thực đă đem t́nh dục vào các truyện lịch sử, gán cho các vua chúa và nhân vật lịch sử những hành vi, ngôn ngữ của người hôm nay, không tham chiếu, không sử liệu. Hay phải để cho văn chương chủ quan, quá đà, không tham chiếu ? Cũng được đi, nếu nhân vật tiểu thuyết không cùng tên tuổi với nhân vật lịch sử; không được, v́ chính tiểu thuyết lịch sử đă xử dụng lịch sử !
Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam qua nhiều giai đoạn của thế kỷ đă chứng tỏ thực sự là viết về con người thời đại, hôm nay; so với hiện thực là cái thấy, cái hiện sinh, cái có đó, cái gây cảm xúc, nhận thức. Nhưng rồi ra hiện thực cũng chỉ là một ảo tưởng có khi chết người, v́ phải qua lăng kính, `cách`nh́n. Mặt khác, tiểu thuyết lịch sử cũng được dùng để nói đến thảm trạng người trí thức chí lớn, luôn thao thức, lỡ thời, không được trọng dụng hay có công không được đền bù xứng đáng: Nguyễn Trăi, Nguyễn Du, Thị Lộ, Nguyễn Thiếp, Nguyễn Trường Tộ, … cũng là bi kịch của dân tộc, đất nước! Nói bi kịch xưa để thật sự nói đến bi kịch thời nay dù phần nào đă có khác khi người trí thức nay luôn thiên tả, thiên phe thiệt tḥi nhưng dễ bị rơi vào thái độ “tháp ngà”, dễ bị thiêu hoặc găy bút! Tiểu thuyết lịch sử trở thành di chúc của những oan hồn, buộc người đọc phải dừng lại nhiều giây phút để nh́n sâu vào tâm tưởng của lịch sử và dân tộc. Như thế, lịch sử không bao giờ tự khép lại… hay quá khứ chỉ có thể được khép lại bằng những nỗ lực chân chính của tất cả! Khẳng định hay phủ định biết chuyện lịch sử đều chỉ là những mơ hồ, tương đối, đối đầu mới là một vấn nạn to lớn. Nhà văn một khi xử dụng chất liệu lịch sử hay tham chiếu người xưa là đă có trách nhiệm phải nói ra!
Mặt khác, tiểu thuyết lịch sử ngày càng đối chọi với khuynh hướng lăng mạn, ở Pháp thế kỷ XIX cũng như ở Việt Nam hiện nay. Khi Khái Hưng, Lan Khai lăng mạn lịch sử th́ văn học Âu châu đă đi vào biện chứng và khi Nguyễn Mộng Giác thần thánh biện chứng, lư tưởng hóa th́ người trí thức đang trở lại không tương nhượng sau một thời “mất giá’ thiên tả! Lăng mạn tự nhiên hay lăng mạn hiện thực, tranh đấu, đều đă bị tiểu thuyết lịch sử đối nghịch. Một bên trốn tránh sự thực, một bên dùng tiểu thuyết để t́m sự thực, đương đầu với sự thực lịch sử hay thực tại! So với sử gia, người viết tiểu thuyết lịch sử thành công hay không là ở tài năng riêng, tài vẽ tranh, biết xử dụng những sắc màu làm nổi nguồn gốc của sự kiện; ở cái tài vạch ra những bí ẩn của tâm hồn con người, nhân vật lịch sử, những tâm hồn với những biến chuyển cao thấp mà nhà viết sử thường phải bỏ qua, ở cái tài thi vị hóa, tiểu thuyết hóa những nhân vật lịch sử. Nhân vật lịch sử cần “sống”, tiếp tục sống sau khi người đọc gấp sách, khác với nhân vật sử đă được đồng thuận bởi thời gian và lịch sử, hay bất hạnh thay, bởi “tập thể” … cá lớn! Tuy nhiên nhân vật lịch sử phải ở lại với tầm thước con người, chứ không thể ngự với thần thánh con người phải vói cao mới đến! Những phá hủy “huyền thoại” bên cạnh chiến thắng Đống Đa của Nguyễn Huệ gần đây cũng trong ư nghĩa này thôi! Nếu sử gia không nhận tham chiếu những huyền thoại lập quốc, siêu nhiên, th́ cũng không thể thêu dệt huyền thoại chung quanh những nhân vật lịch sử ! Khi đề tài được “yêu thích” của các tác giả vẫn là thời nội chiến năm trăm năm, phải chăng các tác giả muốn nhấn mạnh đến nội chiến, phân tranh,… mà nay h́nh như đă trở thành “cá tính” văn hóa của người Việt! Hay cần một “thống nhất” đúng nghĩa chứ không phải thống nhất kiểu triều Nguyễn Gia Long, kiểu 1976, mà không cả kiểu Quang Trung hoàng-đế v́ không lâu là một, nhưng thứ nữa, ngay ba anh em c̣n chưa “thống nhất” nói chi đến thống nhất trăm họ ! Mộng tranh bá đồ vương, cái ngă quá lớn. Mạng người không ra ǵ, cả thân tín và quan tướng cho ḿnh, chỉ là những con cờ muôn thuở ! Sử và văn sử về năm trăm năm phân tranh và chinh chiến cho thấy đa số vua chúa, lănh tụ đều hiếu sát, hiếu chiến, tự ngă và tàn nhẫn; cái ác kéo dài, cái Thiện hiếm hoi hoặc ngắn ngủi!
Tự bản chất, văn chương thường đi đôi với dị thường, huyền ảo, tuyệt vời, đầy ngoạn mục và bất ngờ. Từ những thập niên đầu thế kỷ XX, thêm những triết lư mới về lịch sử, đề cao sức mạnh và vai tṛ mới của tập thể, quần chúng, “nhân dân”, đưa đến việc tô màu những nhân vật anh hùng “bậc trung”, ch́m trong đám đông vô danh hay từ đám đông trổi vượt lên: những nhân vật của Walter Scott chẳng hạn. Những nhân vật phụ của lịch sử “thật” trở thành chính trong các tiểu thuyết lịch sử mới (Nam Dao, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Mộng Giác,…). Những phiêu lưu tưởng tượng được gán cho nhân vật lịch sử. Hoặc cho những nhân vật của tiểu thuyết đóng những vai tượng trưng và gương mẫu. Ngay con người b́nh thường cũng mang sử tính, ở họ cũng đầy bi kịch và vấn nạn! Tính chất “kịch” manh nha với tiểu thuyết kịch của Nhật-Tiến, gây hứng khởi trí thức với Vũ Khắc Khoan, nay được Nam Dao tiếp tục. Kịch tính có thể đi với hiện đại hóa khi dựng những nhân vật lịch sử nhưng có hiểm nguy lăng mạn hóa, dễ tha hóa nhân vật và lịch sử – điều mà người mác-xít rất sợ, phải cảnh giác luôn (17)! Chiến-Tranh Và Ḥa-B́nh của L. Tolstoi đă được nhắc nhở nhiều đến nay có thể v́ đă đi từ truyền thống W. Scott qua Pouchkine và Balzac tức đă không bị lăng mạn của V. Hugo và Vigny quyến rủ. Khởi hứng từ triết lư cách mạng Pháp, nhưng Tolstoi đă bắt nguồn trang truyện từ những hiện thực của xă hội của thời đại ông sống, từ những con người b́nh thường, từ những cải cách nông nghiệp 1861 đến cách mạng 1905 trên đất nước ông, mà âm ĩ tiếng pháo trận của Napoléon chưa xa lắm, mới vừa trên 50 năm!
Khi văn chương không có đất để bành trướng tự nhiên như dưới các chế độ độc tài, lúc đó nảy sinh những lư thuyết vụ h́nh thức như thuyết cấu trúc, cả biện chứng pháp và duy vật sử quan. Thật vậy khi có tự do, nhà văn không cần phải trốn trong tù ngục của h́nh thức tác phẩm mà người đọc cũng không cần chặt ư tác giả, suy diễn sứ điệp nhiều khi chẳng có! Có tự do, văn chương phức tạp tự nhiên, vẫn là tṛ chơi con chữ nhưng bám chặt toàn thể hiện hữu của nhà văn hơn! Mỗi lần có những chống đối, phê phán, là v́ những vấn đề chung của tiểu thuyết lịch sử thực hay hư, có văn chương không hay chỉ là sách truyện chơi “rẻ tiền”. Lịch sử càng xa, người đọc càng khó tính đ̣i sự thực. Ngày càng nhiều tiểu thuyết lịch sử lên màn ảnh, sân khấu kịch, sống mạnh v́ h́nh như con người có một kích thước lịch sử , dù duy tân, thích tân, vẫn thích vay mượn quá khứ (Bản Tuyên ngôn Độc lập 9-1946 chứa mấy câu của Jefferson). Đến với quá khứ như nguồn tư duy và hứng cảm cho con người thời đại! Nhưng lại nhậy cảm! Thời 1954-1975 hoặc 1975-2000 chưa đủ xa, chưa thấm phán xét của thời gian, dù sao cũng hăy như cấm kỵ, dễ trượt vỏ chuối chết người, ḿn bẫy h́nh như sót lại c̣n hơi nhiều – những mảnh ḿn trong tâm hồn và tham vọng,… Thành ra người ta thích đổ xô viết hồi kư hơn, chủ quan và tự ngă tha hồ, thực tâm có mà tà ư cũng đầy, cứ đọc mấy cuốn của Nguyễn thị Ngọc Dung, Trần Thị Bông Giấy, Nguyễn Ngọc Ngạn, Đặng Văn Nhâm, ở ngoài nước, của Thế Phong trong nước,… đủ thấy tà-thực lẫn lộn! Thành thử tốt hơn nên theo vết người xưa, như Nguyễn Du viết chuyện Gia Tĩnh nhà Minh,… Dù biết t́nh trạng lư tưởng chỉ khi chúa thượng, ta bà, được tự do cho phiêu lưu vào tiểu thuyết, không phải theo chỉ thị hay ư của “lănh đạo”, nghị quyết ! Bao cấp và bảo thủ bị động cho nên mới có phương hướng nhiệm vụ thứ năm của Đại hội Nhà văn tháng 4-2000 vừa rồi như một việc cấp thiết cho t́nh thế mới, và do đó mà có “sự cố” Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Đ́nh Tấn! Trong nước do đó không thể đi xa v́ điều khoản 4 điều 22 luật xuất bản (19-7-1993) vẫn như thanh kiếm Damoclès treo lơ lững trên đầu người viết : “nghiêm cấm các xuất bản phẩm có nội dung 4- xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu chung, xúc phạm vĩ nhân, anh hùng dân tộc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của nhân dân”. Trong hoàn cảnh đó, không nên đem Chiến Tranh Và Ḥa B́nh của Toltoi ra so sánh, chờ đợi, v́ hoàn cảnh khác, một bên ngoại xâm, một bên nội chiến, một bên khói súng vừa tắt ngấm 50 năm sau, một bên đă hai thế kỷ với nhiều triều đại cấm kỵ và nhiều chủ nghĩa ngoại lai, ḥa chưa có mà b́nh cũng chẳng thấy!
Các tác giả tiểu thuyết lịch sử có thể hiện đại hóa, tráo đổi, biến hóa ngôn ngữ, nhân vật,… nhưng có thể nào tin tưởng họ có thể nói lên “tâm hồn” của cả một dân tộc ? Con người hôm nay khoa học, mất gốc, xa dần những huyền thoại về nguồn gốc, lại muốn t́m lại gốc gác, nguyên tủy văn hóa, … qua tiểu thuyết lịch sử !? Xét cho cùng, tiểu thuyết lịch sử hay lịch sử, văn hay sử, rồi ra cũng là tṛ chơi của con người, của giải mă và nhất là thuyết phục! Mở ra cho thế hệ tương lai! Phải bỏ ám ảnh của quá khứ, lịch sử, chánh tà, chính nghĩa,… người viết tiểu thuyết lịch sử mới có thể thành công để lại cho đời những tác phẩm văn chương lớn!
Nguyễn Vy Khanh
18-9-2000
——————
|