View Single Post
Old 05-29-2013   #1
tonycarter
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
tonycarter's Avatar
 
Join Date: Dec 2008
Posts: 44,699
Thanks: 262
Thanked 591 Times in 456 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 61
tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2
Supseries Resize Chàng trai trẻ vui vẻ bên vợ già vì bị bỏ bùa?

Người dân Đông Lâm truyền tai nhau về câu chuyện tình độc đáo của cặp "vợ già, chồng trẻ".

Người dân sợ “bùa” không đến gần

Con đường đất dẫn vào thôn Khe Lèn, xã Đông Lâm (Hoành Bồ, Quảng Ninh) mới trải qua trận mưa nên đường trơn trượt, khó đi. Ngồi nghỉ trong quán nước bên vệ đường, khi nghe chúng tôi nhắc tới câu chuyện "vợ già, chồng trẻ", tất thảy mọi người xung quanh đều nhìn chúng tôi với ánh mắt dò xét. Bà chủ quán tên Sùng nói thêm: "Muốn vào nhà hai vợ chồng ấy các anh cứ đi thẳng vài trăm mét, chỗ có ngôi nhà nằm chơ vơ ngay bên sườn núi. Vào thì cẩn thận kẻo quên đường về".
Khi gần đến nơi, cậu trai bản dẫn đường không dám theo chúng tôi vào nhà mà ngồi ở ngoài đường chờ. Có lẽ trong đầu anh ta bị ám ảnh thứ "bùa yêu" có thể bị dính bùa bất cứ lúc nào từ lời đồn thổi của người dân. Khi chúng tôi đến, cả hai vợ chồng đều có nhà.
Cặp tình nhân độc đáo "vợ già, chồng trẻ" này tên thật là bà Bàn Thị Năm (sinh năm 1955), còn người chồng là Triệu Đức Long (sinh năm 1980). Hai người sống trong căn nhà nhỏ lợp mái tôn ở ngay bên đường, ven con suối nước chảy róc rách.


Người chồng trẻ Triệu Đức Long đang giúp vợ làm chuồng gà ở phía rìa rừng sau nhà.

Trốn nhà đến với vợ yêu

Thấy chúng tôi đến, bà Năm niềm nở mời khách vào nhà uống nước. Bà tâm sự: "Trước đây, tôi cũng có một người chồng tên Triệu Đức Hình, người ở đây. Ông Hình bị viêm phổi ốm nằm liệt giường cả năm trời, thuốc thang cũng vô phương cứu chữa. Thời gian ấy, đứa con trai tôi thỉnh thoảng hay dẫn bạn về chơi. Cậu thanh niên Triệu Đức Long (giờ là chồng của bà Năm) vẫn thường hay qua lại nhà và chăm sóc cho ông nhà tôi lúc bạo bệnh".
Bà Năm kể thêm: "Chồng tôi khi ấy thương người vợ của mình chăm sóc chu đáo, tận tình lúc đau ốm nên trước khi mất, ông Hình đã dặn dò khi nào ông qua đời thì tôi tìm một người chồng tốt về ở cùng để còn giúp đỡ lúc về già. Chả hiểu duyên số đưa đẩy thế nào, chưa đầy một năm sau ông Hình mất, lúc đó vào năm 2001, đã có người về nhà giúp đỡ tôi. Đó là Triệu Đức Long sinh năm 1980 nhà ở thôn Cài, xã Đông Lâm, người cùng xã với gia đình.
Lúc đó, Long mới có 21 tuổi, cậu ta rất nhếch nhác, trên người chỉ có bộ quần áo rách và luôn đeo theo con dao chặt mà người đi rừng hay mang theo. Qua lại được một thời gian cậu ấy bảo muốn ở lại đây chăm sóc và phụ giúp công việc cùng tôi. Biết cậu ấy hiểu và chia sẻ với tôi, vả lại tôi lại ở một mình một nhà bên sườn núi nên chẳng có gì mà phải từ chối".

Bà Bàn Thị Năm đang ngồi tâm sự về việc ở cùng người đàn ông kém mình tới 25 tuổi.

Khi nghe tin người dân bàn tán xôn xao về con trai mình sống với người đàn bà hơn mình đến gần 40 tuổi, ông Triệu Tiến Hậu - bố của Long đã nhiều lần đến khuyên ngăn, bắt về nhà. Bản thân bà Năm còn già hơn bố mẹ Long cả chục tuổi, thế nên cả gia đình không ai đồng ý. Nhưng về nhà chưa được một ngày, Long lại bỏ sang nhà bà Năm ở. Có hôm vừa bị bố mẹ, anh em bắt về nhà, tối đến mặc dù trời mưa sấm chớp nhưng Long vẫn vượt rừng để ra với bà Năm.
Nghĩ về người chồng trẻ Triệu Đức Long, bà Năm thở dài cho biết: "Gia đình Long có 4 anh em trai, nhà nghèo nên chưa ai lấy vợ. Đói ăn triền miên, nên lúc nào cũng phải đong từng cân gạo. Ngôi nhà gia đình Long đang ở cũng được Nhà nước hỗ trợ cho để xây. Nhiều khi nghĩ khổ tâm lắm, nhưng gia đình tôi cũng chẳng khá giả gì nên không giúp đỡ đằng nội được nhiều".

An phận, bằng lòng

Triệu Đức Long chững chạc và già dặn hơn nhiều so với tuổi của mình. Qua cuộc trò chuyện cho thấy Long khá hiền lành, hơi trầm tính. Khi được hỏi Long có hay về nhà bố mẹ đẻ không, anh ngồi trầm ngâm một lúc, rồi chỉ nhoẻn miệng cười trừ. Tránh ánh mắt để ý của mọi người, Long cúi xuống lấy điếu cày hút sâu một hơi thuốc lào. Một lúc sau khi khuôn mặt đã giãn ra, Long nói: "Thi thoảng cũng về thăm nhà nhưng về được một lúc thôi, xong lại đi luôn. Gia đình nghèo khó, nhưng ai cũng lớn rồi tự làm ăn, cũng không giúp đỡ được cái gì. Biết vợ tôi nhiều tuổi, già rồi nhưng tôi vẫn yêu, chẳng muốn đi đâu xa cả".
Giờ đây, cuộc sống của "vợ già, chồng trẻ" khá tươm tất, kinh tế gia đình chủ yếu thu nhập vào ngô, sắn và trồng keo. Thi thoảng Long lại đèo bà Năm đi chợ mua bánh kẹo, đường, sữa, trứng, gà, thịt về bán lẻ cho người dân ở trong bản. Ngày mùa, hai người lên nương gặt hái, lúc rảnh thì cùng vào rừng nhặt củi khô về đun nấu.
"Thấy Long hiền lành, chăm chỉ làm ăn, tôi lại có sẵn đất ruộng nương nên chúng tôi bảo nhau làm ăn. Vì công sức lao động cả hai cùng làm nên khi thu hoạch mùa hoặc tiền từ trồng cây keo chúng tôi đều chia phần cho nhau. Ngày trước, Long nhìn đói khổ lắm, người gầy ốm. Giờ thì có áo mặc, cơm no, có xe máy để đi lại nên cuộc sống cũng bớt vất vả. Nhiều lúc tôi bảo Long về nhà bố mẹ đẻ, nhưng Long nói ở đây cuộc sống cũng tốt, quen rồi nên chẳng muốn về", bà Bàn Thị Năm nói.
Ông Bàn Văn Đường, trưởng thôn Khe Lèn, xã Đông Lâm, cho biết: "Triệu Đức Long chuyển đến ở với bà Bàn Thị Năm khi anh này chưa lập gia đình còn bà Năm thì ở một mình. Ban đầu thấy lạ và người dân hay bàn tán nên chính quyền địa phương cũng đến giải thích tư tưởng cho Long nên nghĩ đến tương lai. Khuyên Long nên về nhà làm kinh tế, lấy vợ sinh con để sau này đỡ khổ, nhưng anh ấy chẳng nghe. Về phía Nhà nước cũng không cho phép sinh sống với nhau như thế đâu, nhưng về góc độ tình cảm hai người đến với nhau tự nguyện nên chúng tôi cũng không can thiệp sâu, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của họ”.
Giải thích về việc khi bố mẹ bắt về nhà, mặc dù vào ban đêm trời mưa to nhưng Long vẫn vượt núi để trở về nhà bà Năm, ông Bàn Văn Đường cho biết thêm: Người dân ở đây thuộc dân tộc Dao, về chuyện bùa yêu, ngày trước rất phổ biến. Tôi không dám khẳng định là bà Năm có sử dụng bùa yêu hay được chị gái truyền bùa yêu cho như mọi người vẫn thường hay đồn thổi. Tuy nhiên, qua thời gian dài sinh sống, anh Long vẫn hoàn toàn khỏe mạnh và tỉnh táo bình thường. Hai người họ tuy ít giao tiếp với người ngoài, nhưng chẳng mấy khi làng xóm thấy họ to tiếng, cãi vã nhau.


Theo Người Đưa Tin

Last edited by tonycarter; 05-29-2013 at 11:10.
tonycarter_is_offline  
Attached Images
 
 
Page generated in 0.03941 seconds with 10 queries