![]() |
Tá hỏa khi thấy 1 thứ dài 3m chui ra từ cơ thể: "Thủ phạm" là món thường thấy trên mâm cơm của người Việt
1 Attachment(s)
Khi phát hiện thứ này chui ra từ cơ thể, người đàn ông không khỏi sửng sốt.
Thường xuyên đau bụng, táo bón kèm són phân nhưng anh A.T. (30 tuổi, quê ở tỉnh Phú Thọ cũ) nghĩ chỉ ḿnh bị rối loạn tiêu hóa thông thường. Chính v́ thế, anh đă chủ quan không đi khám suốt gần một năm. Mới đây, khi phát hiện trong phân có các đoạn màu trắng ngoe nguẩy như sinh vật sống, anh mới giật ḿnh tra cứu và nghi ngờ bị nhiễm sán dây. Ngay sau đó, anh đă đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương để thăm khám. Tại Trung tâm Khám chữa bệnh theo yêu cầu và Quốc tế (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương), sau khi được làm xét nghiệm kư sinh trùng, anh T được chỉ định thụt tháo để chuẩn bị nội soi đại tràng. Tuy nhiên, ngay sau thụt tháo, bệnh nhân tá hoả khi chứng kiến một con sán dây c̣n sống, dài hơn 3 mét, chui ra khỏi cơ thể theo phân. Theo bác sĩ, con sán này cư trú trong ruột và đại tràng của người bệnh. Khai thác bệnh sử, anh T cho biết có thói quen ăn rau sống, thịt tái và đă lâu không tẩy giun. Theo bác sĩ, nguyên nhân nhiễm sán của anh T có thể đến từ việc ăn phải rau sống, thịt tái không đảm bảo vệ sinh, chứa trứng sán dây. Hai món này là món ăn khoái khẩu, thường có mặt trên mâm cơm của người Việt. Con đường lây nhiễm sán dây Tiến sĩ Lê Nguyễn Minh Hoa, Kỹ thuật viên trưởng Khoa Vi sinh và Sinh học phân tử (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương), cho biết: “Qua quan sát mẫu bệnh phẩm, chúng tôi nghi ngờ đây là sán dây ḅ (Taenia saginata). Tuy nhiên, cần chẩn đoán phân biệt với sán dây lợn (Taenia solium). Việc xác định chính xác loài sán chỉ có thể thực hiện khi thu được phần đầu của kư sinh trùng. Đó là bộ phận chứa đặc điểm định danh. Do đó, bệnh nhân sẽ cần uống thuốc xổ để loại bỏ hoàn toàn con sán, bao gồm cả phần đầu nhằm ngăn nguy cơ tái nhiễm”. Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Huyền, Trung tâm Khám chữa bệnh theo yêu cầu và Quốc tế (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) cho biết thêm, sau khi có kết quả định danh, bệnh nhân sẽ được điều trị đặc hiệu bằng thuốc diệt sán, kết hợp thuốc xổ. Đồng thời, người bệnh cần được theo dơi bằng xét nghiệm phân định kỳ trong vài tuần đến vài tháng để đảm bảo không c̣n trứng hay đốt sán sót lại trong đường ruột. Theo các chuyên gia, sán dây là loại kư sinh trùng có thể tồn tại âm thầm nhiều năm trong cơ thể mà không gây triệu chứng rơ ràng. Một số bệnh nhân chỉ xuất hiện các dấu hiệu mơ hồ như đau bụng âm ỉ, đầy hơi, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, sụt cân dù ăn uống b́nh thường. Trong nhiều trường hợp, dấu hiệu đầu tiên chỉ là việc phát hiện đốt sán ḅ ra theo phân. Sán dây xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa, chủ yếu do ăn phải ấu trùng hoặc trứng có trong thực phẩm nhiễm bẩn. Với sán dây ḅ, nguồn lây phổ biến là thịt ḅ tái hoặc chưa nấu chín kỹ. Nguy hiểm hơn, sán dây lợn có thể lây qua thịt chứa ấu trùng và lây từ người sang người qua đường phân–tay–miệng trong điều kiện vệ sinh kém. Khi xâm nhập cơ thể, trứng có thể nở thành ấu trùng, xuyên qua thành ruột và di chuyển đến các cơ quan như năo, mắt, cơ bắp… gây biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng. Bác sĩ Huyền cảnh báo, trứng và ấu trùng sán dây có thể tồn tại và lan truyền qua thực phẩm, nước hoặc đất bị ô nhiễm. Những thói quen ăn uống thiếu an toàn như ăn thịt tái, tiết canh, rau sống không rửa kỹ, uống nước lă hoặc không tẩy giun định kỳ đều làm tăng nguy cơ nhiễm kư sinh trùng. Mỗi đốt sán dây có thể chứa hàng ngh́n trứng. Nếu không điều trị triệt để, trứng sẽ tiếp tục phát tán trong môi trường, gây tái nhiễm cho chính người bệnh và cộng đồng. “Để pḥng bệnh, mỗi người cần giữ ǵn vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà pḥng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, ăn chín uống sôi, hạn chế ăn thịt tái hoặc rau sống chưa được xử lư kỹ. Đồng thời nên tẩy giun định kỳ mỗi 6 tháng, đặc biệt là với trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu”, bác sĩ Huyền khuyến cáo. VietBF@ Sưu tập |
All times are GMT. The time now is 19:42. |
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2005 - 2025
User Alert System provided by
Advanced User Tagging (Pro) -
vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.