VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   World News|Tin Thế Giới (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=185)
-   -   Trung Quốc khoe tên lửa "vươn tới Mỹ" gấp 200 lần bom nguyên tử: Thông điệp ngầm gửi cho Washington? (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=2054441)

Cupcake01 06-06-2025 08:17

Trung Quốc khoe tên lửa "vươn tới Mỹ" gấp 200 lần bom nguyên tử: Thông điệp ngầm gửi cho Washington?
 
1 Attachment(s)
Nổi tiếng với việc giữ bí mật về chương tŕnh phát triển vũ khí hạt nhân, Trung Quốc lần đầu tiên tiết lộ những chi tiết quan trọng về một trong những vũ khí hạt nhân của nước này.



Trong một động thái hiếm hoi khiến những người quan sát Trung Quốc bất ngờ, Đài truyền h́nh Trung ương Trung Quốc (CCTV) vào ngày 2/6 đă công bố những chi tiết quan trọng về DF-5 - một trong những hệ thống tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân hàng đầu của nước này.

Theo trang Eurasian Times, chương tŕnh hạt nhân của Trung Quốc theo truyền thống vốn rất bí mật, đặc biệt là về năng lực cụ thể của tên lửa và việc triển khai, nên không rơ lư do tại sao thông tin về DF-5 - một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) - lại được công khai.

Thời điểm tiết lộ cũng rất thú vị: diễn ra chỉ vài ngày sau Đối thoại Shangri-La 2025 được tổ chức tại Singapore - diễn đàn về an ninh quốc pḥng lớn nhất châu Á.

Tại Đối thoại Shangri-La, Mỹ đă đưa ra một thông điệp rơ ràng: Ấn Độ Dương - Thái B́nh Dương là ưu tiên hàng đầu của chính quyền Tổng thống Donald Trump trong bối cảnh mà họ coi là “thái độ hung hăng” của Trung Quốc.

Tại đó, Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Pete Hegseth đă thúc giục các đồng minh châu Á tăng cường pḥng thủ để ứng phó với việc Bắc Kinh tăng cường quân sự gần đảo Đài Loan (Trung Quốc).

Ông Hegseth đă nhắc đến Trung Quốc hơn 20 lần trong bài phát biểu đầu tiên của ḿnh tại Đối thoại Shangri-La và đưa ra lời cảnh báo trực tiếp tới Bắc Kinh.

Theo Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ, bất kỳ nỗ lực nào của Trung Quốc nhằm thống nhất Đài Loan bằng vũ lực “đều sẽ dẫn đến hậu quả tàn khốc cho Ấn Độ Dương - Thái B́nh Dương và thế giới”.

Ông Hegseth cũng nhấn mạnh rằng Mỹ nghiêm túc trong việc chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở phương Tây.

“Chúng tôi cũng đang tăng cường an ninh ở Tây Bán cầu và giành lại Kênh đào Panama khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc. Sau tất cả, đó là địa điểm quan trọng. Trung Quốc không xây dựng kênh đào đó. Chúng tôi đă xây dựng. Và chúng tôi sẽ không cho phép Trung Quốc biến nó thành vũ khí hoặc kiểm soát nó”, ông tuyên bố.

"Nếu răn đe thất bại và nếu được Tổng tư lệnh [Tổng thống Mỹ] của tôi yêu cầu, chúng tôi đă chuẩn bị làm những ǵ mà Bộ Quốc pḥng làm tốt nhất - chiến đấu và giành chiến thắng - một cách quyết đoán", ông Hegseth nói.

Theo Eurasian Times, giọng điệu bài phát biểu của Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Hegseth khiến nhiều người bất ngờ. Trung Quốc chắc chắn cũng bất ngờ.

Việc công khai DF-5 có thể là phản ứng trước bài phát biểu của ông Hegseth. ICBM DF-5 có tầm bắn 12.000 km và có khả năng vươn tới lục địa Mỹ cũng như các nước Tây Âu.

Đây có thể là cách Trung Quốc thể hiện sức mạnh của ḿnh và gửi đi thông điệp rằng Bắc Kinh nghiêm túc trong việc bảo vệ chủ quyền và lợi ích của ḿnh.
DF-5 và năng lực của nó

Eurasian Times đưa tin, ở Trung Quốc, các tiết lộ chính thức về vũ khí thường sử dụng ngôn từ chung chung, tránh các chi tiết chính xác. Tuy nhiên, chương tŕnh phát sóng vào ngày 2/6 của CCTV lại đặc biệt ở chỗ nó cung cấp thông tin cụ thể và chuyên sâu về một tên lửa hạt nhân chiến lược của Trung Quốc.

Bản tin tiết lộ rằng đó là tên lửa hai tầng, được mô tả là "ICBM chiến lược thế hệ đầu tiên" của Trung Quốc, có thể mang một đầu đạn hạt nhân duy nhất với sức nổ từ 3 đến 4 megaton TNT.

Để dễ h́nh dung, con số này lớn hơn khoảng 200 lần so với hai quả bom nguyên tử mà Mỹ thả xuống các thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản vào cuối Thế chiến II.

CCTV cho biết thêm rằng tên lửa có tầm bắn tối đa là 12.000 km, đủ để tấn công lục địa Mỹ và Tây Âu, và có độ chính xác trong ṿng 500 mét.

Bản tin c̣n tiết lộ tên lửa "dài 32,6 mét với đường kính 3,35 mét và trọng lượng phóng là 183 tấn".

Trong bản tin, Tống Trung B́nh - cựu sĩ quan huấn luyện của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc - cho biết loại tên lửa này được phát triển vào đầu những năm 1970 và đưa vào sử dụng từ năm 1981, đóng vai tṛ quan trọng trong chiến lược răn đe hạt nhân của Trung Quốc.

“Nếu không có DF-5, Trung Quốc sẽ không được coi là quốc gia có năng lực tấn công liên lục địa đáng tin cậy. Nó đóng vai tṛ quan trọng trong sự nổi lên của Trung Quốc như một cường quốc hạt nhân, chứng minh với thế giới rằng Trung Quốc phải được coi trọng”, ông Tống nói.

Theo chuyên trang về công nghệ tên lửa Missile Threat, “DF-5 (Dong Feng-5 / CSS-4) là tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) đặt trong hầm. Đây là ICBM đầu tiên mà Trung Quốc phát triển và là một trong những tên lửa có tầm bắn xa nhất. Loại tên lửa này có khả năng mang tải trọng hạt nhân lớn vươn tới nước Mỹ và Tây Âu.”

DF-5 cũng là cơ sở cho một số chương tŕnh quân sự và không gian khác. “Những nỗ lực này bao gồm tên lửa phóng vào không gian Long March-2C [Trường Chinh-2C], chương tŕnh ném bom quỹ đạo phân đoạn DF-6 (đă hủy), chương tŕnh hỗ trợ thâm nhập của PRC và DF-5B”, Missile Threat cho biết.

DF-5B tương tự như khả năng của DF-5, nhưng có thể mang đầu đạn hồi quyển tấn công đa mục tiêu độc lập (MIRV), cho phép một tên lửa mang và phóng ra nhiều đầu đạn hạt nhân, mỗi đầu đạn có khả năng tấn công một mục tiêu khác nhau trên một khu vực địa lư rộng lớn.

Hơn nữa, vào năm 2017, các kênh truyền thông đưa tin rằng Trung Quốc đă thử nghiệm một biến thể mới của loại tên lửa này là DF-5C, được trang bị 10 đầu đạn MIRV.

Cảnh báo ngầm với thế giới?

Cựu sĩ quan huấn luyện Tống Trung B́nh cho rằng việc tiết lộ thông tin chi tiết về DF-5 cũng có thể có nghĩa là Trung Quốc hiện đang sở hữu vũ khí hạt nhân và hầm chứa tên lửa tiên tiến hơn nhiều. Do đó, Bắc Kinh cảm thấy tự tin khi công bố các thông số kỹ thuật chính của DF-5 với công chúng.

"Những ǵ chúng ta đang thấy là việc [Trung Quốc] loại bỏ dần các hệ thống cũ hơn - những hệ thống đă hoàn thành mục đích của chúng. Thông điệp rất rơ ràng: Trung Quốc có năng lực mạnh mẽ hơn nhiều mà họ chưa từng cho thế giới thấy", ông Tống nói.

Điều đáng chú ư là Trung Quốc cũng có các loại ICBM như DF-31 và DF-41 trong kho vũ khí của ḿnh. Năm ngoái, Trung Quốc đă tiến hành thử nghiệm thành công DF-31. Đây cũng là lần đầu tiên sau bốn thập kỷ, Trung Quốc thừa nhận đă thử nghiệm ICBM.

Theo Viện Nghiên cứu Ḥa b́nh Quốc tế Stockholm (SIPRI), Trung Quốc là cường quốc hạt nhân lớn thứ ba thế giới sau Nga và Mỹ. Vào năm 2024, Bắc Kinh có hơn 500 đầu đạn hạt nhân trong kho vũ khí của ḿnh.

Dữ liệu về vũ khí hạt nhân vào năm 2024. Nguồn: SIPRI

Tuy nhiên, theo ước tính của Lầu Năm Góc, Trung Quốc hiện đă có hơn 600 đầu đạn hạt nhân và sẽ có kho vũ khí hơn 1.000 đầu đạn hạt nhân vào năm 2030.

VietBF@ Sưu tập


All times are GMT. The time now is 23:14.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2005 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.03235 seconds with 8 queries