VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   Vietnam News | Tin Việt Nam (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=219)
-   -   Nữ bác sĩ t́m ra sự thật oan nghiệt đằng sau những đứa trẻ dị tật (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=2022711)

PinaColada 03-08-2025 04:14

Nữ bác sĩ t́m ra sự thật oan nghiệt đằng sau những đứa trẻ dị tật
 
2 Attachment(s)
Ngồi trong phiên điều trần, một phụ nữ da vàng với thân h́nh thấp bé, lọt thỏm xung quanh là những người Mỹ cao lớn. Nhưng mỗi lời nói, bà đều khiến những người có mặt ở đó phải e dè.

Đầu những năm 2000, h́nh ảnh một người phụ nữ Việt Nam nhỏ bé tranh luận mạnh mẽ trong phiên điều trần tại Mỹ đă trở nên quen thuộc với truyền thông quốc tế. Bà đấu tranh để đ̣i quyền lợi cho hàng chục ngh́n nạn nhân chất độc da cam/dioxin.

Không chỉ là một nhà hoạt động kiên cường, bà c̣n đặt nền móng cho kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) tại Việt Nam, mang lại hy vọng làm cha mẹ cho nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn. Với những đóng góp to lớn, bà vinh dự nhận giải thưởng Ramon Magsaysay, được mệnh danh là Nobel châu Á.

Nhân ngày 8/3, Tri Thức - Znews tṛ chuyện cùng GS.TS Nguyễn Thị Ngọc Phượng, nguyên Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM), về hành tŕnh cống hiến không mệt mỏi của bà.

Cú sốc của cô gái đôi mươi
- Cơ duyên nào đưa GS đến với giải thưởng Ramon Magsaysay?

Tôi hoàn toàn bất ngờ khi được thông báo ḿnh nhận giải thưởng này.

Tôi đă đi t́m lời giải đáp cho những người Việt Nam khi sinh ra mang những dị tật khủng khiếp, từ hàng chục năm trước. Sau quăng thời gian miệt mài đấu tranh, tôi không nghĩ một tổ chức nào đó sẽ ghi nhận sự cống hiến của ḿnh, tôi chỉ mong các em có được quyền lợi chính đáng.


GS Nguyễn Thị Ngọc Phượng nhận giải thưởng Ramon Magsaysay tại Philippines vào tháng 11/2024.
Khi tôi sang Philippines nhận giải, mới biết rằng họ đă theo dơi hành tŕnh của ḿnh từ khoảng 7 năm trước, thu thập tài liệu và t́m hiểu về công việc mà tôi làm. Điều đó khiến tôi rất vui, chí ít trên chặng đường đi tôi không hề đơn độc.

- Giải thưởng này có ư nghĩa như thế nào đối với bà?

- Khi một giải thưởng lớn, uy tín đă ghi nhận những điều ḿnh làm th́ đồng nghĩa họ công nhận những điều đó là đúng. Thật sự chất độc dioxin mà người Mỹ rải trong chiến tranh Việt Nam, có ảnh hưởng kinh hoàng lên người dân ở đất nước này, gây ra những khuyết tật bẩm sinh, những bất thường trong sinh sản.

Một khi họ công nhận điều đó đúng, nạn nhân chất độc da cam sẽ được quan tâm nhiều hơn. Họ là những người bị ảnh hưởng trực tiếp, cuộc sống rất khó khăn cần được giúp đỡ.

- Điều ǵ khiến bà quyết tâm đi t́m lời giải đáp cho nạn nhân chất độc dioxin?

- 60 năm về trước, tức 1965, lúc đó tôi mới 21 tuổi, đang là sinh viên Đại học Y Dược TP.HCM và thực tập tại Bệnh viện Từ Dũ. Trong đêm trực ở bệnh viện, có một ca sinh mổ cần tôi tham gia. Đỡ đứa trẻ c̣n đỏ hỏn trên tay, tôi hốt hoảng và lo sợ bởi h́nh ảnh trước mắt. Lần đầu tiên tôi đỡ đẻ cho một đứa bé vô sọ.

Người tôi run lên, mồ hôi trán ứa ra nhưng phải b́nh tĩnh để trấn an tinh thần người mẹ. Suốt một tuần sau đó, tôi nôn ói liên tục, cứ nhắm mắt, h́nh ảnh đứa bé đó lại chạy ngang năo. Tôi không thể ăn, chẳng thể ngủ.

Tuy nhiên, sự hoảng sợ của tôi chẳng thấm thía ǵ so với nỗi đau của người mẹ ấy. Mỗi ngày vào thăm sản phụ, tôi chứng kiến cảnh họ đau khổ quằn quại với nỗi đau kép. Vừa sinh con dị tật, người phụ nữ này vừa phải gánh trên vai tiếng oan là “thất đức như thế nào mới sinh ra một đứa con như vậy”. Tôi thấy xót xa.

Tôi trực ở bệnh viện từ năm 1963, việc này chưa từng xảy ra, nhưng từ năm 1965 lại xuất hiện rất nhiều ca dị tật bẩm sinh khi vừa chào đời. Trách nhiệm của một người bác sĩ thôi thúc tôi đi t́m câu trả lời cho sự việc này.

- Bà đă làm ǵ để t́m được câu trả lời?

- Tôi quan sát trong nhiều năm và t́m tài liệu về việc này, ghi nhận nhiều loại khuyết tật cứ lập đi lặp lại. Đến năm 1976, những cựu chiến binh Mỹ trở lại thăm Việt Nam, họ đến Bệnh viện Từ Dũ và hỏi về chuyện khuyết tật bẩm sinh và ung thư. Tôi cay đắng nói “không biết lư do”.

Tôi tiếp tục t́m tài liệu ở thư viện thành phố, bệnh viện và trường đại học, nghiên cứu thêm sách báo. Tôi nhận ra tỷ lệ trẻ sinh ra bị khuyết tật những năm đó có tăng ở Bệnh viện Từ Dũ - lúc này là bệnh viện lớn nhất phía Nam.

Tôi đọc được cuốn sách do Viện khoa học hàn lâm Mỹ xuất bản năm 1974 nói về những đợt rải chất độc hoá học ở Việt Nam. Từ năm 1960 trở đi, Mỹ có trải chất độc dioxin với hàm lượng ít, nhưng đến năm 1965 th́ lượng rải tăng lên rất nhiều.

Lúc này tôi nghĩ, liệu 2 dữ kiện này có liên quan đến nhau hay không, tôi cùng nhóm bác sĩ trẻ và sinh viên đi nghiên cứu thêm. Năm 1982, đoàn chúng tôi đến Bến Tre, Cà Mau, Cần Giờ - những nơi trước đây bị rải chất hoá học rất nhiều.

- Bà đă thấy ǵ ở đó?

- Đi dọc trên con đường làng, tôi thấy những đứa trẻ sứt môi, chẻ ṿm hầu. Các em có độ tuổi 15-17, nhưng không thể đi học, chúng ít khi ra đường v́ sợ ánh nh́n của người khác.

Không đành ḷng nh́n các em bị chôn vùi tương lai, tôi xin bệnh viện một chiếc xe, đưa khoảng 16-17 em lên TP.HCM. Tại bệnh viện, tôi mời các chuyên gia phẫu thuật, vá môi, tái tạo lại h́nh dạng cho các em.

Sau ca mổ, các em trở về quê trong niềm vui của gia đ́nh, với vết hở đă được khép lại, không c̣n mặc cảm như trước. Nhưng nghĩ đến những đứa trẻ mang khuyết tật nặng nề hơn, tôi lại thấy ḷng nặng trĩu - chắc hẳn nỗi ám ảnh trong các em c̣n lớn hơn rất nhiều.

Tôi quay về bệnh viện, tiếp tục nghiên cứu thêm. Kết quả cho thấy những người sinh con khuyết tật, tỷ lệ bị phơi nhiễm dioxin là 64%. Ngược lại, những người bị phơi nhiễm dioxin, tỷ lệ sinh con khuyết tật rất cao. Cả hai chiều đều cho thấy dioxin có liên quan đến việc sinh con khuyết tật.

Trong nghiên cứu của các nước khác như Pháp, Mỹ, Đức, Australia, New Zealand cũng cho ra kết quả tương tự. Ngay cả những nhà khoa học Mỹ cũng thấy điều đó đúng.

Như vậy, mối quan hệ giữa chất độc da cam với khuyết tật bẩm sinh, sảy thai bẩm sinh, thai chết lưu gần như được khẳng định là có.

Đi t́m công lư cho những đứa trẻ bất hạnh
- Bước tiếp theo là đi t́m người chịu trách nhiệm và buộc họ bồi thường cho những tổn thương đă gây ra đúng không?

- Tôi làm điều này ngay lập tức.

Vào tháng 1/2004, Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam được thành lập. Tôi được giao làm phó chủ tịch hội, cùng ban lănh đạo thay mặt những nạn nhân chất độc da cam đi kiện những công ty hóa chất của Mỹ.

Năm 2007, tôi tham dự hội nghị của các nhà nghiên cứu dịch tễ học, hơn 14.000 người tham dự ở Washington, D.C. (Mỹ). Tôi báo cáo từ sáng đến chiều, suốt một tuần.

Trong phiên họp cuối cùng, họ thông qua một biên bản công nhận chất độc hoá học da cam gây ra khuyết tật bẩm sinh, sảy thai. Họ khuyến nghị Chính phủ Mỹ cùng với các công ty hóa chất phải cung cấp đầy đủ nguồn lực để các nạn nhân chất độc da cam khuyết tật được học hành, phục hồi chức năng, dạy nghề và được điều trị bệnh. Giúp những nạn nhân này tái ḥa nhập cộng đồng.

- Sau phiên họp đó, bà đă làm ǵ để đưa tiếng nói của các nạn nhân ra thế giới?

- Sau đó là chuỗi ngày tôi đi điều trần, tham dự các phiên ṭa quốc tế liên tục. Năm 2008, tôi đi điều trần ở Hạ viện Mỹ, đến 2009 tiếp tục tham dự ṭa án lương tâm quốc tế ở Paris (Pháp).

Tôi dự ṭa án quốc tế để thay mặt những nạn nhân tố cáo việc rải chất độc hóa học gây ra ảnh hưởng trên sinh thái rừng già, rừng ngập mặn, rừng rậm, huỷ diệt môi trường và phá hủy sức khỏe của người dân. Nhất là ảnh hưởng vấn đề sinh sản của người phụ nữ.

GS Phượng tham gia những chương tŕnh kêu gọi hỗ trợ cho nạn nhân chất độc da cam.
Đến năm 2010, tôi qua lại Mỹ điều trần một lần nữa. Sau đó, bên cạnh Hội nạn nhân chất độc da cam, Việt Nam và Mỹ thành lập thêm Uỷ ban đối thoại Việt - Mỹ. Uỷ ban này có nhiệm vụ đối thoại, thương lượng tiến đến thống nhất tẩy rửa các khu vực c̣n chất độc da cam ở Việt Nam. Đầu tiên là sân bay Đà Nẵng, Phù Cát (B́nh Định), Biên Ḥa (Đồng Nai), sau đó là 25 điểm c̣n chất độc dioxin khác.

Thông qua uỷ ban này, Mỹ đă viện trợ hơn 3 triệu USD để thành lập pḥng xét nghiệm chất dioxin trong môi trường, trong cơ thể người. Hiện nay, mỗi năm Chính phủ Mỹ vẫn viện trợ để tẩy môi trường và hỗ trợ cho những trẻ em khuyết tật.

- Trong những phiên điều trần, bà đă “căi” thắng bằng cách nào?

- Tôi thấy vô lư khi những người dân vô tội phải nhiễm chất độc da cam và sống cuộc đời khốn cùng.

Tôi đă đưa ra bằng chứng “thép” cho họ thấy rằng những nạn nhân đă trải qua những ǵ. Trong mẫu sữa xét nghiệm ở người mẹ sinh con dị tật bẩm sinh, hàm lượng dioxin lên đến 1.850 PPT. Trong khi đó, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo mỗi người lớn chỉ được nhiễm tối đa 200 PPT.

Tôi thấy rùng ḿnh khi đứa trẻ vừa mới sinh ra, mỗi ngày phải uống 30-80 ml sữa, nhưng trong mỗi ml sữa đó có chứa đến 2.000 PPT. Như vậy, đứa trẻ này lớn lên sẽ mang đủ thứ khuyết tật, đủ thứ bệnh do chất độc dioxin mà nó không hề có lỗi ǵ.

Tôi hỏi một nghị sĩ Mỹ: “Nếu đứa bé đó là con của ông, vừa chào đời đă phải nuốt vào cơ thể hàng chục ngh́n chất dioxin mỗi ngày, ông sẽ cảm thấy thế nào?” Và chính từ những câu hỏi như vậy, câu chuyện viện trợ từ Chính phủ Mỹ bắt đầu.

- Đây có phải là cái kết có hậu mà bà hy vọng?

- Cả môi trường và con người đều được hỗ trợ là thứ tôi mừng nhất. Nếu như ở Đà Nẵng, Phù Cát, Biên Hoà không được tẩy sạch môi trường, những ao hồ c̣n nhiều chất dioxin, người dân vẫn ăn cá tôm và dùng nước ở đây th́ không dám tưởng tượng chuyện ǵ sẽ xảy ra. Và những thế hệ sau có lẽ phải tiếp tục gánh chịu những đau thương.

Tuy nhiên, c̣n nhiều điểm nhiễm dioxin ở Việt Nam cần tẩy rửa, tôi sẽ chuyển giao trách nhiệm tiếp tục đấu tranh cho thế hệ trẻ. Tôi hy vọng các y bác sĩ trẻ sẽ tiếp tục cống hiến cho người dân, tiếp tục t́m lại sự công bằng cho họ, thực hiện những dự án mà tôi chưa thể làm.

VietBF@sưu tập


All times are GMT. The time now is 14:05.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2005 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.05000 seconds with 8 queries