![]() |
Người mẹ gửi con rồi biệt tích, bà bán vé số nuôi đứa trẻ bất hạnh suốt 25 năm
1 Attachment(s)
“Con nhặt”
"Lăm ơi, chào chú đi con!", bà Lưu Thị Kim Liên (59 tuổi, quận B́nh Tân, TPHCM) cất tiếng gọi cậu con trai nuôi khi thấy khách bước vào nhà. Trên chiếc giường kê giữa pḥng khách, Nhứt Lăm (25 tuổi) ngồi dậy trong khó khăn. Khi đă ngồi vững trên nệm, Lăm gật gật đầu chào. Thấy con hiểu lời ḿnh, bà Liên ứa nước mắt, nói: “Với tôi, đó là một phép màu. Bởi trước đây, nó sống như người thực vật. Người ta nói nó chỉ sống được 10 tuổi thôi. Vậy mà từ lúc mẹ bỏ đi đến nay, Lăm đă sống với gia đ́nh tôi 25 năm rồi”. Lăm (bên trái) cố gắng ngồi thẳng, gật đầu chào khách theo lời động viên của bà Liên. Ảnh: Hà Nguyễn 25 năm trước, vợ chồng bà Liên dắt 2 con đến thuê trọ ở quận Ninh Kiều (TP Cần Thơ) rồi đi bán vé số. Giữa lúc chồng mắc bệnh phổi, bà Liên gặp tai nạn găy chân khiến việc đi bán vé số khó khăn hơn. Đúng lúc ấy, bà được người quen giới thiệu trông giúp đứa bé 4 tháng tuổi, bị bại liệt, bại năo. Bé là con của cô gái trẻ tên Phương sống gần dăy trọ. Khi biết hoàn cảnh éo le của cô gái, bà nhận giữ bé với số tiền 600.000 đồng/tháng. Tháng đầu tiên, Phương thường xuyên đến thăm con, gửi tiền lương cho bà Liên đầy đủ. Nhưng sau đó, cô đến thăm con ít dần rồi biệt tích. Bà Liên kể: “Ngày phát hiện Phương biệt tích, tôi ẵm theo Lăm đến quán mấy cà phê, hẻm nhỏ t́m. Đến đâu, người ta cũng nói Phương đă nghỉ làm, đi đâu không rơ. T́m ṛng ră mấy tháng trời không có tin tức, tôi đến UBND phường An Ḥa, quận Ninh Kiều làm thủ tục nhận nuôi Lăm. Sau 25 năm đứa bé bại liệt, bại năo ngày nào đă có thể tự ngồi, xúc ăn và nói những câu ngắn. Ảnh: Hà Nguyễn Thấy tôi nghèo khó lại nhận nuôi thêm đứa bé bệnh tật, bị bỏ rơi, người đời chê cười, nói tôi không b́nh thường. Dù vậy, tôi không oán hận Phương. Ngược lại, tôi rất thương cô ấy. Lúc chưa mất tích, Phương rất yêu thương Lăm và tôi. Cô ấy c̣n nói sẽ ráng làm để mua đất, cất nhà cho tôi sống cùng với ḿnh và con. Tôi tin Phương không bỏ rơi Lăm. Nếu muốn, cô ấy đă làm khi vừa sinh. Có lẽ Phương gặp nỗi khổ nào đó hoặc đă không c̣n. Nghĩ vậy, tôi càng thương cô ấy, thương Lăm”. 25 năm bền bỉ chăm đứa trẻ bị bỏ rơi Nhận nuôi Lăm, cuộc sống bà Liên thêm thắt ngặt. Dù vậy, chồng bà Liên và 2 con đều không phản đối việc bà nhận nuôi đứa bé bất hạnh. Ngược lại, cả nhà yêu thương, chăm sóc Lăm như ruột thịt. Mỗi sáng, bà Liên thức dậy từ sớm vệ sinh, cho Lăm ăn uống rồi gửi cho 2 con, hàng xóm trông giúp để đi bán vé số. Sau khoảng 1-2 tiếng, bà lại chạy về nhà chăm sóc Lăm một lần. Dù vất vả, bà chưa từng đưa Lăm đi bán vé số theo ḿnh. Bà cũng không nghĩ đến việc xa Lăm cho đến khi biến cố ập đến. Năm Lăm lên 3 tuổi, con trai bà Liên bất ngờ mất tích. Vợ chồng bà đau khổ, tất tả ngược xuôi t́m con. Sợ không thể dồn sức chăm sóc Lăm, bà Liên 3 lần định gửi cậu vào trại trẻ mồ côi. Nhưng cả 3 lần, bà đều không đành ḷng bỏ đứa bé chịu nhiều thiệt tḥi ở lại. Sau đó, gia đ́nh bà chuyển lên quận B́nh Tân, TPHCM sinh sống. Tại đây, bà Liên vừa t́m con trai vừa kiên nhẫn hướng dẫn, tập cho Lăm có nhận thức, biết tự làm những việc đơn giản. Sau nhiều năm, t́nh yêu thương và sự kiên tŕ của bà đem lại kết quả bất ngờ. Lăm không chỉ hiểu lời nói của bà mà c̣n có thể vận động tay chân, nói được câu đơn giản. Bà Liên cũng đă t́m được con trai ruột của ḿnh. Dù phải nuôi con cho cô gái mới quen vài tháng suốt 25 năm, bà Liên vẫn không oán giận và hy vọng 2 mẹ con Lăm sẽ gặp lại nhau. Ảnh: Hà Nguyễn Bà Liên tâm sự: “Tôi yêu thương Lăm hơn con ruột. Ngày Lăm nói được từ 'mẹ', tôi vui như bắt được vàng. Từ một đứa bé như sống thực vật, nay Lăm có thể tự ngồi, pha ḿ tôm, xúc cơm ăn... Lăm nhận biết t́nh yêu thương của gia đ́nh dành cho ḿnh. Cháu cũng cho chúng tôi thấy t́nh yêu thương mọi người trong nhà. Tôi nhớ lần ḿnh đau bệnh, hỏi Lăm nếu mẹ chết, con làm sao. Lăm ngă ra nệm nói: 'Chết theo'. Câu nói khiến tôi cảm động đến rơi nước mắt. Giờ đây, tôi mong có chiếc xe lăn tự điều khiển để Lăm có thể đi ra ngoài, tiếp xúc với xă hội, học được nghề để tự nuôi sống bản thân. Được như vậy là tôi măn nguyện, không lo lắng ǵ nữa". Hiện nay, gia đ́nh bà Liên đang sống trong căn nhà cấp 4 thuê tại phường B́nh Hưng Ḥa A, quận B́nh Tân. Dù 2 con đă trưởng thành, có công việc ổn định, hiếu thảo, vợ chồng bà Liên vẫn cố gắng lao động để có điều kiện lo cho Lăm. Hằng ngày chồng bà Liên đi làm bảo vệ trong khi bà vẫn nhận vé số về đi bán dạo. Đại diện UBND phường B́nh Hưng Ḥa A, quận B́nh Tân, THCM cho biết, địa phương nắm rơ hoàn cảnh gia đ́nh bà Liên. Do đó, địa phương hỗ trợ hoàn thiện thủ tục, giấy tờ, tạo điều kiện để Lăm được hưởng các chính sách trợ cấp người tàn tật. Địa phương cũng thường xuyên thăm hỏi, tặng quà cho gia đ́nh. VietBF@ Sưu tập |
All times are GMT. The time now is 17:41. |
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2005 - 2025
User Alert System provided by
Advanced User Tagging (Pro) -
vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.