VietBF
Page 3 of 139 12 3 45671353 Last »

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   School | Kiến thức 2006-2019 (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=273)
-   -   Cẩm Nang to live (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1283922)

florida80 10-09-2019 20:06

5. Ung thư vú



Ung thư vú là t́nh trạng khối u ác tính phát triển ở các tế bào vú. Khối u ác tính là tập hợp các tế bào ung thư có thể sinh sôi rất nhanh ở các mô xung quanh, hoặc có thể lan ra các bộ phận khác trong cơ thể. Ung thư vú hầu hết xuất hiện ở nữ giới. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, nam giới cũng có thể mắc bệnh này.

Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê, năm 2010 nước ta có 12.533 trường hợp mắc ung thư vú và tới năm 2020 con số này ước tính lên tới 22.612.

Các triệu chứng bệnh

Ung thư vú ở giai đoạn đầu thường không gây đau đớn và có thể không có triệu chứng ǵ. Khoảng 10% bệnh nhân không bị đau, không thấy khối u hoặc bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh. Tuy nhiên, nếu khối u vú phát triển, bệnh có thể gây ra các triệu chứng sau:

• Xuất hiện khối u cứng ở vú

• Vú bị thay đổi kích thước hoặc h́nh dạng

• Vú tiết dịch, bị thụt vào trong hoặc có cảm giác đau.

• Vú bị sưng, biến dạng hay kích ứng da vùng vú hoặc vùng dưới cánh tay

• Quầng vú hoặc núm vú có sự thay đổi màu sắc hay các thay đổi khác, chẳng hạn như xuất hiện nếp nhăn hoặc đóng vảy.

Cách pḥng ngừa

Chụp quang tuyến vú thường xuyên định ḱ là rất quan trọng để sàng lọc ung thư vú. Bạn nên hỏi bác sĩ xem khi nào th́ nên bắt đầu tiến hành sàng lọc. Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyến cáo nên thực hiện sàng lọc này hàng năm từ khi 45 tuổi.

Song song với thực hiện sàng lọc là điều chỉnh thói quen và lối sống để tránh t́nh trạng ít vận động, thừa cân và tiêu thụ quá nhiều chất béo. Bạn cũng không nên uống rượu v́ rượu làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú.

Chế độ ăn uống và thói quen sống lành mạnh có thể giúp bạn ngăn ngừa các bệnh ung thư thường gặp ở phụ nữ. V́ vậy, hăy điều chỉnh ngay từ bây giờ và khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để đảm bảo sức khỏe bạn nhé

florida80 10-09-2019 20:06

Tỷ lệ sống sót khi bị ung thư ngày càng cao


Tác giả: Trần Lê Phương Uyên

Tham vấn y khoa: BS. Nguyễn Thường Hanh





Nhấn vào chia sẻ trên Facebook (Opens in new window)

Chia sẻ trên Skype (Opens in new window)
Bấm để chia sẻ lên LinkedIn (Opens in new window)



Tỷ lệ sống sót khi bị ung thư ngày càng cao



Theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí The Lancet, con số bệnh nhân sống sót khi bị ung thư đang ngày càng tăng ngay cả đối với một số loại ung thư gây tử vong cao như gan và phổi.

Có cách nào để biến ung thư trở nên lành tính, thậm chí bệnh nhân có thể sống cùng nhưng không gây hại đến tính mạng nếu được kiểm soát chặt chẽ? Câu trả lời là có. Với sự tiến bộ của y học hiện nay, bạn hoàn toàn có thể tin tưởng vào điều này khi tỷ lệ sống sót khi bị ung thư của bệnh nhân đang có chiều hướng tăng dần ở những nước phát triển.

Những con số tích cực

Ở Anh, tỷ lệ sống sót có chuyển biến tích cực và khả năng sống đến 5 năm sau khi bị chẩn đoán ung thư tăng đáng kể bao gồm các bệnh như:
•Ung thư vú (80% tăng lên 86%)
•Ung thư tuyến tiền liệt (82% tăng lên 89%)
•Ung thư trực tràng (55% tăng lên 63%)
•Ung thư đại tràng (52% tăng lên 60%).

Điều này cho thấy việc kiểm soát bệnh ung thư ngày càng tốt hơn. Tuy nhiên, tỷ lệ sống sót của bệnh ung thư ở người lớn bao gồm bệnh ác tính tủy sống (bệnh bạch cầu myeloid cấp tính) và ung thư năo vẫn dưới 5 năm.

Tiến sĩ Claudia Allemani, trường Vệ sinh dịch tễ và y học nhiệt đới London, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: Việc theo dơi liên tục xu hướng về sự sống sót khi bị ung thư của một người rất quan trọng. Điều này giúp đánh giá hiệu quả của các hệ thống y tế thế giới và lập kế hoạch chiến lược tốt hơn để kiểm soát ung thư. Tuy nhiên, do không có đầy đủ dữ liệu hoặc thông tin không đáng tin cậy nên các chính phủ không hiểu được bản chất thực sự và tầm quan trọng của sức khỏe cộng đồng, gánh nặng ung thư đang phát triển gây ra.

Tỷ lệ sống sót sau ung thư có sự chênh lệch giữa các nước

sốt sót khi bị ung thư

Sau khi tính đến sự khác biệt về tuổi tác của bệnh nhân ung thư và nguy cơ tử vong do các nguyên nhân khác không phải ung thư, tỷ lệ sống sót khi bị ung thư đều cao trong 15 năm qua ở một số nước như Mỹ, Canada, Australia, New Zealand, Phần Lan, Na Uy, Iceland và Thụy Điển.

Thế nhưng, đối với các quốc gia kém phát triển, con số này vẫn c̣n thua kém.

Ví dụ: Những phụ nữ được chẩn đoán bị ung thư vú ở Hoa Kỳ và Úc từ năm 2010 – 2014, tỷ lệ sống sót sau 5 năm đạt 90%, c̣n ở Ấn Độ tỷ lệ này chỉ 66%. Tỷ lệ khi mắc u năo ở trẻ em được cải thiện ở nhiều quốc gia, nhưng tỷ lệ sống 5 năm lại cao vượt trội ở Đan Mạch và Thụy Điển (khoảng 80%) so với Mexico và Brazil (dưới 40%).

Ngoài ra, trong khi ung thư phổi và ung thư gan vẫn có tỷ lệ tử vong cao ở các nước có thu nhập trung b́nh và thấp, hai thập kỷ qua đă thấy một số tiến bộ quan trọng với tỷ lệ sống sót đến 5 năm ở một số quốc gia. Tỷ lệ sống sót 5 năm đối với ung thư gan tăng hơn 10%, ví dụ như:
•Hàn Quốc (11% tăng lên 27%)
•Thụy Điển (5% tăng lên 17%)
•Bồ Đào Nha (8% tăng lên 19%)
•Na Uy (6% tăng lên 19%).

Nghiên cứu cũng t́m thấy sự thay đổi đáng kể trên toàn thế giới ở trẻ em được chẩn đoán mắc ung thư thời thơ ấu, phổ biến nhất là bệnh bạch cầu lymphoblastic cấp tính. Tỷ lệ sống sót khi bị ung thư này là hơn 90% ở Hoa Kỳ, Canada và 9 quốc gia châu Âu, nhưng lại dưới 60% ở Trung Quốc, Mexico và Ecuador.

Tuy nhiên, bất chấp những cải thiện về nhận thức, dịch vụ và phương pháp điều trị, ung thư vẫn giết chết hơn 100.000 trẻ em mỗi năm trên toàn thế giới. Điều này cho thấy mức độ nguy hiểm của ung thư và mọi người nên nhận thức rơ điều này để có những biện pháp pḥng tránh bệnh cũng như pḥng những rủi ro về tài chính khi bị ung thư có thể xảy ra.

florida80 10-09-2019 20:07

15 dấu hiệu ung thư thường gặp nam giới không nên bỏ qua


Tác giả: Ngân Phạm

Tham vấn y khoa: BS. Nguyễn Thường Hanh





Nhấn vào chia sẻ trên Facebook (Opens in new window)

Chia sẻ trên Skype (Opens in new window)
Bấm để chia sẻ lên LinkedIn (Opens in new window)



15 dấu hiệu ung thư thường gặp nam giới không nên bỏ qua



Nam giới thường hiếm khi kiểm tra sức khỏe thường xuyên. Tuy nhiên, dù có lối sống lành mạnh cũng không đảm bảo pḥng ngừa các căn bệnh ung thư ở nam giới một cách tuyệt đối. Nhận biết các dấu hiệu ung thư ở nam giới và đi khám kịp thời là một trong những cách ngăn ngừa bệnh hiệu quả.

Bạn có một chế độ ăn giàu dinh dưỡng và thường xuyên tập thể dục nhưng lại không bao giờ kiểm tra sức khỏe định kỳ? Việc này có thể khiến bạn bỏ qua cơ hội để phát hiện bệnh ung thư ở giai đoạn đầu.

Cách tốt nhất để “chống lại” căn bệnh này là phát hiện sớm các dấu hiệu để tăng cao cơ hội sống sót. Để pḥng chống, bạn nên nắm rơ 15 dấu hiệu ung thư ở nam giới phổ biến sau đây.

1. Các vấn đề về tiểu tiện

Đa số nam giới đều gặp phải một hoặc nhiều vấn đề trong việc tiểu tiện khi lớn tuổi như:
•Đi tiểu thường xuyên, đặc biệt là vào ban đêm
•Tiểu nhỏ giọt, ṛ rỉ nước tiểu
•Khó khăn khi bắt đầu đi tiểu
•Cảm giác bỏng rát khi đi tiểu

Tất cả điều này thường là do tuyến tiền liệt ph́ đại nhưng đôi khi đó cũng là dấu hiệu cảnh báo ung thư tuyến tiền liệt. Nếu có các dấu hiệu trên, bạn hăy đến bác sĩ để kiểm tra t́nh trạng và xác định được nguyên nhân. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể cho bạn làm xét nghiệm PSA trong máu để chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt.

2. Thay đổi ở tinh hoàn

Nếu thấy một khối u và cảm thấy nặng nề hoặc nhận thấy bất kỳ thay đổi nào khác trong tinh hoàn th́ bạn nên đi khám ngay. Không giống với ung thư tuyến tiền liệt phát triển chậm, ung thư tinh hoàn có thể vượt qua tầm kiểm soát. Bác sĩ sẽ xác định t́nh trạng của bạn thông qua việc thăm khám lâm sàng, xét nghiệm máu và siêu âm b́u.

3. Có máu trong phân hoặc nước tiểu

Máu trong phân hoặc nước tiểu có thể là một trong những dấu hiệu ung thư bàng quang, ung thư thận hoặc ung thư đại tràng. Nếu gặp phải t́nh trạng này, tốt hơn hết bạn nên đến bác sĩ khám, ngay cả khi bạn không có các dấu hiệu khác. Mặc dù có nhiều nguyên nhân gây ra t́nh trạng này như trĩ, nhiễm trùng đường tiết niệu… nhưng bạn vẫn nên đi khám để pḥng ngừa những rủi ro.

4. Thay đổi ở da

triệu chứng ung thư

Khi bạn thấy có sự thay đổi về kích thước, h́nh dạng, màu sắc của nốt ruồi hoặc các đốm trên da, hăy đến bác sĩ khám càng sớm càng tốt. Các dấu hiệu này có thể liên quan đến ung thư da. Khi đi khám, bác sĩ sẽ cho bạn làm một số xét nghiệm cần thiết và sinh thiết (lấy một miếng mô nhỏ để xét nghiệm).

5. Sưng hạch bạch huyết

Các hạch bạch huyết được t́m thấy khắp nơi trên cơ thể nhưng đặc biệt dễ nhận thấy nhất là ở cổ, nách và háng. Nếu hạch bạch huyết bị sưng th́ đó có thể là dấu hiệu cho thấy có điều ǵ đó đang xảy ra bên trong cơ thể bạn.

Thông thường, điều đó có nghĩa là hệ miễn dịch đang “chiến đấu” với một số bệnh nhiễm trùng như đau họng hoặc cảm lạnh. Tuy nhiên, có một số bệnh ung thư có thể khiến hạch bạch huyết sưng. Nếu các hạch bạch huyết sưng lên và không xẹp xuống trong ṿng 2 – 4 tuần, hăy đến gặp bác sĩ ngay.

6. Khó nuốt

Cảm giác khó nuốt rất thường gặp khi bạn bị đau họng. Thế nhưng, nếu t́nh trạng khó nuốt đi kèm với nôn mửa hoặc sụt cân th́ bạn nên đến bác sĩ ngay. Đây thường là dấu hiệu của ung thư cổ họng hoặc ung thư dạ dày.

florida80 10-09-2019 20:07

7. Ợ nóng

Hầu hết các trường hợp ợ nóng đều biến mất khi bạn thực hiện một chế độ ăn thích hợp, bỏ thói quen uống rượu và học cách quản lư căng thẳng. Tuy nhiên, nếu sau khi thay đổi lối sống mà t́nh trạng ợ nóng vẫn không được cải thiện, hăy đến gặp bác sĩ. Đây có thể là dấu hiệu ung thư dạ dày hoặc ung thư cổ họng. Ợ nóng cũng có thể dẫn đến t́nh trạng Barrett thực quản, xảy ra khi axit dạ dày phá hủy lớp lót thực quản. T́nh trạng Barrett thực quản có thể dẫn đến ung thư cổ họng.

8. Thay đổi trong miệng

Nếu hút thuốc hoặc nghiện rượu nặng, bạn có nguy cơ phát triển bệnh ung thư miệng. Bất kỳ sự thay đổi nào trong môi, lưỡi, đặc biệt là các mảng trắng hoặc đỏ xuất hiện bên trong miệng, bạn cần đến nha sĩ hoặc bác sĩ có chuyên môn để kiểm tra ngay lập tức.

9. Giảm cân không rơ nguyên nhân

Thời gian gần đây, khi thay đồ đi làm, bạn thấy dường như quần áo có vẻ rộng hơn. Nếu bạn không cố t́nh giảm cân bằng cách thay đổi chế độ ăn hoặc tăng cường tập thể dục th́ việc giảm cân có thể do căng thẳng hoặc các vấn đề về tuyến giáp.

Dù trọng lượng sụt do nhiều nguyên nhân nhưng đây có thể là một trong những dấu hiệu ung thư tuyến tụy, dạ dày hoặc phổi. Bác sĩ có thể cho bạn làm thêm một số xét nghiệm như xét nghiệm máu, chụp PET/CT (chụp cắt lớp) để xác định rơ nguyên nhân.

10. Sốt

triệu chứng ung thư

Sốt thường không phải là vấn đề nghiêm trọng bởi nó cho thấy cơ thể bạn đang chống lại nhiễm trùng. Tuy nhiên, nếu cơn sốt không biến mất và cũng không có một lời giải thích nào rơ ràng th́ đó có thể dấu hiệu ung thư máu hoặc bệnh bạch cầu.

11. Thay đổi ở vú

Hầu hết đàn ông đều bỏ qua những cục u ở vú v́ cho rằng ung thư vú chỉ xuất hiện ở phụ nữ. Thực tế, ung thư vú xuất hiện nhiều ở phụ nữ hơn nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc nam giới không mắc phải căn bệnh này. V́ vậy, nếu phát hiện khối u ở ngực, đừng ngần ngại liên hệ với bác sĩ để kiểm tra nhé.

12. Mệt mỏi

Ung thư có thể hút hết năng lượng của bạn, khiến bạn mệt mỏi mọi lúc mọi nơi. Cảm giác mệt mỏi này khác với cảm giác mệt mỏi sau một tuần làm việc bận rộn. Nếu t́nh trạng mệt mỏi ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn, hăy đi khám. Bác sĩ có thể giúp bạn t́m ra nguyên nhân và đưa ra phương án điều trị thích hợp.

13. Ho

Ở những người không hút thuốc, ho thường không phải là dấu hiệu ung thư ở nam giới. Đa phần, các t́nh trạng này sẽ biến mất sau 3 đến 4 tuần. Nếu bạn vẫn bị ho liên tục mà không dứt, đi kèm với khó thở hoặc ho ra máu th́ bạn nên đến bác sĩ khám, đặc biệt nếu bạn hút thuốc.

Ho là dấu hiệu phổ biến nhất của ung thư phổi. Bác sĩ có thể kiểm tra chất nhầy từ phổi để xem bạn có bị nhiễm trùng hay không. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể cho bạn chụp X-quang ngực để kiểm tra vấn đề khác.

14. Đau không dứt

Ung thư thường không gây đau đớn nhiều. Nếu bạn bị đau ở bất kỳ bộ phận nào của cơ thể mà không khỏi sau hơn một tháng th́ đó có thể là vấn đề nguy hiểm. Đau dai dẳng không dứt có thể là dấu hiệu ung thư xương hoặc ung thư năo, đặc biệt là khi nó đă lây lan sang các bộ phận khác.

15. Đau dạ dày và trầm cảm

Một cơn đau dạ dày kết hợp với cảm giác trầm cảm có thể là dấu hiệu của ung thư tuyến tụy. Tuy nhiên, nếu gia đ́nh không có ai mắc bệnh này, bạn không nên quá lo lắng nhưng vẫn cần đến bác sĩ thăm khám để t́m hiểu rơ nguyên nhân nhé.

Bảo hiểm ung thư Liberty CancerCa$h – Vững tâm vui sống, quẳng gánh ung thư

triệu chứng ung thư

Với chi phí chỉ từ 700 đồng/ngày, Bảo hiểm Ung thư CancerCa$h mang đến quyền lợi đặc biệt: chi trả một lần 100% giá trị bảo hiểm ngay khi có chẩn đoán bệnh. Vững tâm, chủ động về tài chính để tiến hành điều trị kịp thời nếu chẳng may ung thư ập đến. Chính sách bồi thường minh bạch, đơn giản và nhanh chóng trong ṿng 15 ngày làm việc.

Với kênh bảo hiểm trực tuyến, bạn sẽ được giảm phí đến 15% khi thanh toán bằng thẻ Visa.

florida80 10-09-2019 20:08

Đừng để cơn đau dạ dày cản trở những trận cầu đỉnh cao của bạn
Đây là một bài viết được tài trợ. Để biết thêm thông tin về chính sách Quảng cáo và Tài trợ của chúng tôi, vui ḷng đọc thêm tại đây.


Tác giả: Tố Quyên

Tham vấn y khoa: BS. Nguyễn Thường Hanh





Nhấn vào chia sẻ trên Facebook (Opens in new window)

Chia sẻ trên Skype (Opens in new window)
Bấm để chia sẻ lên LinkedIn (Opens in new window)



Đừng để cơn đau dạ dày cản trở những trận cầu đỉnh cao của bạn



Đam mê bóng đá, thậm chí thức ngày cày đêm để đón xem những trận cầu đỉnh cao, nhưng cũng chính sở thích ấy lại khiến anh Lại Quang Đoan – Hưng Yên phải nhập viện điều trị v́ sung huyết dạ dày. May mắn thay, anh Đoan đă t́m được trợ lư dạ dày để giải quyết êm xuôi vấn đề sức khỏe của ḿnh vào mỗi mùa bóng lăn.

Ăn cùng bóng đá, ngủ cùng bóng đá – hư dạ dày

Anh Đoan hiện là nhân viên quản lư kho vận của một công ty phân phối lớn. Dù công việc có bận rộn đến mấy hoặc giờ giấc sinh hoạt có bị đảo lộn, anh luôn cố sắp xếp thời gian để xem các trận bóng hay, nhất là vào ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh như World Cup, để thỏa măn đam mê. Bóng đá như một món ăn tinh thần không thể thiếu đối với anh Đoan.

World Cup 2018 diễn ra ở 11 thành phố và thời gian diễn ra lại chênh lệch múi giờ nhiều với giờ Việt Nam. V́ vậy, lịch xem bóng của anh cũng trải dài từ 17 giờ chiều hôm trước đến tận gần 2 giờ sáng hôm sau. Đối với những trận ban đêm phải xem một ḿnh th́ anh phải dùng thêm cà phê cho đỡ buồn ngủ. Sau đó, anh “lót dạ” bằng vài chai bia mới đủ “nhiệt”.

Trước đây, anh thỉnh thoảng đă có vài cơn đau thượng vị nhẹ, kết hợp với việc thức khuya xem đá bóng thời gan gần đây, nên những cơn đau dạ dày lại xuất hiện. T́nh trạng nặng đến nỗi anh phải nhập viện cấp cứu. Giờ đây, anh đành coi tóm tắt trận đấu qua màn h́nh ti vi của pḥng bệnh!

Anh Đoan tâm sự rằng: “Bóng đá là môn thể thao vua. Đó cũng là lư do rất nhiều người như tôi đam mê xem môn thi đấu này. Tuy nhiên, không ngờ mới thức khuya mấy hôm, uống chút rượu bia mà sức khỏe lại đi xuống nhanh như vậy. Giờ cứ đến ban đêm là tôi lại thấy bụng đau cồn cào, bỏng rát, ợ chua, rất khó chịu. Do đó, không thể xem các trận bóng được nữa, toàn phải ngồi coi tóm tắt trên giường bệnh. Đến khổ với cái bệnh viêm sung huyết dạ dày do căng thẳng thần kinh kéo dài này!” .

Anh Đoan và bạn bè thường xuyên theo dơi các trận bóng thâu đêm
Anh Đoan và bạn bè thường xuyên theo dơi các trận bóng thâu đêm

Đă có bạn đồng hành qua mỗi trận bóng hay…

Trước đây, anh Đoan cũng đi khám và dùng thuốc vài lần nhưng chỉ đỡ được vài hôm là lại tái phát. Thế là anh cứ mặc kệ bệnh mà tiếp tục thức khuya, ăn uống thất thường. Tuy nhiên, giờ phải vào viện cấp cứu nên anh buộc phải thay đổi, bắt đầu bằng việc chọn cho ḿnh một lối sống phù hợp hơn và chỉ cố thức khuya xem một số trận thực sự hay.

Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị của bác sĩ. Bên cạnh đó, anh c̣n nghe theo lời khuyên của GS–TS. Nguyễn Khánh Trạch – Chủ tịch Hội Nội Khoa Việt Nam: “Để ngăn ngừa tái phát viêm loét dạ dày th́ nên dùng sản phẩm thiên nhiên kết hợp nhiều loại thảo dược, dùng cả trong và đặc biệt là sau khi kết thúc liệu tŕnh thuốc Tây”.

Được giới thiệu của đồng nghiệp về CumarGold Fast, một sản phẩm kết hợp bộ ba tinh chất thiên nhiên dựa theo nhiều nghiên cứu khoa học, giúp giảm đau dạ dày nhanh chóng và ngăn ngừa tái phát hiệu quả, anh quyết định nhờ vợ mua về dùng thử.

Anh Đoan đă t́m được phương pháp cắt cơn đau dạ dày nhanh chóng
Anh Đoan đă t́m được phương pháp cắt cơn đau dạ dày nhanh chóng

Anh Đoan vui mừng chia sẻ: “Lúc đầu, tôi chỉ nghĩ mua CumarGold Fast để uống thử chứ không hy vọng nhiều. Vậy mà không ngờ, dùng với liều 4 viên chia làm 2 lần, mà chỉ trong mấy ngày, các triệu chứng đă thuyên giảm đáng kể. Tôi không c̣n đau bụng bỏng rát, cồn cào, ợ hơi, buồn nôn, ăn uống cũng ngon miệng hơn. Mấy hôm nay dù có thức khuya một chút coi bóng th́ cũng thấy ổn, không c̣n bị những cơn đau làm phiền nữa. Đối với tôi, CumarGold Fast giống như trợ lư dạ dày vậy, giúp tôi tiếp tục chinh phục các mùa giải bóng đá lớn…” .

CumarGold Fast là thế hệ mới nhất của CumarGold, được bổ sung thêm bộ đôi tinh chất quư DGLE và Aloe vera nhập khẩu từ Pháp, giúp GIẢM NHANH CƠN ĐAU DẠ DÀY & CÁC TRIỆU CHỨNG KHÓ CHỊU. Nhờ khả năng tạo lớp màng bao vết loét, đồng thời ức chế tiết và trung ḥa axit dịch vị dư thừa, DGLE cùng Aloe vera sẽ giúp người bệnh thoát khỏi những cơn đau thượng vị khó chịu một cách nhanh chóng.

Bộ 3 tinh chất Nano Curcumin, DGLE và Aloe vera này hiệp đồng tác dụng mang lại hiệu quả toàn diện khi đảm bảo cả 3 nguyên tắc giảm yếu tố tấn công bằng cách ức chế vi khuẩn HP, giảm tiết axit dịch vị, tăng yếu tố bảo vệ nhờ tăng tiết dịch nhầy mucin, bảo vệ niêm mạc dạ dày và phục hồi nhanh tổn thương do khả năng chống viêm và làm lành vết loét.

“Dĩ nhiên, ngoài việc điều chỉnh lại lối sống, kiên tŕ sử dụng CumarGold Fast đă giúp tôi đạt được cả 3 mục tiêu chống chọi với những cơn đau dạ dày: giảm nhanh các triệu chứng, ngăn ngừa tái phát, biến chứng và phải an toàn khi dùng lâu dài. Đúng là sẽ chẳng có ǵ vui mừng hơn khi vẫn được trải nghiệm các trận bóng hay mà không c̣n bị cơn đau dạy dày cấp hành hạ như trước nữa”, anh Đoan cho biết

florida80 10-09-2019 20:08

Tổng quan 9 điều quan trọng cần biết về bệnh viêm dạ dày



Viêm dạ dày là bệnh thường gặp trong dân số chung. Biểu hiện bệnh thông thường là đau vùng thượng vị. Tuy nhiên, nhiều lúc triệu chứng bệnh chỉ là đầy bụng, khó tiêu, ợ chua ợ hơi nên nhiều người không chú ư, dẫn đến bỏ qua không đi khám bác sĩ và điều trị bệnh. Về lâu dài, nếu như viêm dạ dày mạn tính không được điều trị đầy đủ sẽ làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày, đặc biệt là khi nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn Helicobacter pylori.

Viêm dạ dày là bệnh ǵ?

Viêm dạ dày là t́nh trạng xảy ra khi dạ dày bị viêm hoặc sưng. Viêm dạ dày có thể xảy ra bất ngờ (viêm dạ dày cấp tính) hoặc kéo dài (viêm dạ dày mạn tính). Bệnh không nguy hiểm và có thể nhanh chóng chuyển biến tốt hơn sau khi điều trị. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, viêm dạ dày có thể dẫn đến loét dạ dày và tăng nguy cơ ung thư.

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm dạ dày là ǵ?

Những người bị viêm dạ dày thường không có triệu chứng nào cho đến khi chẩn đoán. Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của viêm dạ dày là:
•Ăn mất ngon
•Buồn nôn và ói mửa
•Đau vùng bụng trên
•Đầy hơi sau khi ăn.

Nếu niêm mạc dạ dày bị chảy máu, bạn có thể sẽ có những triệu chứng như đi tiêu phân đen, ói ra máu hoặc dịch ói có màu nâu lợn cợn.

Một số dấu hiệu hoặc triệu chứng khác không được liệt kê ở trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc về triệu chứng, xin vui ḷng tham khảo ư kiến của bác sĩ.

Khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ?

Bạn nên liên hệ với bác sĩ ngay nếu các triệu chứng không thuyên giảm. Bạn cũng nên nói với bác sĩ nếu cảm thấy dạ dày không thoải mái sau khi uống thuốc, đặc biệt là aspirin hoặc các loại thuốc giảm đau khác. Ngoài ra, nếu bạn nôn ra máu hoặc có máu trong phân, bạn cũng nên đến bác sĩ để t́m ra nguyên nhân.

Nguyên nhân nào gây ra viêm dạ dày?

Nguyên nhân thường gặp của viêm dạ dày là:
•Dùng một số loại thuốc như aspirin hay các thuốc kháng viêm không chứa steroid khác (NSAIDs)
•Lạm dụng bia rượu
•Nhiễm trùng dạ dày do vi khuẩn Helicobacter pylori.

Các nguyên nhân khác như rối loạn tự miễn dịch (như thiếu máu ác tính), trào ngược dạ dày, lạm dụng cocaine và căng thẳng.

Những ai thường mắc phải viêm dạ dày?

Viêm dạ dày rất phổ biến, tuy nhiên bệnh thường gặp nhiều hơn ở những người hay sử dụng thuốc giảm đau hoặc lạm dụng bia rượu. Bạn có thể kiểm soát viêm dạ dày bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hăy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Bệnh nhân viêm dạ dày

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ viêm dạ dày?

Có rất nhiều tác nhân làm tăng nguy cơ viêm dạ dày, như:
•Uống thuốc giảm đau thường xuyên
•Lớn tuổi
•Căng thẳng
•Lạm dụng bia rượu
•Các bệnh viêm nhiễm khác: HIV/AIDS, viêm đường ruột và các bệnh nhiễm khuẩn khác.

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế

florida80 10-09-2019 20:09

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán viêm dạ dày?

Việc chẩn đoán viêm dạ dày thường dựa trên các mô tả triệu chứng của bệnh nhân. Tuy nhiên, để đảm bảo độ chính xác, các bác sĩ c̣n sử dụng các xét nghiệm như nội soi dạ dày, xét nghiệm H.pylori và xét nghiệm máu hoặc phân.

Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm dạ dày?

Thuốc kháng sinh và các thuốc kháng axit có thể được sử dụng để điều trị viêm dạ dày mạn tính gây ra bởi vi khuẩn Helicobacter pylori. Ngoài ra, bạn nên tránh uống nhiều bia rượu và tránh sử dụng các loại thuốc như ibuprofen, naproxen và aspirin trong quá tŕnh điều trị.

Bạn cũng có thể sử dụng các loại thuốc sau đây để hạn chế nồng độ axit trong dạ dày:
•Kháng sinh histamin-2 (H2): famotidine, Cimetidine, Ranitidine và Nizatidine
•Các chất ức chế bơm proton (PPI): Omeprazole, Esomeprazole, Iansoprazole, Rabeprazole and Pantoprazole.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể được truyền dịch và các thuốc khác để làm giảm nồng độ axit nếu bệnh viêm dạ dày chuyển biến nặng hơn.

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm dạ dày?

Các lối sống và biện pháp tại nhà sau đây có thể giúp bạn đối phó với bệnh viêm dạ dày:
•Ăn nhiều bữa trong một ngày. Mỗi lần chỉ nên ăn một lượng nhỏ thức ăn
•Ăn thức ăn nấu chín
•Rửa tay trước khi ăn để tránh nhiễm trùng
•Thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ, bạn không nên tự ư mua thuốc uống mà không có đơn của bác sĩ
•Ngưng hút thuốc lá
•Tái khám định kỳ để kiểm các triệu chứng cũng như t́nh trạng sức khỏe của bạn.

Viêm dạ dày do vi khuẩn Helicobacter pylori là nguyên nhân gây bệnh thường gặp nhất. Với sự tiến bộ của y học hiện tại, vi khuẩn Helicobacter pylori hoàn toàn có thể tiệt trừ bằng các phác đồ kháng sinh và thuốc kháng tiết dịch vị.

Tuy nhiên, tại Việt Nam, tỷ lệ chủng vi khuẩn kháng thuốc khá cao nên bạn nên tuân thủ điều trị đúng thuốc và đúng phác đồ của bác sĩ. Điều lưu ư là bệnh có khả năng tái phát do tái nhiễm Helicobacter pylori khi sử dụng chung chén đũa với người mang vi khuẩn, do đó nếu được nên khuyến khích người thân trong gia đ́nh cùng tham gia điều trị nếu chẳng may họ cũng đồng mắc bệnh viêm dạ dày. Đây cũng là cách hữu hiệu bảo vệ sức khỏe cho bạn và cho cả gia đ́nh.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hăy tham khảo ư kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

florida80 10-09-2019 20:10

Viêm dạ dày lâu ngày có dẫn đến ung thư không?
Đây là một bài viết được tài trợ. Để biết thêm thông tin về chính sách Quảng cáo và Tài trợ của chúng tôi, vui ḷng đọc thêm tại đây.


Tác giả: Ngọc Vũ

Tham vấn y khoa: BS. Nguyễn Thường Hanh





Nhấn vào chia sẻ trên Facebook (Opens in new window)

Chia sẻ trên Skype (Opens in new window)
Bấm để chia sẻ lên LinkedIn (Opens in new window)



Viêm dạ dày lâu ngày có dẫn đến ung thư không?



Ung thư dạ dày là trường hợp xấu nhất có thể xảy ra nếu bạn không có phương hướng điều trị viêm dạ dày lâu ngày kịp thời.

Trong những năm gần đây, viêm dạ dày đă trở thành một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến nhất toàn cầu. Nếu t́nh trạng này kéo dài hoặc tái phát liên tục, nó sẽ trở thành viêm dạ dày lâu ngày. Nếu bạn không có biện pháp điều trị cũng như kiểm soát kịp thời, viêm dạ dày lâu ngày sẽ dẫn đến ung thư dạ dày.

Viêm dạ dày lâu ngày là ǵ?

Viêm dạ dày xảy ra khi lớp niêm mạc dạ dày bị viêm hay sưng do chịu quá nhiều thương tổn. Các chuyên gia đánh giá viêm dạ dày diễn ra trong thời gian dài hoặc tái phát liên tục là viêm dạ dày măn tính, hay c̣n gọi là viêm dạ dày lâu ngày.

Viêm dạ dày lâu ngày là một trong những vấn đề sức khỏe măn tính phổ biến nhất. T́nh trạng này có nguy cơ kéo dài trong nhiều năm hoặc thậm chí suốt đời nếu không được điều trị triệt để. Một loạt các điều kiện sức khỏe và yếu tố khác nhau có khả năng trực tiếp gây ra hoặc góp phần vào sự phát triển của viêm dạ dày lâu ngày.

Bác sĩ sẽ dựa trên mức độ viêm của dạ dày để đưa ra phương hướng điều trị. Ví dụ như, đối với các trường hợp viêm dạ dày nhẹ, bạn có thể cải thiện t́nh trạng của ḿnh bằng cách sử dụng thuốc kê đơn và áp dụng lối sống lành mạnh. Ngược lại, với một số người rơi vào t́nh huống viêm dạ dày lâu ngày nghiêm trọng, việc điều trị tận gốc có thể bất khả thi. Thay vào đó, trọng tâm của liệu tŕnh điều trị là kiểm soát các triệu chứng.

Triệu chứng viêm dạ dày lâu ngày

Trong vài trường hợp hy hữu, những người bị viêm dạ dày nhẹ do vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) gây ra có thể không biểu hiện bất kỳ triệu chứng rơ ràng nào.

Tuy nhiên, hầu hết những người rơi vào trường hợp viêm dạ dày lâu ngày lại phải đối mặt với một loạt các triệu chứng, bao gồm:
•Khó tiêu
•Cảm giác nóng rát trong dạ dày
•Ăn ít nhưng vẫn thấy no
•Buồn nôn và nôn
•Ợ nóng hoặc ợ chua
•Sụt cân ngoài ư muốn
•Đầy hơi chướng bụng
•Mất khẩu vị, từ đó dẫn đến t́nh trạng chán ăn
•Đau bụng trên hoặc khó chịu
•Xuất huyết thường xảy ra ở những người bị viêm xung huyết dạ dày

Viêm dạ dày lâu ngày 1

Nguyên nhân viêm dạ dày lâu ngày

Viêm dạ dày lâu ngày đặc trưng cho các t́nh trạng gây viêm măn tính ở lớp niêm mạc dạ dày.

Nguyên nhân gây viêm dạ dày lâu ngày rất nhiều, nhưng phần lớn trường hợp đều liên quan đến một hoặc những yếu tố sau:

Nhiễm khuẩn H. pylori

Nguyên nhân viêm dạ dày phổ biến nhất thuộc về nhóm khuẩn H. pylori. Nhiều người có thể đă nhiễm loại khuẩn này ngay từ nhỏ, nhưng không phải ai cũng biểu hiện dấu hiệu rơ rệt.

Mặc dù H. pylori có thể gây ra cả viêm dạ dày lâu ngày và cấp tính, nhưng nó không thường liên quan đến t́nh trạng viêm xung huyết dạ dày.

H. pylori có khả năng lây truyền qua thực phẩm bị nhiễm bệnh, nước, nước bọt và các chất dịch cơ thể.

Tổn thương thành dạ dày

Tổn thương niêm mạc dạ dày có thể dẫn đến viêm măn tính. Nguyên nhân gây nên t́nh trạng này bao gồm:
•Lạm dụng hoặc sử dụng nhóm thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAIDs), chẳng hạn như ibuprofen và naproxen, trong thời gian dài
•Uống rượu quá nhiều
•Căng thẳng măn tính
•Chấn thương
•Tiếp xúc với bức xạ
•Trào ngược dịch mật từ ruột non
•Sử dụng cocaine

Hệ miễn dịch

Đối với trường hợp viêm dạ dày tự miễn, các tế bào bạch cầu của người bệnh vô cớ tấn công lớp niêm mạc dạ dày. T́nh trạng này thường là măn tính, nhưng không gây sung huyết.

Ở một số người, viêm dạ dày tự miễn có thể liên quan đến việc nhiễm H. pylori măn tính hoặc nghiêm trọng.

florida80 10-09-2019 20:10

Các nguyên nhân khác

Một số nguyên nhân ít gặp hơn của viêm dạ dày lâu ngày bao gồm:
•Bệnh Crohn
•Hội chứng ruột kích thích
•Bệnh Sarcoid
•Dị ứng thực phẩm
•Nhiễm trùng, có thể là nấm, vi khuẩn hoặc virus

Các yếu tố rủi ro

Những yếu tố nguy cơ có khả năng dẫn đến viêm dạ dày lâu ngày gồm:
•Chế độ ăn chứa nhiều muối, chất bảo quản, dầu hoặc chất béo, đặc biệt là chất béo băo ḥa (mỡ động vật) và chất béo chuyển hóa
•Thói quen hút thuốc lá
•Nghiện rượu trong thời gian dài
•Hệ miễn dịch kém
•Sử dụng lâu dài các loại thuốc điều trị trào ngược axit và khó tiêu

Viêm dạ dày lâu ngày 2

Viêm dạ dày lâu ngày có dẫn đến ung thư dạ dày không?

Nếu được điều trị đúng cách, các trường hợp viêm dạ dày cấp tính hiếm khi dẫn đến các biến chứng. Tuy nhiên, mọi người có thể gặp các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng nếu t́nh trạng viêm dạ dày lâu ngày hoặc không được điều trị hay kiểm soát tốt.

Viêm xung huyết dạ dày là tiền đề cho sự xuất hiện của những vết loét ở cơ quan này. Một khi vết loét đă h́nh thành, chúng có thể dần dần làm thoái hóa các mô xung quanh và ngày càng mở rộng phạm vi loét. Nếu bạn không sớm có biện pháp can thiệp y tế hiệu quả, vấn đề loét nghiêm trọng này có thể gây xuất huyết nội hoặc thậm chí là ung thư dạ dày.

Một số biến chứng khác của viêm dạ dày lâu ngày

Bên cạnh ung thư dạ dày, viêm dạ dày lâu ngày c̣n có nguy cơ dẫn đến những biến chứng như:
•Thiếu máu do thiếu sắt hoặc xuất huyết nội
•Những vấn đề sức khỏe do thiếu vitamin B12
•Dạ dày tăng trưởng bất thường, có thể bắt nguồn từ sự hiện diện của khối u

Pḥng ngừa viêm dạ dày lâu ngày và ung thư dạ dày

Bất kể nguyên nhân hay mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, việc thực hiện điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lư và lối sống lành mạnh có thể giúp điều trị viêm dạ dày lâu ngày hoặc ngăn ngừa bệnh xảy ra.

Thay đổi chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng

Các chuyên gia đă đưa ra gợi ư về chế độ ăn uống phổ biến cho những người bị viêm dạ dày lâu ngày bao gồm:
•Giảm hoặc tránh xa thức uống chứa cồn như bia, rượu…
•Hạn chế dùng thức ăn cay
•Tránh thực phẩm giàu chất béo như đồ chiên hay có tính axit, đặc biệt là nhóm trái cây họ cam quưt
•Chia các bữa ăn lớn thành những bữa ăn nhỏ trong ngày
•Giảm lượng natri (muối) hấp thụ
•Ăn ít thịt đỏ, chẳng hạn như thịt ḅ

Viêm dạ dày lâu ngày 3

Áp dụng chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh, giàu chất chống oxy hóa, chất xơ và men vi sinh cũng có thể giúp ích trong trường hợp này. Bạn nên thử những thực phẩm như:
•Trái cây và rau củ quả
•Bánh ḿ ngũ cốc nguyên hạt, ngũ cốc, gạo và ḿ ống
•Các sản phẩm lên men, bao gồm sữa chua, dưa chua và kim chi
•Protein bao gồm thịt gà, cá, các loại đậu và hạt

Một số người bị viêm dạ dày lâu ngày cũng có thể nhận thấy hiệu quả từ việc ăn thực phẩm có đặc tính chống vi khuẩn, chẳng hạn như:
•Tỏi
•Th́ là
•Gừng
•Nghệ
•Nam việt quất
•Cà ri ít cay

Thay đổi thói quen sống được khuyến nghị cho những người bị viêm dạ dày lâu ngày bao gồm:
•Bỏ thuốc lá
•Tránh hoặc giảm sử dụng nhóm thuốc NSAIDs. Nếu bắt buộc phải dùng, bạn nên tham khảo ư kiến của bác sĩ về các loại thuốc khác có tác dụng tương tự
•Thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh cá nhân, bao gồm rửa tay thường xuyên
•Tập thể dục thường xuyên
•Uống nhiều nước để giữ nước
•Kiểm soát căng thẳng và các cơn đau bằng những kỹ thuật cũng như bài tập thư giăn, chẳng hạn như thiền, yoga, thở sâu hay châm cứu

Viêm dạ dày lâu ngày 4

Sử dụng thuốc nhằm kiểm soát vấn đề viêm dạ dày lâu ngày

Biện pháp pḥng ngừa ung thư dạ dày cơ bản nhất là kiểm soát t́nh trạng viêm dạ dày. Hầu hết các loại thuốc trị viêm dạ dày đều tập trung vào việc giảm nồng độ axit trong dịch bao tử.

Các loại thuốc kháng axit phổ biến bao gồm:

Thuốc kháng axit

Thuốc kháng axit thường chứa magiê, canxi, natri hoặc muối nhôm có thể giúp trung ḥa axit dạ dày. Tuy nhiên, tác dụng phụ của loại thuốc này là chúng đôi khi có thể gây táo bón hoặc tiêu chảy.

Thuốc ức chế bơm proton (PPI)

Loại thuốc đặc hiệu này làm giảm lượng axit mà dạ dày tạo ra. Hầu hết thuốc ức chế bơm proton là thuốc kê đơn.

Thuốc kháng histamine H2

Tương tự PPI, thuốc kháng histamine có thể giúp giảm sản xuất axit dạ dày. Thuốc kháng histamine có thể là thuốc kê đơn hoặc không kê toa.

Dùng các thực phẩm chức năng

Nghệ có thể giúp bạn pḥng ngừa ung thư dạ dày bằng cách điều trị và kiểm soát t́nh trạng viêm dạ dày lâu ngày do đặc tính kháng viêm và chống oxy hóa của curcumin trong nghệ. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của curcumin là sinh khả dụng thấp bởi tính chất không tan trong nước. Điều này có nghĩa là bạn sẽ liên tục cần dùng một lượng lớn curcumin trong thời gian dài để đảm bảo đạt được kết quả như mong đợi.

Thực tế, bạn không c̣n phải băn khoăn về vấn đề này nữa. Hiện nay, các chuyên gia đă nghiên cứu ra Nano Curcumin, một dạng “nâng cấp” của curcumin có khả năng khắc phục nhược điểm trên nhờ vào kích cỡ siêu nhỏ. Với đặc tính như vậy, các phân tử Nano Curcumin dễ dàng thẩm thấu vào máu và phát huy tối đa công dụng của ḿnh.

Bạn có thể xem thêm: Trắc nghiệm: Làm sao để chọn được sản phẩm nano curcumin tốt nhất?

Ngày nay, các sản phẩm thực phẩm chức năng chứa Nano Curcumin được bày bán đại trà trên thị trường. Tuy nhiên, bạn cần lựa chọn những thương hiệu nổi tiếng và uy tín, chẳng hạn như CumarGold, để tránh “tiền mất tật mang”.

Mặt khác, thuốc Bismuth hay chất bổ sung chứa kẽm cũng góp phần giúp bạn giải quyết vấn đề loét dạ dày, từ đó pḥng ngừa các khối u ác tính có nguy cơ xuất hiện ở cơ quan này.

florida80 10-09-2019 20:11

Bạn bị đau dạ dày bên nào?


Tác giả: Ngọc Vũ

Tham vấn y khoa: BS. Nguyễn Thường Hanh





Nhấn vào chia sẻ trên Facebook (Opens in new window)

Chia sẻ trên Skype (Opens in new window)
Bấm để chia sẻ lên LinkedIn (Opens in new window)



Bạn bị đau dạ dày bên nào?



Đau vùng thượng vị, đau bụng giữa hoặc đau ở vùng phía trên, bên trái bụng là ba đáp án quen thuộc cho câu hỏi “Đau dạ dày bên nào?”.

Mỗi người chúng ta đều đă từng trải qua cơn đau dạ dày ít nhất một lần trong đời. Tuy đây là t́nh trạng sức khỏe phổ biến, nhưng không ít người cảm thấy bối rối khi được hỏi “Bạn bị đau dạ dày bên nào?”.

Đau dạ dày là ǵ?

Dạ dày chịu tổn thương sẽ gây nên những cơn đau âm ỉ và khó chịu. Đây là một trong nhiều vấn đề sức khỏe liên quan đến hệ tiêu hóa phổ biến nhất.

Đau dạ dày thường không nghiêm trọng và có thể tự khỏi trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, đôi khi t́nh trạng này lại đại diện cho những vấn đề sức khỏe nguy hiểm, chẳng hạn như:
•Loét dạ dày
•Viêm xung huyết dạ dày
•Hẹp môn vị
•Ung thư dạ dày

Do đó, nếu rơi vào trường hợp này, bạn nên t́m hiểu nguyên nhân cũng như hướng điều trị kịp thời nhằm hạn chế tối đa biến chứng có thể xảy ra.

Bạn có thể quan tâm: Hiểu về điều trị loét dạ dày.

Đau dạ dày bên nào?

Mặc dù đau dạ dày là vấn đề quen thuộc, nhưng không phải ai cũng biết vị trí chính xác cơn đau phát sinh trong khoang bụng.

Để trả lời cho câu hỏi “Đau dạ dày bên nào?”, các bác sĩ đă đưa ra ba đáp án, tương ứng với ba vị trí ở bụng, bao gồm:

Vùng thượng vị

Nếu cơn đau xuất hiện ở trên rốn, bạn hăy trả lời rằng ḿnh bị đau thượng vị khi bác sĩ hỏi bạn đau dạ dày bên nào. Đây là triệu chứng điển h́nh của bệnh đau dạ dày, thường kéo dài và xảy ra sau mỗi bữa ăn. Tuy nhiên, để có kết luận chính xác hơn, bạn nên đến bệnh viện để thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán chuyên sâu.

Vùng bụng giữa

Phần bụng giữa tập trung nhiều cơ quan tiêu hóa nên các triệu chứng đau ở vùng bụng này tương đối khó chẩn đoán. Các dấu hiệu có thể gây nhầm lẫn giữa đau dạ dày do loét với những vấn đề khác, bao gồm:
•Viêm tụy
•Nhiễm trùng đường ruột
•Viêm ruột thừa mới chớm
•Viêm hang vị

Thông thường, bác sĩ sẽ dựa vào cường độ và tần suất cơn đau phát sinh để chẩn đoán bệnh, đồng thời phân biệt đau dạ dày vùng bụng giữa với những bệnh lư liên quan đến hệ tiêu hóa khác. Ví dụ như:
•Đau quặn bụng, kèm theo các triệu chứng buồn nôn và nôn, kéo dài trong 1 – 2 ngày rồi hết, biểu hiện bạn đang bị ngộ độc thực phẩm.

Đau dạ dày bên nào 1
•Tần suất phát sinh cơn đau (có thể âm ỉ hoặc quặn thắt) ở vùng bụng giữa phía trên, đi cùng với cảm giác khó tiêu, đầy bụng, buồn nôn, ợ chua có nhiều khả năng là triệu chứng của đau dạ dày.

Vùng phía trên, bên trái

Bên cạnh vùng thượng vị và giữa bụng, vùng phía trên, bên trái bụng cũng là câu trả lời quen thuộc cho câu hỏi “Bạn bị đau dạ dày bên nào?”.

Đau dạ dày ở vùng phía trên, bên trái bụng thường đi kèm với những dấu hiệu khác như:
•Khó tiêu
•Buồn nôn và nôn
•Đầy hơi chướng bụng
•Ợ chua


All times are GMT. The time now is 04:54.
Page 3 of 139 12 3 45671353 Last »

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.10598 seconds with 9 queries