VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   World News|Tin Thế Giới (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=185)
-   -   Xẻ núi để lộ mộ cổ ngàn năm, không ngờ thứ đáng sợ bên trong thành bảo vật quốc gia (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1524579)

vuitoichat 10-11-2021 14:02

Xẻ núi để lộ mộ cổ ngàn năm, không ngờ thứ đáng sợ bên trong thành bảo vật quốc gia
 
4 Attachment(s)
Với nhà Tiền Tần là đồ đồng, nhà Hán là đồ dùng bằng ngọc, nhà Đường là đồ dùng bằng vàng bạc, nhà Tống lại lại là kho sách quư với đường nét trang trí độc đáo, khiến bước chân vào mộ cổ thời nhà Đường, không ít người hốt hoảng v́ những thứ hiện ra trước mắt. Ngày nay, chúng được coi là bảo vật quốc gia, trưng bày trong bảo tàng.
https://www.vietbf.com/forum/attachm...1&d=1633960897
Vua quan Trung Quốc thời xưa thường làm lăng mộ lớn (Ảnh minh họa)

Mỗi triều đại trong lịch sử Trung Hoa đều có những cổ vật mang tính đại diện. Với nhà Tiền Tần là đồ đồng, nhà Hán là đồ dùng bằng ngọc, nhà Đường là đồ dùng bằng vàng bạc, nhà Tống lại lại là kho sách quư với đường nét trang trí độc đáo.

Ngoài vàng bạc, kiểu trang trí gọi là “Tam Hải” cũng rất phổ biến thời Đường, được vẽ lên các bức tượng động vật trong mộ cổ như một loại vũ khí "trừ ma".

Năm 1981, trong quá tŕnh thi công dự án, một nhóm công nhân dùng thuốc nổ xẻ núi, vô t́nh phát hiện lăng mộ cổ. Khi tiến vào trong, ai nấy đều sợ hăi quay đầu bỏ chạy, hét lên: "Có quái vật".
https://www.vietbf.com/forum/attachm...1&d=1633960897
Bức tượng cổ được thu thập trong lăng mộ.

Các nhà khảo cổ tới khám phá ngôi mộ cũng mấy lần rút lui v́ không biết chắc có thứ ǵ bên trong.

Câu chuyện được coi là cường điệu v́ vào thời hiện đại, ai cũng biết là không hề có quái vật. Vậy điều ǵ khiến những người công nhân khi ấy hoảng hốt?

Có lư do cho rằng, vào những năm 1980, công nghệ c̣n lạc hậu, các nhà khảo cổ không có thiết bị máy móc thu thập h́nh ảnh từ xa, nên việc thận trọng là điều dễ hiểu.
https://www.vietbf.com/forum/attachm...1&d=1633960897
Chiến mă trong lăng mộ cổ ngàn năm.

Sau vài lần t́m cách khám phá mộ cổ, các nhà khảo cổ Trung Quốc cuối cùng xác nhận không hề có quái vật, chỉ có những bức tượng được gọi là “thú gác mộ”.

Tượng những con thú được trang trí theo họa tiết “Tam Hải”, có h́nh dạng gây hăi hùng, có thể nhằm bảo vệ chủ nhân ở thế giới bên kia, theo quan niệm dân gian.

Các nhà khảo cổ Trung Quốc phát hiện chủ nhân ngôi mộ là An Bồ và vợ. An Bồ là một vị tướng thời nhà Đường, không phải là người gốc Hán.
https://www.vietbf.com/forum/attachm...1&d=1633960897
Những tượng động vật khác lạ là đặc trưng thời nhà Đường.

Ông xuất thân là người bộ lạc du mục Đột Quyết, di cư tới sống ở Trung Hoa thời nhà Đường và được trọng dụng.

An Bồ được phong tướng quân v́ chiến công hiển hách nhưng con trai ông là An Kim Tàng không kế thừa được uy danh của cha. An Kim Tàng chỉ là một nhạc công, sau này trở thành thân tín của hoàng tử Lư Đán (662 – 716), con trai thứ 8 của Đường Cao Tông Lư Trị, hoàng đế thứ ba của nhà Đường.

Lư Đán được ấn định nối ngôi nhưng suốt một thời gian dài bị mẹ là Vơ Tắc Thiên kiểm soát mọi việc trong triều, măi đến gần cuối đời mới khôi phục cơ nghiệp nhà Đường.

Sự nghiệp của An Kim Tàng v́ vậy cũng không bật lên được. Khi cha mẹ qua đời, An Kim Tàng rời khỏi thành Lạc Dương, chôn cất cha bên trong một ngọn núi ít người qua lại.

Thời nhà Đường rất phổ biến chuyện “xẻ núi làm lăng mộ”. Nhưng do An Kim Tàng không được hưởng nhiều bổng lộc nên việc xây lăng mộ cho cha mẹ chỉ dừng lại ở mức sơ sài.

Đây cũng là lăng mộ cổ mà các công nhân t́nh cờ phát hiện khi xẻ núi bằng thuốc nổ năm 1981. Bên trong lăng mộ chủ yếu chỉ có đồ chôn cất bằng gốm sứ và các vật dụng hàng ngày, bao gồm một lượng lớn các bức tượng thú vật có họa tiết “Tam Hải”.

Ngày nay, những thứ t́m thấy trong lăng mộ An Bồ được coi là bảo vật quốc gia Trung Quốc và trưng bày tại bảo tàng ở Lạc Dương.


All times are GMT. The time now is 12:54.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.03673 seconds with 9 queries