VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   School | Kiến thức 2006-2019 (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=273)
-   -   Bỏ ngay những thói quen hại khôn lường (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1230739)

sunshine1104 03-16-2019 15:35

Bỏ ngay những thói quen hại khôn lường
 
1 Attachment(s)
Những thói quen xấu dưới đây bạn cần bỏ ngay trước khi nó hại bạn. Nghiến răng là tật khá phổ biến ở nhiều lứa tuổi. Nó có nhiều tác hại khôn lường nhưng nhiều người vẫn chủ quan.

Nghiến răng là t́nh trạng khi các răng ở hai hàm nghiến siết với nhau tạo ra tiếng động, đôi khi người nghiến răng sẽ không thể kiểm soát được ngay cả khi c̣n thức. Bệnh nhân có tật nghiến răng thường được phát hiện bởi những người xung quanh (nghiến răng khi thức) hoặc người ngủ cùng (nghiến răng khi ngủ).



Tác hại

- Về giao tiếp: Tật nghiến răng khi ngủ khiến người ngủ cùng bạn cảm thấy khó chịu, không ngủ được.

- Làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ: Răng sẽ bị mất hết lớp men, lộ ra lớp ngả vàng hơn, bị ê buốt, nứt găy các múi răng, lung lay hoặc rụng. T́nh trạng này nếu kéo dài có thể làm hư hỏng các phục hồi nha khoa như làm găy, sứt miếng hàn, găy các hàm giả tháo lắp hoặc cố định.

Dẫn đến các bệnh về răng miệng nếu không được xử lư kịp thời: Giảm độ chắc của răng, khiến răng bị yếu, dễ bị sâu răng,…

Khiến bạn trông già hơn: Tật nghiến răng diễn ra thường xuyên sẽ làm răng bị ṃn làm giảm kích thước tầng dưới mặt, do đó trông bạn sẽ già hơn rất nhiều.

- Gây đau cơ: Do các cơ hàm bị co thắt trong suốt thời gian nghiến khiến người mắc phải tật này có thể bị mỏi, đau các cơ, đau đầu, cổ.

- Có thể gây ra các biến dạng trên khuôn mặt: Các cơ hoạt động quá mức trong khi bị nghiến răng có thể bị ph́ đại, làm cho khuôn mặt bị mất cân xứng hoặc có dạng vuông, rối loạn khớp thái dương-hàm với các dấu hiệu đầu tiên thường thấy là khó chịu hoặc đau ở khớp, há miệng, nhai hay nói chuyện khó, mỏi hàm, có tiếng kêu lạ,…

Nguyên nhân:

Yếu tố thần kinh: Nghiến răng có thể liên quan đến các yếu tố tâm lư và thần kinh như căng thẳng, lo lắng hoặc ở những người có tính cách hiếu thắng, hoạt động quá mức.

Rối loạn giấc ngủ: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, những người có rối loạn giấc ngủ như ngủ ngáy, ngủ chập chờn, mê sảng, hội chứng ngưng thở khi ngủ, bóng đè hoặc ảo giác khi ngủ có liên quan mật thiết đối với tật nghiến răng.

Thuốc: Nghiến răng cũng có thể là tác dụng phụ của việc dùng một số thuốc an thần như phenothiazin, thuốc chống trầm cảm...

Bệnh lư: Có thể là hậu quả của các bệnh lư như trào ngược dạ dày - thực quản, bệnh Parkinson... Thậm chí hàm răng lệch lạc, khớp cắn không phù hợp cũng có thể là nguyên nhân gây ra nghiến răng.

Khắc phục cách nào?

Nghiến răng mức độ nhẹ không cần điều trị, tuy nhiên với những trường hợp nặng, điều trị là thực sự cần thiết. Phương pháp điều trị sẽ được cân nhắc bởi nha sĩ qua thăm khám. Mục tiêu của điều trị là giảm đau, giảm các ảnh hưởng tới răng, phục h́nh, khớp thái dương hàm và hạn chế tối đa việc nghiến răng. Việc điều trị bao gồm các liệu pháp trị liệu, thuốc, can thiệp nha khoa.

Liệu pháp trị liệu:

Điều trị căng thẳng: Nếu việc nghiến răng gây ra do căng thẳng, bệnh nhân cần áp dụng các phương pháp làm giảm căng thẳng như thay đổi môi trường, tập thể dục, thư giăn; điều trị các rối loạn về giấc ngủ (nếu có), duy tŕ các thói quen có lợi cho sức khỏe như đi ngủ đúng giờ, massage cơ mặt, tránh sử dụng các chất kích thích như uống rượu, hút thuốc, uống đồ uống có cafein, đặc biệt là vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Thay đổi thói quen vận động hàm và điều chỉnh hàm về vị trí thích hợp. Việc điều chỉnh các thói quen có thể mất nhiều thời gian và cần sự hỗ trợ của nha sĩ cũng như các chuyên gia tâm lư.

Thuốc: Nh́n chung thuốc không thực sự có hiệu quả trong điều trị tật nghiến răng, nó chỉ có tác dụng để làm giảm sự căng cơ quá mức do nghiến răng mà thôi. Một số thuốc có thể được sử dụng đó là thuốc giăn cơ (sử dụng trước khi đi ngủ) hoặc tiêm botox để điều trị đối với những người nghiến răng nặng không đáp ứng với điều trị.

Can thiệp nha khoa: Các điều trị nha khoa có tác dụng bảo vệ răng, tuy nhiên không phải lúc nào cũng điều trị được dứt điểm tật nghiến răng.

Máng chống nghiến: Có tác dụng bảo vệ mặt răng khỏi sự mài ṃn gây ra do nghiến răng. Một số loại máng chống nghiến cũng có tác dụng điều chỉnh thói quen vận động hàm, do đó cũng làm hạn chế nghiến răng.

Nắn chỉnh răng: Mục đích để điều chỉnh khớp cắn về vị trí phù hợp, làm giảm các tác động quá mức lên cơ nhai cũng như răng. Trong trường hợp nặng như ṃn răng nhiều, nhạy cảm răng, bệnh nhân thậm chí c̣n cần phải phục hồi lại h́nh thể răng để khôi phục tương quan răng phù hợp giữa hai hàm.

Một số mẹo nhỏ

Nhai kẹo cao su. Điều này sẽ làm cơ hàm của bạn được tập luyện, từ đó có thể làm giảm nguy cơ nghiến răng.

Trước khi đi ngủ, đặt một miếng gạc ấm lên vùng xương hàm để bảo vệ răng, hạn chế cọ xát và không gây tiếng kêu. Hoặc bạn có thể sử dụng một chiếc khăn ấm đặt ở một bên mặt.

Thư giăn cơ thể trước khi đi ngủ. Điều này sẽ làm giảm nguy cơ nghiến răng trong khi ngủ.

Căng thẳng cũng làm tăng nguy cơ nghiến răng. Do đó, hăy t́m cách giải tỏa căng thẳng trước khi ngủ.

Mát xa hàm: Điều này có thể giải phóng sự căng thẳng ở khu vực đó và ngăn chặn nghiến răng.

Tránh uống rượu và hút thuốc bởi chúng làm trầm trọng thêm t́nh trạng nghiến răng khi ngủ.

Ăn trái cây và rau quả, bởi chúng là nguồn cung cấp canxi, magiê và vitamin C. Bạn cần một số vitamin và khoáng chất cho hoạt động cơ bắp khỏe mạnh, tránh tật nghiến răng.

Đọc một cuốn sách trước khi ngủ cũng có thể giúp bạn thư giăn tâm trí một chút và điều này có thể giúp bạn ngủ ngon, đồng thời hạn chế nghiến răng.


All times are GMT. The time now is 04:00.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.03598 seconds with 9 queries